Tham Khảo
Khoắng Nước Trung Lưu _Nguyễn Xuân Nghĩa.
Đầu tiên là định nghĩa. Khi tranh luận, người ta thường viện dẫn thống kê. Con số thống kê vốn không biết nói dối, nhưng kẻ dối trá có thể dùng thống kê
* Thành phần trung lưu bị úp chuông? *
Trong cuộc tranh luận chính trị hiện nay về chánh sách kinh tế tại Hoa Kỳ, một chữ được sử dụng nhiều nhất mà cũng là thành phần dân số bị khai thác nhiều nhất, đấy là "trung lưu" – middle class. Chúng ta nên bình tĩnh nhìn vào hiện tượng gian trá chính trị này.
Đầu tiên là định nghĩa. Khi tranh luận, người ta thường viện dẫn thống kê. Con số thống kê vốn không biết nói dối, nhưng kẻ dối trá có thể dùng thống kê - để lường gạt những người không theo dõi tìm hiểu. Nếu tìm hiểu, may ra người dân sẽ bớt bị lường gạt. May ra thôi, vì không nên đánh giá thấp khả năng lừa mị của các chính khách.
Từ năm năm nay, người ta nói đến lợi tức sa sút, và thậm chí sự khủng hoảng, của thành phần trung lưu, để từ đó đề nghị nhiều biện pháp nâng đỡ hay cứu giúp. Nhiều người còn đi xa hơn thế. Họ lý luận rằng ngoài thiểu số nhà giàu, lợi tức của dân Mỹ bị đình đọng trong nhiều năm, dân số trung lưu bị co cụm, người nghèo thành nghèo hơn trong khi các doanh gia lại lãnh lương quá hậu và gây thiệt hại cho hai thành phần xã hội khác là giới đầu tư và tiêu thụ. Người ta viện dẫn thống kê để chứng minh những điều này.
Mà thống kê lại là sản phẩm không thiếu trên thị trường thông tin Hoa Kỳ, với cách diễn giải tinh vi. Tinh vi cũng có thể là tinh ma.
Muốn phần nào nhìn ra sự thật đằng sau những hỏa mù ấy, việc đầu tiên mà chúng ta cần để ý là nên phân biệt con số và con người. Con số về thành phần trung lưu chẳng hạn không nhất thiết phản ảnh những con người thật, bằng xương bằng thịt, được gom vào một khái niệm trừu tượng và dán cho một cái nhãn bất biến.
Việc thứ hai cần để ý là sự chuyển dịch thực tế của từng thành phần được gom vào một con số thống kê. Muốn thấy ra sự chuyển dịch ấy, người ta cần nhìn vào một viễn cảnh dài, theo tinh thần các cụ ta thường nói, "không ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời"....
Trước hết, một vài thí dụ có thể giúp ta mường tượng ra thực tế kinh tế đằng sau con số thống kê.
Người ta hay nói đến một thiểu số 1% những người giàu nhất Hoa Kỳ, tính theo tài sản hay lợi tức – mà tài sản hay lợi tức là hai khái niệm khác nhau – và nhấn mạnh rằng trong khi dân Mỹ nghèo đi thì thiểu số 1% lại chiếm một tỷ lệ cao hơn trong tổng số lợi tức quốc gia. Ít ai chú ý là thành phần đại gia ăn cơm tiểu táo ấy cũng thường xuyên thay đổi và từ mười mấy năm nay, lợi tức thực tế của họ có giảm – dù giảm ít hơn lợi tức của người khác – và phân nửa thành phần này đã bị đá ra ngoài, văng xuống dưới, rơi vào thành phần 99%. Đ8iều ấy cũng có nghĩa là 0,50% những người ở dưới đã được đôn lên thành phần đại gia.
Đấy là chuyện "bách phân", một phần trăm... Cũng theo cách diễn giải ấy, hãy nói về thành phần "ngũ phân", một phần năm hay 20% của dân số, hoặc thập phân, 10%.....
Thống kê về lợi tức cho thấy tỷ lệ lợi tức của 20% dân số nghèo nhất, nhóm ngũ phân thứ năm, bị suy giảm. Điều ấy là một vấn đề và xúc phạm đạo lý chính đáng của con người. Nhưng nếu đào sâu hơn vào thống kê thì từ 1996 đến gần đây, mức lợi tức thật của nhóm ngũ phân nghèo nhất có tăng và tăng gấp đôi. Trong khi ấy, phân nửa số con người bằng xương bằng thịt ở trong nhóm này đã leo thang lên nhóm ngũ phân thứ tư - những người "giàu" hơn. Nếu lại định nghĩa xem thế nào là "nghèo" khi so sánh với dân nghèo của các nước thì ta còn thấy ra nhiều hình ảnh khác, xin miễn bàn thêm ở đây.
Vài thí dụ nói trên cho thấy nhiều chuyển dịch thực tế của xã hội đã không được phản ảnh qua thống kê. Và nhiều người còn cố tình sử dụng thống kê với gian ý khi nhập nhằng về nội dung.
Bây giờ, hãy nói về nội dung đơn giản nhất:
Chúng ta thấy truyền thông và các chính khách than vãn rằng lợi tức trung bình của các hộ gia đình Mỹ không tăng trong nhiều thập niên liền. Từ đó, người ta kết luận về sự khủng hoảng tất yếu của tư bản chủ nghĩa hay của siêu cường Hoa Kỳ. Và lại đề ra những giải pháp cứu vãn. Thí dụ như chính quyền phải can thiệp và tăng chi bằng cách tăng thuế, v.v....
Quả thật, lợi tức trung bình của các hộ gia đình không tăng mạnh từ những năm 1970 trở về sau, nếu giảm trừ ảnh hưởng của lạm phát thì trong mấy thập niên chỉ tăng chưa đầy 10%, tức là các hộ gia đình Mỹ không giàu thêm. Nhưng, cùng lúc đó, lợi tức trung bình của một người dân Mỹ lại tăng và cao gấp bội so với lợi tức của các hộ gia đình.
Vì sao lại có sự khác biệt giữa mấy con số về hộ gia đình và cá nhân?
Lý do của nghịch lý này không chỉ nằm trong phạm vi kinh tế mà xã hội và văn hóa. Trong ba bốn chục năm, số người trung bình trong một hộ gia đình đã lặng lẽ giảm sút, mà hiện tượng này kéo dài cả trăm năm. Các chính khách thì chỉ nhìn vào tấm lịch bầu cử vài năm lại có một lần, người lãnh đạo thì phải nhìn vào nhiều thế hệ, khác biệt là ở đó.
Bước vào thế kỷ 20, các gia đình Mỹ vẫn có nhiều con và phân nửa có sáu người sống chung dưới một mái nhà. Năm chục năm sau, tỷ lệ đông đảo ấy, hai vợ chồng và bốn con chẳng hạn, chỉ còn 20%, và hai chục năm trước đây, chỉ còn 10%. Ngày nay, con số còn thấp hơn nữa nếu ta nhớ rằng 40% gia đình Mỹ là của các bà mẹ độc thân. Có con mà đã ly dị hoặc khỏi cần chồng.
Thành phân dân số trong khái niệm thống kê gọi là hộ gia đình không chỉ thay đổi theo thời gian. Ta còn cần thấy ra sự khác biệt trong các sắc dân.
Một gia đình người Mỹ gốc Phi châu có ít con hơn một gia đình người Mỹ gốc Latino dù lợi tức của một người lại cao hơn: bảo rằng dân Mỹ da đen giàu hơn hay nghèo hơn dân Mỹ da nâu đều đúng cả! Cũng thế, một hộ gia đình người Mỹ gốc Á có lợi tức trung bình cao hơn một hộ gia đình người Mỹ gốc Âu, nhưng lợi tức trung bình của người Mỹ trắng vẫn cao hơn Mỹ vàng, và cao hơn Mỹ nâu hay Mỹ đen....
Do đó, cứ tùy đối tượng mà nói để xin phiếu hoặc nã thuế!
Như vậy, khi dùng thống kê về lợi tức của hộ gia đình (household income), người ta có kết quả khác với con số trung bình của một đầu người (per capita income). Khác và không chính xác bằng. Nếu lại kiểm điểm mức sống trung bình của một hộ gia đình, có bao nhiêu xe hơi, tủ lạnh, truyền hình, v.v... ta còn thấy ra hình ảnh khác về nước Mỹ trong từng thời kỳ.... Khi nói rằng lợi tức của các hộ gia đình Mỹ không tăng, người ta hàm ý là mức sống của dân Mỹ không thay đổi – và từ đó tha hồ nói nhảm! Nhiều người tiêu thụ sản phẩm thông tin sai lạc này thì cứ tình thật mà kết luận là nước Mỹ suy sụp.
Từng người trong chúng ta có thể nhớ đến ngày tỵ nạn 1975 hoặc là thuyền nhân hay thuộc diện đoàn tụ đặt chân lên đất Mỹ và đã sinh sống ra sao. Ngày nay, đại gia đình và con cái sinh hoạt ra sao. Đôi khi ta có hình ảnh khác về Hoa Kỳ và khủng hoảng!
Những giải thích rắc rối ở trên sẽ giúp ta nhìn thấy trò ma của những kẻ có gian ý.
Trong cùng một nước Mỹ, khi cần nói đến sự sa sút mức sống của người dân, thí dụ như dưới các Chính quyền Cộng Hoà, các nhà bình luận dùng thống kê lợi tức của hộ gia đình. Khi cần đề cao Chính quyền Dân Chủ, họ dùng thống kê của cá nhân. Trong khi thực tế là nếp sống gia đình có thay đổi, từ nhân số dưới một mái nhà đến nhóm dân hay nhóm lợi tức cao thấp khác nhau.
Bây giờ đến chuyện "trung lưu", thành phần có mức lợi tức ở giữa, không là thiểu số giàu nhất mà cũng chẳng là thiểu số bần cùng. Ai cũng có thể nghĩ rằng thành phần này có sức năng động cao nhờ mức tiêu thụ và đầu tư nên khả dĩ góp phần cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Nhưng họ là ai, sinh vật đang bị tuyệt chủng?
Kỹ thuật thống kê có thể tính ra lợi tức trung bình (average income) của hộ gia đình hay của người dân, với yếu tố vừa nói ở trên là lợi tức một đầu người có giá trị chính xác hơn. Họ tìm ra lợi tức trung bình đó bằng cách chia lợi tức toàn quốc cho tổng số dân. Con số ấy có thể thay đổi theo thời gian, như đã nói, mà còn bị lệch vì một thiểu số ít người lại có lợi tức rất cao.
Thống kê cũng có thể tính ra lợi tức trung vị (median income) là con số tiêu biểu hơn: lằn ranh ở giữa chia ra phân nửa cao hơn và phân nửa thấp hơn. Ít ai chú ý đến chi tiết trung bình hay trung vị, nhưng đấy là cái điểm ở giữa giúp chúng ta tìm ra thành phần dân số được coi là trung lưu. Bây giờ, hãy đi tìm thành phần đó trong những ngõ ngách thống kê đầy ảo giác mà không quên sự chuyển dịch dân số và lợi tức khi có lời báo động về sự tiêu vong của giới trung lưu.
Một kỹ thuật thống kê – và xảo thuật chính trị - là định nghĩa thành phần trung lưu là những ai có lợi tức đồng niên (một năm), thí dụ ở khoảng 50 đến 70 ngàn Mỹ kim và xem là số người đó tăng giảm ra sao trong nhiều năm. Rồi người ta vẽ đường tuyến về sự phân bố lợi tức trên hai trục, tung độ là có người và hoành độ là lợi tức. Người ta có một hình tương tự cái chuông úp, bên trái là những người có lợi tức thấp nhất, bên phải là có lợi tức cao nhất, ở giữa là thành phần trung lưu đông đảo những người có mức lợi tức tiêu biểu, là 50-70 chẳng hạn. Nếu chỉ nhìn trong thế tĩnh, của một năm, thì đường tuyến đó vô nghĩa. Nhìn trong thế động của nhiều năm, thì quả thật là số người có lợi tức trung vị ở mức 50-70 đã giảm và lời báo động ấy là chính đáng.
Nhưng gian ý ở đây là cách chọn con số.
Trong thế động của nhiều thập niên, đường tuyến có cái dạng chuông úp đó đã chuyển qua bên phải và thành phần 50-70 hết nằm trên đỉnh chuông hay chóp mũ mà nằm ở bên trái. Số người Mỹ có lợi tức trung vị 50-70, giới trung lưu cũ, đã giảm nhưng một giới trung lưu khác lại xuất hiện, với lợi tức cao hơn. Nghĩa là ta phải định nghĩa lại thế nào là trung lưu.... Thí dụ như có lợi tức trung vị từ 60 đến 80?
Chuyện thứ hai là chuyện vợ chồng.
Ngày xưa, 50 hay trăm năm trước, đa số gia đình Mỹ chỉ có một người đi làm, thường là ông chồng gia trưởng, nuôi đủ vợ và cả bầy con khá đông. Sau này, họ có ít con hơn và một hộ gia đình thường có hai lợi tức, của chồng và vợ. Mức sống nhờ đó đã tăng. Nhưng khi quan niệm của cả xã hội về hôn nhân đã thay đổi từ mấy chục năm nay, và phụ nữ độc thân một mình nuôi con hết là ngoại lệ mà trở thành phổ biến hơn, một hộ gia đình trở lại tình trạng một lợi tức và dẫn đến kết quả là sự sa sút lợi tức của các hộ gia đình.
Từ đó, người ta báo động về sự bần cùng hóa của nước Mỹ và mở chiến dịch cấp cứu trung lưu, người nghèo, phụ nữ độc thân, gia đình neo đơn, v.v... Bằng cách tăng chi cho người này và tăng thuế của người khác.
Lợi tức của các hộ gia đình có thể giảm sút, nhưng không chỉ vì lý do kinh tế của những khó khăn trong năm năm qua. Một trong những nguyên nhân đó lại nằm ngoài phạm vi kinh tế mà thuộc về văn hóa: việc lấy chồng đẻ con được nhiều người coi là lạc hậu. Nhất là những người có học, ở trong thành phần trung lưu về kiến thức và thuộc cánh tả về chính trị....
Cái giá kinh tế cho sự khai phóng xã hội này là điều chúng ta phải trả. Miễn là đừng để bị các chính khách lừa mị nữa. Và nói về sự tiêu vong, Alexis de Tocqueville đã báo động từ lâu khi viết về nền dân chủ tại Hoa Kỳ. Rằng nền dân chủ sẽ tiêu vong khi các chính khách có thể hối lộ người dân bằng tiền thuế của người khác. Họ có thể hối lộ được vì dùng xảo thuật thống kê.
Hay vì người dân cứ nhắm mắt nghe lời ru ngủ?
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/01/khoang-nuoc-trung-luu.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Khoắng Nước Trung Lưu _Nguyễn Xuân Nghĩa.
Đầu tiên là định nghĩa. Khi tranh luận, người ta thường viện dẫn thống kê. Con số thống kê vốn không biết nói dối, nhưng kẻ dối trá có thể dùng thống kê
* Thành phần trung lưu bị úp chuông? *
Trong cuộc tranh luận chính trị hiện nay về chánh sách kinh tế tại Hoa Kỳ, một chữ được sử dụng nhiều nhất mà cũng là thành phần dân số bị khai thác nhiều nhất, đấy là "trung lưu" – middle class. Chúng ta nên bình tĩnh nhìn vào hiện tượng gian trá chính trị này.
Đầu tiên là định nghĩa. Khi tranh luận, người ta thường viện dẫn thống kê. Con số thống kê vốn không biết nói dối, nhưng kẻ dối trá có thể dùng thống kê - để lường gạt những người không theo dõi tìm hiểu. Nếu tìm hiểu, may ra người dân sẽ bớt bị lường gạt. May ra thôi, vì không nên đánh giá thấp khả năng lừa mị của các chính khách.
Từ năm năm nay, người ta nói đến lợi tức sa sút, và thậm chí sự khủng hoảng, của thành phần trung lưu, để từ đó đề nghị nhiều biện pháp nâng đỡ hay cứu giúp. Nhiều người còn đi xa hơn thế. Họ lý luận rằng ngoài thiểu số nhà giàu, lợi tức của dân Mỹ bị đình đọng trong nhiều năm, dân số trung lưu bị co cụm, người nghèo thành nghèo hơn trong khi các doanh gia lại lãnh lương quá hậu và gây thiệt hại cho hai thành phần xã hội khác là giới đầu tư và tiêu thụ. Người ta viện dẫn thống kê để chứng minh những điều này.
Mà thống kê lại là sản phẩm không thiếu trên thị trường thông tin Hoa Kỳ, với cách diễn giải tinh vi. Tinh vi cũng có thể là tinh ma.
Muốn phần nào nhìn ra sự thật đằng sau những hỏa mù ấy, việc đầu tiên mà chúng ta cần để ý là nên phân biệt con số và con người. Con số về thành phần trung lưu chẳng hạn không nhất thiết phản ảnh những con người thật, bằng xương bằng thịt, được gom vào một khái niệm trừu tượng và dán cho một cái nhãn bất biến.
Việc thứ hai cần để ý là sự chuyển dịch thực tế của từng thành phần được gom vào một con số thống kê. Muốn thấy ra sự chuyển dịch ấy, người ta cần nhìn vào một viễn cảnh dài, theo tinh thần các cụ ta thường nói, "không ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời"....
Trước hết, một vài thí dụ có thể giúp ta mường tượng ra thực tế kinh tế đằng sau con số thống kê.
Người ta hay nói đến một thiểu số 1% những người giàu nhất Hoa Kỳ, tính theo tài sản hay lợi tức – mà tài sản hay lợi tức là hai khái niệm khác nhau – và nhấn mạnh rằng trong khi dân Mỹ nghèo đi thì thiểu số 1% lại chiếm một tỷ lệ cao hơn trong tổng số lợi tức quốc gia. Ít ai chú ý là thành phần đại gia ăn cơm tiểu táo ấy cũng thường xuyên thay đổi và từ mười mấy năm nay, lợi tức thực tế của họ có giảm – dù giảm ít hơn lợi tức của người khác – và phân nửa thành phần này đã bị đá ra ngoài, văng xuống dưới, rơi vào thành phần 99%. Đ8iều ấy cũng có nghĩa là 0,50% những người ở dưới đã được đôn lên thành phần đại gia.
Đấy là chuyện "bách phân", một phần trăm... Cũng theo cách diễn giải ấy, hãy nói về thành phần "ngũ phân", một phần năm hay 20% của dân số, hoặc thập phân, 10%.....
Thống kê về lợi tức cho thấy tỷ lệ lợi tức của 20% dân số nghèo nhất, nhóm ngũ phân thứ năm, bị suy giảm. Điều ấy là một vấn đề và xúc phạm đạo lý chính đáng của con người. Nhưng nếu đào sâu hơn vào thống kê thì từ 1996 đến gần đây, mức lợi tức thật của nhóm ngũ phân nghèo nhất có tăng và tăng gấp đôi. Trong khi ấy, phân nửa số con người bằng xương bằng thịt ở trong nhóm này đã leo thang lên nhóm ngũ phân thứ tư - những người "giàu" hơn. Nếu lại định nghĩa xem thế nào là "nghèo" khi so sánh với dân nghèo của các nước thì ta còn thấy ra nhiều hình ảnh khác, xin miễn bàn thêm ở đây.
Vài thí dụ nói trên cho thấy nhiều chuyển dịch thực tế của xã hội đã không được phản ảnh qua thống kê. Và nhiều người còn cố tình sử dụng thống kê với gian ý khi nhập nhằng về nội dung.
Bây giờ, hãy nói về nội dung đơn giản nhất:
Chúng ta thấy truyền thông và các chính khách than vãn rằng lợi tức trung bình của các hộ gia đình Mỹ không tăng trong nhiều thập niên liền. Từ đó, người ta kết luận về sự khủng hoảng tất yếu của tư bản chủ nghĩa hay của siêu cường Hoa Kỳ. Và lại đề ra những giải pháp cứu vãn. Thí dụ như chính quyền phải can thiệp và tăng chi bằng cách tăng thuế, v.v....
Quả thật, lợi tức trung bình của các hộ gia đình không tăng mạnh từ những năm 1970 trở về sau, nếu giảm trừ ảnh hưởng của lạm phát thì trong mấy thập niên chỉ tăng chưa đầy 10%, tức là các hộ gia đình Mỹ không giàu thêm. Nhưng, cùng lúc đó, lợi tức trung bình của một người dân Mỹ lại tăng và cao gấp bội so với lợi tức của các hộ gia đình.
Vì sao lại có sự khác biệt giữa mấy con số về hộ gia đình và cá nhân?
Lý do của nghịch lý này không chỉ nằm trong phạm vi kinh tế mà xã hội và văn hóa. Trong ba bốn chục năm, số người trung bình trong một hộ gia đình đã lặng lẽ giảm sút, mà hiện tượng này kéo dài cả trăm năm. Các chính khách thì chỉ nhìn vào tấm lịch bầu cử vài năm lại có một lần, người lãnh đạo thì phải nhìn vào nhiều thế hệ, khác biệt là ở đó.
Bước vào thế kỷ 20, các gia đình Mỹ vẫn có nhiều con và phân nửa có sáu người sống chung dưới một mái nhà. Năm chục năm sau, tỷ lệ đông đảo ấy, hai vợ chồng và bốn con chẳng hạn, chỉ còn 20%, và hai chục năm trước đây, chỉ còn 10%. Ngày nay, con số còn thấp hơn nữa nếu ta nhớ rằng 40% gia đình Mỹ là của các bà mẹ độc thân. Có con mà đã ly dị hoặc khỏi cần chồng.
Thành phân dân số trong khái niệm thống kê gọi là hộ gia đình không chỉ thay đổi theo thời gian. Ta còn cần thấy ra sự khác biệt trong các sắc dân.
Một gia đình người Mỹ gốc Phi châu có ít con hơn một gia đình người Mỹ gốc Latino dù lợi tức của một người lại cao hơn: bảo rằng dân Mỹ da đen giàu hơn hay nghèo hơn dân Mỹ da nâu đều đúng cả! Cũng thế, một hộ gia đình người Mỹ gốc Á có lợi tức trung bình cao hơn một hộ gia đình người Mỹ gốc Âu, nhưng lợi tức trung bình của người Mỹ trắng vẫn cao hơn Mỹ vàng, và cao hơn Mỹ nâu hay Mỹ đen....
Do đó, cứ tùy đối tượng mà nói để xin phiếu hoặc nã thuế!
Như vậy, khi dùng thống kê về lợi tức của hộ gia đình (household income), người ta có kết quả khác với con số trung bình của một đầu người (per capita income). Khác và không chính xác bằng. Nếu lại kiểm điểm mức sống trung bình của một hộ gia đình, có bao nhiêu xe hơi, tủ lạnh, truyền hình, v.v... ta còn thấy ra hình ảnh khác về nước Mỹ trong từng thời kỳ.... Khi nói rằng lợi tức của các hộ gia đình Mỹ không tăng, người ta hàm ý là mức sống của dân Mỹ không thay đổi – và từ đó tha hồ nói nhảm! Nhiều người tiêu thụ sản phẩm thông tin sai lạc này thì cứ tình thật mà kết luận là nước Mỹ suy sụp.
Từng người trong chúng ta có thể nhớ đến ngày tỵ nạn 1975 hoặc là thuyền nhân hay thuộc diện đoàn tụ đặt chân lên đất Mỹ và đã sinh sống ra sao. Ngày nay, đại gia đình và con cái sinh hoạt ra sao. Đôi khi ta có hình ảnh khác về Hoa Kỳ và khủng hoảng!
Những giải thích rắc rối ở trên sẽ giúp ta nhìn thấy trò ma của những kẻ có gian ý.
Trong cùng một nước Mỹ, khi cần nói đến sự sa sút mức sống của người dân, thí dụ như dưới các Chính quyền Cộng Hoà, các nhà bình luận dùng thống kê lợi tức của hộ gia đình. Khi cần đề cao Chính quyền Dân Chủ, họ dùng thống kê của cá nhân. Trong khi thực tế là nếp sống gia đình có thay đổi, từ nhân số dưới một mái nhà đến nhóm dân hay nhóm lợi tức cao thấp khác nhau.
Bây giờ đến chuyện "trung lưu", thành phần có mức lợi tức ở giữa, không là thiểu số giàu nhất mà cũng chẳng là thiểu số bần cùng. Ai cũng có thể nghĩ rằng thành phần này có sức năng động cao nhờ mức tiêu thụ và đầu tư nên khả dĩ góp phần cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Nhưng họ là ai, sinh vật đang bị tuyệt chủng?
Kỹ thuật thống kê có thể tính ra lợi tức trung bình (average income) của hộ gia đình hay của người dân, với yếu tố vừa nói ở trên là lợi tức một đầu người có giá trị chính xác hơn. Họ tìm ra lợi tức trung bình đó bằng cách chia lợi tức toàn quốc cho tổng số dân. Con số ấy có thể thay đổi theo thời gian, như đã nói, mà còn bị lệch vì một thiểu số ít người lại có lợi tức rất cao.
Thống kê cũng có thể tính ra lợi tức trung vị (median income) là con số tiêu biểu hơn: lằn ranh ở giữa chia ra phân nửa cao hơn và phân nửa thấp hơn. Ít ai chú ý đến chi tiết trung bình hay trung vị, nhưng đấy là cái điểm ở giữa giúp chúng ta tìm ra thành phần dân số được coi là trung lưu. Bây giờ, hãy đi tìm thành phần đó trong những ngõ ngách thống kê đầy ảo giác mà không quên sự chuyển dịch dân số và lợi tức khi có lời báo động về sự tiêu vong của giới trung lưu.
Một kỹ thuật thống kê – và xảo thuật chính trị - là định nghĩa thành phần trung lưu là những ai có lợi tức đồng niên (một năm), thí dụ ở khoảng 50 đến 70 ngàn Mỹ kim và xem là số người đó tăng giảm ra sao trong nhiều năm. Rồi người ta vẽ đường tuyến về sự phân bố lợi tức trên hai trục, tung độ là có người và hoành độ là lợi tức. Người ta có một hình tương tự cái chuông úp, bên trái là những người có lợi tức thấp nhất, bên phải là có lợi tức cao nhất, ở giữa là thành phần trung lưu đông đảo những người có mức lợi tức tiêu biểu, là 50-70 chẳng hạn. Nếu chỉ nhìn trong thế tĩnh, của một năm, thì đường tuyến đó vô nghĩa. Nhìn trong thế động của nhiều năm, thì quả thật là số người có lợi tức trung vị ở mức 50-70 đã giảm và lời báo động ấy là chính đáng.
Nhưng gian ý ở đây là cách chọn con số.
Trong thế động của nhiều thập niên, đường tuyến có cái dạng chuông úp đó đã chuyển qua bên phải và thành phần 50-70 hết nằm trên đỉnh chuông hay chóp mũ mà nằm ở bên trái. Số người Mỹ có lợi tức trung vị 50-70, giới trung lưu cũ, đã giảm nhưng một giới trung lưu khác lại xuất hiện, với lợi tức cao hơn. Nghĩa là ta phải định nghĩa lại thế nào là trung lưu.... Thí dụ như có lợi tức trung vị từ 60 đến 80?
Chuyện thứ hai là chuyện vợ chồng.
Ngày xưa, 50 hay trăm năm trước, đa số gia đình Mỹ chỉ có một người đi làm, thường là ông chồng gia trưởng, nuôi đủ vợ và cả bầy con khá đông. Sau này, họ có ít con hơn và một hộ gia đình thường có hai lợi tức, của chồng và vợ. Mức sống nhờ đó đã tăng. Nhưng khi quan niệm của cả xã hội về hôn nhân đã thay đổi từ mấy chục năm nay, và phụ nữ độc thân một mình nuôi con hết là ngoại lệ mà trở thành phổ biến hơn, một hộ gia đình trở lại tình trạng một lợi tức và dẫn đến kết quả là sự sa sút lợi tức của các hộ gia đình.
Từ đó, người ta báo động về sự bần cùng hóa của nước Mỹ và mở chiến dịch cấp cứu trung lưu, người nghèo, phụ nữ độc thân, gia đình neo đơn, v.v... Bằng cách tăng chi cho người này và tăng thuế của người khác.
Lợi tức của các hộ gia đình có thể giảm sút, nhưng không chỉ vì lý do kinh tế của những khó khăn trong năm năm qua. Một trong những nguyên nhân đó lại nằm ngoài phạm vi kinh tế mà thuộc về văn hóa: việc lấy chồng đẻ con được nhiều người coi là lạc hậu. Nhất là những người có học, ở trong thành phần trung lưu về kiến thức và thuộc cánh tả về chính trị....
Cái giá kinh tế cho sự khai phóng xã hội này là điều chúng ta phải trả. Miễn là đừng để bị các chính khách lừa mị nữa. Và nói về sự tiêu vong, Alexis de Tocqueville đã báo động từ lâu khi viết về nền dân chủ tại Hoa Kỳ. Rằng nền dân chủ sẽ tiêu vong khi các chính khách có thể hối lộ người dân bằng tiền thuế của người khác. Họ có thể hối lộ được vì dùng xảo thuật thống kê.
Hay vì người dân cứ nhắm mắt nghe lời ru ngủ?
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/01/khoang-nuoc-trung-luu.html