Tham Khảo
Khi nhà cầm quyền Việt Nam ‘xoáy’ vào túi của dân chúng
Thử hỏi với thực trạng của khối ngân hàng thương mại, làm sao người dân còn tin được ngân hàng nếu vàng và USD của dân được “huy động” vào trong đó?
“Phải tìm mọi cách để huy động vàng và USD trong dân.” Kể từ năm 2011 là lúc bắt đầu phải thắt lưng buộc bụng ngân sách đến nay, chưa bao giờ chính phủ Việt Nam lại tỏ ra tha thiết đến thế trong cái nhìn xoáy vào túi quần của dân chúng.
Không chỉ một lần, mà Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc có đến ba lần nhắc đến vấn đề tìm cách huy động nguồn lực ngoại tệ trong dân khi quý 3 năm 2017 đang lao tới.
Thời gian đang là kẻ thù của ngân sách. Trong bối cảnh các nguồn “ngoại lực” từ nước ngoài vào Việt Nam bị giảm sút trầm trọng, năm 2017 này rất có thể còn phải chứng kiến một chấn động về hụt thu ngân sách so với dự toán: 11%.
Ai dám bảo đảm tiền và vàng gửi không bị “xù?”
Ba lần nhắc trên của Thủ Tướng Phúc lại không phải lần đầu tiên. Ngay từ năm 2011 khi chính phủ phải nghị quyết về “thắt chặt ngân sách,” cũng là lúc nợ xấu ngân hàng đã “hóa rồng” và gây bão hậu quả mà tàn phá cho đến giờ này, chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Ngân Hàng Nhà Nước của Thống Đốc Nguyễn Văn Bình đã lấp ló kế hoạch huy động vàng và USD trong dân. Vào thời điểm đó, thậm chí Thống Đốc Bình còn là tác giả của ý tưởng “lấy mỡ nó rán nó” đầy tham vọng, được hiểu là Ngân Hàng Nhà Nước sẽ chẳng mất gì mà vẫn có thể huy động được 500 tấn vàng nhàn rỗi trong dân chúng.
Tuy nhiên ngay lập tức, giới chuyên gia phản biện, báo chí và người dân đã đồng loạt phản ứng với ý tưởng và kế hoạch đầy tính phiêu lưu và vô trách nhiệm trên của nhân vật mà cũng vào năm 2011, tạp chí tài chính Global Finance đã xếp ông Bình vào “một trong 20 thống đốc có thành tích điều hành tệ nhất thế giới.” Rất nhiều người đã đặt một dấu hỏi cực lớn: Ngân Hàng Nhà Nước và chính phủ lấy gì đảm bảo cho vàng và ngoại tệ của dân để tránh bị thất thoát hoặc “bốc hơi,” trong khi chính Ngân Hàng Nhà Nước lại là tác nhân gây ra hàng loạt hậu quả lớn trong điều hành các ngân hàng thương mại cổ phần lỗ lã?
Câu hỏi trên vẫn tồn tại dai dẳng suốt những năm sau đó, tương ứng cứ hằng năm chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước lại nêu ra đề nghị “huy động vàng và ngoại tệ trong dân” như một cách thăm dò phản ứng của dân chúng và thị trường. Để cứ như một điềm báo, câu hỏi này đã được phần nào xác nhận khi những năm gần đây đã chứng kiến nhiều vụ việc tiền gửi của dân trong một số ngân hàng đã không cánh mà bay. Hiện tượng tồi tệ này không chỉ xảy ra ở những ngân hàng nhỏ như NCB (Quốc Dân), mà còn tại những ngân hàng lớn có vốn chi phối của nhà nước như Agribank (Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn), BIDV (Đầu Tư Phát Triển)…
Nhưng chưa hết. Từ cuối năm 2016, một phó thủ tướng là ông Vương Đình Huệ đã bắt đầu xác nhận về khả năng “thí điểm phá sản ngân hàng.” Thực trạng của hơn 30 ngân hàng thương mại lại là quốc nạn của ít nhất 900,000 tỷ đồng nợ xấu – bao gồm 300,000 tỷ đồng mà công ty Quản Lý Tài Sản Các Tổ Chức Tín Dụng (VAMC) đã “mua trên giấy,” và 600,000 tỷ đồng đang treo trong các ngân hàng thương mại mà vẫn chưa hề được xử lý dù chỉ trên giấy tờ.
