Tham Khảo
Khi tòa nhà 'sụp' mà chưa 'đổ'
Sắp đến ngày kỷ niệm lần thứ 71 cuộc "cướp chính quyền 19/8" và "ngày Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945". Trong nước sẽ có kỷ niệm ồn ào, trống dong, cờ mở, mít tinh hội hè, pháo bông, liên hoan, thả tù nhân trước thời hạn. Nhưng sao lòng dân không thật là vui, không thật là mừng, và còn không ít người buồn nản, đau xót khi thấy 71 năm là thời gian rất dài mà độc lập chưa vững chắc, tự do còn xa vời, đất nước "cao tuổi" mà vẫn "không chịu phát triển", phải nỗ lực ghê gớm 20 năm nữa mới may ra theo kịp mức sống của người dân Thái Lan hiện nay.
Cái mất về thời gian của một đất nước, một dân tộc so với các nước quanh ta thật đau lòng đứt ruột. Chế độ chính trị chân chính phải là chế độ kiến tạo dân chủ, kiến tạo phát triển trong luật pháp, kiến tạo bình đẳng xã hội, kiến tạo hạnh phúc cho toàn dân chung hưởng.
Nhà nước cộng sản trong hơn 70 năm qua đã phá nhiều hơn xây, mang lại bất công vượt xa thời Pháp thuộc, nhà tù nhiều hơn trường đại học, y tế suy đồi, giáo dục lạc hậu, nợ quốc gia chồng chất, biên giới bị xâm phạm, tham nhũng càng chống càng tràn lan. Có thể nói tòa nhà cộng sản đã bị dột nát, xiêu vẹo, sâu mọt ăn từ mái đến móng nhà, các cột trụ đều mọt ruỗng, người trong nhà cảm thấy tù túng, ngột ngạt không thở nổi. Cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh than thở: Đất nước ta kỳ quá, lạ quá, buồn quá, sẽ đi về đâu? Cô trí thức Từ Huy từ đất Pháp đặt câu hỏi quặn lòng: Chúng ta còn chịu sống như thế này đến bao giờ?
Điều trớ trêu là ai cũng thấy tòa nhà chế độ này đã tàn tạ đến cùng cực, mái dột, tường nứt, cột mọt, không khí trong nhà sặc mùi tử khí của chiến tranh, ngư dân bị thế lực bành trướng giết hại, xác tôm cá chết la liệt, vậy mà nó không chịu sụp đổ hẳn để toàn dân cùng nhau bắt tay vào việc xây dựng tòa nhà mới – chế độ mới dân chủ, đa nguyên, một nhà nước pháp quyền hiện đại, trong sạch, minh bạch, trong đó mọi người sống bình đẳng trong tình thương yêu đùm bọc nhau.
Có thể nói vấn đề cơ bản của đất nước ta hiện nay là có dám phá tòa nhà cũ kỹ, mục nát hay không để chung sức xây một tòa nhà mới đơn giản, có nền móng vững chãi, bền chặt, vĩnh cửu.
Tình hình đã xấu đến độ mọi người đều có thể nhìn rõ sự thật, không thể hài lòng với những biện pháp chắp vá nửa vời, nói "đổi" mà không "thay", nói "mới" mà còn tệ hơn cũ. Một số hiện tượng tiêu biểu mới nhất củng cố thêm nhu cầu phá bỏ hẳn tòa nhà cũ. Bà Chủ tịch Quốc hội sau khi tuyên thệ, chửi mắng thẳng toàn dân: "Đã làm gì cho đất nước hay chỉ gây rối loạn?" và ông Thủ tướng - mà dân địa phương Quảng Nam coi là "đại gia tư bản đỏ" - mang một đoàn hơn 50 xe bảng xanh bóng lộn, ngang nhiên xông vào con đường chính dành cho người đi bộ và khách du lịch, cấm xe cơ giới. Thế là độc đoán, độc đảng, độc chiếm đường dân. Coi nhân dân là ruồi muỗi, coi luật pháp là giẻ rách. Bao giờ các quan lớn nhà ta mới có tác phong bình dân, tự nhiên như ông Obama vào ăn phở như mọi người dân ở Hà Nội, đi mua bánh mì McDonald’s buổi sáng mở ví riêng trả tiền ở thủ đô Washington. Hay như Bác sỹ Kha Văn Triết, Thị trưởng thủ đô Đài Bắc / Đài Loan, đi làm bằng xe mêtrô công cộng, không đi xe công, cũng không cần một bảo vệ nào đi theo. Đó mới là tác phong viên chức hiện đại thời dân chủ chân chính, tự tin, gần dân, tôn trọng phép nước như một công dân bình thường. Không như các quan lớn cộng sản kiểu "trọc phú nhà quê" hãnh tiến khi vớ được cái chức hương lý giữa đình làng, rung đùi vểnh râu với đặc quyền đặc lợi là chai rượu và cái thủ lợn.
