Đoạn Đường Chiến Binh

Khóa 2 Cảnh Sát Quốc Gia

Viết về một khóa sĩ quan của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đối với tôi không phải là một đề tài đơn giản, dù ba khóa đầu tiên Cảnh Sát Quốc Gia chỉ là ở giai đoạn

 

Khóa 2 Cảnh Sát Quốc Gia PDF Print E-mail
Tác Giả: Cựu SVSQ K2 Nguyễn Văn Lợi   
 
Viết về một khóa sĩ quan của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đối với tôi không phải là một đề tài đơn giản, dù ba khóa đầu tiên Cảnh Sát Quốc Gia chỉ là ở giai đoạn sơ khai, nhưng cũng có rất nhiều điều phải ưu tư, hãnh diện đồng thời cũng mang nhiều kỷ niệm đáng nhớ. 
Khóa  2 CẢNH SÁT QUỐC GIA 
Năm 1967, theo lệnh tổng động viên của chính phủ ban hành, tất cả thanh niên sinh viên học sinh thuộc tài nguyên quốc gia đã tuân lệnh hoặc tình nguyện gia nhập quân đội hay các ngành nghề thích ứng, trong tình trạng hợp lệ quân dịch.
Năm đó tôi nộp đơn thi tuyển vào khóa 2 Biên Tập Viên và Thẩm Sát Viên Cảnh sát Quốc Gia tại Sài gòn. Có khoảng mấy ngàn thí sinh ghi danh, tôi đã phải trải qua những ngày thi cử cam go để vinh dự có tên trên danh sách của khoảng 300 người trúng tuyển. Vừa có kết quả, tôi về quê ngay để báo cho Má tôi biết, Má tôi rất mừng vì nghĩ rằng tôi sẽ được phục vụ tại thành phố và hy vọng tôi sẽ được làm việc gần nhà; nhưng bà lại lo âu:

- Đi Cảnh sát? Có giống như chú Sáu Thiềng xóm mình không? 
- Không giống đâu Má, con làm Biên tập viên là chỉ làm việc bàn giấy thôi.
Tôi trả lời cho Má yên lòng vì lúc nhỏ tôi thường nghe những người trong xóm nói:  “Mấy người làm cảnh sát như chú Sáu Thiềng chỉ chuyên đi đá thúng đá rổ của người buôn bán ở chợ…”  Thật ra đó chỉ là những lời đồn không đúng đắn, vì khi lớn lên tôi có dịp tiếp xúc và tìm hiểu mới thấy chú Sáu là người có học vấn, thật thà và trực tính, đôi khi nóng nảy nhưng không có ác ý. Chỉ trong trường hợp bất đắc dĩ chú mới xử dụng luật lệ với người dân mà thôi, điều đó đã được chứng minh sau này, khi chú Sáu được thượng cấp cứu xét và đề nghị cho đi tu nghiệp khóa sĩ quan đặc biệt.

Ngày trình diện tại Sở Nhân viên, Tổng nha CSQG/SG, chúng tôi được xe đưa đến đường Lê văn Duyệt quận 3 Sài gòn để vào trại Lê văn Duyệt, đây là khu vực đồn trú của Bộ chỉ huy Biệt khu Thủ đô.

Khi xuống xe tôi hết sức bỡ ngỡ vì không như những gì đã hình dung, tôi không thấy những vòng rào kẽm gai và hào sâu, với các vọng gác kiên cố bao quanh một vùng đất rộng lớn giống như quân trường sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức; cũng không thấy những giảng đường nguy nga quét vôi sạch sẽ như các trường Đại học Khoa học, Sư phạm. Trước mặt chỉ thấy hai cái trụ gạch xây xi măng vuông vức, bắc ngang trên đó một tấm bảng lớn màu xanh ghi hai hàng chữ trắng, trên ghi chữ Việt Nam: HỌC VIỆN CẢNH SÁT QUỐC GIA, dưới ghi chữ Anh: National Police Academy. Thế là chúng tôi đã thực sự đặt chân vào một nơi khổ luyện, để sau khi thụ huấn khóa học kéo dài chín tháng, chúng tôi sẽ chính thức trở thành những viên chức Cảnh Sát Quốc Gia ưu tú phục vụ cho dân chúng dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa.

Tất cả chúng tôi tập họp nơi sân trải đá đỏ, chính giữa có một kỳ đài tròn. Sau khi nghe cán bộ dặn dò hướng dẫn sơ khởi về nội quy sinh hoạt và chỗ ăn chỗ ở, mọi người được phân phối đến các vị trí theo từng đội ngũ được sắp sếp theo danh sách đã đọc. Cũng nơi sân trường này, những ngày tháng về sau, mỗi sáng chúng tôi phải nhanh chân tập họp để nghiêm chỉnh dự lễ thượng kỳ. Ngước nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới in trên nền trời xanh, cùng cất tiếng hát bản Quốc ca hùng tráng vang vang trong không gian buổi sớm mai, mọi người rộn lên trong lòng niềm kiêu hãnh, khi tưởng nhớ đến bao công lao của Ông Cha đã đổ máu xương chống ngoại xâm để xây dựng nên một nước Việt Nam ngày nay cho con cháu...

Như đã nói ở trên, học viện Cảnh sát Quốc Gia chỉ là một doanh trại chiếm một khoảng đất rộng khiêm nhường chu vi ước chừng 40.000 mét vuông, tọa lạc tiếp sau Trung tâm Huấn luyện Quân Nhu kể từ cổng trại Lê văn Duyệt đi vào. Đứng ở cổng học viện nhìn vào, bên phải là ba dãy nhà dài mái lợp tôn dùng làm phòng ngủ cho các sinh viên sĩ quan, xen kẽ với những hàng cây trứng cá “cổ thụ”. Dãy đầu tiên dành cho Tiểu đoàn 2, dãy thứ nhì cho Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 1 và dãy thứ ba cho Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 1; mỗi Đại đội gồm hai Trung đội. Phía sau ba dãy phòng ngủ gần bờ tường TTHL Quân Nhu là nhà tắm chung.

