Đoạn Đường Chiến Binh
Khoảng Khắc Buồn Vui - Nguyễn Kim Biên (Minh Anh)
(Trích nhật ký tha hương)
1. - Năm 1958, tốt nghiệp khóa 9 Tham mưu, Trường Đại Học Quân sự Sài gòn, tôi được bổ nhiệm về Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, sau 4 năm ở đơn vị tác chiến, từ Nam Định (Bắc Việt) đến Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, niềm vui nho nhỏ được sống gần gia đình và có cơ hội học thêm...
2. - Tháng 5/ 1960, tốt nghiệp khóa ACO (ĐĐT) cùng lúc với khóa IOAC (BBCC) tại trường Bộ Binh Ft. Benning (USA), được phân bổ về thành lập 2 TTHL/BĐQ Đà Nẵng và Sông Mao. Chúng tôi: Đại úy Trần Văn Hai (sau này là Chuẩn Tướng TL/SĐ 7 BB, tuẫn tiết ngày 30-4-75 tại căn cứ Đồng Tâm), Đại úy Nguyễn văn Đại - Cao Quốc Điền - Trần Đình Nại - Nguyễn Văn Chơn, cùng các Trung úy Nguyễn Văn Vy - Hoàng Tôn Oai - Phạm Quang Vân và tôi, được sự yểm trợ và cố vấn của Toán A7th Special Task Force, thành lập TTHL/ Đà Nẵng, để huấn luyện các HSQ, SQ cấp Úy và cấp Tá thuộc các Sư Đoàn, các binh chủng về kỹ thuật tác chiến đặc biệt, cũng như rèn luyện thể chất, sức chịu đựng dẻo dai và tinh thần bất khuất.... Khóa sinh và Huấn luyện viên tắm nắng, tắm mưa trung bình 14 giờ một ngày, 6 ngày một tuần ngoài bãi tập, đã biến màu da như các tượng đồng đen. Dù vậy mọi người đều vui vì tình đồng đội, tình chiến hữu....
3. - Cuộc đảo chánh 11/11/60 do một số sĩ quan cấp Tá thuộc Trường Đại học Quân sự Sàigòn, BCH/BĐQ và Liên Đoàn Nhảy dù chủ xướng (ĐT. NCT, Tr.T NTH, TrT. VVĐ, TrT. PTT...) đã thất bại. Chúng tôi, HLV ở TTHL Đà Nẵng, quá xa Sàigòn, chẳng liên quan, cũng chẳng tán thành cuộc đảo chánh, nhưng vẫn bị họa lây, bị cô lập dưới hình thức tăng phái cho BCH Chi Đoàn Thiết Giáp trú đóng tại Đông Hà, Quảng Trị. Phần lớn sĩ quan thuộc đơn vị này là bạn cùng khóa Đàlạt, hay Thủ Đức, nên chúng tôi được tự do thoải mái đôi chút. Một người cùng khóa 9 Tham Mưu, nói nhỏ với tô: "Các bồ làm gì để bị đầy đến đất gió Lào khô cằn, cát bụi này..."
Một tháng ở Đông Hà chỉ biết tán gẫu hoặc say mê nghe chuyện chưởng của Kim Dung và thỉnh thoảng cũng được ra thị xã nhâm nhi ly cà phê, tâm tình với các em gái Quảnng Trị, quên đi nỗi buồn không biết vì đâu... Cố TT Ngô Đình Diệm bị thảm sát
4. - Cuộc đảo chánh 1/11/1963 do một số Tướng lãnh, đứng đầu là ông Dương văn Minh, lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa - Đúng hay sai, trên bình diện quốc gia xin miễn đề cập, hãy để lịch sử phán xét! Tuy nhiên, việc sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ, là hành động của kẻ thiếu quân tử, vô ơn, bạc nghĩa... không thể biện minh vì bất cứ lý do gì! Thật đáng trách và đáng tiếc! Hôm nay, ngày 1/11/2003, đúng 40 năm đã trôi qua, tôi vẫn thao thức, chỉ còn biết cầu nguyện, tưởng nhớ đến hai ông, cũng như tất cả Quân-Dân-Cán-Chính miền Nam đã nằm xuống vì Quốc gia, Dân tộc, vì lý tưởng tự do....
