Di Sản Hồ Chí Minh

Khi tuổi trẻ lên tiếng.

Một cô gái trẻ, Võ Thị Mỹ Linh, sinh năm 1989 viết thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo trình bày kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh của Nepal, đất nước mà cô có dịp du lịch bụi để tìm hiểu về con người

Một cô gái trẻ, Võ Thị Mỹ Linh, sinh năm 1989 viết thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo trình bày kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh của Nepal, đất nước mà cô có dịp du lịch bụi để tìm hiểu về con người, văn hóa cũng như cách mà họ dạy tiếng Anh trong nhà trường để bồi đắp kiến thức khá mỏng manh về tiếng Anh của cô.

Cô gái quan sát về sách giáo khoa dạy tiếng Anh của Nepal mà cô có dịp gần gũi để so sánh với sách giáo khoa tại Việt Nam được cô ghi lại qua bức thư như sau:



" Sách giáo khoa English của học sinh Nepal từ lớp 1 đến lớp 5:

Bài học đầu tiên của học sinh lớp 1 Nepal là chuyện chào hỏi. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 2 nói chuyện đi đến trường. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 3 kể lại nhật ký một ngày của cô bé Lilu. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 4 dạy bạn phải biết Be careful với câu chuyện cậu  bé Raj vừa đi vừa chơi game mà không để ý thấy cây cầu bị gãy.

Bài học đầu tiên của học sinh lớp 5 hỏi, "What do you want?" và kể chuyện người cha già có đứa con bị ở tù. Ông ra vườn trồng khoai tây và ước giá mà có đứa con trai ở đây để đào lỗ cho ông trồng. Thế là ông viết thư cho con trai. Mỗi bài học thể hiện độ khó khác nhau bác ạ. Thậm chí ngoài English, họ còn có 2 môn học khác là Văn hoá xã hội và Khoa học - Sức khoẻ cũng hoàn toàn được viết bằng English và nằm trong môn học chính của học sinh.

Cháu lập tức nhắn về Việt Nam, nhờ đứa bạn thân chạy ra hiệu sách, chụp cho cháu xem SGK English từ 1-5 dạy cái gì. Bác biết gì không?

Bài học đầu tiên của SGK 1 dạy Hello. Bài học của sách SGK 2 là dạy câu "where are you from". Bài học của SGK 3 dạy lại Hello. Bài học đầu tiên của SGK 4 dạy câu "How're you". Bài học đầu tiên của SGK 5 dạy lại câu "where're you from".

Cháu hoảng hồn bác ạ. Cháu không biết vì bác nghi ngờ trình độ của học sinh VN quá kém nên có mỗi 3 câu "hello, how're you, where're you  from" mà phải học đi học lại suốt 5 năm?

Hay tại chúng ta quan niệm, 5 năm, học được 3 câu đó là đã quá nhiều rồi?

Bác biết không, học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng tiếp cận ngôn ngữ càng tốt. Vì lúc đó bộ nhớ của chúng chưa sử dụng để ghi nhớ những điều phức tạp, những chuyện kiếm tiền, yêu đương. Nên cháu buồn khi thấy chúng ta bắt các em học quá nhiều thứ về toán lý hoá nhưng lại lo sợ trí nhớ của các em không đủ để học English. Buồn cười nhỉ.

2. Để dạy học sinh Nepal hiểu English, nhớ English, người Nepal bắt đầu bài học bằng những câu chuyện. Chuyện kể cô bé Deepa làm việc này việc kia. Chuyện kể gia đình cu cậu Ramesh thế này thế nọ.

Cô giáo sau khi dạy học sinh về câu chuyện sẽ hỏi lại học sinh câu chuyện đó kể gì, cô bé Deepa làm gì, cậu Ramesh bị gì. Học sinh trả lời và ghi nhớ.