Cuối sân học viện có một dãy nhà gồm văn phòng của Viện trưởng, Phó Viên trưởng, văn phòng hành chánh, văn phòng Liên đoàn, phòng sinh hoạt của nhân viên, viên chức học viện (Khi Thiếu tá Q ĐBPNgô Đình Trung sau là Trung tá giữ chức vụ Liên đoàn trưởng thay NT Phan Trung Chánh đã dùng làm nơi trú ngụ). Gần sát vách tường phía hậu có hai dãy nhà gồm các lớp học và phòng sinh hoạt giải trí của sinh viên.

Phía bên ngoài vách tường là một con đường đất dẫn vào xóm “bán hoa”, con đường này được mang tên “đường mòn Đàm Trung Mộc” do anh em sinh viên từ thời khóa 1 ưu ái đặt cho. Nơi đây đã in dấu kỷ niệm của bao chàng thư sinh đã dùng hết công phu tuyệt kỷ, vượt qua bên kia tường mong tìm không khí tự do và kiếm chút tình cảm. Đôi khi có vài chàng thật đáng thương, vì chưa đạt đến mức hỏa hầu nên đành mắc nạn… (Xin quý vị K2 cố nhớ lại xem có mặt ông Quang Bếp trong nhóm “Bích Hổ Du Tường Nhập Động” này không?). Riêng tôi và anh Nguyễn Hữu Trân thường đột kích leo theo cột đèn, trèo qua góc tường phía mặt tiền nơi tiếp giáp với TTHL Quân nhu, để đến nhà người bạn của Trân ở trại gia binh trong vòng đai trại LVD. Nơi đó Trân đã gởi sẵn chiếc xe gắn máy hiệu Kawasaki, hai đứa hiên ngang hợp pháp đi dạo phố… Có nhiều anh em gọi là vượt bức tường Bá linh. 

Nằm sát góc tường cuối bên trái là nhà bếp và nhà ăn. Từ đây ngược ra phía cổng có một nhà thủy tạ cạnh cái hồ nhỏ nuôi cá kiểng, nằm dưới vòm cây che bóng rậm mát; đến một cái cầu rửa xe bỏ phế kế tiếp là ba dãy nhà tiền chế mái hình vòng cung dành cho văn phòng Hành chánh, phòng học, nhà Tiếp tân của sinh viên sĩ quan và cuối cùng là ban An ninh Phòng vệ.

Nhà thủy tạ được dùng làm câu lạc bộ, chắc quý vị vẫn còn nhớ người phụ nữ tên Thương điều hành ở đây, nhan sắc mặn mà khiến cho sinh viên Lê Thành Tài mê đắm và cả hai trở thành một cặp tình nhân được nhiều người biết tiếng, không biết lúc bấy giờ còn có chàng hào hoa nào khác cũng rắp tâm bắn sẻ hay không? Có nhiều lúc một số anh em rủ nhau ngồi nghỉ ngơi giải khát  ở câu lạc bộ, vừa ngắm người đẹp “5 con trông mòn con mắt” vừa theo dõi những trận thư hùng long trời lở đất giữa các cầu thủ “chân không” như : Huỳnh Lam Điền (đã mất), Nguyễn văn Tư, Nguyễn văn Hoàng, Hà văn Tiên, Ngô Quốc Lý, Nguyễn Ngọc Khang, Nguyễn Minh Thiều (đã mất), Võ Tấn Tài, Nguyễn văn Trình, Lê Trí Đức…. Anh Trần Bửu Giao vẫn nhắc mãi đến trận tranh hùng sôi nổi giữa ba đội Gốc Rau, Gốc Giá và Gốc Ớt để mong đoạt lấy cúp vô địch là một chai nước tương do sinh viên mạnh thường quân “Quang khều” Trương Minh Quang treo giải. Trong lúc hăng say tranh tài đã xảy ra những va chạm khiến cho bạn Phạm Hoàng Sanh suýt bị lọi tay.

Khoảng hơn 300 cậu học trò, sinh viên, cộng với khoảng 100 cựu công tư chức, vì thời thế đã gặp nhau ở đây, khóa 2 Biên Tập Viên và Thẩm Sát Viên Cảnh Sát Quốc Gia cùng thụ huấn một chương trình gồm các bài học lý thuyết về Hành chánh, Cảnh sát Tổng quát và một chương trình huấn luyện quân sự; dưới sự dẫn dắt của các cán bộ phụ trách như quý ông Minh, Nhứt, La văn Chung, Quách Trung Chánh (mất trong tù?), Nguyễn Ngọc Thơ (đã mất) với vị Liên đoàn trưởng là NT Phan Trung Chánh… Quý vị Giảng viên từng là các vị chỉ huy trong ngành CSQG truyền lại những kinh nghiệm dạn dày đã trải qua trong những năm tháng phục vụ, như quý NT Nguyễn Kim Phùng, NT Nguyễn Bá Hàm, NT Trung tá Nguyễn Hữu Dung “Cò Công Lộ” (đã mất tích trên đường vượt biển tìm tự do), cố NT Đại tá Đặng văn Đính(?) “Cò Đính”… và nhất là dưới sự tận tâm dìu dắt của cố Viện trưởng khả kính, Quận Trưởng Thượng Hạng CSQG Đàm Trung Mộc rất thương yêu thuộc cấp, hết lòng vì nghề nghiệp, người đã đặt nhiều kỳ vọng vào lớp trẻ. Có lần cố Viện trưởng cho tập họp tất cả sinh viên ở giảng đường để nói một số đề tài liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, cách ứng xử... Khi đề cập đến việc vị Đại úy thuộc TTHL Quân Nhu cạnh bên Học viện, gặp Viện trưởng phàn nàn về việc một số anh em sinh viên có hành động “vô ý thức”, nhòm vào khe thông gió phòng tắm của bà Đại úy... Cố Viện trưởng không những không trừng phạt, còn cười hóm hỉnh: “Có của không lo dấu mà còn đi mách!”. Cố Viện trưởng đã đặt tên cho khóa 2 chúng tôi là khóa Trần Bình Trọng.