5. - Ngày 19/2/1965, Tôi, Trưởng Khối Huấn Luyện đơn vị TTHL/BĐQ, được lệnh thành lập gấp 1 Tiểu Đoàn, gồm 2 ĐĐ Tân binh BĐQ sắp mãn khóa và 1 Đại Đội Địa phương quân tăng phái. Cán bộ chỉ huy 2 ĐĐ Tân binh BĐQ - BCH Tiểu đoàn đềâu do Sĩ quan, Hạ sĩ quan thuộc Khối đảm trách, như Trung úy Đa, Rạng, Phước... và một toán Truyền tin TTHL.
Đúng 8 giờ sáng ngày 20/2, trên đường di chuyển quân xa ra sân bay Nha Trang, để được không vận về Sàigòn giữ gìn an ninh trật tự.... nhưng khi đến đèo Rù Rì thì được lệnh chuyển hướng đi đèo Cả, tham dự cuộc hành quân Vũng Rô, lý do Tướng Nguyễn Khánh đã chấp nhận từ chức Quốc Trưởng đi lưu vong tại Pháp.
Diễn tiến hành quân: Phi tuần quan sát của Không quân Việt Nam theo dõi chiếc tàu khả nghi, từ ven biển Quảng Trị, di chuyển dần về phía Nam, qua Quảng Nam đến Bình Định vào lãnh hải tỉnh Phú Yên. Một phi tuần quan sát của quân đội Hoa Kỳ, khám phá ra chiếc tàu này ngụy trang thành tàu đánh cá chuyển vận vũ khí, cặp bãi biển Vũng Rô lúc 17 giờ ngày 17/2/ 1965, đồng thời báo cho cơ quan hữu trách Việt Nam . Sau đó, không quân Việt Nam tới oanh kích, đánh chìm vào khoảng 18 giờ cùng ngày.
Ngày 18/2/1965, Hải Quân vùng 2 Duyên Hải cùng Tiểu Đội Người Nhái tăng cường ĐĐ Biệt Kích Dù, do Trung úy Từ Vấn chỉ huy, đổ bộ khám xét, tịch thu hơn 1000 súng CKC còn mới, do Nga chế tạo, cùng đạn dược còn nguyên thùng, rải rác trên bãi biển. Nhưng vì hỏa lực của địch ở các sườn núi kế cận quá mãnh liệt, gây cho một số quân ta bị thương, nên phải rút lui ra tàu đổ bộ, một Thượng sĩ Hải quân tên Vũ Ngọc Diện, đứng ở pháo tháp bị trúng đạn tử thương.
Ngày 19/2/1965, Sư đoàn 23 mở cuộc hành quân mang tên "Vũ Ngọc Diện". Không hiểu lý do gì, Trung đoàn 49, cơ hữu của Sư đoàn, có nhiệm vụ chỉ đóng chốt ngăn chặn trên Đèo Cả và Quốc lộ 1, tới quận lỵ Hiếu Xương, phải chờ Tiểu Đoàn BĐQ tăng phái tới? - Vị Trung tá Trung đoàn Trưởng, không có nụ cười, ban lệnh: "BĐQ băng rừng xuống núi gấp, lẹ lẹ lên tàu Hải quân đổ bộ vào bãi biển Vũng Rô", chỉ đơn giản có vậy!!
Tiểu đoàn chúng tôi đổ bộ lúc 13 giờ ngày 20/2/1965, tiến về phía Đông Bắc Vũng Rô khoảng 1 km, bắt đầu chạm địch liên tục, ĐĐ của Trung úy Đa báo cáo giết 2 địch quân, tịch thu 2 súng CKC - ĐĐ của Trung úy Phước báo cáo giết 3 địch, tịch thu 1 AK và 2 CKC. Kết quả đầu tiên đã gây thêm tự tin cho các tân BĐQ. Mọi người đều náo nức... Trung úy ĐĐT Địa Phương Quân xin tôi lên tuyến đầu thay vì làm trừ bị. Quân ta thừa thắng xông lên truy kích địch đến 17 giờ, tiếng súng tạm yên, tôi cho lệnh dừng quân và lục soát. Cánh quân của ĐĐ.3 (Địa Phương Quân) khám phá, tịch thu 60 CKC, còn bọc trong giấy thiếc, do địch tháo chạy bỏ lại. Cánh quân ĐĐ.1 (Tân Binh BĐQ) do Trung úy Đa chỉ huy, cũng tịch thu thêm 23 CKC. Riêng ĐĐ.2 của Trung úy Phước ở vị thế trừ bị. Căn cứ phòng thủ đêm của Tiểu đoàn hoàn tất lúc 21 giờ. Tất cả đều im lặng, xa xa một vài tràng liên thanh lạc lõng, thỉnh thoảng một vài tiếng nổ của đạn cối địch vào chỗ không người.
