Cà Kê Dê Ngỗng
Khi bước chân đã mỏi
“Người mẹ” phi thường
Lòng nhiệt huyết, dám đương đầu hay khả năng thuyết giáo không phải là thứ khiến bà Merkel trở nên vĩ đại. Tương tự như người tiền nhiệm Helmut Kohl, bà Merkel không tỏ ra quá nổi bật trong hành động hay phát biểu của mình. Khẩu hiệu của bà trong cuộc tranh cử vừa qua “Vì một nước Đức với cuộc sống tốt đẹp và tận hưởng” thể hiện lập trường trung hữu, đề cao sự ổn định và các giá trị đạo đức. Chính điều này đã lôi kéo cử tri tới bỏ phiếu cho người phụ nữ có biệt danh “Mutti” (Người mẹ) ấy. Trong 13 năm cầm quyền, nước Đức dưới thời bà Merkel duy trì sự yên bình và thịnh vượng, bất chấp một vài cơn bão chính trị trong thời gian qua.
Song bên ngoài nước Đức, mọi chuyện lại rất khác: chủ nghĩa dân túy len lỏi tới từng ngóc ngách tại châu Âu, nước Nga hùng cường trở lại dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin, trong khi nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump dần từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới và Anh quyết định rời khỏi EU. Chính trong bối cảnh đó, với phẩm chất của mình, bà Merkel nổi lên như một nhân vật chủ chốt và trở thành “người lãnh đạo của thế giới tự do”.
Giữa những bất ổn của thế giới và với phẩm chất của mình, Thủ tướng Angela Merkel nổi lên với vai trò người "lãnh đạo của thế giới tự do". |
Nói chính xác hơn, bà dường như đã nhận thấy sự cần thiết của việc lèo lái một thế giới đầy hỗn loạn. Bà Merkel, một nhà khoa học từ Đông Đức và người phụ nữ đầu tiên trở thành Thủ tướng Đức, đã không ngại ngần đối đầu với ông Trump và ông Putin, dang tay chào đón người nhập cư và ba lần cứu giúp Hy Lạp khỏi nguy cơ phá sản. Tất cả những điều đó đều được thực hiện một cách từ tốn, không ồn ào cũng chẳng hoa mỹ.
Song không phải hành động nào của bà cũng được ghi nhận ngay tức khắc. Việc bà Merkel yêu cầu Hy Lạp thắt lưng buộc bụng ngay cả khi nước này đang “ngàn cân treo sợi tóc” từng bị chỉ trích là quá đáng. Việc nước Đức mở cửa biên giới cho người nhập cư bị đánh giá là đã tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) và trực tiếp ảnh hưởng tới thanh thế của bà Merkel, thể hiện rõ nét qua kết quả bầu cử của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo tại bang Hessen vào ngày 28/10 vừa qua.
Tuy nhiên, những hành động này đều thể hiện rõ phong cách của bà, đặc biệt là ưu tiên của bà với các giá trị đạo đức, vốn được hình thành và bồi dưỡng qua năm tháng sinh sống tại gia đình theo đạo Luther ở miền Đông nước Đức. Câu trả lời mà bà dành cho người Đức trong thảm họa nhân đạo chỉ đơn giản là “Wir schaffen das” - chúng tôi sẽ lo được.
Đó là những gì Thủ tướng Merkel, giờ đây đã 64 tuổi, đã làm trong suốt 13 năm cầm quyền của mình, giữ lửa nhiệt huyết, tin tưởng vào sự đoàn kết trong một thế giới chia năm sẻ bảy. Bà lắng nghe tiếng gọi bản thân, vốn được xây dựng trên nền tảng của đức tin Luther hơn bất kỳ một ý thức hệ nào và duy trì sự điềm đạm, cẩn trọng trong mọi tình huống. Khi nhận định về bản thân mình, Thủ tướng Merkel từng nói rằng mình là người “vừa dân chủ, vừa theo Đạo song cũng tương đối bảo thủ”. Tính cách này thể hiện rõ trong cách bà xử lý vấn đề đám cưới đồng tính tại Đức năm 2017, khi chính bà phê chuẩn việc tiến hành bỏ phiếu tại Bundestag, song bản thân lại bỏ phiếu chống.
Về đối ngoại, bà Merkel ủng hộ rõ ràng đối với EU, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và tin tưởng vào việc bảo toàn một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Dưới sự lãnh đạo của bà, Đức có vai trò ngày càng lớn trong an ninh quốc tế. Một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew với 25 quốc gia cho thấy, 52% số người được hỏi tin tưởng vào bà Merkel, cao hơn so với lãnh đạo của Pháp, Nga, Trung Quốc hay Mỹ.Vì một hồi kết đẹp
Cái bóng quá lớn của bà Merkel có thể là rào cản đối với người kế nhiệm bà, bên cạnh hàng loạt thách thức khác như: định hình lại một EU vắng bóng Anh, củng cố các định chế quản lý đồng Euro, đấu tranh với chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump và chủ nghĩa dân túy tại châu Âu, khéo léo trong quan hệ với Nga.
Song phải nói rằng bà Merkel đã làm đúng khi sẵn sàng từ bỏ cuộc chơi: “Tôi không muốn hình tượng cuối cùng của mình trước khi rời chính trường trở nên xấu xí”. Đây là điều bà từng nói trước khi trở thành Thủ tướng và được nhắc lại khi mà bản thân bà Merkel cùng liên minh đang dần mất vị thế. Tỷ lệ ủng hộ của bà đã không còn như xưa, và 13 năm là một khoảng thời gian dài cho bất kỳ chính trị gia nào. Với tư cách một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất của Đức nói chung và thế giới nói riêng, có lẽ Thủ tướng Angela Merkel thấy đã đến lúc dừng bước.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Khi bước chân đã mỏi
“Người mẹ” phi thường
Lòng nhiệt huyết, dám đương đầu hay khả năng thuyết giáo không phải là thứ khiến bà Merkel trở nên vĩ đại. Tương tự như người tiền nhiệm Helmut Kohl, bà Merkel không tỏ ra quá nổi bật trong hành động hay phát biểu của mình. Khẩu hiệu của bà trong cuộc tranh cử vừa qua “Vì một nước Đức với cuộc sống tốt đẹp và tận hưởng” thể hiện lập trường trung hữu, đề cao sự ổn định và các giá trị đạo đức. Chính điều này đã lôi kéo cử tri tới bỏ phiếu cho người phụ nữ có biệt danh “Mutti” (Người mẹ) ấy. Trong 13 năm cầm quyền, nước Đức dưới thời bà Merkel duy trì sự yên bình và thịnh vượng, bất chấp một vài cơn bão chính trị trong thời gian qua.
Song bên ngoài nước Đức, mọi chuyện lại rất khác: chủ nghĩa dân túy len lỏi tới từng ngóc ngách tại châu Âu, nước Nga hùng cường trở lại dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin, trong khi nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump dần từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới và Anh quyết định rời khỏi EU. Chính trong bối cảnh đó, với phẩm chất của mình, bà Merkel nổi lên như một nhân vật chủ chốt và trở thành “người lãnh đạo của thế giới tự do”.
Giữa những bất ổn của thế giới và với phẩm chất của mình, Thủ tướng Angela Merkel nổi lên với vai trò người "lãnh đạo của thế giới tự do". |
Nói chính xác hơn, bà dường như đã nhận thấy sự cần thiết của việc lèo lái một thế giới đầy hỗn loạn. Bà Merkel, một nhà khoa học từ Đông Đức và người phụ nữ đầu tiên trở thành Thủ tướng Đức, đã không ngại ngần đối đầu với ông Trump và ông Putin, dang tay chào đón người nhập cư và ba lần cứu giúp Hy Lạp khỏi nguy cơ phá sản. Tất cả những điều đó đều được thực hiện một cách từ tốn, không ồn ào cũng chẳng hoa mỹ.
Song không phải hành động nào của bà cũng được ghi nhận ngay tức khắc. Việc bà Merkel yêu cầu Hy Lạp thắt lưng buộc bụng ngay cả khi nước này đang “ngàn cân treo sợi tóc” từng bị chỉ trích là quá đáng. Việc nước Đức mở cửa biên giới cho người nhập cư bị đánh giá là đã tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) và trực tiếp ảnh hưởng tới thanh thế của bà Merkel, thể hiện rõ nét qua kết quả bầu cử của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo tại bang Hessen vào ngày 28/10 vừa qua.
Tuy nhiên, những hành động này đều thể hiện rõ phong cách của bà, đặc biệt là ưu tiên của bà với các giá trị đạo đức, vốn được hình thành và bồi dưỡng qua năm tháng sinh sống tại gia đình theo đạo Luther ở miền Đông nước Đức. Câu trả lời mà bà dành cho người Đức trong thảm họa nhân đạo chỉ đơn giản là “Wir schaffen das” - chúng tôi sẽ lo được.
Đó là những gì Thủ tướng Merkel, giờ đây đã 64 tuổi, đã làm trong suốt 13 năm cầm quyền của mình, giữ lửa nhiệt huyết, tin tưởng vào sự đoàn kết trong một thế giới chia năm sẻ bảy. Bà lắng nghe tiếng gọi bản thân, vốn được xây dựng trên nền tảng của đức tin Luther hơn bất kỳ một ý thức hệ nào và duy trì sự điềm đạm, cẩn trọng trong mọi tình huống. Khi nhận định về bản thân mình, Thủ tướng Merkel từng nói rằng mình là người “vừa dân chủ, vừa theo Đạo song cũng tương đối bảo thủ”. Tính cách này thể hiện rõ trong cách bà xử lý vấn đề đám cưới đồng tính tại Đức năm 2017, khi chính bà phê chuẩn việc tiến hành bỏ phiếu tại Bundestag, song bản thân lại bỏ phiếu chống.
Về đối ngoại, bà Merkel ủng hộ rõ ràng đối với EU, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và tin tưởng vào việc bảo toàn một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Dưới sự lãnh đạo của bà, Đức có vai trò ngày càng lớn trong an ninh quốc tế. Một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew với 25 quốc gia cho thấy, 52% số người được hỏi tin tưởng vào bà Merkel, cao hơn so với lãnh đạo của Pháp, Nga, Trung Quốc hay Mỹ.Vì một hồi kết đẹp
Cái bóng quá lớn của bà Merkel có thể là rào cản đối với người kế nhiệm bà, bên cạnh hàng loạt thách thức khác như: định hình lại một EU vắng bóng Anh, củng cố các định chế quản lý đồng Euro, đấu tranh với chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump và chủ nghĩa dân túy tại châu Âu, khéo léo trong quan hệ với Nga.
Song phải nói rằng bà Merkel đã làm đúng khi sẵn sàng từ bỏ cuộc chơi: “Tôi không muốn hình tượng cuối cùng của mình trước khi rời chính trường trở nên xấu xí”. Đây là điều bà từng nói trước khi trở thành Thủ tướng và được nhắc lại khi mà bản thân bà Merkel cùng liên minh đang dần mất vị thế. Tỷ lệ ủng hộ của bà đã không còn như xưa, và 13 năm là một khoảng thời gian dài cho bất kỳ chính trị gia nào. Với tư cách một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất của Đức nói chung và thế giới nói riêng, có lẽ Thủ tướng Angela Merkel thấy đã đến lúc dừng bước.