Kinh Khổ
Khi một đất nước thiếu ‘người tử tế’?
Rất nhiều nhà bình luận, nhà văn hoá từng có những bài viết trong đó nêu ra ý kiến rằng có vẻ như sự tử tế đang mất dần trong xã hội
![]() |
Những cá nhân tổ chức cứu trợ đồng bào miền Trung |
‘Một hiện tượng lạ’
Rất nhiều nhà bình luận, nhà văn hoá từng có những bài viết trong đó nêu
ra ý kiến rằng có vẻ như sự tử tế đang mất dần trong xã hội Việt Nam.
Sự vô cảm, bàng quang trước những mất mát, khó khăn của người khác dường
như cũng bắc cầu với sự sợ hãi và mất niềm tin. Cái xấu và cái tốt,
thiện và ác cũng khó có được sự phân ranh rạch ròi.
Và có lẽ chính vì những vấn đề thuộc về phần lớn qui chuẩn cho một xã
hội văn minh nên rất dễ dàng nảy sinh ra những phản ứng được gọi tên là
“hiện tượng”.
Bắt đầu từ chính đóng góp cá nhân của mình, MC Phan Anh đã tạo ra một
“hiện tượng” trong xã hội Việt Nam, ngay vào thời điểm mà người ta cần
sự giúp đỡ lẫn nhau nhất.
Chỉ trong vòng một, hai ngày, con số mà MC Phan Anh quyên góp được có
thể nói là kỷ lục. Rất nhiều báo chí trong nước, đặc biệt là mạng xã hội
nhắc đến sự việc này như một sự việc chưa từng diễn ra trong xã hội
Việt Nam.
Nó chứng tỏ 1 chuyện là gì, đất nước này là 1 đất nước gọi là kỳ quái. Vì nó thiếu thần tượng. người ta muốn có những thần tượng, muốn có những tử tế, có nghĩa là cái tử tế không có. Đó là một điều đáng buồn. - Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội giải thích về cái gọi là hiện tượng ấy bằng một sự ngạc nhiên, lẫn cảm kích và hoan nghênh.
“Đây là một hiện tượng rất ư là lạ. là một một người nổi tiếng, hô
một cái trong vòng mấy ngày được 16 tỷ bạc để giúp đỡ bà con. Tôi cũng
không hiểu là cái người người ta đóng góp như thế là một lượng người
khổng lồ hay chỉ là một số ít. Vì không có thông tin nên mình không thể
đánh giá. Nhưng tôi có thể nghĩ rằng số lượng người không quá đông,
nhưng là những người rất giàu chẳng hạn, như nghệ sĩ, người nổi tiếng
chẳng hạn. Khó mà biết được nó như thế nào, nhưng con số lên đến gần 20
tỷ thì thấy rất là lạ.
Riêng đối với MC Phan Anh thì trong hoàn cảnh này, tôi thấy đó là một việc làm được nhiều người hoan nghênh.”
Một đất nước thiếu thần tượng
Hình ảnh MC Phan Anh và những lời ngưỡng mộ hành động thiện nguyện của
anh tràn ngập trên báo chí và hệ thống mạng xã hội. Thậm chí có người
nêu vấn đề “Phan Anh có thể trở thành thủ tướng Việt Nam?”
Không thiếu những ý kiến trái chiều của một số người về “hiện tượng Phan
Anh”. Tuy nhiên, nếu không nói về vị thế của con số 16 tỷ, và khi không
bàn luận về nhận định của từng người trong xã hội về sư việc này thì
một vấn đề khác được đặt ra, cho thấy một “hiện tượng’ khác đang bao
trùm lên cách sống của con người trong đời sống hiện tại.
![]() |
Người dân miền Trung lên mái nhà tránh lũ Facebook Paul Trần Minh Nhật |
Kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu trên trang cá nhân phân tích về điều này:
“Đó (hành động cứu trợ người dân miền Trung của MC Phan Anh) là điều
đáng trân trọng trong một xã hội ta bà, rối loạn, sợ hãi và vô cảm như
Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, dễ dàng đẩy một người có lòng đến một cái
ghế mà không dựa vào bất cứ tiêu chuẩn cần thiết nào cho cái ghế ấy một
cách đúng nghĩa và giá trị thì vô cùng kẹt. Việc tung hê này cho thấy
dân ta vẫn tiếp tục chìm đắm trong cơn mê lãnh tụ một cách đầy cảm tính
và không khéo, làm cho người có lòng trở nên vong thân.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bên cạnh việc cảm thấy đây là một hiện tượng kỳ
lạ, thì với sự quan sát và nhận định của một nhà hoạt động xã hội dân
sư, ông cho rằng:
“Thật sự đáng lẽ là không bao giờ cần những người làm những việc lạ
như thế. Nó chứng tỏ 1 chuyện là gì, đất nước này là 1 đất nước gọi là
kỳ quái. Vì nó thiếu thần tượng. người ta muốn có những thần tượng, muốn
có những tử tế, có nghĩa là cái tử tế không có. Đó là một điều đáng
buồn”.
Theo cách phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, khi người thiếu cái gì,
cần cái gì, thì người ta dễ dàng ca tụng và tôn vinh điều đó khi chỉ cần
nhìn thấy một lần.
Việc tung hê này cho thấy dân ta vẫn tiếp tục chìm đắm trong cơn mê lãnh tụ một cách đầy cảm tính và không khéo, làm cho người có lòng trở nên vong thân. - Kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu
Người tử tế
Một cư dân mạng khác thì gọi đây là “hội chứng thèm khát “người tử
tế” vì dân chúng lâu nay hiếm thấy một tấm gương đủ trong mà soi. Nhìn
hệ thống lãnh đạo từ trên xuống dưới chỉ thấy tham nhũng và vụ lợi nên
Phan Anh xuât hiện như một vì sao sáng chói giữa bầu trời tối đen nên
được tung hô và kỳ vọng.”
Nếu những ai theo dõi mạng xã hội sẽ thấy hiện nay có rất nhiều nhóm, tổ
chức thiện nguyện được lập ra với tư cách cá nhân. Họ có những hoạt
động giúp đỡ và tìm đến những người cần giúp đỡ không qua các hội đoàn
của nhà nước.
Anh Nguyễn Lân Thắng, thành viên của nhóm No-U Thiện Nguyện cho chúng
tôi biết nhân dịp nói về việc No-U Thiện Nguyện đang có mặt ở miền Trung
để cứu trợ đồng bào
“Trong vài năm trở lại đây chúng tôi có nhiều chương trình từ thiện
trên vùng cao, các vùng lũ lụt. Khi mà bão lụt xảy ra, việc mà chúng tôi
phải có mặt ở đó là một trách nhiệm, và chúng tôi chỉ đại diện cho anh
chị em trong nhóm mà thôi.”
Trong diễn tiến hiện tại ở miền Trung, những ai quan tâm đều thấy rằng
mỗi một ngày, xã hội Việt Nam càng xuất hiện nhiều “người tử tế”. đó là
những cá nhân, những nhà hoạt động xã hội, có cả những nghệ sĩ nổi
tiếng. tất cả những người ấy thực hiện công việc cứu trợ mang tính chất
cá nhân không qua hội đoàn của phường xã, địa phương.
Anh Nguyễn Lân Thắng cho biết “việc thiện nguyện từ bấy lâu nay là một
vấn đề tương đối nhạy cảm”. Rất nhiều đoàn thiện nguyện đến các vùng cao
vùng sâu vùng xa bị công an xã, phường gây khó khăn, cản trở.
“Tôi gặp trên đường rất nhiều rất nhiều các đội từ thiện của các
người nổi tiếng, những ca sĩ…họ mang nước, mì tôm, nước, thuốc men…để
cứu trợ.”
Như nhận định kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu, “nếu phải đẩy những người từ tâm
đến những "cái ghế" thì có lẽ thế giới này không đủ "ghế" cho họ.” điều
này cho thấy những người tử tế trong xã hội Việt Nam hiện tại đang làm
những điều tử tế, những chuẩn mực mà Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng ông
không dám so sánh với chuẩn mực “người tử tế” mà nguyên Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng từng nhắc đến trước khi mãn nhiệm kỳ.