Ngày N+1, Tiểu đoàn tiếp tục truy tìm và lục soát vùng rừng núi phía Tây Bắc ngọn Hải Đăng. Vào khoảng 10 giờ sáng, ĐĐ.1 chạm địch lẻ tẻ, ĐĐ.2 đụng độ dữ dội tại sườn núi phía trái trục tiến quân, BCH/Tiểu đoàn theo sát ĐĐ.2, ĐĐ3 trừ bị theo sau. Tôi gọi Trung đoàn xin pháo yểm, nhưng có vẻ thờ ơ không đáp ứng - Tôi rất bất mãn la trong máy: "Chỉ huy không tiên liệu, như c...", tôi cúp máy. Sau đó tôi ra lệnh : ĐĐ. 2 dừng lại, tập trung hỏa lực về phía trước, yểm trợ cho ĐĐ.1 đánh bọc hông phải, ĐĐ.3 trừ bị đánh bọc hông trái - Cuộc ác chiến kéo dài khoảng 30 phút, Tiểu đoàn làm chủ tình hình lúc 13 giờ.
Kết quả
Thiệt hại địch:
- 15 cộng quân bỏ xác tại chỗ, 5 tên khác được kéo đi xa khoảng 500 mét, tên nào cũng bị bắn vào đầu, bởi đồng chí của họ không thể mang theo khi tháo chạy.
- 9 AK.47, 6 CKC cùng đạn dược, lương khô bị tịch thu.
- 2 bị thương nặng (1 bị lủng phổi bất tỉnh, 1 bị lòi ruột) được trực thăng Mỹ tản thương về Quân Y Viện Nha Trang.
- 4 bị thương nhẹ, sau khi băng bó tiếp tục hành quân.
- Phòng thủ đêm nay tại đồi Hải Đăng
- Số vũ khí chiến lợi phẩm sẽ do Hải thuyền đến tiếp nhận vào tối nay.
Ngày N+2, lúc 5 giờ sáng, Tiểu đoàn đảm nhiệm Blocking force bên cánh trái, để Lữ đoàn 2 Nhảy Dù vừa được tăng cường đến truy kích Sư đoàn 3 Sao vàng, Vc (lực lượng phụ trách tiếp nhận tàu chuyển hàng tấn vũ khí từ miền Bắc vô) tới Đá Bia.
Qua hệ thống truyền tin, vào lúc 12 giờ, Lữ đoàn Nhảy Dù đã thu được 500 súng CKC.
Xin ghi nhận nơi đây, chính Thiếu Tướng Lữ Lan, Tư Lệnh, đã can thiệp kịp thời, được một trực thăng Mỹ đáp xuống sau 10 phút, theo yêu cầu của tôi, để tải thương như đã nói ở trên. Đã lâu rồi, từ khi tôi làm việc dưới quyền ông ở Phòng 3 Bộ TTM, đến nay mới được gặp lại qua cuộc đối thoại ngắn trên làn sóng vô tuyến. Giọng nói của ông vẫn như xưa, vẫn êm, nhẹ, đầy tình cảm...
***
Cuối tháng 2/1965, buổi lễ tuyên dương gắn huy chương tại Ban Mê Thuột, dưới sự chủ tọa của Thủ Tướng Phan Huy Quát, Tổng Tham Mưu Trưởng Trần Văn Minh và Tướng Westmoreland. Tôi được Ban tổ chức buổi lễ chỉ định chỉ huy hàng quân đại diện các đơn vị Hải, Lục, Không quân, đứng chờ nhận ân thưởng huy chương, dù lúc đó tôi với cấp bậc ba bông mai vàng, trong khi có các sĩ quan cấp bậc lớn hơn tôi. Không biết có sự sắp đặt trước hay chỉ là ngẫu nhiên, Đại Tướng Westmoreland dừng lại chỗ tôi đứng, bắt tay chúc mừng. Ông nói: "Rất vui mừng được chứng kiến tận mắt người hùng cùng cả ngàn vũ khí chiến lợi phẩm ..." Tôi cám ơn ông và lễ phép trả lời: "Thưa Đại Tướng, đây là chiến công của tất cả mọi người. Tôi đã học được 2 chữ "Follow me" trong thời gian tu nghiệp tại trường Fort Benning. Hiện tôi có vợ và hai con, nhưng tôi vẫn thích xông pha ngoài chiến địa". Ông cười, hiểu ý tôi, bắt tay tôi một lần nữa, trong khi các máy quay phim, chụp hình của phóng viên trong và ngoài nước đang hướng về phía Đại tướng và tôi. Tiếp đến là những vòng hoa chiến thắng, do các nữ sinh Trung học Ban Mê Thuột choàng lên cổ, rồi tiệc trà liên hoan.
Ngày hôm sau, các nhật báo Anh, Pháp, Việt ngữ, xuất bản tại thủ đô Sàigòn, trên trang nhất đăng hình ảnh tôi, dưới tiêu đề: "Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Động quân, anh hùng Vũng Rô". Các giới chức Việt-Mỹ, các phóng viên báo chí Anh, Pháp, Việt, các cơ quan truyền thanh, đang trầm trồ trước cả đống vũ khí, phần lớn còn trong bọc giấy thiếc, mà QLVNCH tịch thu được trong trận Vũng Rô. Tôi không thiết tha gì cả, chỉ nhớ tới nụ cười dễ thương của người tân binh trẻ, bị thương lòi ruột, nhưng cũng vẫn còn tỉnh táo nói: "Đại Bàng ơi, em có sao không... " Tôi muốn khóc, nhưng cố trấn tĩnh an ủi, vuốt ve: " Ráng lên em, trực thăng đang đáp đưa em về Quân Y Viện Nha Trang, anh sẽ ghé thăm em...". Tôi đã giữ lời hứa, nhưng chỉ được vuốt mắt em ở trong phòng đông lạnh bệnh viện!
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Khoảng Khắc Buồn Vui - Nguyễn Kim Biên (Minh Anh)
(Trích nhật ký tha hương)
1. - Năm 1958, tốt nghiệp khóa 9 Tham mưu, Trường Đại Học Quân sự Sài gòn, tôi được bổ nhiệm về Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, sau 4 năm ở đơn vị tác chiến, từ Nam Định (Bắc Việt) đến Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, niềm vui nho nhỏ được sống gần gia đình và có cơ hội học thêm...
2. - Tháng 5/ 1960, tốt nghiệp khóa ACO (ĐĐT) cùng lúc với khóa IOAC (BBCC) tại trường Bộ Binh Ft. Benning (USA), được phân bổ về thành lập 2 TTHL/BĐQ Đà Nẵng và Sông Mao. Chúng tôi: Đại úy Trần Văn Hai (sau này là Chuẩn Tướng TL/SĐ 7 BB, tuẫn tiết ngày 30-4-75 tại căn cứ Đồng Tâm), Đại úy Nguyễn văn Đại - Cao Quốc Điền - Trần Đình Nại - Nguyễn Văn Chơn, cùng các Trung úy Nguyễn Văn Vy - Hoàng Tôn Oai - Phạm Quang Vân và tôi, được sự yểm trợ và cố vấn của Toán A7th Special Task Force, thành lập TTHL/ Đà Nẵng, để huấn luyện các HSQ, SQ cấp Úy và cấp Tá thuộc các Sư Đoàn, các binh chủng về kỹ thuật tác chiến đặc biệt, cũng như rèn luyện thể chất, sức chịu đựng dẻo dai và tinh thần bất khuất.... Khóa sinh và Huấn luyện viên tắm nắng, tắm mưa trung bình 14 giờ một ngày, 6 ngày một tuần ngoài bãi tập, đã biến màu da như các tượng đồng đen. Dù vậy mọi người đều vui vì tình đồng đội, tình chiến hữu....
3. - Cuộc đảo chánh 11/11/60 do một số sĩ quan cấp Tá thuộc Trường Đại học Quân sự Sàigòn, BCH/BĐQ và Liên Đoàn Nhảy dù chủ xướng (ĐT. NCT, Tr.T NTH, TrT. VVĐ, TrT. PTT...) đã thất bại. Chúng tôi, HLV ở TTHL Đà Nẵng, quá xa Sàigòn, chẳng liên quan, cũng chẳng tán thành cuộc đảo chánh, nhưng vẫn bị họa lây, bị cô lập dưới hình thức tăng phái cho BCH Chi Đoàn Thiết Giáp trú đóng tại Đông Hà, Quảng Trị. Phần lớn sĩ quan thuộc đơn vị này là bạn cùng khóa Đàlạt, hay Thủ Đức, nên chúng tôi được tự do thoải mái đôi chút. Một người cùng khóa 9 Tham Mưu, nói nhỏ với tô: "Các bồ làm gì để bị đầy đến đất gió Lào khô cằn, cát bụi này..."
Một tháng ở Đông Hà chỉ biết tán gẫu hoặc say mê nghe chuyện chưởng của Kim Dung và thỉnh thoảng cũng được ra thị xã nhâm nhi ly cà phê, tâm tình với các em gái Quảnng Trị, quên đi nỗi buồn không biết vì đâu... Cố TT Ngô Đình Diệm bị thảm sát
4. - Cuộc đảo chánh 1/11/1963 do một số Tướng lãnh, đứng đầu là ông Dương văn Minh, lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa - Đúng hay sai, trên bình diện quốc gia xin miễn đề cập, hãy để lịch sử phán xét! Tuy nhiên, việc sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ, là hành động của kẻ thiếu quân tử, vô ơn, bạc nghĩa... không thể biện minh vì bất cứ lý do gì! Thật đáng trách và đáng tiếc! Hôm nay, ngày 1/11/2003, đúng 40 năm đã trôi qua, tôi vẫn thao thức, chỉ còn biết cầu nguyện, tưởng nhớ đến hai ông, cũng như tất cả Quân-Dân-Cán-Chính miền Nam đã nằm xuống vì Quốc gia, Dân tộc, vì lý tưởng tự do....
5. - Ngày 19/2/1965, Tôi, Trưởng Khối Huấn Luyện đơn vị TTHL/BĐQ, được lệnh thành lập gấp 1 Tiểu Đoàn, gồm 2 ĐĐ Tân binh BĐQ sắp mãn khóa và 1 Đại Đội Địa phương quân tăng phái. Cán bộ chỉ huy 2 ĐĐ Tân binh BĐQ - BCH Tiểu đoàn đềâu do Sĩ quan, Hạ sĩ quan thuộc Khối đảm trách, như Trung úy Đa, Rạng, Phước... và một toán Truyền tin TTHL.
Đúng 8 giờ sáng ngày 20/2, trên đường di chuyển quân xa ra sân bay Nha Trang, để được không vận về Sàigòn giữ gìn an ninh trật tự.... nhưng khi đến đèo Rù Rì thì được lệnh chuyển hướng đi đèo Cả, tham dự cuộc hành quân Vũng Rô, lý do Tướng Nguyễn Khánh đã chấp nhận từ chức Quốc Trưởng đi lưu vong tại Pháp.
Diễn tiến hành quân: Phi tuần quan sát của Không quân Việt Nam theo dõi chiếc tàu khả nghi, từ ven biển Quảng Trị, di chuyển dần về phía Nam, qua Quảng Nam đến Bình Định vào lãnh hải tỉnh Phú Yên. Một phi tuần quan sát của quân đội Hoa Kỳ, khám phá ra chiếc tàu này ngụy trang thành tàu đánh cá chuyển vận vũ khí, cặp bãi biển Vũng Rô lúc 17 giờ ngày 17/2/ 1965, đồng thời báo cho cơ quan hữu trách Việt Nam . Sau đó, không quân Việt Nam tới oanh kích, đánh chìm vào khoảng 18 giờ cùng ngày.
Ngày 18/2/1965, Hải Quân vùng 2 Duyên Hải cùng Tiểu Đội Người Nhái tăng cường ĐĐ Biệt Kích Dù, do Trung úy Từ Vấn chỉ huy, đổ bộ khám xét, tịch thu hơn 1000 súng CKC còn mới, do Nga chế tạo, cùng đạn dược còn nguyên thùng, rải rác trên bãi biển. Nhưng vì hỏa lực của địch ở các sườn núi kế cận quá mãnh liệt, gây cho một số quân ta bị thương, nên phải rút lui ra tàu đổ bộ, một Thượng sĩ Hải quân tên Vũ Ngọc Diện, đứng ở pháo tháp bị trúng đạn tử thương.
