Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Khí nhà kính trong khí quyển lên tới mức kỷ lục
Tổ
chức Khí tượng Thế giới báo cáo một sự đột biến về mức cácbon điôxít đã
đẩy lượng khí nhà kính trong khí quyển tăng cao kỷ lục vào năm ngoái.
Cơ quan Liên Hiệp Quốc này cảnh báo lượng CO2 tiếp tục thải ra sẽ có tác
động rất lớn về sự tăng nhiệt toàn cầu. Thông tín viên Lisa Schlein
tường thuật từ Genève.
Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết tốc độ gia tăng CO2 trong khí quyển
là lớn nhất trong 30 năm qua. Ngoài ra, tổ chức này cũng lưu ý hai loại
khí nhà kính quan trọng khác, mêtan và nitơ ôxit, cũng đang tiếp tục gia
tăng.
Tổng Thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới Michel Jarraud nói đây
không phải là tin tốt lành. Ông lưu ý rằng CO2 chiếm 80 phần trăm trong
34 phần trăm sự gia tăng tình trạng nóng lên của khí quyển từ năm 1990
đến năm 2013. Ông nói rằng nồng độ CO2 tăng lên là tín hiệu đáng lo
ngại:
"Một điều đáng lo ngại khác là CO2 lưu lại trong bầu không quyển trong
một khoảng thời gian rất dài - hàng trăm năm. Vì vậy, ngay cả khi chúng
ta có thể ngăn những phát thải vào ngày mai, một phần đáng kể những gì
đã thải vào khí quyển sẽ ở lại trong đó suốt một thời gian rất dài ...
hàng trăm đến hàng ngàn năm. "
Ông Jarraud nói khoảng 25 phần trăm những gì mà hoạt động của con người
thải ra được hấp thụ bởi đại dương, thêm 25 phần trăm nữa được hấp thụ
bởi sinh quyển, và phần còn lại vẫn ở trong bầu khí quyển. Ông cảnh báo
lượng phát thải CO2 trong quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ có tác động
tích lũy đối với cả hai hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu và quá trình axit
hóa đại dương.
Ông nói với VOA rằng thời gian không đứng về "phía chúng ta." Ông cảnh
báo càng mất nhiều thời gian giải quyết vấn đề này thì nó sẽ càng trở
nên khó khăn hơn:
"Nồng độ đang đạt tới giá trị càng lúc càng cao. Và do đó nó sẽ đòi hỏi
phải hành động càng ngày càng mạnh hơn để tránh những biến đổi khí hậu
trở nên quá lớn đến nỗi việc thích nghi sẽ khó khăn hơn, trong một số
trường hợp không thể thích nghi được, hoặc đắt đỏ tốn kém hơn."
Ông Jarraud nói không nghi ngờ khí hậu đang biến đổi và thời tiết đang
ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn do các hoạt động của con người, chẳng
hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Ông nói rằng hành động vẫn
còn kịp, nhưng sẽ phải cần đến những quyết định táo bạo và dũng cảm từ
phía các quốc gia.
Ông nói rằng thế giới có kiến thức và có công cụ để giữ cho nhiệt độ
tăng trong khoảng 2 độ C. Ông nói rằng hành động quốc tế có phối hợp
phải được thực hiện vì hành tinh này và vì các thế hệ mai sau.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Khí nhà kính trong khí quyển lên tới mức kỷ lục
Tổ
chức Khí tượng Thế giới báo cáo một sự đột biến về mức cácbon điôxít đã
đẩy lượng khí nhà kính trong khí quyển tăng cao kỷ lục vào năm ngoái.
Cơ quan Liên Hiệp Quốc này cảnh báo lượng CO2 tiếp tục thải ra sẽ có tác
động rất lớn về sự tăng nhiệt toàn cầu. Thông tín viên Lisa Schlein
tường thuật từ Genève.
Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết tốc độ gia tăng CO2 trong khí quyển
là lớn nhất trong 30 năm qua. Ngoài ra, tổ chức này cũng lưu ý hai loại
khí nhà kính quan trọng khác, mêtan và nitơ ôxit, cũng đang tiếp tục gia
tăng.
Tổng Thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới Michel Jarraud nói đây
không phải là tin tốt lành. Ông lưu ý rằng CO2 chiếm 80 phần trăm trong
34 phần trăm sự gia tăng tình trạng nóng lên của khí quyển từ năm 1990
đến năm 2013. Ông nói rằng nồng độ CO2 tăng lên là tín hiệu đáng lo
ngại:
"Một điều đáng lo ngại khác là CO2 lưu lại trong bầu không quyển trong
một khoảng thời gian rất dài - hàng trăm năm. Vì vậy, ngay cả khi chúng
ta có thể ngăn những phát thải vào ngày mai, một phần đáng kể những gì
đã thải vào khí quyển sẽ ở lại trong đó suốt một thời gian rất dài ...
hàng trăm đến hàng ngàn năm. "
Ông Jarraud nói khoảng 25 phần trăm những gì mà hoạt động của con người
thải ra được hấp thụ bởi đại dương, thêm 25 phần trăm nữa được hấp thụ
bởi sinh quyển, và phần còn lại vẫn ở trong bầu khí quyển. Ông cảnh báo
lượng phát thải CO2 trong quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ có tác động
tích lũy đối với cả hai hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu và quá trình axit
hóa đại dương.
Ông nói với VOA rằng thời gian không đứng về "phía chúng ta." Ông cảnh
báo càng mất nhiều thời gian giải quyết vấn đề này thì nó sẽ càng trở
nên khó khăn hơn:
"Nồng độ đang đạt tới giá trị càng lúc càng cao. Và do đó nó sẽ đòi hỏi
phải hành động càng ngày càng mạnh hơn để tránh những biến đổi khí hậu
trở nên quá lớn đến nỗi việc thích nghi sẽ khó khăn hơn, trong một số
trường hợp không thể thích nghi được, hoặc đắt đỏ tốn kém hơn."
Ông Jarraud nói không nghi ngờ khí hậu đang biến đổi và thời tiết đang
ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn do các hoạt động của con người, chẳng
hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Ông nói rằng hành động vẫn
còn kịp, nhưng sẽ phải cần đến những quyết định táo bạo và dũng cảm từ
phía các quốc gia.
Ông nói rằng thế giới có kiến thức và có công cụ để giữ cho nhiệt độ
tăng trong khoảng 2 độ C. Ông nói rằng hành động quốc tế có phối hợp
phải được thực hiện vì hành tinh này và vì các thế hệ mai sau.