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Khi một đất nước thiếu ‘người tử tế’?
Rất nhiều nhà bình luận, nhà văn hoá từng có những bài viết trong đó nêu ra ý kiến rằng có vẻ như sự tử tế đang mất dần trong xã hội
![]() |
Những cá nhân tổ chức cứu trợ đồng bào miền Trung |
‘Một hiện tượng lạ’
Rất nhiều nhà bình luận, nhà văn hoá từng có những bài viết trong đó nêu
ra ý kiến rằng có vẻ như sự tử tế đang mất dần trong xã hội Việt Nam.
Sự vô cảm, bàng quang trước những mất mát, khó khăn của người khác dường
như cũng bắc cầu với sự sợ hãi và mất niềm tin. Cái xấu và cái tốt,
thiện và ác cũng khó có được sự phân ranh rạch ròi.
Và có lẽ chính vì những vấn đề thuộc về phần lớn qui chuẩn cho một xã
hội văn minh nên rất dễ dàng nảy sinh ra những phản ứng được gọi tên là
“hiện tượng”.
Bắt đầu từ chính đóng góp cá nhân của mình, MC Phan Anh đã tạo ra một
“hiện tượng” trong xã hội Việt Nam, ngay vào thời điểm mà người ta cần
sự giúp đỡ lẫn nhau nhất.
Chỉ trong vòng một, hai ngày, con số mà MC Phan Anh quyên góp được có
thể nói là kỷ lục. Rất nhiều báo chí trong nước, đặc biệt là mạng xã hội
nhắc đến sự việc này như một sự việc chưa từng diễn ra trong xã hội
Việt Nam.
Nó chứng tỏ 1 chuyện là gì, đất nước này là 1 đất nước gọi là kỳ quái. Vì nó thiếu thần tượng. người ta muốn có những thần tượng, muốn có những tử tế, có nghĩa là cái tử tế không có. Đó là một điều đáng buồn. - Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội giải thích về cái gọi là hiện tượng ấy bằng một sự ngạc nhiên, lẫn cảm kích và hoan nghênh.
“Đây là một hiện tượng rất ư là lạ. là một một người nổi tiếng, hô
một cái trong vòng mấy ngày được 16 tỷ bạc để giúp đỡ bà con. Tôi cũng
không hiểu là cái người người ta đóng góp như thế là một lượng người
khổng lồ hay chỉ là một số ít. Vì không có thông tin nên mình không thể
đánh giá. Nhưng tôi có thể nghĩ rằng số lượng người không quá đông,
nhưng là những người rất giàu chẳng hạn, như nghệ sĩ, người nổi tiếng
chẳng hạn. Khó mà biết được nó như thế nào, nhưng con số lên đến gần 20
tỷ thì thấy rất là lạ.
Riêng đối với MC Phan Anh thì trong hoàn cảnh này, tôi thấy đó là một việc làm được nhiều người hoan nghênh.”
Một đất nước thiếu thần tượng
Hình ảnh MC Phan Anh và những lời ngưỡng mộ hành động thiện nguyện của
anh tràn ngập trên báo chí và hệ thống mạng xã hội. Thậm chí có người
nêu vấn đề “Phan Anh có thể trở thành thủ tướng Việt Nam?”
Không thiếu những ý kiến trái chiều của một số người về “hiện tượng Phan
Anh”. Tuy nhiên, nếu không nói về vị thế của con số 16 tỷ, và khi không
bàn luận về nhận định của từng người trong xã hội về sư việc này thì
một vấn đề khác được đặt ra, cho thấy một “hiện tượng’ khác đang bao
trùm lên cách sống của con người trong đời sống hiện tại.