Đến giữa năm 2017, triển vọng phá sản ngân hàng trở nên lộ diện hơn nhiều khi Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ký một quyết định về hạn mức tiền bảo hiểm cao nhất cho cá nhân khách hàng là 75 triệu đồng trong trường hợp tổ chức tín dụng phá sản.
Mức bảo hiểm tiền gửi quá thấp như thế, so với quy định vài trăm ngàn USD bảo hiểm tiền gửi cho mỗi cá nhân ở Hoa Kỳ, làm lộ ra tình trạng có thể thực sự tồi tệ về tiền mặt của một số ngân hàng Việt, để nếu những ngân hàng này rơi vào cơn phá sản và do đó rất dễ dẫn đến phản ứng dây chuyền đổ bể hàng loạt ở những tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng có thể không tránh khỏi tương lai bị “xù” thẳng cánh.
USD trong dân sắp cạn?
Cuộc tranh luận “tìm cách huy động USD trong dân” vẫn tiếp tục “tự diễn biến.”
Vẫn đang lập lờ những ý kiến của giới quan chức ngân hàng và chính phủ cho rằng “huy động vàng và USD” để “chống vàng hóa và đô la hóa,” hoặc chính trị hơn cả là “khoan sức dân”…
Như muốn thỏa mãn đòi hỏi của Thủ Tướng Phúc, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Lê Minh Hưng khẳng định đã có các giải pháp để huy động nguồn lực vàng, USD trong dân. Ông Hưng còn cho biết các giải pháp điều hành vĩ mô tổng thể những năm qua là “rất trúng,” nhờ đó nguồn lực ngoại tệ đã chuyển hóa thành VND.
Đồng quan điểm với ông Lê Minh Hưng, một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng giải pháp tốt nhất để huy động USD là tăng lãi suất huy động loại ngoại tệ này.
Cần nhắc lại, từ thời Thống Đốc Nguyễn Văn Bình, lãi suất huy động USD tại các ngân hàng đã bị ép về 0% như một liệu pháp để “bình ổn tỷ giá.” Từ đó đến nay, USD lại là kênh ít sinh lời nhất so với các kênh đầu cơ khác như chứng khoán, bất động sản. Trong tình hình nguồn cung USD có vẻ dôi dư và USD kém sinh lời, nhu cầu nắm giữ USD của người dân không còn lớn như những năm trước. Đó cũng là cơ hội vàng để Ngân Hàng Nhà Nước tung tiền “gom” USD.
Con số “gom USD” mới nhất được Thống Đốc Lê Minh Hưng công bố là gần $10 tỷ trong năm 2016, đưa kho dự trữ ngoại hối của Việt Nam lên đến $41 tỷ. Một phần lớn trong con số gần $10 tỷ mua vào được xác định từ nguồn trôi nổi trong dân chúng.
Nhưng một câu hỏi lắt léo là trong bối cảnh ngân sách đang lâm vào tình thế bĩ cực, chẳng hạn kỳ họp Quốc Hội Tháng Năm và Tháng Sáu, 2017, đã không thể tìm ra dù 18,000 tỷ đồng làm kinh phí bồi thường giải tỏa cho dự án phi trường Long Thành, Ngân Hàng Nhà Nước lấy đâu ra hơn 200,000 tỷ đồng để “gom” gần $10 tỷ?
Câu trả lời đơn giản nhất và có lẽ chẳng còn giải đáp nào mang tính thuyết phục hơn: In tiền.
Một thực tế không thể phủ nhận là từ năm 2015 đến nay, ngày càng nhiều người trong giới hưu trí ngạc nhiên một cách u ám về hiện tượng họ được nhận lương hưu bằng tiền mặt mới cứng. Mới đến mức chưa hề được lưu hành, cứ như mới từ xưởng in tiền phát ra.
Có nghĩa là Ngân Hàng Nhà Nước có thể đã chấp nhận hậu quả lạm phát thực tế (chứ không phải chỉ số lạm phát theo báo cáo chỉ chưa đầy 4%/năm) để in tiền. Thậm chí còn in ồ ạt để bung ra mua USD trôi nổi.
Vào giữa năm 2017, trong bối cảnh tỷ giá USD quá ổn định ở Việt Nam, trong khi quốc gia này lại phải nhập siêu lớn từ không chỉ “bạn truyền thống” Trung Quốc (khoảng $50 tỷ/năm cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch) mà cả từ Nam Hàn (khoảng $16 tỷ/năm), giới quản lý nhà nước đã thực sự sốt ruột và phải bàn tới biện pháp “kích thích xuất khẩu” bằng cách đẩy cao tỷ giá trung tâm và do đó tăng tỷ giá USD chợ đen, chấp nhận “kích thích lạm phát” – một cách nói hiểu thế nào cũng được của kinh tế học.
Những dấu hiệu và hiện tượng trên cho thấy trong thời gian tới tỷ giá USD chính thức thức lẫn chợ đen đều có thể tăng, thậm chí tăng khá mạnh, kéo theo chỉ số lạm phát thực tế có thể tăng cao.
Tuy vậy, dù là in tiền ồ ạt, câu hỏi còn lại là liệu Ngân Hàng Nhà Nước có “gom” được USD đủ để phục vụ dự trữ ngoại hối cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài hay không.
Theo ông Võ Văn Châu, tổng giám đốc Ngân Hàng Kiên Long, với lãi suất tiền gửi 0%, lâu nay người dân vẫn gửi USD vào ngân hàng rồi ngay sau đó, họ lại thế chấp sổ tiết kiệm để vay lại VNĐ với lãi suất 4%-5%/năm, tiếp tục gửi tiết kiệm VNĐ với lãi 6%-7%. Như vậy, người gửi USD đã có mức sinh lời 2%/năm.
Vậy là giới kinh doanh và phân tích đặt dấu hỏi: Nếu mọi việc đang diễn ra như ông Châu nói, thì cho đến nay các ngân hàng thương mại vẫn đang huy động USD với mức lãi suất là 2%. Do đó, việc tăng lãi suất huy động USD lên 0.25% đến 0.5% chỉ là bước đi nhằm dần dần hợp thức hóa những gì mà các ngân hàng thương mại đang làm, chứ không thể tăng huy động thêm USD cho nền kinh tế. Tức phần lớn những đồng đô la mà người dân muốn gửi vào ngân hàng thì đã gửi rồi, số còn lại khó mà “tự nguyện” chui tiếp vào ngân hàng, cho dù lãi suất có được nâng lên ngang bằng với mặt bằng bình quân của quốc tế.
Việc dự trữ ngoại hối chỉ tăng từ $41 tỷ lên $42 tỷ trong sáu tháng đầu năm 2017 cũng cho thấy, lượng USD nằm dưới gối của người dân có thể chẳng còn nhiều hoặc tâm lý găm giữ của người dân đã lấn át để quá khó “tìm mọi cách huy động,” cho dù Ngân Hàng Nhà Nước có tung tiền mặt ồ ạt nhằm hút USD.
Thực chất của “huy động” là gì?
Dù chẳng có cuộc khảo sát hoặc thăm dò nào về dư luận xã hội được công bố, nhưng những gì đã và đang thể hiện trên mặt báo chí nhà nước lẫn mạng xã hội đều dẫn đến một kết quả: phần lớn, nếu không muốn nói là tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, không còn giữ được một niềm tin nào, dù chỉ tương đối, vào kết quả điều hành của chính phủ và cung cách làm việc của giới quản lý ngân hàng. Toàn bộ các khẩu hiệu và tuyên rao mang tính mị dân đã chỉ làm tạo được một kết quả duy nhất là phản kết quả.
Thử hỏi với thực trạng của khối ngân hàng thương mại, làm sao người dân còn tin được ngân hàng nếu vàng và USD của dân được “huy động” vào trong đó?
Ngược lại, qua việc chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước ngày càng “tha thiết” với công cuộc “huy động vàng và USD” trong dân, người dân lại càng nhận rõ rằng ngân sách nhà nước quả đến hồi bi kịch.
Thực sự bi kịch. Hơn $40 tỷ của dự trữ ngoại hối cũng chỉ đủ cho ba tháng nhập khẩu, còn trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ USD hằng năm và hàng hà nhu cầu khác thì sao?
Kết quả thu ngân sách sáu tháng đầu năm 2017 lại khá tệ hại với số thu thua xa so với dự toán, trong đó chủ yếu giảm thu từ nguồn thu nội địa, tức từ các doanh nghiệp nhà nước và từ dân – một phản ánh hoàn toàn xác đáng trong bối cảnh nền kinh tế không phải “tăng trưởng 6.7%” mà vẫn tiếp tục suy thoái và lụn bại.
Cần nhắc lại, hụt thu ngân sách so với dự toán vào năm 2017 có thể trở thành hiếm thấy trong nhiều năm qua: 11%.
Chỉ có thể hiểu, “huy động vàng và USD trong dân” thực chất là để dùng cho việc trả nợ nước ngoài, chi dùng cho các nhu cầu khác của chính quyền và bù đắp hụt thu ngân sách – một nền ngân sách mà cho tới nay vẫn phải cõng trên lưng “30% công chức không làm gì cả nhưng vẫn đều đặn lĩnh lương.”
Phạm Chí Dũng
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Khi nhà cầm quyền Việt Nam ‘xoáy’ vào túi của dân chúng
Thử hỏi với thực trạng của khối ngân hàng thương mại, làm sao người dân còn tin được ngân hàng nếu vàng và USD của dân được “huy động” vào trong đó?
“Phải tìm mọi cách để huy động vàng và USD trong dân.” Kể từ năm 2011 là lúc bắt đầu phải thắt lưng buộc bụng ngân sách đến nay, chưa bao giờ chính phủ Việt Nam lại tỏ ra tha thiết đến thế trong cái nhìn xoáy vào túi quần của dân chúng.
Không chỉ một lần, mà Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc có đến ba lần nhắc đến vấn đề tìm cách huy động nguồn lực ngoại tệ trong dân khi quý 3 năm 2017 đang lao tới.
Thời gian đang là kẻ thù của ngân sách. Trong bối cảnh các nguồn “ngoại lực” từ nước ngoài vào Việt Nam bị giảm sút trầm trọng, năm 2017 này rất có thể còn phải chứng kiến một chấn động về hụt thu ngân sách so với dự toán: 11%.
Ai dám bảo đảm tiền và vàng gửi không bị “xù?”
Ba lần nhắc trên của Thủ Tướng Phúc lại không phải lần đầu tiên. Ngay từ năm 2011 khi chính phủ phải nghị quyết về “thắt chặt ngân sách,” cũng là lúc nợ xấu ngân hàng đã “hóa rồng” và gây bão hậu quả mà tàn phá cho đến giờ này, chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Ngân Hàng Nhà Nước của Thống Đốc Nguyễn Văn Bình đã lấp ló kế hoạch huy động vàng và USD trong dân. Vào thời điểm đó, thậm chí Thống Đốc Bình còn là tác giả của ý tưởng “lấy mỡ nó rán nó” đầy tham vọng, được hiểu là Ngân Hàng Nhà Nước sẽ chẳng mất gì mà vẫn có thể huy động được 500 tấn vàng nhàn rỗi trong dân chúng.
Tuy nhiên ngay lập tức, giới chuyên gia phản biện, báo chí và người dân đã đồng loạt phản ứng với ý tưởng và kế hoạch đầy tính phiêu lưu và vô trách nhiệm trên của nhân vật mà cũng vào năm 2011, tạp chí tài chính Global Finance đã xếp ông Bình vào “một trong 20 thống đốc có thành tích điều hành tệ nhất thế giới.” Rất nhiều người đã đặt một dấu hỏi cực lớn: Ngân Hàng Nhà Nước và chính phủ lấy gì đảm bảo cho vàng và ngoại tệ của dân để tránh bị thất thoát hoặc “bốc hơi,” trong khi chính Ngân Hàng Nhà Nước lại là tác nhân gây ra hàng loạt hậu quả lớn trong điều hành các ngân hàng thương mại cổ phần lỗ lã?
Câu hỏi trên vẫn tồn tại dai dẳng suốt những năm sau đó, tương ứng cứ hằng năm chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước lại nêu ra đề nghị “huy động vàng và ngoại tệ trong dân” như một cách thăm dò phản ứng của dân chúng và thị trường. Để cứ như một điềm báo, câu hỏi này đã được phần nào xác nhận khi những năm gần đây đã chứng kiến nhiều vụ việc tiền gửi của dân trong một số ngân hàng đã không cánh mà bay. Hiện tượng tồi tệ này không chỉ xảy ra ở những ngân hàng nhỏ như NCB (Quốc Dân), mà còn tại những ngân hàng lớn có vốn chi phối của nhà nước như Agribank (Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn), BIDV (Đầu Tư Phát Triển)…
Nhưng chưa hết. Từ cuối năm 2016, một phó thủ tướng là ông Vương Đình Huệ đã bắt đầu xác nhận về khả năng “thí điểm phá sản ngân hàng.” Thực trạng của hơn 30 ngân hàng thương mại lại là quốc nạn của ít nhất 900,000 tỷ đồng nợ xấu – bao gồm 300,000 tỷ đồng mà công ty Quản Lý Tài Sản Các Tổ Chức Tín Dụng (VAMC) đã “mua trên giấy,” và 600,000 tỷ đồng đang treo trong các ngân hàng thương mại mà vẫn chưa hề được xử lý dù chỉ trên giấy tờ.
Đến giữa năm 2017, triển vọng phá sản ngân hàng trở nên lộ diện hơn nhiều khi Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ký một quyết định về hạn mức tiền bảo hiểm cao nhất cho cá nhân khách hàng là 75 triệu đồng trong trường hợp tổ chức tín dụng phá sản.
Mức bảo hiểm tiền gửi quá thấp như thế, so với quy định vài trăm ngàn USD bảo hiểm tiền gửi cho mỗi cá nhân ở Hoa Kỳ, làm lộ ra tình trạng có thể thực sự tồi tệ về tiền mặt của một số ngân hàng Việt, để nếu những ngân hàng này rơi vào cơn phá sản và do đó rất dễ dẫn đến phản ứng dây chuyền đổ bể hàng loạt ở những tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng có thể không tránh khỏi tương lai bị “xù” thẳng cánh.
USD trong dân sắp cạn?
Cuộc tranh luận “tìm cách huy động USD trong dân” vẫn tiếp tục “tự diễn biến.”
Vẫn đang lập lờ những ý kiến của giới quan chức ngân hàng và chính phủ cho rằng “huy động vàng và USD” để “chống vàng hóa và đô la hóa,” hoặc chính trị hơn cả là “khoan sức dân”…
Như muốn thỏa mãn đòi hỏi của Thủ Tướng Phúc, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Lê Minh Hưng khẳng định đã có các giải pháp để huy động nguồn lực vàng, USD trong dân. Ông Hưng còn cho biết các giải pháp điều hành vĩ mô tổng thể những năm qua là “rất trúng,” nhờ đó nguồn lực ngoại tệ đã chuyển hóa thành VND.
Đồng quan điểm với ông Lê Minh Hưng, một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng giải pháp tốt nhất để huy động USD là tăng lãi suất huy động loại ngoại tệ này.
Cần nhắc lại, từ thời Thống Đốc Nguyễn Văn Bình, lãi suất huy động USD tại các ngân hàng đã bị ép về 0% như một liệu pháp để “bình ổn tỷ giá.” Từ đó đến nay, USD lại là kênh ít sinh lời nhất so với các kênh đầu cơ khác như chứng khoán, bất động sản. Trong tình hình nguồn cung USD có vẻ dôi dư và USD kém sinh lời, nhu cầu nắm giữ USD của người dân không còn lớn như những năm trước. Đó cũng là cơ hội vàng để Ngân Hàng Nhà Nước tung tiền “gom” USD.
Con số “gom USD” mới nhất được Thống Đốc Lê Minh Hưng công bố là gần $10 tỷ trong năm 2016, đưa kho dự trữ ngoại hối của Việt Nam lên đến $41 tỷ. Một phần lớn trong con số gần $10 tỷ mua vào được xác định từ nguồn trôi nổi trong dân chúng.
Nhưng một câu hỏi lắt léo là trong bối cảnh ngân sách đang lâm vào tình thế bĩ cực, chẳng hạn kỳ họp Quốc Hội Tháng Năm và Tháng Sáu, 2017, đã không thể tìm ra dù 18,000 tỷ đồng làm kinh phí bồi thường giải tỏa cho dự án phi trường Long Thành, Ngân Hàng Nhà Nước lấy đâu ra hơn 200,000 tỷ đồng để “gom” gần $10 tỷ?
Câu trả lời đơn giản nhất và có lẽ chẳng còn giải đáp nào mang tính thuyết phục hơn: In tiền.
Một thực tế không thể phủ nhận là từ năm 2015 đến nay, ngày càng nhiều người trong giới hưu trí ngạc nhiên một cách u ám về hiện tượng họ được nhận lương hưu bằng tiền mặt mới cứng. Mới đến mức chưa hề được lưu hành, cứ như mới từ xưởng in tiền phát ra.
Có nghĩa là Ngân Hàng Nhà Nước có thể đã chấp nhận hậu quả lạm phát thực tế (chứ không phải chỉ số lạm phát theo báo cáo chỉ chưa đầy 4%/năm) để in tiền. Thậm chí còn in ồ ạt để bung ra mua USD trôi nổi.
Vào giữa năm 2017, trong bối cảnh tỷ giá USD quá ổn định ở Việt Nam, trong khi quốc gia này lại phải nhập siêu lớn từ không chỉ “bạn truyền thống” Trung Quốc (khoảng $50 tỷ/năm cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch) mà cả từ Nam Hàn (khoảng $16 tỷ/năm), giới quản lý nhà nước đã thực sự sốt ruột và phải bàn tới biện pháp “kích thích xuất khẩu” bằng cách đẩy cao tỷ giá trung tâm và do đó tăng tỷ giá USD chợ đen, chấp nhận “kích thích lạm phát” – một cách nói hiểu thế nào cũng được của kinh tế học.
Những dấu hiệu và hiện tượng trên cho thấy trong thời gian tới tỷ giá USD chính thức thức lẫn chợ đen đều có thể tăng, thậm chí tăng khá mạnh, kéo theo chỉ số lạm phát thực tế có thể tăng cao.
Tuy vậy, dù là in tiền ồ ạt, câu hỏi còn lại là liệu Ngân Hàng Nhà Nước có “gom” được USD đủ để phục vụ dự trữ ngoại hối cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài hay không.
Theo ông Võ Văn Châu, tổng giám đốc Ngân Hàng Kiên Long, với lãi suất tiền gửi 0%, lâu nay người dân vẫn gửi USD vào ngân hàng rồi ngay sau đó, họ lại thế chấp sổ tiết kiệm để vay lại VNĐ với lãi suất 4%-5%/năm, tiếp tục gửi tiết kiệm VNĐ với lãi 6%-7%. Như vậy, người gửi USD đã có mức sinh lời 2%/năm.
Vậy là giới kinh doanh và phân tích đặt dấu hỏi: Nếu mọi việc đang diễn ra như ông Châu nói, thì cho đến nay các ngân hàng thương mại vẫn đang huy động USD với mức lãi suất là 2%. Do đó, việc tăng lãi suất huy động USD lên 0.25% đến 0.5% chỉ là bước đi nhằm dần dần hợp thức hóa những gì mà các ngân hàng thương mại đang làm, chứ không thể tăng huy động thêm USD cho nền kinh tế. Tức phần lớn những đồng đô la mà người dân muốn gửi vào ngân hàng thì đã gửi rồi, số còn lại khó mà “tự nguyện” chui tiếp vào ngân hàng, cho dù lãi suất có được nâng lên ngang bằng với mặt bằng bình quân của quốc tế.
Việc dự trữ ngoại hối chỉ tăng từ $41 tỷ lên $42 tỷ trong sáu tháng đầu năm 2017 cũng cho thấy, lượng USD nằm dưới gối của người dân có thể chẳng còn nhiều hoặc tâm lý găm giữ của người dân đã lấn át để quá khó “tìm mọi cách huy động,” cho dù Ngân Hàng Nhà Nước có tung tiền mặt ồ ạt nhằm hút USD.
Thực chất của “huy động” là gì?
Dù chẳng có cuộc khảo sát hoặc thăm dò nào về dư luận xã hội được công bố, nhưng những gì đã và đang thể hiện trên mặt báo chí nhà nước lẫn mạng xã hội đều dẫn đến một kết quả: phần lớn, nếu không muốn nói là tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, không còn giữ được một niềm tin nào, dù chỉ tương đối, vào kết quả điều hành của chính phủ và cung cách làm việc của giới quản lý ngân hàng. Toàn bộ các khẩu hiệu và tuyên rao mang tính mị dân đã chỉ làm tạo được một kết quả duy nhất là phản kết quả.
Thử hỏi với thực trạng của khối ngân hàng thương mại, làm sao người dân còn tin được ngân hàng nếu vàng và USD của dân được “huy động” vào trong đó?
Ngược lại, qua việc chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước ngày càng “tha thiết” với công cuộc “huy động vàng và USD” trong dân, người dân lại càng nhận rõ rằng ngân sách nhà nước quả đến hồi bi kịch.
Thực sự bi kịch. Hơn $40 tỷ của dự trữ ngoại hối cũng chỉ đủ cho ba tháng nhập khẩu, còn trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ USD hằng năm và hàng hà nhu cầu khác thì sao?
Kết quả thu ngân sách sáu tháng đầu năm 2017 lại khá tệ hại với số thu thua xa so với dự toán, trong đó chủ yếu giảm thu từ nguồn thu nội địa, tức từ các doanh nghiệp nhà nước và từ dân – một phản ánh hoàn toàn xác đáng trong bối cảnh nền kinh tế không phải “tăng trưởng 6.7%” mà vẫn tiếp tục suy thoái và lụn bại.
Cần nhắc lại, hụt thu ngân sách so với dự toán vào năm 2017 có thể trở thành hiếm thấy trong nhiều năm qua: 11%.
Chỉ có thể hiểu, “huy động vàng và USD trong dân” thực chất là để dùng cho việc trả nợ nước ngoài, chi dùng cho các nhu cầu khác của chính quyền và bù đắp hụt thu ngân sách – một nền ngân sách mà cho tới nay vẫn phải cõng trên lưng “30% công chức không làm gì cả nhưng vẫn đều đặn lĩnh lương.”
Phạm Chí Dũng