Ngày 19/2/1965, Sư đoàn 23 mở cuộc hành quân mang tên "Vũ Ngọc Diện". Không hiểu lý do gì, Trung đoàn 49, cơ hữu của Sư đoàn, có nhiệm vụ chỉ đóng chốt ngăn chặn trên Đèo Cả và Quốc lộ 1, tới quận lỵ Hiếu Xương, phải chờ Tiểu Đoàn BĐQ tăng phái tới? - Vị Trung tá Trung đoàn Trưởng, không có nụ cười, ban lệnh: "BĐQ băng rừng xuống núi gấp, lẹ lẹ lên tàu Hải quân đổ bộ vào bãi biển Vũng Rô", chỉ đơn giản có vậy!!
Tiểu đoàn chúng tôi đổ bộ lúc 13 giờ ngày 20/2/1965, tiến về phía Đông Bắc Vũng Rô khoảng 1 km, bắt đầu chạm địch liên tục, ĐĐ của Trung úy Đa báo cáo giết 2 địch quân, tịch thu 2 súng CKC - ĐĐ của Trung úy Phước báo cáo giết 3 địch, tịch thu 1 AK và 2 CKC. Kết quả đầu tiên đã gây thêm tự tin cho các tân BĐQ. Mọi người đều náo nức... Trung úy ĐĐT Địa Phương Quân xin tôi lên tuyến đầu thay vì làm trừ bị. Quân ta thừa thắng xông lên truy kích địch đến 17 giờ, tiếng súng tạm yên, tôi cho lệnh dừng quân và lục soát. Cánh quân của ĐĐ.3 (Địa Phương Quân) khám phá, tịch thu 60 CKC, còn bọc trong giấy thiếc, do địch tháo chạy bỏ lại. Cánh quân ĐĐ.1 (Tân Binh BĐQ) do Trung úy Đa chỉ huy, cũng tịch thu thêm 23 CKC. Riêng ĐĐ.2 của Trung úy Phước ở vị thế trừ bị. Căn cứ phòng thủ đêm của Tiểu đoàn hoàn tất lúc 21 giờ. Tất cả đều im lặng, xa xa một vài tràng liên thanh lạc lõng, thỉnh thoảng một vài tiếng nổ của đạn cối địch vào chỗ không người.
Ngày N+1, Tiểu đoàn tiếp tục truy tìm và lục soát vùng rừng núi phía Tây Bắc ngọn Hải Đăng. Vào khoảng 10 giờ sáng, ĐĐ.1 chạm địch lẻ tẻ, ĐĐ.2 đụng độ dữ dội tại sườn núi phía trái trục tiến quân, BCH/Tiểu đoàn theo sát ĐĐ.2, ĐĐ3 trừ bị theo sau. Tôi gọi Trung đoàn xin pháo yểm, nhưng có vẻ thờ ơ không đáp ứng - Tôi rất bất mãn la trong máy: "Chỉ huy không tiên liệu, như c...", tôi cúp máy. Sau đó tôi ra lệnh : ĐĐ. 2 dừng lại, tập trung hỏa lực về phía trước, yểm trợ cho ĐĐ.1 đánh bọc hông phải, ĐĐ.3 trừ bị đánh bọc hông trái - Cuộc ác chiến kéo dài khoảng 30 phút, Tiểu đoàn làm chủ tình hình lúc 13 giờ.
Kết quả
Thiệt hại địch:
- 15 cộng quân bỏ xác tại chỗ, 5 tên khác được kéo đi xa khoảng 500 mét, tên nào cũng bị bắn vào đầu, bởi đồng chí của họ không thể mang theo khi tháo chạy.
- 9 AK.47, 6 CKC cùng đạn dược, lương khô bị tịch thu.
- 2 bị thương nặng (1 bị lủng phổi bất tỉnh, 1 bị lòi ruột) được trực thăng Mỹ tản thương về Quân Y Viện Nha Trang.
- 4 bị thương nhẹ, sau khi băng bó tiếp tục hành quân.
- Phòng thủ đêm nay tại đồi Hải Đăng
- Số vũ khí chiến lợi phẩm sẽ do Hải thuyền đến tiếp nhận vào tối nay.
Ngày N+2, lúc 5 giờ sáng, Tiểu đoàn đảm nhiệm Blocking force bên cánh trái, để Lữ đoàn 2 Nhảy Dù vừa được tăng cường đến truy kích Sư đoàn 3 Sao vàng, Vc (lực lượng phụ trách tiếp nhận tàu chuyển hàng tấn vũ khí từ miền Bắc vô) tới Đá Bia.
Qua hệ thống truyền tin, vào lúc 12 giờ, Lữ đoàn Nhảy Dù đã thu được 500 súng CKC.
Xin ghi nhận nơi đây, chính Thiếu Tướng Lữ Lan, Tư Lệnh, đã can thiệp kịp thời, được một trực thăng Mỹ đáp xuống sau 10 phút, theo yêu cầu của tôi, để tải thương như đã nói ở trên. Đã lâu rồi, từ khi tôi làm việc dưới quyền ông ở Phòng 3 Bộ TTM, đến nay mới được gặp lại qua cuộc đối thoại ngắn trên làn sóng vô tuyến. Giọng nói của ông vẫn như xưa, vẫn êm, nhẹ, đầy tình cảm...
***
Cuối tháng 2/1965, buổi lễ tuyên dương gắn huy chương tại Ban Mê Thuột, dưới sự chủ tọa của Thủ Tướng Phan Huy Quát, Tổng Tham Mưu Trưởng Trần Văn Minh và Tướng Westmoreland. Tôi được Ban tổ chức buổi lễ chỉ định chỉ huy hàng quân đại diện các đơn vị Hải, Lục, Không quân, đứng chờ nhận ân thưởng huy chương, dù lúc đó tôi với cấp bậc ba bông mai vàng, trong khi có các sĩ quan cấp bậc lớn hơn tôi. Không biết có sự sắp đặt trước hay chỉ là ngẫu nhiên, Đại Tướng Westmoreland dừng lại chỗ tôi đứng, bắt tay chúc mừng. Ông nói: "Rất vui mừng được chứng kiến tận mắt người hùng cùng cả ngàn vũ khí chiến lợi phẩm ..." Tôi cám ơn ông và lễ phép trả lời: "Thưa Đại Tướng, đây là chiến công của tất cả mọi người. Tôi đã học được 2 chữ "Follow me" trong thời gian tu nghiệp tại trường Fort Benning. Hiện tôi có vợ và hai con, nhưng tôi vẫn thích xông pha ngoài chiến địa". Ông cười, hiểu ý tôi, bắt tay tôi một lần nữa, trong khi các máy quay phim, chụp hình của phóng viên trong và ngoài nước đang hướng về phía Đại tướng và tôi. Tiếp đến là những vòng hoa chiến thắng, do các nữ sinh Trung học Ban Mê Thuột choàng lên cổ, rồi tiệc trà liên hoan.
Ngày hôm sau, các nhật báo Anh, Pháp, Việt ngữ, xuất bản tại thủ đô Sàigòn, trên trang nhất đăng hình ảnh tôi, dưới tiêu đề: "Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Động quân, anh hùng Vũng Rô". Các giới chức Việt-Mỹ, các phóng viên báo chí Anh, Pháp, Việt, các cơ quan truyền thanh, đang trầm trồ trước cả đống vũ khí, phần lớn còn trong bọc giấy thiếc, mà QLVNCH tịch thu được trong trận Vũng Rô. Tôi không thiết tha gì cả, chỉ nhớ tới nụ cười dễ thương của người tân binh trẻ, bị thương lòi ruột, nhưng cũng vẫn còn tỉnh táo nói: "Đại Bàng ơi, em có sao không... " Tôi muốn khóc, nhưng cố trấn tĩnh an ủi, vuốt ve: " Ráng lên em, trực thăng đang đáp đưa em về Quân Y Viện Nha Trang, anh sẽ ghé thăm em...". Tôi đã giữ lời hứa, nhưng chỉ được vuốt mắt em ở trong phòng đông lạnh bệnh viện!
Tân Sơn Hòa chuyển