![]() |
Người dân miền Trung lên mái nhà tránh lũ Facebook Paul Trần Minh Nhật |
Kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu trên trang cá nhân phân tích về điều này:
“Đó (hành động cứu trợ người dân miền Trung của MC Phan Anh) là điều
đáng trân trọng trong một xã hội ta bà, rối loạn, sợ hãi và vô cảm như
Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, dễ dàng đẩy một người có lòng đến một cái
ghế mà không dựa vào bất cứ tiêu chuẩn cần thiết nào cho cái ghế ấy một
cách đúng nghĩa và giá trị thì vô cùng kẹt. Việc tung hê này cho thấy
dân ta vẫn tiếp tục chìm đắm trong cơn mê lãnh tụ một cách đầy cảm tính
và không khéo, làm cho người có lòng trở nên vong thân.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bên cạnh việc cảm thấy đây là một hiện tượng kỳ
lạ, thì với sự quan sát và nhận định của một nhà hoạt động xã hội dân
sư, ông cho rằng:
“Thật sự đáng lẽ là không bao giờ cần những người làm những việc lạ
như thế. Nó chứng tỏ 1 chuyện là gì, đất nước này là 1 đất nước gọi là
kỳ quái. Vì nó thiếu thần tượng. người ta muốn có những thần tượng, muốn
có những tử tế, có nghĩa là cái tử tế không có. Đó là một điều đáng
buồn”.
Theo cách phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, khi người thiếu cái gì,
cần cái gì, thì người ta dễ dàng ca tụng và tôn vinh điều đó khi chỉ cần
nhìn thấy một lần.
Việc tung hê này cho thấy dân ta vẫn tiếp tục chìm đắm trong cơn mê lãnh tụ một cách đầy cảm tính và không khéo, làm cho người có lòng trở nên vong thân. - Kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu
Người tử tế
Một cư dân mạng khác thì gọi đây là “hội chứng thèm khát “người tử
tế” vì dân chúng lâu nay hiếm thấy một tấm gương đủ trong mà soi. Nhìn
hệ thống lãnh đạo từ trên xuống dưới chỉ thấy tham nhũng và vụ lợi nên
Phan Anh xuât hiện như một vì sao sáng chói giữa bầu trời tối đen nên
được tung hô và kỳ vọng.”
Nếu những ai theo dõi mạng xã hội sẽ thấy hiện nay có rất nhiều nhóm, tổ
chức thiện nguyện được lập ra với tư cách cá nhân. Họ có những hoạt
động giúp đỡ và tìm đến những người cần giúp đỡ không qua các hội đoàn
của nhà nước.
Anh Nguyễn Lân Thắng, thành viên của nhóm No-U Thiện Nguyện cho chúng
tôi biết nhân dịp nói về việc No-U Thiện Nguyện đang có mặt ở miền Trung
để cứu trợ đồng bào
“Trong vài năm trở lại đây chúng tôi có nhiều chương trình từ thiện
trên vùng cao, các vùng lũ lụt. Khi mà bão lụt xảy ra, việc mà chúng tôi
phải có mặt ở đó là một trách nhiệm, và chúng tôi chỉ đại diện cho anh
chị em trong nhóm mà thôi.”
Trong diễn tiến hiện tại ở miền Trung, những ai quan tâm đều thấy rằng
mỗi một ngày, xã hội Việt Nam càng xuất hiện nhiều “người tử tế”. đó là
những cá nhân, những nhà hoạt động xã hội, có cả những nghệ sĩ nổi
tiếng. tất cả những người ấy thực hiện công việc cứu trợ mang tính chất
cá nhân không qua hội đoàn của phường xã, địa phương.
Anh Nguyễn Lân Thắng cho biết “việc thiện nguyện từ bấy lâu nay là một
vấn đề tương đối nhạy cảm”. Rất nhiều đoàn thiện nguyện đến các vùng cao
vùng sâu vùng xa bị công an xã, phường gây khó khăn, cản trở.
“Tôi gặp trên đường rất nhiều rất nhiều các đội từ thiện của các
người nổi tiếng, những ca sĩ…họ mang nước, mì tôm, nước, thuốc men…để
cứu trợ.”
Như nhận định kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu, “nếu phải đẩy những người từ tâm
đến những "cái ghế" thì có lẽ thế giới này không đủ "ghế" cho họ.” điều
này cho thấy những người tử tế trong xã hội Việt Nam hiện tại đang làm
những điều tử tế, những chuẩn mực mà Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng ông
không dám so sánh với chuẩn mực “người tử tế” mà nguyên Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng từng nhắc đến trước khi mãn nhiệm kỳ.
(RFA)