Chế độ đã suy, suy đồi, suy thoái toàn diện, không thể sửa chữa chắp vá, sửa chỗ này thì chỗ khác vỡ nát từng mảng lớn, chỉ uổng công vô ích. Nguyện vọng cháy bỏng hiện nay của toàn dân, trong đó có không ít đảng viên lương thiện ở cơ sở, gắn bó với nhân dân là tự mình đánh sập tòa nhà cũ kỹ, bị ô nhiễm, để tự mình xây dựng một ngôi nhà mới hiện đại, văn minh.
Công luận xã hội đang thách Bộ Chính trị tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về các chủ đề:
- Duy trì hay vứt bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin như là cơ sở ý thức hệ của chế độ chính trị?
- Duy trì hay xóa bỏ chế độ độc đảng để thay bằng chế độ dân chủ - pháp quyền?
- Duy trì hay vứt bỏ phương châm lấy sở hữu quốc doanh làm chủ đạo?
- Duy trì hay vứt bỏ khái niệm đất đai thuộc sở hữu toàn dân để thay bằng khái niệm đa hình thức sở hữu, lấy sở hữu tư nhân làm cơ sở?
Đó là 4 trụ cột của ngôi nhà cộng sản đã bị sâu bọ giáo điều, tham nhũng gặm nhấm đến mục ruỗng. Tốt nhất là lãnh đạo cộng sản chủ động cùng nhân dân đồng thuận mở cuộc trưng cầu dân ý này và từ đó thực hiện cuộc đổi đời triệt để, ôn hòa, làm cho lịch sử dân tộc sang trang trong vòng pháp luật, mở ra Kỷ nguyên Dân chủ hoàn toàn mới mẻ, bảo đảm cuộc sống dân chủ, bình đẳng. Nhà nước thúc đẩy phát triển, xây dựng hòa bình, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, mang lại phồn vinh và hạnh phúc cho toàn dân.
71 năm thử nghiệm chế độ độc đảng độc đoán là quá đủ rồi.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bùi Tín
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Khi tòa nhà 'sụp' mà chưa 'đổ'
Sắp đến ngày kỷ niệm lần thứ 71 cuộc "cướp chính quyền 19/8" và "ngày Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945". Trong nước sẽ có kỷ niệm ồn ào, trống dong, cờ mở, mít tinh hội hè, pháo bông, liên hoan, thả tù nhân trước thời hạn. Nhưng sao lòng dân không thật là vui, không thật là mừng, và còn không ít người buồn nản, đau xót khi thấy 71 năm là thời gian rất dài mà độc lập chưa vững chắc, tự do còn xa vời, đất nước "cao tuổi" mà vẫn "không chịu phát triển", phải nỗ lực ghê gớm 20 năm nữa mới may ra theo kịp mức sống của người dân Thái Lan hiện nay.
Cái mất về thời gian của một đất nước, một dân tộc so với các nước quanh ta thật đau lòng đứt ruột. Chế độ chính trị chân chính phải là chế độ kiến tạo dân chủ, kiến tạo phát triển trong luật pháp, kiến tạo bình đẳng xã hội, kiến tạo hạnh phúc cho toàn dân chung hưởng.
Nhà nước cộng sản trong hơn 70 năm qua đã phá nhiều hơn xây, mang lại bất công vượt xa thời Pháp thuộc, nhà tù nhiều hơn trường đại học, y tế suy đồi, giáo dục lạc hậu, nợ quốc gia chồng chất, biên giới bị xâm phạm, tham nhũng càng chống càng tràn lan. Có thể nói tòa nhà cộng sản đã bị dột nát, xiêu vẹo, sâu mọt ăn từ mái đến móng nhà, các cột trụ đều mọt ruỗng, người trong nhà cảm thấy tù túng, ngột ngạt không thở nổi. Cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh than thở: Đất nước ta kỳ quá, lạ quá, buồn quá, sẽ đi về đâu? Cô trí thức Từ Huy từ đất Pháp đặt câu hỏi quặn lòng: Chúng ta còn chịu sống như thế này đến bao giờ?
Điều trớ trêu là ai cũng thấy tòa nhà chế độ này đã tàn tạ đến cùng cực, mái dột, tường nứt, cột mọt, không khí trong nhà sặc mùi tử khí của chiến tranh, ngư dân bị thế lực bành trướng giết hại, xác tôm cá chết la liệt, vậy mà nó không chịu sụp đổ hẳn để toàn dân cùng nhau bắt tay vào việc xây dựng tòa nhà mới – chế độ mới dân chủ, đa nguyên, một nhà nước pháp quyền hiện đại, trong sạch, minh bạch, trong đó mọi người sống bình đẳng trong tình thương yêu đùm bọc nhau.
Có thể nói vấn đề cơ bản của đất nước ta hiện nay là có dám phá tòa nhà cũ kỹ, mục nát hay không để chung sức xây một tòa nhà mới đơn giản, có nền móng vững chãi, bền chặt, vĩnh cửu.
Tình hình đã xấu đến độ mọi người đều có thể nhìn rõ sự thật, không thể hài lòng với những biện pháp chắp vá nửa vời, nói "đổi" mà không "thay", nói "mới" mà còn tệ hơn cũ. Một số hiện tượng tiêu biểu mới nhất củng cố thêm nhu cầu phá bỏ hẳn tòa nhà cũ. Bà Chủ tịch Quốc hội sau khi tuyên thệ, chửi mắng thẳng toàn dân: "Đã làm gì cho đất nước hay chỉ gây rối loạn?" và ông Thủ tướng - mà dân địa phương Quảng Nam coi là "đại gia tư bản đỏ" - mang một đoàn hơn 50 xe bảng xanh bóng lộn, ngang nhiên xông vào con đường chính dành cho người đi bộ và khách du lịch, cấm xe cơ giới. Thế là độc đoán, độc đảng, độc chiếm đường dân. Coi nhân dân là ruồi muỗi, coi luật pháp là giẻ rách. Bao giờ các quan lớn nhà ta mới có tác phong bình dân, tự nhiên như ông Obama vào ăn phở như mọi người dân ở Hà Nội, đi mua bánh mì McDonald’s buổi sáng mở ví riêng trả tiền ở thủ đô Washington. Hay như Bác sỹ Kha Văn Triết, Thị trưởng thủ đô Đài Bắc / Đài Loan, đi làm bằng xe mêtrô công cộng, không đi xe công, cũng không cần một bảo vệ nào đi theo. Đó mới là tác phong viên chức hiện đại thời dân chủ chân chính, tự tin, gần dân, tôn trọng phép nước như một công dân bình thường. Không như các quan lớn cộng sản kiểu "trọc phú nhà quê" hãnh tiến khi vớ được cái chức hương lý giữa đình làng, rung đùi vểnh râu với đặc quyền đặc lợi là chai rượu và cái thủ lợn.
Chế độ đã suy, suy đồi, suy thoái toàn diện, không thể sửa chữa chắp vá, sửa chỗ này thì chỗ khác vỡ nát từng mảng lớn, chỉ uổng công vô ích. Nguyện vọng cháy bỏng hiện nay của toàn dân, trong đó có không ít đảng viên lương thiện ở cơ sở, gắn bó với nhân dân là tự mình đánh sập tòa nhà cũ kỹ, bị ô nhiễm, để tự mình xây dựng một ngôi nhà mới hiện đại, văn minh.
Công luận xã hội đang thách Bộ Chính trị tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về các chủ đề:
- Duy trì hay vứt bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin như là cơ sở ý thức hệ của chế độ chính trị?
- Duy trì hay xóa bỏ chế độ độc đảng để thay bằng chế độ dân chủ - pháp quyền?
- Duy trì hay vứt bỏ phương châm lấy sở hữu quốc doanh làm chủ đạo?
- Duy trì hay vứt bỏ khái niệm đất đai thuộc sở hữu toàn dân để thay bằng khái niệm đa hình thức sở hữu, lấy sở hữu tư nhân làm cơ sở?
Đó là 4 trụ cột của ngôi nhà cộng sản đã bị sâu bọ giáo điều, tham nhũng gặm nhấm đến mục ruỗng. Tốt nhất là lãnh đạo cộng sản chủ động cùng nhân dân đồng thuận mở cuộc trưng cầu dân ý này và từ đó thực hiện cuộc đổi đời triệt để, ôn hòa, làm cho lịch sử dân tộc sang trang trong vòng pháp luật, mở ra Kỷ nguyên Dân chủ hoàn toàn mới mẻ, bảo đảm cuộc sống dân chủ, bình đẳng. Nhà nước thúc đẩy phát triển, xây dựng hòa bình, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, mang lại phồn vinh và hạnh phúc cho toàn dân.
71 năm thử nghiệm chế độ độc đảng độc đoán là quá đủ rồi.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bùi Tín
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.