Từ các phương trời tụ tập về đây với số tuổi không đồng đều hơn kém nhau năm ba tuổi, khác nhau về thành phần xã hội như đã nói ở trên, có người đã từng là công, tư chức hoặc cựu sĩ quan quân đội, số còn lại thuộc thành phần sinh viên, học sinh mới ra trường. Tất cả đã cùng ăn, ngủ, chơi đùa, học tập… như anh em một nhà. Dĩ nhiên vì không đồng nhất về sở thích, cá tính v.v... khi sống chung đụng tất nhiên có nhiều va chạm, từ đó xảy ra một số sự kiện buồn vui. Lâu ngày quen dần anh em đã thông hiểu nhau, gắn bó nhau hơn và từ đó tên tục của một số anh em được gắn liền với những cái tên gọi thân thương. Nào là Tài “Ngưu ma vương”, Hạc “bẩn”, Trực “thối”, Trân “công lộ”, Trân “sầu”, Trâm “Đại hàn”, Quang “khều”, Quang “tròn”, Quang “bếp”, Sáu “lèo”, Tài “đầu bò”, Khang “ấu tiểu”, Hạnh “hột xoài”, Thơ “khùng”, Quy “đầu”, Lê “sữa”, Linh “lác”, Trường “Ấn độ”, Trường “Tam Tạng”, Khiết “đạo dừa”, “chú  Tư ” Kiên, Thành “Degaulle”, Khâm “xì dầu”, Lâm “babylac”, Hoàng “Khổng tử”, Sết “cô đơn”, Thành “Johnson”, Chín “mầu”, Thiều “vui vẻ”, Toàn “điếc”, Cao “quỵ”, Giúp “ho lao”, Minh “mộng du”,  Huỳnh “tùm lum”, Điệp “Tề thiên”, Thanh “quắn”, Nam “cà cộ”, Thanh “cổ cò”, Thiện “bốn ngón”, Trung “Hynos”, Cờ “tiết canh”, Hóa “Fulro”, Lợi “điếm BH”,  Sơn “bẩn” bây giờ gọi là Sơn “què” vì bị thương tật cột xuơng sống… Cho đến giờ mỗi khi nhắc lại bất cứ “hỗn danh” nào cũng có thể gợi cho anh em nhớ lại bao kỷ niệm và hình dung ra bạn bè ngày đó!

Chấm dứt phần học về lý thuyết Cảnh sát Tổng quát, chúng tôi tiếp tục theo học một chương trình Huấn luyện Quân sự do các huấn luyện viên của trường BB/TĐ đến giảng dạy tại Học viện như: Đại Úy Tuấn “râu” dạy Địa hình (về sau ông trở thành Tiểu đoàn trưởng 37 Pháo binh Pleiku), Trung úy Huỡn dạy về Thao diễn Cơ bản…Và chúng tôi cũng đã được di hành thực tập các bài học về đội hình hành quân tại các sân bãi cũng như học cách tháo

ráp vũ khí nặng trong các phòng ốc của trường BB/TĐ.

Chín tháng trôi qua kể từ ngày nhập học, cuối tháng 10 năm 1967, sau một buổi lễ mãn khóa được tổ chức một cách trang trọng, chúng tôi được cấp phát bằng tốt nghiệp và ra trường với ngạch trật BTV công nhật. Thủ khoa là anh Nguyễn Thành Trung, Á khoa là Nguyễn Hữu Thành (đã mất), Nguyễn Kim Hạc hạng 3.

Ngày chọn đơn vị, một sự việc hết sức bất ngờ khiến cho người thì méo mặt kẻ lại cười vui. Theo lệnh được chỉ thị từ Tổng nha CSQG (Bộ Tư lệnh CSQG sau này) chia danh sách tốt nghiệp thành ba nhóm một cách khó hiểu. Nhóm 1 từ hạng số 1 đến số 112, nhóm 2 từ số 113 đến số 162 và nhóm 3 từ số 164 đến số cuối; vì vậy có chuyện tréo cẳng ngỗng xảy ra: Anh X ở hạng số 112 đã trở thành đứng chót nhóm 1 trong khi anh Y hạng số 164 lại đứng đầu nhóm 3. 

Hai nhóm 1 và 3 được chọn đơn vị phục vụ tùy theo số thứ tự, nhóm 2 gồm 50 anh được bổ dụng thẳng về ngành Cảnh sát Dã Chiến. Được biết năm này khối CSDC từ chối nhận các sinh viên đứng cuối danh sách như đã xảy ra từ năm khóa 1 ra trường vì vậy mới có sự việc chia nhóm như kể trên; đứng đầu nhóm 2 “bất đắc dĩ” này là hai anh đồng hạng 113, Văn Minh Tịnh (đang sống ở Nam CA) và Dư Ngọc Huân (đang sống ở Florida). Nhờ sự chia nhóm đầy may mắn này tôi và bạn Nguyễn Ngọc Khang cùng quê, rủ nhau chọn ngành Cảnh sát Đặc Biệt sau khi tham vấn Niên trưởng Phan Trung Chánh, để được phục vụ tại Sài gòn, được mặc thường phục và hy vọng có thể ghi danh tiếp tục học tại Đại học Luật khoa.

Những chàng trai quen lối sống buông thả ngày nào giờ đã trở thành những viên chức Cảnh sát Quốc Gia đầy nhiệt huyết được bổ nhiệm đến mọi miền trên đất nước, đã nhanh chóng chiếm lĩnh được sự tin cậy và thân tình của dân chúng địa phương nơi chúng tôi phục vụ, kể từ sau 1971 khi lớp trẻ chúng tôi được xử dụng đúng chỗ, đúng vị thế; nhờ ngành CSQG đã được chấn chỉnh hệ thống tổ chức chỉ huy và đã được quân sự hóa. Tưởng cũng nên nhắc lại thời gian trước đó, anh em chúng tôi phải đương đầu với một tình trạng nghiệt ngã gây ra bởi hệ thống tổ chức chỉ huy hủ lậu, không có một quy củ rõ ràng, cũng như không đồng nhất trong việc xử dụng và sắp xếp nhân sự.

Trải qua những tháng năm thăng trầm vinh nhục, hầu hết anh em vẫn bền chí cố gắng thi hành mọi nhiệm vụ được giao phó để phục vụ cho dân chúng và làm tròn trách nhiệm với đất nước dù có khi phải đương đầu với hiểm nguy ảnh hưởng đến tính mạng. Từ ngày tốt nghiệp ra trường năm 1967 đến ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975, khóa 2 đã có khoảng trên 30 bạn bị chết, bị mất tích như anh Quách văn Hôn bị tử thương trong trận Mậu Thân 1968, anh Nguyễn Mạnh Hùng mất tích trên đường từ Trung tâm huấn luyện CSDC Đà lạt về Sài gòn, anh Huỳnh Hữu Lộc chết trên đường đi công vụ thuộc tỉnh Long an, anh Trần Kha (Trung đội trưởng CSDC/CSQG/Pleiku) tự sát khi bị bắt trong khi di tản trên tỉnh lộ số 7. Có anh chết trong trại giam như anh Lê văn Đan hoặc chết vì bệnh khi được thả ra tù, do ảnh hưởng những năm tháng đói khổ và nhất là những anh bị thảm sát trong những ngày đầu khi Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam như Lý Minh Chơn bị tử hình ở Long Khánh, Lê văn Miêng bị xử tử ở Bình Dương, Lê văn Lời bị bêu xác ngoài đường phố vì bạn đã cùng anh em CSQG cuộc Ký Thu Ôn Q.8 Sài gòn chiến đấu chống lại bọn VC đến giây phút cuối…

Trước chúng tôi ba tháng, 197 bạn cùng khóa 2 thuộc Tiểu đoàn 2 đã mãn khóa ra trường với ngạch trật Thẩm Sát Viên công nhật. Rất tiếc, tuy cùng thụ huấn chung một trường nhưng không cùng giờ giấc học tập, vị trí sinh hoạt… cho nên không có mấy dịp tìm hiểu nhau. Tuy nhiên có lẽ hầu hết các bạn đồng khóa nhớ mãi chuyện này: trong đêm văn nghệ ngày lễ gắn al-pha có một màn vũ sexy thật nảy lửa. Dưới ánh đèn mờ ảo, người vũ nữ lần lượt trút bỏ xiêm y, khán giả há hốc mồm, căng mắt theo dõi, đến khi cô ta cởi móc áo xú cheng ra, thấy bộ ngực xẹp lép mọi người bật ngửa la to: "Thằng Mùi, trời ơi!" và ôm bụng cười nghiêng ngả. Thì ra anh Nguyễn văn Mùi, khóa 2 TSV đã đội tóc giả, dồi phấn thoa son lừa mọi người một cú thật đẹp. Trong dịp này, người bạn thân của K2 Văn Minh Tịnh, ca sĩ Trung Chĩnh tức bác sĩ Huỳnh văn Chĩnh hiện đang hành nghề tại phố Bolsa Nam CA và nữ ca sĩ Kim Loan cũng có mặt góp vui…

Tôi nhớ có một buổi tối tôi lò dò lần theo tiếng gáy để rình bắt một con dế, khi qua phía nhà ngủ của Tiểu đoàn 2 đã đụng độ bạn Sơn Na (hiện ở VN, anh của đồng môn Sơn Rotha hội CSQG Nam CA, ba của hai bạn là cố dân biểu Sơn Thi?) cùng một ý định, thế rồi hai đứa trò chuyện hợp ý từ đó thường gặp gỡ nhau tán dóc.
Khi trình diện nhận nhiệm sở tại Khối CSĐB thuộc Tổng Nha CSQG phòng Thẩm vấn, tôi đã gặp bạn Trần văn Trạng (đang sống ở New Jersey) và trở thành bạn thân thiết cho đến hôm nay. Các bạn khóa 2 TSV khác cùng phục vụ tại khối CSDB còn có các anh Nguyễn Thành Tài (sinh viên hậu kỳ), Dương văn Mười.

Thời gian qua sống tại miền Nam CA, tôi có nhiều dịp gặp lại các anh khóa 2 TSV như Hồ Hối, Nguyễn Hàm, Nguyễn văn Hùng, Nguyễn Chạy, Nguyễn Đức Vượng và Nguyễn văn Vĩnh (sinh viên hậu kỳ). Ở Bắc Ca còn có một số các anh khác tôi chưa được hân hạnh nghe tên biết mặt, hy vọng sẽ gặp nhau trong ngày Tiền Hội Nghị Khóa 2 CSQG tại San Jose, do các anh Nguyễn Ngọc Thụy, Trần Bửu Giao, Nguyễn văn Tua, Nguyễn Hiền, Trương văn Sang,Trương Thuận Quang… đã hy sinh tâm sức sắp xếp, liên lạc, kêu gọi… chuẩn bị tổ chức để chào đón các bạn từ mọi phương trời về đây tìm một chút vui đùa để nhớ lại thời tuổi trẻ!

Sau biến cố tang thương 1975, những người bạn cùng khóa kẻ mất người còn, đã tứ tán khắp nơi trên thế giới. Ngoài những người bất hạnh còn bị lưu đày trên chính quê hương mình hiện do Cộng sản thống trị, còn lại đa số đang sống kiếp tha hương tại các quốc gia tự do no ấm nhưng lòng vẫn còn mang theo những kỷ niệm và luôn mong một ngày trở về quê hương khi không còn bóng dáng Cộng nô.

Viết về một khóa sĩ quan của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đối với tôi không phải là một đề tài đơn giản, dù ba khóa đầu tiên Cảnh Sát Quốc Gia chỉ là ở giai đoạn sơ khai, nhưng cũng có rất nhiều điều phải ưu tư, hãnh diện đồng thời cũng mang nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Một cá nhân khó mà hoàn thành đầy đủ, cần phải có quý vị niên trưởng, quý anh em đồng môn đồng nghiệp tiếp tay và cũng cần phải tham khảo thêm nhiều tài liệu. Tôi không có tham vọng là người viết Cảnh sử, chỉ là tản mạn một ít kỷ niệm trong hồi ức của mình cũng như viết theo lời kể của các bạn cùng khóa hầu có thể coi như là một chút gì để gợi nhớ để góp vui cho ngày Tiền hội ngộ khóa 2 Học Viện Cảnh sát Quốc Gia; đồng thời cũng để tỏ lòng tri ân quý niên trưởng, quý đồng môn, đồng nghiệp đã từng cùng công tác phục vụ cho đất nước cho chính thể Viêt Nam Cộng Hòa hiện vẫn còn sống hay đã ra người thiên cổ...
                                                                      Nguyễn văn Lợi 
                                                                  Cựu svsq/K2/HV/CSQG
 

 
 
 

http://saigonecho.com/main/giadinhcsqg/canhsu/28347-khoa-2-cnh-sat-quc-gia.html

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Khóa 2 Cảnh Sát Quốc Gia

Viết về một khóa sĩ quan của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đối với tôi không phải là một đề tài đơn giản, dù ba khóa đầu tiên Cảnh Sát Quốc Gia chỉ là ở giai đoạn

 

Khóa 2 Cảnh Sát Quốc Gia PDF Print E-mail
Tác Giả: Cựu SVSQ K2 Nguyễn Văn Lợi   
 
Viết về một khóa sĩ quan của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đối với tôi không phải là một đề tài đơn giản, dù ba khóa đầu tiên Cảnh Sát Quốc Gia chỉ là ở giai đoạn sơ khai, nhưng cũng có rất nhiều điều phải ưu tư, hãnh diện đồng thời cũng mang nhiều kỷ niệm đáng nhớ. 
Khóa  2 CẢNH SÁT QUỐC GIA 
Năm 1967, theo lệnh tổng động viên của chính phủ ban hành, tất cả thanh niên sinh viên học sinh thuộc tài nguyên quốc gia đã tuân lệnh hoặc tình nguyện gia nhập quân đội hay các ngành nghề thích ứng, trong tình trạng hợp lệ quân dịch.
Năm đó tôi nộp đơn thi tuyển vào khóa 2 Biên Tập Viên và Thẩm Sát Viên Cảnh sát Quốc Gia tại Sài gòn. Có khoảng mấy ngàn thí sinh ghi danh, tôi đã phải trải qua những ngày thi cử cam go để vinh dự có tên trên danh sách của khoảng 300 người trúng tuyển. Vừa có kết quả, tôi về quê ngay để báo cho Má tôi biết, Má tôi rất mừng vì nghĩ rằng tôi sẽ được phục vụ tại thành phố và hy vọng tôi sẽ được làm việc gần nhà; nhưng bà lại lo âu:

- Đi Cảnh sát? Có giống như chú Sáu Thiềng xóm mình không? 
- Không giống đâu Má, con làm Biên tập viên là chỉ làm việc bàn giấy thôi.
Tôi trả lời cho Má yên lòng vì lúc nhỏ tôi thường nghe những người trong xóm nói:  “Mấy người làm cảnh sát như chú Sáu Thiềng chỉ chuyên đi đá thúng đá rổ của người buôn bán ở chợ…”  Thật ra đó chỉ là những lời đồn không đúng đắn, vì khi lớn lên tôi có dịp tiếp xúc và tìm hiểu mới thấy chú Sáu là người có học vấn, thật thà và trực tính, đôi khi nóng nảy nhưng không có ác ý. Chỉ trong trường hợp bất đắc dĩ chú mới xử dụng luật lệ với người dân mà thôi, điều đó đã được chứng minh sau này, khi chú Sáu được thượng cấp cứu xét và đề nghị cho đi tu nghiệp khóa sĩ quan đặc biệt.

Ngày trình diện tại Sở Nhân viên, Tổng nha CSQG/SG, chúng tôi được xe đưa đến đường Lê văn Duyệt quận 3 Sài gòn để vào trại Lê văn Duyệt, đây là khu vực đồn trú của Bộ chỉ huy Biệt khu Thủ đô.

Khi xuống xe tôi hết sức bỡ ngỡ vì không như những gì đã hình dung, tôi không thấy những vòng rào kẽm gai và hào sâu, với các vọng gác kiên cố bao quanh một vùng đất rộng lớn giống như quân trường sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức; cũng không thấy những giảng đường nguy nga quét vôi sạch sẽ như các trường Đại học Khoa học, Sư phạm. Trước mặt chỉ thấy hai cái trụ gạch xây xi măng vuông vức, bắc ngang trên đó một tấm bảng lớn màu xanh ghi hai hàng chữ trắng, trên ghi chữ Việt Nam: HỌC VIỆN CẢNH SÁT QUỐC GIA, dưới ghi chữ Anh: National Police Academy. Thế là chúng tôi đã thực sự đặt chân vào một nơi khổ luyện, để sau khi thụ huấn khóa học kéo dài chín tháng, chúng tôi sẽ chính thức trở thành những viên chức Cảnh Sát Quốc Gia ưu tú phục vụ cho dân chúng dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa.

Tất cả chúng tôi tập họp nơi sân trải đá đỏ, chính giữa có một kỳ đài tròn. Sau khi nghe cán bộ dặn dò hướng dẫn sơ khởi về nội quy sinh hoạt và chỗ ăn chỗ ở, mọi người được phân phối đến các vị trí theo từng đội ngũ được sắp sếp theo danh sách đã đọc. Cũng nơi sân trường này, những ngày tháng về sau, mỗi sáng chúng tôi phải nhanh chân tập họp để nghiêm chỉnh dự lễ thượng kỳ. Ngước nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới in trên nền trời xanh, cùng cất tiếng hát bản Quốc ca hùng tráng vang vang trong không gian buổi sớm mai, mọi người rộn lên trong lòng niềm kiêu hãnh, khi tưởng nhớ đến bao công lao của Ông Cha đã đổ máu xương chống ngoại xâm để xây dựng nên một nước Việt Nam ngày nay cho con cháu...

Như đã nói ở trên, học viện Cảnh sát Quốc Gia chỉ là một doanh trại chiếm một khoảng đất rộng khiêm nhường chu vi ước chừng 40.000 mét vuông, tọa lạc tiếp sau Trung tâm Huấn luyện Quân Nhu kể từ cổng trại Lê văn Duyệt đi vào. Đứng ở cổng học viện nhìn vào, bên phải là ba dãy nhà dài mái lợp tôn dùng làm phòng ngủ cho các sinh viên sĩ quan, xen kẽ với những hàng cây trứng cá “cổ thụ”. Dãy đầu tiên dành cho Tiểu đoàn 2, dãy thứ nhì cho Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 1 và dãy thứ ba cho Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 1; mỗi Đại đội gồm hai Trung đội. Phía sau ba dãy phòng ngủ gần bờ tường TTHL Quân Nhu là nhà tắm chung.

Cuối sân học viện có một dãy nhà gồm văn phòng của Viện trưởng, Phó Viên trưởng, văn phòng hành chánh, văn phòng Liên đoàn, phòng sinh hoạt của nhân viên, viên chức học viện (Khi Thiếu tá Q ĐBPNgô Đình Trung sau là Trung tá giữ chức vụ Liên đoàn trưởng thay NT Phan Trung Chánh đã dùng làm nơi trú ngụ). Gần sát vách tường phía hậu có hai dãy nhà gồm các lớp học và phòng sinh hoạt giải trí của sinh viên.

Phía bên ngoài vách tường là một con đường đất dẫn vào xóm “bán hoa”, con đường này được mang tên “đường mòn Đàm Trung Mộc” do anh em sinh viên từ thời khóa 1 ưu ái đặt cho. Nơi đây đã in dấu kỷ niệm của bao chàng thư sinh đã dùng hết công phu tuyệt kỷ, vượt qua bên kia tường mong tìm không khí tự do và kiếm chút tình cảm. Đôi khi có vài chàng thật đáng thương, vì chưa đạt đến mức hỏa hầu nên đành mắc nạn… (Xin quý vị K2 cố nhớ lại xem có mặt ông Quang Bếp trong nhóm “Bích Hổ Du Tường Nhập Động” này không?). Riêng tôi và anh Nguyễn Hữu Trân thường đột kích leo theo cột đèn, trèo qua góc tường phía mặt tiền nơi tiếp giáp với TTHL Quân nhu, để đến nhà người bạn của Trân ở trại gia binh trong vòng đai trại LVD. Nơi đó Trân đã gởi sẵn chiếc xe gắn máy hiệu Kawasaki, hai đứa hiên ngang hợp pháp đi dạo phố… Có nhiều anh em gọi là vượt bức tường Bá linh. 

Nằm sát góc tường cuối bên trái là nhà bếp và nhà ăn. Từ đây ngược ra phía cổng có một nhà thủy tạ cạnh cái hồ nhỏ nuôi cá kiểng, nằm dưới vòm cây che bóng rậm mát; đến một cái cầu rửa xe bỏ phế kế tiếp là ba dãy nhà tiền chế mái hình vòng cung dành cho văn phòng Hành chánh, phòng học, nhà Tiếp tân của sinh viên sĩ quan và cuối cùng là ban An ninh Phòng vệ.

Nhà thủy tạ được dùng làm câu lạc bộ, chắc quý vị vẫn còn nhớ người phụ nữ tên Thương điều hành ở đây, nhan sắc mặn mà khiến cho sinh viên Lê Thành Tài mê đắm và cả hai trở thành một cặp tình nhân được nhiều người biết tiếng, không biết lúc bấy giờ còn có chàng hào hoa nào khác cũng rắp tâm bắn sẻ hay không? Có nhiều lúc một số anh em rủ nhau ngồi nghỉ ngơi giải khát  ở câu lạc bộ, vừa ngắm người đẹp “5 con trông mòn con mắt” vừa theo dõi những trận thư hùng long trời lở đất giữa các cầu thủ “chân không” như : Huỳnh Lam Điền (đã mất), Nguyễn văn Tư, Nguyễn văn Hoàng, Hà văn Tiên, Ngô Quốc Lý, Nguyễn Ngọc Khang, Nguyễn Minh Thiều (đã mất), Võ Tấn Tài, Nguyễn văn Trình, Lê Trí Đức…. Anh Trần Bửu Giao vẫn nhắc mãi đến trận tranh hùng sôi nổi giữa ba đội Gốc Rau, Gốc Giá và Gốc Ớt để mong đoạt lấy cúp vô địch là một chai nước tương do sinh viên mạnh thường quân “Quang khều” Trương Minh Quang treo giải. Trong lúc hăng say tranh tài đã xảy ra những va chạm khiến cho bạn Phạm Hoàng Sanh suýt bị lọi tay.

Khoảng hơn 300 cậu học trò, sinh viên, cộng với khoảng 100 cựu công tư chức, vì thời thế đã gặp nhau ở đây, khóa 2 Biên Tập Viên và Thẩm Sát Viên Cảnh Sát Quốc Gia cùng thụ huấn một chương trình gồm các bài học lý thuyết về Hành chánh, Cảnh sát Tổng quát và một chương trình huấn luyện quân sự; dưới sự dẫn dắt của các cán bộ phụ trách như quý ông Minh, Nhứt, La văn Chung, Quách Trung Chánh (mất trong tù?), Nguyễn Ngọc Thơ (đã mất) với vị Liên đoàn trưởng là NT Phan Trung Chánh… Quý vị Giảng viên từng là các vị chỉ huy trong ngành CSQG truyền lại những kinh nghiệm dạn dày đã trải qua trong những năm tháng phục vụ, như quý NT Nguyễn Kim Phùng, NT Nguyễn Bá Hàm, NT Trung tá Nguyễn Hữu Dung “Cò Công Lộ” (đã mất tích trên đường vượt biển tìm tự do), cố NT Đại tá Đặng văn Đính(?) “Cò Đính”… và nhất là dưới sự tận tâm dìu dắt của cố Viện trưởng khả kính, Quận Trưởng Thượng Hạng CSQG Đàm Trung Mộc rất thương yêu thuộc cấp, hết lòng vì nghề nghiệp, người đã đặt nhiều kỳ vọng vào lớp trẻ. Có lần cố Viện trưởng cho tập họp tất cả sinh viên ở giảng đường để nói một số đề tài liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, cách ứng xử... Khi đề cập đến việc vị Đại úy thuộc TTHL Quân Nhu cạnh bên Học viện, gặp Viện trưởng phàn nàn về việc một số anh em sinh viên có hành động “vô ý thức”, nhòm vào khe thông gió phòng tắm của bà Đại úy... Cố Viện trưởng không những không trừng phạt, còn cười hóm hỉnh: “Có của không lo dấu mà còn đi mách!”. Cố Viện trưởng đã đặt tên cho khóa 2 chúng tôi là khóa Trần Bình Trọng.

Từ các phương trời tụ tập về đây với số tuổi không đồng đều hơn kém nhau năm ba tuổi, khác nhau về thành phần xã hội như đã nói ở trên, có người đã từng là công, tư chức hoặc cựu sĩ quan quân đội, số còn lại thuộc thành phần sinh viên, học sinh mới ra trường. Tất cả đã cùng ăn, ngủ, chơi đùa, học tập… như anh em một nhà. Dĩ nhiên vì không đồng nhất về sở thích, cá tính v.v... khi sống chung đụng tất nhiên có nhiều va chạm, từ đó xảy ra một số sự kiện buồn vui. Lâu ngày quen dần anh em đã thông hiểu nhau, gắn bó nhau hơn và từ đó tên tục của một số anh em được gắn liền với những cái tên gọi thân thương. Nào là Tài “Ngưu ma vương”, Hạc “bẩn”, Trực “thối”, Trân “công lộ”, Trân “sầu”, Trâm “Đại hàn”, Quang “khều”, Quang “tròn”, Quang “bếp”, Sáu “lèo”, Tài “đầu bò”, Khang “ấu tiểu”, Hạnh “hột xoài”, Thơ “khùng”, Quy “đầu”, Lê “sữa”, Linh “lác”, Trường “Ấn độ”, Trường “Tam Tạng”, Khiết “đạo dừa”, “chú  Tư ” Kiên, Thành “Degaulle”, Khâm “xì dầu”, Lâm “babylac”, Hoàng “Khổng tử”, Sết “cô đơn”, Thành “Johnson”, Chín “mầu”, Thiều “vui vẻ”, Toàn “điếc”, Cao “quỵ”, Giúp “ho lao”, Minh “mộng du”,  Huỳnh “tùm lum”, Điệp “Tề thiên”, Thanh “quắn”, Nam “cà cộ”, Thanh “cổ cò”, Thiện “bốn ngón”, Trung “Hynos”, Cờ “tiết canh”, Hóa “Fulro”, Lợi “điếm BH”,  Sơn “bẩn” bây giờ gọi là Sơn “què” vì bị thương tật cột xuơng sống… Cho đến giờ mỗi khi nhắc lại bất cứ “hỗn danh” nào cũng có thể gợi cho anh em nhớ lại bao kỷ niệm và hình dung ra bạn bè ngày đó!

Chấm dứt phần học về lý thuyết Cảnh sát Tổng quát, chúng tôi tiếp tục theo học một chương trình Huấn luyện Quân sự do các huấn luyện viên của trường BB/TĐ đến giảng dạy tại Học viện như: Đại Úy Tuấn “râu” dạy Địa hình (về sau ông trở thành Tiểu đoàn trưởng 37 Pháo binh Pleiku), Trung úy Huỡn dạy về Thao diễn Cơ bản…Và chúng tôi cũng đã được di hành thực tập các bài học về đội hình hành quân tại các sân bãi cũng như học cách tháo

ráp vũ khí nặng trong các phòng ốc của trường BB/TĐ.

Chín tháng trôi qua kể từ ngày nhập học, cuối tháng 10 năm 1967, sau một buổi lễ mãn khóa được tổ chức một cách trang trọng, chúng tôi được cấp phát bằng tốt nghiệp và ra trường với ngạch trật BTV công nhật. Thủ khoa là anh Nguyễn Thành Trung, Á khoa là Nguyễn Hữu Thành (đã mất), Nguyễn Kim Hạc hạng 3.

Ngày chọn đơn vị, một sự việc hết sức bất ngờ khiến cho người thì méo mặt kẻ lại cười vui. Theo lệnh được chỉ thị từ Tổng nha CSQG (Bộ Tư lệnh CSQG sau này) chia danh sách tốt nghiệp thành ba nhóm một cách khó hiểu. Nhóm 1 từ hạng số 1 đến số 112, nhóm 2 từ số 113 đến số 162 và nhóm 3 từ số 164 đến số cuối; vì vậy có chuyện tréo cẳng ngỗng xảy ra: Anh X ở hạng số 112 đã trở thành đứng chót nhóm 1 trong khi anh Y hạng số 164 lại đứng đầu nhóm 3. 

Hai nhóm 1 và 3 được chọn đơn vị phục vụ tùy theo số thứ tự, nhóm 2 gồm 50 anh được bổ dụng thẳng về ngành Cảnh sát Dã Chiến. Được biết năm này khối CSDC từ chối nhận các sinh viên đứng cuối danh sách như đã xảy ra từ năm khóa 1 ra trường vì vậy mới có sự việc chia nhóm như kể trên; đứng đầu nhóm 2 “bất đắc dĩ” này là hai anh đồng hạng 113, Văn Minh Tịnh (đang sống ở Nam CA) và Dư Ngọc Huân (đang sống ở Florida). Nhờ sự chia nhóm đầy may mắn này tôi và bạn Nguyễn Ngọc Khang cùng quê, rủ nhau chọn ngành Cảnh sát Đặc Biệt sau khi tham vấn Niên trưởng Phan Trung Chánh, để được phục vụ tại Sài gòn, được mặc thường phục và hy vọng có thể ghi danh tiếp tục học tại Đại học Luật khoa.

Những chàng trai quen lối sống buông thả ngày nào giờ đã trở thành những viên chức Cảnh sát Quốc Gia đầy nhiệt huyết được bổ nhiệm đến mọi miền trên đất nước, đã nhanh chóng chiếm lĩnh được sự tin cậy và thân tình của dân chúng địa phương nơi chúng tôi phục vụ, kể từ sau 1971 khi lớp trẻ chúng tôi được xử dụng đúng chỗ, đúng vị thế; nhờ ngành CSQG đã được chấn chỉnh hệ thống tổ chức chỉ huy và đã được quân sự hóa. Tưởng cũng nên nhắc lại thời gian trước đó, anh em chúng tôi phải đương đầu với một tình trạng nghiệt ngã gây ra bởi hệ thống tổ chức chỉ huy hủ lậu, không có một quy củ rõ ràng, cũng như không đồng nhất trong việc xử dụng và sắp xếp nhân sự.

Trải qua những tháng năm thăng trầm vinh nhục, hầu hết anh em vẫn bền chí cố gắng thi hành mọi nhiệm vụ được giao phó để phục vụ cho dân chúng và làm tròn trách nhiệm với đất nước dù có khi phải đương đầu với hiểm nguy ảnh hưởng đến tính mạng. Từ ngày tốt nghiệp ra trường năm 1967 đến ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975, khóa 2 đã có khoảng trên 30 bạn bị chết, bị mất tích như anh Quách văn Hôn bị tử thương trong trận Mậu Thân 1968, anh Nguyễn Mạnh Hùng mất tích trên đường từ Trung tâm huấn luyện CSDC Đà lạt về Sài gòn, anh Huỳnh Hữu Lộc chết trên đường đi công vụ thuộc tỉnh Long an, anh Trần Kha (Trung đội trưởng CSDC/CSQG/Pleiku) tự sát khi bị bắt trong khi di tản trên tỉnh lộ số 7. Có anh chết trong trại giam như anh Lê văn Đan hoặc chết vì bệnh khi được thả ra tù, do ảnh hưởng những năm tháng đói khổ và nhất là những anh bị thảm sát trong những ngày đầu khi Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam như Lý Minh Chơn bị tử hình ở Long Khánh, Lê văn Miêng bị xử tử ở Bình Dương, Lê văn Lời bị bêu xác ngoài đường phố vì bạn đã cùng anh em CSQG cuộc Ký Thu Ôn Q.8 Sài gòn chiến đấu chống lại bọn VC đến giây phút cuối…

Trước chúng tôi ba tháng, 197 bạn cùng khóa 2 thuộc Tiểu đoàn 2 đã mãn khóa ra trường với ngạch trật Thẩm Sát Viên công nhật. Rất tiếc, tuy cùng thụ huấn chung một trường nhưng không cùng giờ giấc học tập, vị trí sinh hoạt… cho nên không có mấy dịp tìm hiểu nhau. Tuy nhiên có lẽ hầu hết các bạn đồng khóa nhớ mãi chuyện này: trong đêm văn nghệ ngày lễ gắn al-pha có một màn vũ sexy thật nảy lửa. Dưới ánh đèn mờ ảo, người vũ nữ lần lượt trút bỏ xiêm y, khán giả há hốc mồm, căng mắt theo dõi, đến khi cô ta cởi móc áo xú cheng ra, thấy bộ ngực xẹp lép mọi người bật ngửa la to: "Thằng Mùi, trời ơi!" và ôm bụng cười nghiêng ngả. Thì ra anh Nguyễn văn Mùi, khóa 2 TSV đã đội tóc giả, dồi phấn thoa son lừa mọi người một cú thật đẹp. Trong dịp này, người bạn thân của K2 Văn Minh Tịnh, ca sĩ Trung Chĩnh tức bác sĩ Huỳnh văn Chĩnh hiện đang hành nghề tại phố Bolsa Nam CA và nữ ca sĩ Kim Loan cũng có mặt góp vui…

Tôi nhớ có một buổi tối tôi lò dò lần theo tiếng gáy để rình bắt một con dế, khi qua phía nhà ngủ của Tiểu đoàn 2 đã đụng độ bạn Sơn Na (hiện ở VN, anh của đồng môn Sơn Rotha hội CSQG Nam CA, ba của hai bạn là cố dân biểu Sơn Thi?) cùng một ý định, thế rồi hai đứa trò chuyện hợp ý từ đó thường gặp gỡ nhau tán dóc.
Khi trình diện nhận nhiệm sở tại Khối CSĐB thuộc Tổng Nha CSQG phòng Thẩm vấn, tôi đã gặp bạn Trần văn Trạng (đang sống ở New Jersey) và trở thành bạn thân thiết cho đến hôm nay. Các bạn khóa 2 TSV khác cùng phục vụ tại khối CSDB còn có các anh Nguyễn Thành Tài (sinh viên hậu kỳ), Dương văn Mười.

Thời gian qua sống tại miền Nam CA, tôi có nhiều dịp gặp lại các anh khóa 2 TSV như Hồ Hối, Nguyễn Hàm, Nguyễn văn Hùng, Nguyễn Chạy, Nguyễn Đức Vượng và Nguyễn văn Vĩnh (sinh viên hậu kỳ). Ở Bắc Ca còn có một số các anh khác tôi chưa được hân hạnh nghe tên biết mặt, hy vọng sẽ gặp nhau trong ngày Tiền Hội Nghị Khóa 2 CSQG tại San Jose, do các anh Nguyễn Ngọc Thụy, Trần Bửu Giao, Nguyễn văn Tua, Nguyễn Hiền, Trương văn Sang,Trương Thuận Quang… đã hy sinh tâm sức sắp xếp, liên lạc, kêu gọi… chuẩn bị tổ chức để chào đón các bạn từ mọi phương trời về đây tìm một chút vui đùa để nhớ lại thời tuổi trẻ!

Sau biến cố tang thương 1975, những người bạn cùng khóa kẻ mất người còn, đã tứ tán khắp nơi trên thế giới. Ngoài những người bất hạnh còn bị lưu đày trên chính quê hương mình hiện do Cộng sản thống trị, còn lại đa số đang sống kiếp tha hương tại các quốc gia tự do no ấm nhưng lòng vẫn còn mang theo những kỷ niệm và luôn mong một ngày trở về quê hương khi không còn bóng dáng Cộng nô.

Viết về một khóa sĩ quan của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đối với tôi không phải là một đề tài đơn giản, dù ba khóa đầu tiên Cảnh Sát Quốc Gia chỉ là ở giai đoạn sơ khai, nhưng cũng có rất nhiều điều phải ưu tư, hãnh diện đồng thời cũng mang nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Một cá nhân khó mà hoàn thành đầy đủ, cần phải có quý vị niên trưởng, quý anh em đồng môn đồng nghiệp tiếp tay và cũng cần phải tham khảo thêm nhiều tài liệu. Tôi không có tham vọng là người viết Cảnh sử, chỉ là tản mạn một ít kỷ niệm trong hồi ức của mình cũng như viết theo lời kể của các bạn cùng khóa hầu có thể coi như là một chút gì để gợi nhớ để góp vui cho ngày Tiền hội ngộ khóa 2 Học Viện Cảnh sát Quốc Gia; đồng thời cũng để tỏ lòng tri ân quý niên trưởng, quý đồng môn, đồng nghiệp đã từng cùng công tác phục vụ cho đất nước cho chính thể Viêt Nam Cộng Hòa hiện vẫn còn sống hay đã ra người thiên cổ...
                                                                      Nguyễn văn Lợi 
                                                                  Cựu svsq/K2/HV/CSQG
 

 
 
 

http://saigonecho.com/main/giadinhcsqg/canhsu/28347-khoa-2-cnh-sat-quc-gia.html

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm