Thân Hữu Tiếp Tay...
Khí phách của nhà văn Phan Nhật Nam khi từ chối lời mời của Hữu Thỉnh - Mai Tú Ân
( HNPĐ ) Chúng ta đều biết rằng mới đây ông chủ tịch đương nhiệm của Hội Nhà Văn Việt Nam Hữu Thỉnh đã có hành động bất ngờ nhưng không ngạc nhiên.
( HNPĐ ) Chúng ta đều biết rằng mới đây ông chủ tịch đương nhiệm của Hội Nhà Văn Việt Nam Hữu Thỉnh đã có hành động bất ngờ nhưng không ngạc nhiên. Đó là viết thư riêng mời nhà văn nổi tiếng Phan Nhật Nam và cũng là một cựu quân nhân VNCH hiện đang sống ở Mỹ về nước để gọi là giao lưu với nhiều nhà văn khác ở trong và ngoài nước. Chẳng cần phải là tài giỏi gì thì cũng biết tỏng rằng đây không phải là lời mời của cá nhân Hữu Thỉnh hay của Hội Nhà Văn VN mà chính xác là của nhà nước CS VN mời nhà văn Phan Nhật Nam về nước. Một việc dễ hiểu cho công cuộc thực thi nghị quyết 36 của BCT về cái gọi là "Hòa Hợp Hòa Giải" giữa những người Quốc Gia và Cộng Sản, sự thống nhất dân tộc đã được đưa ra từ lâu nhưng bất thành bởi sự gian manh trí trá của nó.
Lá thư của Hữu Thỉnh mời Phan Nhật Nam thì nặng tình dân tộc, nghĩa đồng bào gợi nhớ lòng hướng về cố quốc của những người con xa xứ. Không quên trong đó là những bao lo chi phí cùng những hứa hẹn cái bả vinh hoa phú quí nếu nhà văn Phan Nhật Nam chịu về nước. Và nói thật nếu ông Phan Nhật Nam có về nước thì cũng không ai trách được ông. Bởi ông cũng là một người Việt Nam với nỗi lòng canh cánh luôn hướng về quê cha đất tổ. Ông cũng là một nhà văn tên tuổi luôn muốn tác phẩm của mình được xuất bản công khai ở Việt Nam và đến với những bạn đọc ở quê nhà yêu mến ông.
Nhưng nhà văn Phan Nhật Nam đã khảng khái từ chối lời mời về nước của Hữu Thỉnh, qua đó tuyên bố dứt khoát về sự phân chia không hòa hợp giữa Quốc Cộng trên cương vị người lính VNCH. Với tấm lòng của một nhà văn đầy tình yêu thương ông đã viết cho Hữu Thỉnh và những người cầm quyền Hà Nội rằng, hãy tôn trọng những người đồng đội của ông. Đó là những thương phế binh VNCH đang bị đày ải ở quê nhà hay các tử sĩ của VNCH đang nghiến răng căm hận ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang bị tàn phá. Chiến tranh đã chấm dứt trên 40 năm rồi thì hãy tôn trọng những giá trị cũ, tôn trọng lá cờ vàng và những người trân trọng lá cờ ấy. Khi đó không cần mời thì ông và nhiều người khác sẽ về...
Chúng tôi thật ấm lòng trước sự khẳng khái cự tuyệt lời mời của nhà văn Phan Nhật Nam, và càng ấm lòng hơn nữa trước khí phách chân chính của một đồng nghiệp, một nhà văn đàn anh như ông. Riêng với một người viết văn đàn em ở trong nước như tôi thì phẩm chất của một người cầm bút như Phan Nhật Nam đã cổ võ rất nhiều và làm sáng chói tinh thần bất khuất không chịu luồn cúi trước cường quyền.
Khí phách can trường dành cho nhà văn Phan Nhật Nam và sự bẽ bàng thì không chỉ dành cho Hữu Thỉnh...
Mai Tú Ân ( HNPĐ )
( HNPĐ ) Chúng ta đều biết rằng mới đây ông chủ tịch đương nhiệm của Hội Nhà Văn Việt Nam Hữu Thỉnh đã có hành động bất ngờ nhưng không ngạc nhiên. Đó là viết thư riêng mời nhà văn nổi tiếng Phan Nhật Nam và cũng là một cựu quân nhân VNCH hiện đang sống ở Mỹ về nước để gọi là giao lưu với nhiều nhà văn khác ở trong và ngoài nước. Chẳng cần phải là tài giỏi gì thì cũng biết tỏng rằng đây không phải là lời mời của cá nhân Hữu Thỉnh hay của Hội Nhà Văn VN mà chính xác là của nhà nước CS VN mời nhà văn Phan Nhật Nam về nước. Một việc dễ hiểu cho công cuộc thực thi nghị quyết 36 của BCT về cái gọi là "Hòa Hợp Hòa Giải" giữa những người Quốc Gia và Cộng Sản, sự thống nhất dân tộc đã được đưa ra từ lâu nhưng bất thành bởi sự gian manh trí trá của nó.
Lá thư của Hữu Thỉnh mời Phan Nhật Nam thì nặng tình dân tộc, nghĩa đồng bào gợi nhớ lòng hướng về cố quốc của những người con xa xứ. Không quên trong đó là những bao lo chi phí cùng những hứa hẹn cái bả vinh hoa phú quí nếu nhà văn Phan Nhật Nam chịu về nước. Và nói thật nếu ông Phan Nhật Nam có về nước thì cũng không ai trách được ông. Bởi ông cũng là một người Việt Nam với nỗi lòng canh cánh luôn hướng về quê cha đất tổ. Ông cũng là một nhà văn tên tuổi luôn muốn tác phẩm của mình được xuất bản công khai ở Việt Nam và đến với những bạn đọc ở quê nhà yêu mến ông.
Nhưng nhà văn Phan Nhật Nam đã khảng khái từ chối lời mời về nước của Hữu Thỉnh, qua đó tuyên bố dứt khoát về sự phân chia không hòa hợp giữa Quốc Cộng trên cương vị người lính VNCH. Với tấm lòng của một nhà văn đầy tình yêu thương ông đã viết cho Hữu Thỉnh và những người cầm quyền Hà Nội rằng, hãy tôn trọng những người đồng đội của ông. Đó là những thương phế binh VNCH đang bị đày ải ở quê nhà hay các tử sĩ của VNCH đang nghiến răng căm hận ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang bị tàn phá. Chiến tranh đã chấm dứt trên 40 năm rồi thì hãy tôn trọng những giá trị cũ, tôn trọng lá cờ vàng và những người trân trọng lá cờ ấy. Khi đó không cần mời thì ông và nhiều người khác sẽ về...
Chúng tôi thật ấm lòng trước sự khẳng khái cự tuyệt lời mời của nhà văn Phan Nhật Nam, và càng ấm lòng hơn nữa trước khí phách chân chính của một đồng nghiệp, một nhà văn đàn anh như ông. Riêng với một người viết văn đàn em ở trong nước như tôi thì phẩm chất của một người cầm bút như Phan Nhật Nam đã cổ võ rất nhiều và làm sáng chói tinh thần bất khuất không chịu luồn cúi trước cường quyền.
Khí phách can trường dành cho nhà văn Phan Nhật Nam và sự bẽ bàng thì không chỉ dành cho Hữu Thỉnh...
Mai Tú Ân ( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (1)
Lynda
Thuỳ Kha MÓC , Hữu Thỉnh NỐI.....Chúng tưởng còn có kẻ vô liêm sỉ như Phạm Duy,Nguyễn cao Kỳ ..... Hố to rồi Vẹm ơi !
----------------------------------------------------------------------------------
Khí phách của nhà văn Phan Nhật Nam khi từ chối lời mời của Hữu Thỉnh - Mai Tú Ân
( HNPĐ ) Chúng ta đều biết rằng mới đây ông chủ tịch đương nhiệm của Hội Nhà Văn Việt Nam Hữu Thỉnh đã có hành động bất ngờ nhưng không ngạc nhiên.
( HNPĐ ) Chúng ta đều biết rằng mới đây ông chủ tịch đương nhiệm của Hội Nhà Văn Việt Nam Hữu Thỉnh đã có hành động bất ngờ nhưng không ngạc nhiên. Đó là viết thư riêng mời nhà văn nổi tiếng Phan Nhật Nam và cũng là một cựu quân nhân VNCH hiện đang sống ở Mỹ về nước để gọi là giao lưu với nhiều nhà văn khác ở trong và ngoài nước. Chẳng cần phải là tài giỏi gì thì cũng biết tỏng rằng đây không phải là lời mời của cá nhân Hữu Thỉnh hay của Hội Nhà Văn VN mà chính xác là của nhà nước CS VN mời nhà văn Phan Nhật Nam về nước. Một việc dễ hiểu cho công cuộc thực thi nghị quyết 36 của BCT về cái gọi là "Hòa Hợp Hòa Giải" giữa những người Quốc Gia và Cộng Sản, sự thống nhất dân tộc đã được đưa ra từ lâu nhưng bất thành bởi sự gian manh trí trá của nó.
Lá thư của Hữu Thỉnh mời Phan Nhật Nam thì nặng tình dân tộc, nghĩa đồng bào gợi nhớ lòng hướng về cố quốc của những người con xa xứ. Không quên trong đó là những bao lo chi phí cùng những hứa hẹn cái bả vinh hoa phú quí nếu nhà văn Phan Nhật Nam chịu về nước. Và nói thật nếu ông Phan Nhật Nam có về nước thì cũng không ai trách được ông. Bởi ông cũng là một người Việt Nam với nỗi lòng canh cánh luôn hướng về quê cha đất tổ. Ông cũng là một nhà văn tên tuổi luôn muốn tác phẩm của mình được xuất bản công khai ở Việt Nam và đến với những bạn đọc ở quê nhà yêu mến ông.
Nhưng nhà văn Phan Nhật Nam đã khảng khái từ chối lời mời về nước của Hữu Thỉnh, qua đó tuyên bố dứt khoát về sự phân chia không hòa hợp giữa Quốc Cộng trên cương vị người lính VNCH. Với tấm lòng của một nhà văn đầy tình yêu thương ông đã viết cho Hữu Thỉnh và những người cầm quyền Hà Nội rằng, hãy tôn trọng những người đồng đội của ông. Đó là những thương phế binh VNCH đang bị đày ải ở quê nhà hay các tử sĩ của VNCH đang nghiến răng căm hận ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang bị tàn phá. Chiến tranh đã chấm dứt trên 40 năm rồi thì hãy tôn trọng những giá trị cũ, tôn trọng lá cờ vàng và những người trân trọng lá cờ ấy. Khi đó không cần mời thì ông và nhiều người khác sẽ về...
Chúng tôi thật ấm lòng trước sự khẳng khái cự tuyệt lời mời của nhà văn Phan Nhật Nam, và càng ấm lòng hơn nữa trước khí phách chân chính của một đồng nghiệp, một nhà văn đàn anh như ông. Riêng với một người viết văn đàn em ở trong nước như tôi thì phẩm chất của một người cầm bút như Phan Nhật Nam đã cổ võ rất nhiều và làm sáng chói tinh thần bất khuất không chịu luồn cúi trước cường quyền.
Khí phách can trường dành cho nhà văn Phan Nhật Nam và sự bẽ bàng thì không chỉ dành cho Hữu Thỉnh...
Mai Tú Ân ( HNPĐ )