Để dạy học sinh Việt Nam hiểu English, các nhà soạn sách VN soạn ra những đoạn hội thoại chẳng có ý nghĩa gì và bắt học sinh học lại đoạn  hội thoại đó để ứng dụng như một con vẹt. Theo bác, việc ghi nhớ nội dung câu chuyện dễ hơn hay khó hơn ghi nhớ một đoạn hội thoại dễ hơn?

3. Người Nepal soạn sách giáo khoa để dạy người Nepal. Thế nên những câu chuyện họ viết, những đề tài họ dạy liên quan đến đời sống, văn hoá hàng ngày của họ.

Họ nói về đỉnh Everest, nói về thủ đô Kathmandu, nói về những cậu bé, cô bé với những cái tên rất Nepal như Gauri, Sunda... Đó là cách họ khiến học sinh hứng thú với môn English vì nó gần gũi, dễ hiểu. Đó cũng là cách họ từ hào về đất nước họ."

Bức thư của cô gái rõ ràng là thuyết phục và nếu có quan tâm hơn có lẽ Bộ Giáo dục phải xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Ngược lại người ta trả lời bức thư ấy bằng thái độ kẻ cả, quan quyền, chỉ tay năm ngón và nhất là luận cứ của sự trả lời hoàn toàn lệch chuẩn không xứng đáng với bức thư của cô gái chỉ mới 23 tuổi.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, nguyên là thành viên Ban Chỉ đạo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 (Bộ GD-ĐT), trả lời trên báo VietnamNet với những điểm chính như sau:

Trước tiên ông phủ đầu người gửi thư bằng kinh nghiệm viết sách giáo khoa của ông, mặc dù chưa ai đọc và thấy cái kinh nghiệm ấy ra sao kể cả ông là thành viên của một ban chỉ đạo "sắp" tai tiếng trong việc soạn thảo chương trình ngoại ngữ quốc gia. Ông cho rằng cô gái này chưa đọc hết và nhất là chưa hiểu hết về nghệ thuật làm chương trình. Cô làm ầm ĩ lên như vậy chứng tỏ cô không biết gì cả.

Xin thưa với ông hai điều trong cái gọi là phản biện hay trả lời  này của ông.

Trước nhất cô gái này hoàn toàn không phê phán cái chương trình mà ông gọi là cô "chưa đọc hết" này. Cô chỉ đưa ra một so sánh nhẹ theo cái nhìn của cô, một người ham học tiếng Anh và có ý chí muốn học từ một đất nước khác đất nước của mình. Thứ hai, ông nói soạn thảo sách giáo khoa là một nghệ thuật thì tôi e rằng ông nói không chính xác. Không có loại hình nghệ thuật nào ở đây cả, chỉ có khoa học thực nghiệm làm cho người học, người dạy đạt tới sự thành công mà thôi. Vin vào hai chữ "nghệ thuật" là tư duy ầu ơ, đánh bùn sang ao và làm rối trí những ai không biết phân biệt thế nào là khoa học và thế nào là nghệ thuật.

Soạn sách giáo khoa dù là môn gì cũng dựa trên cách sắp xếp khoa học và kinh nghiệm tích lũy lâu năm trong lĩnh vực chuyên môn. Ở đây không có chỗ cho các ông khoe nhặng lên những kiến thức không phù hợp, cốt chứng tỏ rằng bài học càng khó thì học sinh càng giỏi.

Cái thứ nghệ thuật ấy chỉ có thể áp dụng vào các phiên họp đảng ủy, nơi người ta hết sức tô vẽ trên từng lời nói còn nội dung thực hiện thì để tự nó đến sau ông ạ.

Ông biện bạch rằng chương trình ở Việt Nam có cấp bậc đi lên. Sau 3 tháng nghỉ hè, bài đầu tiên cho học sinh học là ôn lại kiến thức cũ, ôn lại các cấu trúc cũ chứ không phải học lặp lại.

Cô Võ Thị Mỹ Linh không dốt và dễ dàng bị ông cả vú lấp miệng em. Cô chứng minh một cách rõ ràng rằng sự lập lại không khoa học trong chương trình sách giáo khoa liên tiếp nhiều năm cần phải xem xét lại. Muốn ôn lại kiến thức đã học năm trước phải đưa vào những câu chuyện mới lồng những yếu tố cũ đã học để học sinh vừa tiếp thu cái mới vừa có thể ôn lại hiệu quả những gì đã học.

Ông chống chế một cách yếu ớt và quan trọng hơn trong lời chống chế này đã  lộ ra đường mòn trong việc soạn sách giáo khoa. Con đường mòn ấy đáng lẽ phải được phát quang từ lâu nhưng không làm được vì cái nhìn thiển cận của những người đang rất tự hào tiếp tục được dò dẫm trên lưng của nó.

Ông để lộ ra sự thiếu hiểu biết một lần nữa khi nói rằng: "có thể những quyển sách tiếng Anh cô gái đó nhờ bạn chụp lại là sách theo chương trình cũ. Theo chương trình cũ, thậm chí đến lớp 10, học sinh học lại a b c từ đầu, bởi ở thời điểm xây dựng chương trình đó có tới 2/3 học sinh THCS không được học ngoại ngữ."

Câu nói này chứng tỏ ông không hề biết một chút gì về các cuốn sách dạy và học tiếng Anh trên kệ sách cả nước.

Chương trình mới còn được gọi là Đề án Ngoại ngữ 2020 mà ông đang tham gia nhằm xây dựng chương trình ngoại ngữ tổng thể 10 năm phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 mà ông giải thích là "được viết liên thông từ dưới lên trên. Mục tiêu là đến hết lớp 12, học sinh sẽ phải đạt chuẩn B1 châu Âu, tương đương với bậc 3 của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, chương trình được xây dựng và đánh giá là khó, chứ không hề đơn giản".

Một lần nữa xin lập lại, thưa ông, "khó" không phải là mục tiêu của một cuốn sách giáo khoa bất cứ về môn gì, mà "dễ tiếp thu" do cách sắp xếp khoa học mới là mục tiêu ông ạ.

Võ Thị Mỹ Linh đã chứng minh Nepal đã và đang theo cách này và học sinh của họ rất ham thích khi học tiếng Anh từ các lớp vỡ lòng. Việt Nam đã đi quá lâu trên con đường "khó là chính" cho nên học sinh "nuốt" bài chứ không phải "học" bài. Vì nuốt quá nhiều bài học "khó" trong sách giáo khoa nên hầu hết đều bội thực. Nếu họ được "học" bài thì kiến thức đã tan vào óc, có đâu cứ trợn trạo vì không thể tiêu hóa những đánh đố do ông và các đồng nghiệp của ông cố nặn ra hầu chứng tỏ kiến thức cao như núi của chính các ông.

Ông nói rằng "Nepal là một quốc gia thuộc địa của Anh, giống như Myanmar, Singapore, Malaysia… Đã từ lâu, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở những nước này. Toàn bộ hệ thống giáo dục đại học của họ cũng “copy” của Anh."

Ô hay, ông gói gọn vào hai chữ "copy" và cho rằng điều này làm cho Nepal học và dạy giỏi tiếng Anh, vậy tại sao ông và đồng nghiệp không lập lại thao tác này nghĩa là cứ copy cho được việc, cần gì phải vắt óc ra tìm tòi cái "nghệ thuật" mà ông kín đáo tự hào?

Sách dạy tiếng Anh nước ngoài đầy trên thị trường cả trong và ngoài nước. Trí thức Việt kiều sinh ra tại các nước nói tiếng Anh nhiều như lá trong rừng sẵn sàng bỏ công ra giúp cho Việt Nam cách thức mà họ đã học. Các ông không dám xử dụng họ vì sợ mất miếng ăn và mất cả chức vị, vậy thì đừng nên cho rằng chỉ có các nước bị Anh hay Mỹ lấy làm thuộc địa mới giỏi tiếng Anh. Lập luận ông đưa ra không thuyết phục được người Việt Nam nơi có ba triệu người dân lưu lạc biết rành rẽ thế nào là tiếng Anh ông ạ.

Qua cách phản biện lại bức thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo của Võ Thị Mỹ Linh ông đã phạm phải một lỗi lầm quan trọng: mang cả một ban bệ trong đó có ông để mong đè bẹp cô gái trẻ tuổi này với lập luận cô gái này nông nổi và không biết gì về sách giáo khoa tiếng Anh. Ông đã không thành công và tất cả những người trẻ theo dõi vụ này đã phản ứng bất lợi cho ông là đúng.

Phẩm chất của Võ Thị Mỹ Linh đáng quý ở chỗ cô ấy dám lên tiếng trực tiếp với một Bộ trưởng. Cho dù góp ý của cô gái này còn có chỗ phải bàn nhưng điểm sáng trong toàn bức thư là nhận thức của một người trẻ về các thất bại trong sách giáo khoa. Đó không phải là sự can đàm mà là trách nhiệm và tâm lý khao khát được thấy cái mới.

Tâm lý ấy đã bị ông vội vàng xô ngã bằng cái tự tôn không nên có.

Võ Thị Mỹ Linh có phẩm chất của những mầm xanh không biết khuất phục bởi sự già nua cũ kỹ. Người ta thấy đâu đó loáng thoáng hình ảnh của Zuckerberg, người dám bỏ cả Havard để phiêu lưu vào mảnh đất Facebook và giờ đây trở thành tấm gương cho bao người trẻ khắp thế giới.

Việt Nam không thể có một Zuckerberg không phải do thiếu chất xám lẫn tính mạo hiểm, phiêu lưu tìm cái mới mà bởi quá nhiều vật cản do cơ chế này tạo ra, trong đó có ông, điển hình cho những tư duy cục bộ vô hình nhưng rất chắc chắn.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Khi tuổi trẻ lên tiếng.

Một cô gái trẻ, Võ Thị Mỹ Linh, sinh năm 1989 viết thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo trình bày kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh của Nepal, đất nước mà cô có dịp du lịch bụi để tìm hiểu về con người

Một cô gái trẻ, Võ Thị Mỹ Linh, sinh năm 1989 viết thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo trình bày kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh của Nepal, đất nước mà cô có dịp du lịch bụi để tìm hiểu về con người, văn hóa cũng như cách mà họ dạy tiếng Anh trong nhà trường để bồi đắp kiến thức khá mỏng manh về tiếng Anh của cô.

Cô gái quan sát về sách giáo khoa dạy tiếng Anh của Nepal mà cô có dịp gần gũi để so sánh với sách giáo khoa tại Việt Nam được cô ghi lại qua bức thư như sau:



" Sách giáo khoa English của học sinh Nepal từ lớp 1 đến lớp 5:

Bài học đầu tiên của học sinh lớp 1 Nepal là chuyện chào hỏi. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 2 nói chuyện đi đến trường. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 3 kể lại nhật ký một ngày của cô bé Lilu. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 4 dạy bạn phải biết Be careful với câu chuyện cậu  bé Raj vừa đi vừa chơi game mà không để ý thấy cây cầu bị gãy.

Bài học đầu tiên của học sinh lớp 5 hỏi, "What do you want?" và kể chuyện người cha già có đứa con bị ở tù. Ông ra vườn trồng khoai tây và ước giá mà có đứa con trai ở đây để đào lỗ cho ông trồng. Thế là ông viết thư cho con trai. Mỗi bài học thể hiện độ khó khác nhau bác ạ. Thậm chí ngoài English, họ còn có 2 môn học khác là Văn hoá xã hội và Khoa học - Sức khoẻ cũng hoàn toàn được viết bằng English và nằm trong môn học chính của học sinh.

Cháu lập tức nhắn về Việt Nam, nhờ đứa bạn thân chạy ra hiệu sách, chụp cho cháu xem SGK English từ 1-5 dạy cái gì. Bác biết gì không?

Bài học đầu tiên của SGK 1 dạy Hello. Bài học của sách SGK 2 là dạy câu "where are you from". Bài học của SGK 3 dạy lại Hello. Bài học đầu tiên của SGK 4 dạy câu "How're you". Bài học đầu tiên của SGK 5 dạy lại câu "where're you from".

Cháu hoảng hồn bác ạ. Cháu không biết vì bác nghi ngờ trình độ của học sinh VN quá kém nên có mỗi 3 câu "hello, how're you, where're you  from" mà phải học đi học lại suốt 5 năm?

Hay tại chúng ta quan niệm, 5 năm, học được 3 câu đó là đã quá nhiều rồi?

Bác biết không, học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng tiếp cận ngôn ngữ càng tốt. Vì lúc đó bộ nhớ của chúng chưa sử dụng để ghi nhớ những điều phức tạp, những chuyện kiếm tiền, yêu đương. Nên cháu buồn khi thấy chúng ta bắt các em học quá nhiều thứ về toán lý hoá nhưng lại lo sợ trí nhớ của các em không đủ để học English. Buồn cười nhỉ.

2. Để dạy học sinh Nepal hiểu English, nhớ English, người Nepal bắt đầu bài học bằng những câu chuyện. Chuyện kể cô bé Deepa làm việc này việc kia. Chuyện kể gia đình cu cậu Ramesh thế này thế nọ.

Cô giáo sau khi dạy học sinh về câu chuyện sẽ hỏi lại học sinh câu chuyện đó kể gì, cô bé Deepa làm gì, cậu Ramesh bị gì. Học sinh trả lời và ghi nhớ.

Để dạy học sinh Việt Nam hiểu English, các nhà soạn sách VN soạn ra những đoạn hội thoại chẳng có ý nghĩa gì và bắt học sinh học lại đoạn  hội thoại đó để ứng dụng như một con vẹt. Theo bác, việc ghi nhớ nội dung câu chuyện dễ hơn hay khó hơn ghi nhớ một đoạn hội thoại dễ hơn?

3. Người Nepal soạn sách giáo khoa để dạy người Nepal. Thế nên những câu chuyện họ viết, những đề tài họ dạy liên quan đến đời sống, văn hoá hàng ngày của họ.

Họ nói về đỉnh Everest, nói về thủ đô Kathmandu, nói về những cậu bé, cô bé với những cái tên rất Nepal như Gauri, Sunda... Đó là cách họ khiến học sinh hứng thú với môn English vì nó gần gũi, dễ hiểu. Đó cũng là cách họ từ hào về đất nước họ."

Bức thư của cô gái rõ ràng là thuyết phục và nếu có quan tâm hơn có lẽ Bộ Giáo dục phải xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Ngược lại người ta trả lời bức thư ấy bằng thái độ kẻ cả, quan quyền, chỉ tay năm ngón và nhất là luận cứ của sự trả lời hoàn toàn lệch chuẩn không xứng đáng với bức thư của cô gái chỉ mới 23 tuổi.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, nguyên là thành viên Ban Chỉ đạo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 (Bộ GD-ĐT), trả lời trên báo VietnamNet với những điểm chính như sau:

Trước tiên ông phủ đầu người gửi thư bằng kinh nghiệm viết sách giáo khoa của ông, mặc dù chưa ai đọc và thấy cái kinh nghiệm ấy ra sao kể cả ông là thành viên của một ban chỉ đạo "sắp" tai tiếng trong việc soạn thảo chương trình ngoại ngữ quốc gia. Ông cho rằng cô gái này chưa đọc hết và nhất là chưa hiểu hết về nghệ thuật làm chương trình. Cô làm ầm ĩ lên như vậy chứng tỏ cô không biết gì cả.

Xin thưa với ông hai điều trong cái gọi là phản biện hay trả lời  này của ông.

Trước nhất cô gái này hoàn toàn không phê phán cái chương trình mà ông gọi là cô "chưa đọc hết" này. Cô chỉ đưa ra một so sánh nhẹ theo cái nhìn của cô, một người ham học tiếng Anh và có ý chí muốn học từ một đất nước khác đất nước của mình. Thứ hai, ông nói soạn thảo sách giáo khoa là một nghệ thuật thì tôi e rằng ông nói không chính xác. Không có loại hình nghệ thuật nào ở đây cả, chỉ có khoa học thực nghiệm làm cho người học, người dạy đạt tới sự thành công mà thôi. Vin vào hai chữ "nghệ thuật" là tư duy ầu ơ, đánh bùn sang ao và làm rối trí những ai không biết phân biệt thế nào là khoa học và thế nào là nghệ thuật.

Soạn sách giáo khoa dù là môn gì cũng dựa trên cách sắp xếp khoa học và kinh nghiệm tích lũy lâu năm trong lĩnh vực chuyên môn. Ở đây không có chỗ cho các ông khoe nhặng lên những kiến thức không phù hợp, cốt chứng tỏ rằng bài học càng khó thì học sinh càng giỏi.

Cái thứ nghệ thuật ấy chỉ có thể áp dụng vào các phiên họp đảng ủy, nơi người ta hết sức tô vẽ trên từng lời nói còn nội dung thực hiện thì để tự nó đến sau ông ạ.

Ông biện bạch rằng chương trình ở Việt Nam có cấp bậc đi lên. Sau 3 tháng nghỉ hè, bài đầu tiên cho học sinh học là ôn lại kiến thức cũ, ôn lại các cấu trúc cũ chứ không phải học lặp lại.

Cô Võ Thị Mỹ Linh không dốt và dễ dàng bị ông cả vú lấp miệng em. Cô chứng minh một cách rõ ràng rằng sự lập lại không khoa học trong chương trình sách giáo khoa liên tiếp nhiều năm cần phải xem xét lại. Muốn ôn lại kiến thức đã học năm trước phải đưa vào những câu chuyện mới lồng những yếu tố cũ đã học để học sinh vừa tiếp thu cái mới vừa có thể ôn lại hiệu quả những gì đã học.

Ông chống chế một cách yếu ớt và quan trọng hơn trong lời chống chế này đã  lộ ra đường mòn trong việc soạn sách giáo khoa. Con đường mòn ấy đáng lẽ phải được phát quang từ lâu nhưng không làm được vì cái nhìn thiển cận của những người đang rất tự hào tiếp tục được dò dẫm trên lưng của nó.

Ông để lộ ra sự thiếu hiểu biết một lần nữa khi nói rằng: "có thể những quyển sách tiếng Anh cô gái đó nhờ bạn chụp lại là sách theo chương trình cũ. Theo chương trình cũ, thậm chí đến lớp 10, học sinh học lại a b c từ đầu, bởi ở thời điểm xây dựng chương trình đó có tới 2/3 học sinh THCS không được học ngoại ngữ."

Câu nói này chứng tỏ ông không hề biết một chút gì về các cuốn sách dạy và học tiếng Anh trên kệ sách cả nước.

Chương trình mới còn được gọi là Đề án Ngoại ngữ 2020 mà ông đang tham gia nhằm xây dựng chương trình ngoại ngữ tổng thể 10 năm phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 mà ông giải thích là "được viết liên thông từ dưới lên trên. Mục tiêu là đến hết lớp 12, học sinh sẽ phải đạt chuẩn B1 châu Âu, tương đương với bậc 3 của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, chương trình được xây dựng và đánh giá là khó, chứ không hề đơn giản".

Một lần nữa xin lập lại, thưa ông, "khó" không phải là mục tiêu của một cuốn sách giáo khoa bất cứ về môn gì, mà "dễ tiếp thu" do cách sắp xếp khoa học mới là mục tiêu ông ạ.

Võ Thị Mỹ Linh đã chứng minh Nepal đã và đang theo cách này và học sinh của họ rất ham thích khi học tiếng Anh từ các lớp vỡ lòng. Việt Nam đã đi quá lâu trên con đường "khó là chính" cho nên học sinh "nuốt" bài chứ không phải "học" bài. Vì nuốt quá nhiều bài học "khó" trong sách giáo khoa nên hầu hết đều bội thực. Nếu họ được "học" bài thì kiến thức đã tan vào óc, có đâu cứ trợn trạo vì không thể tiêu hóa những đánh đố do ông và các đồng nghiệp của ông cố nặn ra hầu chứng tỏ kiến thức cao như núi của chính các ông.

Ông nói rằng "Nepal là một quốc gia thuộc địa của Anh, giống như Myanmar, Singapore, Malaysia… Đã từ lâu, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở những nước này. Toàn bộ hệ thống giáo dục đại học của họ cũng “copy” của Anh."

Ô hay, ông gói gọn vào hai chữ "copy" và cho rằng điều này làm cho Nepal học và dạy giỏi tiếng Anh, vậy tại sao ông và đồng nghiệp không lập lại thao tác này nghĩa là cứ copy cho được việc, cần gì phải vắt óc ra tìm tòi cái "nghệ thuật" mà ông kín đáo tự hào?

Sách dạy tiếng Anh nước ngoài đầy trên thị trường cả trong và ngoài nước. Trí thức Việt kiều sinh ra tại các nước nói tiếng Anh nhiều như lá trong rừng sẵn sàng bỏ công ra giúp cho Việt Nam cách thức mà họ đã học. Các ông không dám xử dụng họ vì sợ mất miếng ăn và mất cả chức vị, vậy thì đừng nên cho rằng chỉ có các nước bị Anh hay Mỹ lấy làm thuộc địa mới giỏi tiếng Anh. Lập luận ông đưa ra không thuyết phục được người Việt Nam nơi có ba triệu người dân lưu lạc biết rành rẽ thế nào là tiếng Anh ông ạ.

Qua cách phản biện lại bức thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo của Võ Thị Mỹ Linh ông đã phạm phải một lỗi lầm quan trọng: mang cả một ban bệ trong đó có ông để mong đè bẹp cô gái trẻ tuổi này với lập luận cô gái này nông nổi và không biết gì về sách giáo khoa tiếng Anh. Ông đã không thành công và tất cả những người trẻ theo dõi vụ này đã phản ứng bất lợi cho ông là đúng.

Phẩm chất của Võ Thị Mỹ Linh đáng quý ở chỗ cô ấy dám lên tiếng trực tiếp với một Bộ trưởng. Cho dù góp ý của cô gái này còn có chỗ phải bàn nhưng điểm sáng trong toàn bức thư là nhận thức của một người trẻ về các thất bại trong sách giáo khoa. Đó không phải là sự can đàm mà là trách nhiệm và tâm lý khao khát được thấy cái mới.

Tâm lý ấy đã bị ông vội vàng xô ngã bằng cái tự tôn không nên có.

Võ Thị Mỹ Linh có phẩm chất của những mầm xanh không biết khuất phục bởi sự già nua cũ kỹ. Người ta thấy đâu đó loáng thoáng hình ảnh của Zuckerberg, người dám bỏ cả Havard để phiêu lưu vào mảnh đất Facebook và giờ đây trở thành tấm gương cho bao người trẻ khắp thế giới.

Việt Nam không thể có một Zuckerberg không phải do thiếu chất xám lẫn tính mạo hiểm, phiêu lưu tìm cái mới mà bởi quá nhiều vật cản do cơ chế này tạo ra, trong đó có ông, điển hình cho những tư duy cục bộ vô hình nhưng rất chắc chắn.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm