Văn Học & Nghệ Thuật

Khóc

Năm ngoái, tôi đã nói chuyện tại Montreal về hiện trạng sách vở tại hải ngoại. Khi đề cập đến cái chết đang tới dần của sách in, tôi đã nghẹn ngào phải dừng lại một lúc mới nói tiếp được
 
 

Song Thao
Năm ngoái, tôi đã nói chuyện tại Montreal về hiện trạng sách vở tại hải ngoại. Khi đề cập đến cái chết đang tới dần của sách in, tôi đã nghẹn ngào phải dừng lại một lúc mới nói tiếp được. Không hiểu lúc đó sao tự dưng tôi lại cảm động đến vậy. Chắc vì những người viết chúng tôi quá bị ràng buộc vào những cuốn sách, của mình cũng như của bạn bè, đến nỗi coi sách như máu mủ của chính mình. Nay trước sự xâm lấn của internet với sách điện tử e-book khiến sự mai một của sách in đã gần kề, tôi đã phải mủi lòng cho máu mủ của mình chăng? Trên đường về, khi nhà tôi hỏi về… biến cố này, tôi đã gạt đi không muốn nhắc tới nữa.
 
Bạn tôi, nhạc sĩ Từ Công Phụng, trong một chương trình trên Paris by Night, khi hát bài Mãi Mãi Bên Em, mắt cũng ngấn lệ. Ai coi cũng thấy. Sau đó, nhân điện thoại về một chuyện khác, tôi đã vui miệng hỏi về những giọt nước mắt này, bạn tôi ngần ngừ bảo đó là vì ánh đèn chiếu vào chói quá nên chảy nước mắt.
 
Từ Công Phụng và tôi, rõ ràng chúng tôi đã rơi lệ vì cảm động, vậy mà khi được hỏi lại muốn chối. Bởi vì chúng tôi là đàn ông! Đàn ông phải cho ra đàn ông, chúng tôi được huấn luyện tử nhỏ như vậy. Nhớ ngày nhỏ, xệch miệng ra nhè lên một tiếng là bị mắng: “Con trai chi mà động một tí là chảy nước… đái!”. Chuyện khóc hình như chỉ dành cho con gái. Con gái tha hồ khóc, lại còn được dỗ dành ve vuốt. Vậy nên ngay từ nhỏ con trai đã phải cứng rắn, đó là chuyện bình thường. Khóc đối với đàn ông con trai là thứ không có chi vinh quang. Tiến sĩ tâm lý học Janice Kelly của Đại học Purdue giải thích: khi người đàn ông hoặc đàn bà biểu hiện cảm xúc không phù hợp với các khuôn mẫu giới tính đã quen với quan niệm của chúng ta từ lâu, ta có khuynh hướng nghĩ rằng đó mới là những cảm xúc nghiêm trọng cần được hỗ trợ. Còn nếu nó diễn ra theo khuôn mẫu có sẵn là chuyện bình thường.
 
Tôi với ông Từ Công Phụng như vậy là đã có những giọt nước mắt không bình thường. Nghe ra rất mất mặt bầu cua. Không biết ông nhạc sĩ… từ từ (thỉnh thoảng tôi lại bị nói lắp) cảm thấy sao chứ tôi thấy hơi nhột. Nhột nên tôi chơi trò biển lận: coi xem các ông khác có nước mắt không. Có cả đấy. Tôi lục tung thơ của hai ông bạn Hoàng Lộc và Luân Hoán. Đích thị là các vị này có sụt sùi. Ông Hoàng Lộc sụt sùi vì tình, dĩ nhiên. Ông này vẫn được chúng tôi coi là nòi tình.
 
hạt lệ ta hạt lệ người
kể như đã thấm vào nơi tuyệt tình?
hạt lệ em hạt lệ mình
có khi rớt ở biển xanh mất rồi?
 
em từng khóc giữa ngày vui
giữa đêm trăng khuyết giữa lời thơ xưa?
ta từng khóc với thờ ơ
với em – bất tận cõi bờ thời gian…

Ông Luân Hoán nhỏ lệ oai hơn tuy ông cũng tình chẳng kém chi ông Hoàng Lộc. Hạt lệ của ông dành cho non sông. Nơi xứ người, ngồi nghĩ lại những ngày chinh chiến xưa, thiếu bàn chân trái đã để lại nơi chiến trường Quảng Ngãi, ông kiếm lại những giọt nước mắt cũ.
 
chẳng dám trách ai gây chiến cuộc
quê nghèo nhược tiểu, không buông xuôi
lặng xếp bản đồ cho vào túi
thắp sáng tự do đứng thẳng người
từng khóc hồn nhiên như con nít
sau khi chiếm trọn được mục tiêu
hôn lên lá nát cành cây gãy
nghe thấu non sông buồn hắt hiu
.

Đồng… khóc như vậy cũng vui. Ít nhất mỗi người cũng được an ủi là mình không… bất thường. Nếu muốn được an ủi hơn nữa thì cứ mở mấy băng Paris by Night có ông Anh Khoa hát. Thấy chàng ca sĩ này giọt ngắn giọt dài mà lòng thấy nhẹ nhàng vì những giọt nước mắt của mình chẳng ăn thua chi với những suối lệ mà ông Anh Khoa mang từ bên Hung qua. Nhưng ông Anh Khoa lại vừa có một an ủi lớn. Đó là ngay cả ông Obama cũng khóc! Phải nói ngay là ông này không phải là bạn tôi nhưng tôi cứ quàng ông ấy vào đây. Chuyện xảy ra trong cuộc bầu cử tháng 11 vừa qua. Chàng Obama đã… nhè tới hai lần. Một lần trước ngày bỏ phiếu và một lần sau khi đắc cử. Trong buổi vận động cuối cùng vào ngày 5 tháng 11, một ngày trước khi dân chúng đi bỏ phiếu, tại Des Moines, tiểu bang Iowa, chàng Obama đã khóc vì hồi tưởng lại quá khứ. Chính tại Iowa, bốn năm trước, chàng đã thắng cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên mở đường vào Tòa Bạch Ốc của người da màu đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Lần thứ hai tonton Obama không cầm được nước mắt khi ông tới trụ sở ban vận động bầu cử của ông tại Michigan một ngày sau khi được tái cử. Tại đây ông đã phát biểu rất ngắn, chỉ có 5 phút, trước những tình nguyện viên mà đa số là những người trẻ. Ông nhắc lại thời gian đầu ông tới Chicago vào năm 1980. Phút ban đầu tới nơi này khi công danh chưa ra làm sao cả đã làm nước mắt nhòe nhoẹt trên mặt vị tonton vừa được tín nhiệm lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Mới đây, cảm động hơn, là những giọt nước mắt của ông Obama khi ngỏ lời với dân Mỹ về vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, tiểu bang Connecticut, ngày 14 tháng 12 vừa qua, khiến 26 người chết trong đó có 20 em nhỏ từ 4 tới 10 tuổi.
 
Đứng đầu cường quốc số một trên thế giới, quyền uy nghiêng trời lệch đất, vậy mà khi đụng tới con tim, nước mắt cũng nhỏ dài trên mặt. Nước mắt đàn ông thời buổi này không còn là của hiếm. Đó là phút bộc lộ tình cảm trung thực của con người. Dù đàn ông hay đàn bà, chuyện xúc động đến rơi nước mắt là chứng tỏ đó là một con người có tình có nghĩa. Vậy thì việc chi phải giấu!
 
Ngầu như ông Vladimir Putin mà cũng… lệ! Tháng 3 vừa qua, ông tổng thống rồi thủ tướng, thủ tướng rồi tổng thống của Nga đã khóc ngon lành khi tái đắc cử chức tổng thống sau khi nhờ ông nguyên Thủ tướng Dmitri Medvedev, đệ tử của ông, giữ dùm một nhiệm kỳ theo đúng hiến pháp. Ông này coi chính quyền Nga như thứ bỏ trong túi quần, làm tổng thống hai nhiệm kỳ, không được tái ứng cử thêm, ông đã nhờ đệ tử Medvedev mà ông bố trí cho làm thủ tướng ra làm tổng thống, còn ông lui về làm thủ tướng chờ tới nhiệm kỳ sau lại ra ứng cử làm tổng thống lại. Ông nội này nguyên là dân tình báo KGB nổi tiếng về những hành động táo bạo, lì lợm trong chính trường. Khi tranh cử ông bị dân chúng chống đối qua các cuộc biểu tình rầm rộ. Cuối cùng ông vẫn thắng cử. Thắng trong gian nan nên ông vui mừng quá độ, khóc! Mấy ông cựu Cộng sản lại thuộc tình báo như ông Putin mấy khi để lộ tình cảm ra ngoài. Vậy mà trong một lúc xúc động cũng đã nhè. Giới đối lập với ông tha hồ chỉ trích sự mau nước mắt này nhưng dư luận vẫn không cho ông là yếu đuối. Thời nay khác rồi. Người ta trọng những chân tình chứ không mặn mà với những người lên gân. Nam nhi khóc, thì đã sao?
 
Đâu có như bốn chục năm trước, năm 1972. Năm đó ông Thượng nghị sĩ Edmund Muskie ra tranh cử trong đảng Dân chủ để được đề cử làm ứng viên tranh cử chức tổng thống Mỹ. Đối thủ của ông là Thượng nghị sĩ George McGovern. Trong một lần tranh cử, khi lên tiếng bênh vực cho bà vợ bị một tờ báo lớn ở New Hampshire đả kích, ông Muskie đã chảy nước mắt. Sau đó, khi bị báo chí chất vấn, ông nói không phải ông khóc mà ông chỉ gạt tuyết rơi trên mặt! Ông này coi bộ giống ông nhạc sĩ họ Từ. Lời chống chế của ông không có ép-phê. Ông vẫn bị coi là yếu đuối và bất ổn tinh thần nên thất bại. Ông McGovern đại diện cho đảng Dân chủ tranh chức tổng thống với ứng cử viên đảng Cộng hòa là Richard Nixon. Đảng Cộng hòa thắng và dân Việt Nam chúng ta lãnh hậu quả của những giọt nước mắt này. Chính Tổng thống Nixon và Ngoại trưởng Kissinger sau đó đã bán đứng Việt Nam!
 
Một chính khách nổi tiếng cứng rắn khác là bà Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người được gán cho hỗn danh là Người Đàn Bà Sắt (Iron Lady). Sắt cũng chảy nuớc mắt như thường. Bà đã rơi lệ khi rời dinh thủ tướng vào ngày 28 tháng 10 năm 1990 sau 11 năm mần thủ tướng. Đang nói chuyện đàn ông khóc, lại quẹo qua bà Thatcher, hình như tôi đã vượt hàng rào giới tính. Không đâu. Tôi cứ khơi khơi coi bà… sắt thép Thatcher như bọn đực rựa chúng ta. Chắc chẳng có chi sai!
 
Đàn bà mà như bà Thatcher, đàn ông như mấy chàng thanh niên trong nước, fan của các ngôi sao ca nhạc và phim bộ Hàn Quốc, ai đàn ông hơn ai! Thanh niên nước Việt òa khóc như cha chết mẹ chết khi thấy thần tượng xuất hiện. Vui hơn nữa là có chàng dí mũi vào ngửi chiếc ghế nơi sao Hàn đặt bàn tọa trước đó. Nhà thơ Đỗ Trung Quân ngứa mắt mắng mấy anh chàng bạc nhược hay nhè này. Nhà thơ mà mắng thì dĩ nhiên mắng bằng thơ.
 
Nói thật
Bọn tôi đàn ông cũng có khi rơi nước mắt
Khi nhìn xác đồng bào, ôm trong tay đồng đội.
Sắt đá vẫn nghẹn ngào.
Nhưng các em ạ
Chúng tôi không bao giờ rơi lệ
Những chuyện tào lao
Chúng tôi không mất thời giờ nửa đêm run rẩy, gào thét trước cổng sân bay để đón đứa lạ huơ lạ hoắc
Đến bố mẹ ở nhà cũng chả biết đi đâu
Tôi nghĩ đơn giản thế này
Bố tôi chết tôi mới khóc
Mẹ tôi chết tôi mới khóc
Bạn tôi chết tôi mới khóc
Đồng bào tôi mất tích ngoài biển Đông tôi mới khóc
Nước mắt ngày càng quý lắm các em ạ
Hãy cố mà để dành
Mà nhỏ xuống cho điêu linh đất nước
Mà rưng rưng cho nỗi nhục bị cỡi cổ đè đầu
Làm nô lệ
Tôi bảo các em lần này thôi nhé
Đừng làm xấu hổ thêm xứ sở mình
Nhục
Biển Đông
Quá
Đủ.
 
Mắng đến thế tôi nghĩ cũng là quá đủ. Thôi, ta nói chuyện khác! Vấn vương chi chuyện tào lao của những trang thanh niên đốn mạt của thế hệ này. Chúng ta đi tìm gặp một câu chuyện khóc… vui hơn nhiều. Nhà văn Nguyễn Quang Lập có một cái blog khá phổ biến mang tên Quê Choa. Nghe cái tên Quê Choa thấy đã lạ. Đó là phương ngữ của quê hương ông, Quảng Bình, nghĩa là quê ta, quê cha hoặc quê mình chi đấy. Tôi hay vào coi blog này và ít khi tìm được lối ra nếu chưa đọc hết các bài mới được post mỗi ngày. Bài viết khá ngắn, nhiều bài cũn cỡn, được viết bằng một lối văn giản dị nhưng nội dung hay hết biết. Vừa thâm thúy vừa cay đắng. Phần lớn bài viết đề cập tới các vấn đề chính trị hay xã hội nhưng thỉnh thoảng cũng có những bài tự sự rất cảm động. Tôi mới đọc được một bài loại này mang tên “Một Mối Tình”. Cái tên nghe có vẻ cải lương và thường tình nhưng đọc xong bỗng dưng muốn… khóc.
 
Nhân vật chính là Công. “Anh Công học Bách Khoa trước mình hai khóa, khoa Động Lực hay Chế Tạo Máy chi đó. Mình hay ra sân vận động nhà trường đá bóng, quen anh ở đó. Anh cao lớn trắng trẻo đẹp trai hệt tài tử điện ảnh, nhiều người bầu anh đẹp trai số một Hà Thành… Anh đá bóng cũng khá, đánh bóng chuyền cực hay… Mình là fan của anh Công, cả bóng chuyền lẫn văn nghệ, anh kéo đàn accordeon nổi tiếng, chơi guitar rất hay”.
 
Văn võ toàn tài lại đẹp trai nhất Hà Thành, đường bồ bịch của Công nhất định phải khá. Muốn cô nào được cô nấy, chẳng mất công nhọc sức chi. “Một lần mình uống cà phê với anh ở Quán Gió công viên Thống Nhất (mình thích cái tên này hơn, nó không hay nhưng nghe được. Chả biết ai đặt cho nó cái tên Công Viên Lê Ninh, nghe chối bỏ mẹ), hai anh em ngồi gần bàn hai cô gái, một cô cực xinh, vẻ như sinh viên trường múa hay trường sân khấu điện ảnh, hai trường này tuyển toàn gái đẹp. Anh Công nháy mình chỉ cô xinh, nói duyệt được không. Mình gật đầu cái rụp. Nói duyệt. Tưởng nói chơi vậy thôi, té ra tuần sau đã thấy anh cặp kè cô này rồi. Chừng vài tháng sau thấy anh cặp kè với cô khác. Mình nói cô bé xinh thế sao anh bỏ đi, phí của giời. Anh cười, nói không bỏ sao yêu được cô khác, tao chung thủy ngút trời kiên quyết không yêu chùm. Chung thủy của anh các cô gái gọi là chung thủy Đông Gioăng. Cô nào cũng biết anh có biệt danh ấy nhưng hễ anh buông câu là cắn câu liền không hề do dự, hi hi thế mới kỳ”.
 
Rồi Công bị bắt quả tang đang hủ hóa với gái. Với ai? Với cái cô xinh xinh đó. Có chơi có chịu, anh bị đuổi học hai năm nhưng anh coi như pha. “Tao thì không sao, đuổi học hai năm là cái đinh, nhưng nàng thì gay, gay lắm. Mình hỏi sao. Anh nói nhà trường bên đó làm căng lắm, đuổi thì đuổi cha xong, bày trò kiểm điểm bêu riếu con người ta. Nhà nàng cũng bị nhà trường điều lên mắng nhiếc nàng, ép nàng bỏ tao cho bằng được. Anh thở dài khẽ lắc đầu, nói tao sợ nàng phát điên mày ạ. Thật đấy, người ta con gái nhà lành biêu riếu cỡ đó chịu sao thấu”.
 
Ngày hôm sau người con gái nhảy lầu tự tử, gãy cột sống, liệt toàn thân, coi như xong đời! “Anh bật khóc. Khóc rất nhanh, vừa trào nước mắt liền lau khô ngay, anh đứng bật dậy hất mặt lên, nói thôi, tao về đây”.
 
Công về quê sau khi bị đuổi học, một thời gian lâu sau đó, Nguyễn Quang Lập, có hỗn danh là “Bọ Lập”, mới gặp lại anh chàng Đông Gioăng. “Hôm sau anh đến đón mình đi uống bia hơi, uống no bia anh đưa về thăm nhà anh ở sát chung cư Quỳnh Lôi, nói tao hay kể mày cho vợ tao nghe, vợ tao đọc blog Quê Choa của mày suốt ngày. Thú thật mình cũng không quan tâm lắm vợ anh là ai, cũng không nhớ chuyện đau lòng của anh ngày xưa nữa. Khi anh dắt mình vào buồng, nói em ơi đây là thằng duyệt cho anh yêu em, mình mới ngớ ra. Người đàn bà héo hon nằm trên giường nhìn mình mỉm cười, gương mặt méo mó. Nụ cười cũng méo mó. Không ngờ vợ anh Công là cô gái nhảy lầu tự vẫn năm nào!”.
 
Công nói anh đã phải thuyết phục nhiều lần cô gái tự vẫn mới chịu lấy anh. Cô đã thêm một lần nữa uống thuốc ngủ tự tử để người yêu yên tâm lấy vợ nhưng may người nhà phát giác kịp. Anh vội tổ chức đám cưới liền để ngăn cô đi tìm cái chết. “Đám cưới cách đây 25 năm, cô dâu mặt mày méo mó ôm bó hoa ngồi trên xe lăn, chú rể đẹp trai số một Hà Thành đẩy xe lăn đi vào hôn trường, mọi người vỗ tay rần rần, bạn bè anh tới dự ai cũng ứa nước mắt”.
 
Bạn bè của Công, tôi đồ chừng chắc phần lớn là bạn trai. Họ ứa nước mắt tiếp nối cho tiếng khóc của Công 25 năm trước. Nước mắt đàn ông, cực quá hè![ST]

http://www.vietnamplus.vn/Home/CIA-co-the-se-tan-cong-nhung-ke-cuc-doan-tai-Syria/20133/187862.vnplus

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Khóc

Năm ngoái, tôi đã nói chuyện tại Montreal về hiện trạng sách vở tại hải ngoại. Khi đề cập đến cái chết đang tới dần của sách in, tôi đã nghẹn ngào phải dừng lại một lúc mới nói tiếp được
 
 

Song Thao
Năm ngoái, tôi đã nói chuyện tại Montreal về hiện trạng sách vở tại hải ngoại. Khi đề cập đến cái chết đang tới dần của sách in, tôi đã nghẹn ngào phải dừng lại một lúc mới nói tiếp được. Không hiểu lúc đó sao tự dưng tôi lại cảm động đến vậy. Chắc vì những người viết chúng tôi quá bị ràng buộc vào những cuốn sách, của mình cũng như của bạn bè, đến nỗi coi sách như máu mủ của chính mình. Nay trước sự xâm lấn của internet với sách điện tử e-book khiến sự mai một của sách in đã gần kề, tôi đã phải mủi lòng cho máu mủ của mình chăng? Trên đường về, khi nhà tôi hỏi về… biến cố này, tôi đã gạt đi không muốn nhắc tới nữa.
 
Bạn tôi, nhạc sĩ Từ Công Phụng, trong một chương trình trên Paris by Night, khi hát bài Mãi Mãi Bên Em, mắt cũng ngấn lệ. Ai coi cũng thấy. Sau đó, nhân điện thoại về một chuyện khác, tôi đã vui miệng hỏi về những giọt nước mắt này, bạn tôi ngần ngừ bảo đó là vì ánh đèn chiếu vào chói quá nên chảy nước mắt.
 
Từ Công Phụng và tôi, rõ ràng chúng tôi đã rơi lệ vì cảm động, vậy mà khi được hỏi lại muốn chối. Bởi vì chúng tôi là đàn ông! Đàn ông phải cho ra đàn ông, chúng tôi được huấn luyện tử nhỏ như vậy. Nhớ ngày nhỏ, xệch miệng ra nhè lên một tiếng là bị mắng: “Con trai chi mà động một tí là chảy nước… đái!”. Chuyện khóc hình như chỉ dành cho con gái. Con gái tha hồ khóc, lại còn được dỗ dành ve vuốt. Vậy nên ngay từ nhỏ con trai đã phải cứng rắn, đó là chuyện bình thường. Khóc đối với đàn ông con trai là thứ không có chi vinh quang. Tiến sĩ tâm lý học Janice Kelly của Đại học Purdue giải thích: khi người đàn ông hoặc đàn bà biểu hiện cảm xúc không phù hợp với các khuôn mẫu giới tính đã quen với quan niệm của chúng ta từ lâu, ta có khuynh hướng nghĩ rằng đó mới là những cảm xúc nghiêm trọng cần được hỗ trợ. Còn nếu nó diễn ra theo khuôn mẫu có sẵn là chuyện bình thường.
 
Tôi với ông Từ Công Phụng như vậy là đã có những giọt nước mắt không bình thường. Nghe ra rất mất mặt bầu cua. Không biết ông nhạc sĩ… từ từ (thỉnh thoảng tôi lại bị nói lắp) cảm thấy sao chứ tôi thấy hơi nhột. Nhột nên tôi chơi trò biển lận: coi xem các ông khác có nước mắt không. Có cả đấy. Tôi lục tung thơ của hai ông bạn Hoàng Lộc và Luân Hoán. Đích thị là các vị này có sụt sùi. Ông Hoàng Lộc sụt sùi vì tình, dĩ nhiên. Ông này vẫn được chúng tôi coi là nòi tình.
 
hạt lệ ta hạt lệ người
kể như đã thấm vào nơi tuyệt tình?
hạt lệ em hạt lệ mình
có khi rớt ở biển xanh mất rồi?
 
em từng khóc giữa ngày vui
giữa đêm trăng khuyết giữa lời thơ xưa?
ta từng khóc với thờ ơ
với em – bất tận cõi bờ thời gian…

Ông Luân Hoán nhỏ lệ oai hơn tuy ông cũng tình chẳng kém chi ông Hoàng Lộc. Hạt lệ của ông dành cho non sông. Nơi xứ người, ngồi nghĩ lại những ngày chinh chiến xưa, thiếu bàn chân trái đã để lại nơi chiến trường Quảng Ngãi, ông kiếm lại những giọt nước mắt cũ.
 
chẳng dám trách ai gây chiến cuộc
quê nghèo nhược tiểu, không buông xuôi
lặng xếp bản đồ cho vào túi
thắp sáng tự do đứng thẳng người
từng khóc hồn nhiên như con nít
sau khi chiếm trọn được mục tiêu
hôn lên lá nát cành cây gãy
nghe thấu non sông buồn hắt hiu
.

Đồng… khóc như vậy cũng vui. Ít nhất mỗi người cũng được an ủi là mình không… bất thường. Nếu muốn được an ủi hơn nữa thì cứ mở mấy băng Paris by Night có ông Anh Khoa hát. Thấy chàng ca sĩ này giọt ngắn giọt dài mà lòng thấy nhẹ nhàng vì những giọt nước mắt của mình chẳng ăn thua chi với những suối lệ mà ông Anh Khoa mang từ bên Hung qua. Nhưng ông Anh Khoa lại vừa có một an ủi lớn. Đó là ngay cả ông Obama cũng khóc! Phải nói ngay là ông này không phải là bạn tôi nhưng tôi cứ quàng ông ấy vào đây. Chuyện xảy ra trong cuộc bầu cử tháng 11 vừa qua. Chàng Obama đã… nhè tới hai lần. Một lần trước ngày bỏ phiếu và một lần sau khi đắc cử. Trong buổi vận động cuối cùng vào ngày 5 tháng 11, một ngày trước khi dân chúng đi bỏ phiếu, tại Des Moines, tiểu bang Iowa, chàng Obama đã khóc vì hồi tưởng lại quá khứ. Chính tại Iowa, bốn năm trước, chàng đã thắng cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên mở đường vào Tòa Bạch Ốc của người da màu đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Lần thứ hai tonton Obama không cầm được nước mắt khi ông tới trụ sở ban vận động bầu cử của ông tại Michigan một ngày sau khi được tái cử. Tại đây ông đã phát biểu rất ngắn, chỉ có 5 phút, trước những tình nguyện viên mà đa số là những người trẻ. Ông nhắc lại thời gian đầu ông tới Chicago vào năm 1980. Phút ban đầu tới nơi này khi công danh chưa ra làm sao cả đã làm nước mắt nhòe nhoẹt trên mặt vị tonton vừa được tín nhiệm lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Mới đây, cảm động hơn, là những giọt nước mắt của ông Obama khi ngỏ lời với dân Mỹ về vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, tiểu bang Connecticut, ngày 14 tháng 12 vừa qua, khiến 26 người chết trong đó có 20 em nhỏ từ 4 tới 10 tuổi.
 
Đứng đầu cường quốc số một trên thế giới, quyền uy nghiêng trời lệch đất, vậy mà khi đụng tới con tim, nước mắt cũng nhỏ dài trên mặt. Nước mắt đàn ông thời buổi này không còn là của hiếm. Đó là phút bộc lộ tình cảm trung thực của con người. Dù đàn ông hay đàn bà, chuyện xúc động đến rơi nước mắt là chứng tỏ đó là một con người có tình có nghĩa. Vậy thì việc chi phải giấu!
 
Ngầu như ông Vladimir Putin mà cũng… lệ! Tháng 3 vừa qua, ông tổng thống rồi thủ tướng, thủ tướng rồi tổng thống của Nga đã khóc ngon lành khi tái đắc cử chức tổng thống sau khi nhờ ông nguyên Thủ tướng Dmitri Medvedev, đệ tử của ông, giữ dùm một nhiệm kỳ theo đúng hiến pháp. Ông này coi chính quyền Nga như thứ bỏ trong túi quần, làm tổng thống hai nhiệm kỳ, không được tái ứng cử thêm, ông đã nhờ đệ tử Medvedev mà ông bố trí cho làm thủ tướng ra làm tổng thống, còn ông lui về làm thủ tướng chờ tới nhiệm kỳ sau lại ra ứng cử làm tổng thống lại. Ông nội này nguyên là dân tình báo KGB nổi tiếng về những hành động táo bạo, lì lợm trong chính trường. Khi tranh cử ông bị dân chúng chống đối qua các cuộc biểu tình rầm rộ. Cuối cùng ông vẫn thắng cử. Thắng trong gian nan nên ông vui mừng quá độ, khóc! Mấy ông cựu Cộng sản lại thuộc tình báo như ông Putin mấy khi để lộ tình cảm ra ngoài. Vậy mà trong một lúc xúc động cũng đã nhè. Giới đối lập với ông tha hồ chỉ trích sự mau nước mắt này nhưng dư luận vẫn không cho ông là yếu đuối. Thời nay khác rồi. Người ta trọng những chân tình chứ không mặn mà với những người lên gân. Nam nhi khóc, thì đã sao?
 
Đâu có như bốn chục năm trước, năm 1972. Năm đó ông Thượng nghị sĩ Edmund Muskie ra tranh cử trong đảng Dân chủ để được đề cử làm ứng viên tranh cử chức tổng thống Mỹ. Đối thủ của ông là Thượng nghị sĩ George McGovern. Trong một lần tranh cử, khi lên tiếng bênh vực cho bà vợ bị một tờ báo lớn ở New Hampshire đả kích, ông Muskie đã chảy nước mắt. Sau đó, khi bị báo chí chất vấn, ông nói không phải ông khóc mà ông chỉ gạt tuyết rơi trên mặt! Ông này coi bộ giống ông nhạc sĩ họ Từ. Lời chống chế của ông không có ép-phê. Ông vẫn bị coi là yếu đuối và bất ổn tinh thần nên thất bại. Ông McGovern đại diện cho đảng Dân chủ tranh chức tổng thống với ứng cử viên đảng Cộng hòa là Richard Nixon. Đảng Cộng hòa thắng và dân Việt Nam chúng ta lãnh hậu quả của những giọt nước mắt này. Chính Tổng thống Nixon và Ngoại trưởng Kissinger sau đó đã bán đứng Việt Nam!
 
Một chính khách nổi tiếng cứng rắn khác là bà Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người được gán cho hỗn danh là Người Đàn Bà Sắt (Iron Lady). Sắt cũng chảy nuớc mắt như thường. Bà đã rơi lệ khi rời dinh thủ tướng vào ngày 28 tháng 10 năm 1990 sau 11 năm mần thủ tướng. Đang nói chuyện đàn ông khóc, lại quẹo qua bà Thatcher, hình như tôi đã vượt hàng rào giới tính. Không đâu. Tôi cứ khơi khơi coi bà… sắt thép Thatcher như bọn đực rựa chúng ta. Chắc chẳng có chi sai!
 
Đàn bà mà như bà Thatcher, đàn ông như mấy chàng thanh niên trong nước, fan của các ngôi sao ca nhạc và phim bộ Hàn Quốc, ai đàn ông hơn ai! Thanh niên nước Việt òa khóc như cha chết mẹ chết khi thấy thần tượng xuất hiện. Vui hơn nữa là có chàng dí mũi vào ngửi chiếc ghế nơi sao Hàn đặt bàn tọa trước đó. Nhà thơ Đỗ Trung Quân ngứa mắt mắng mấy anh chàng bạc nhược hay nhè này. Nhà thơ mà mắng thì dĩ nhiên mắng bằng thơ.
 
Nói thật
Bọn tôi đàn ông cũng có khi rơi nước mắt
Khi nhìn xác đồng bào, ôm trong tay đồng đội.
Sắt đá vẫn nghẹn ngào.
Nhưng các em ạ
Chúng tôi không bao giờ rơi lệ
Những chuyện tào lao
Chúng tôi không mất thời giờ nửa đêm run rẩy, gào thét trước cổng sân bay để đón đứa lạ huơ lạ hoắc
Đến bố mẹ ở nhà cũng chả biết đi đâu
Tôi nghĩ đơn giản thế này
Bố tôi chết tôi mới khóc
Mẹ tôi chết tôi mới khóc
Bạn tôi chết tôi mới khóc
Đồng bào tôi mất tích ngoài biển Đông tôi mới khóc
Nước mắt ngày càng quý lắm các em ạ
Hãy cố mà để dành
Mà nhỏ xuống cho điêu linh đất nước
Mà rưng rưng cho nỗi nhục bị cỡi cổ đè đầu
Làm nô lệ
Tôi bảo các em lần này thôi nhé
Đừng làm xấu hổ thêm xứ sở mình
Nhục
Biển Đông
Quá
Đủ.
 
Mắng đến thế tôi nghĩ cũng là quá đủ. Thôi, ta nói chuyện khác! Vấn vương chi chuyện tào lao của những trang thanh niên đốn mạt của thế hệ này. Chúng ta đi tìm gặp một câu chuyện khóc… vui hơn nhiều. Nhà văn Nguyễn Quang Lập có một cái blog khá phổ biến mang tên Quê Choa. Nghe cái tên Quê Choa thấy đã lạ. Đó là phương ngữ của quê hương ông, Quảng Bình, nghĩa là quê ta, quê cha hoặc quê mình chi đấy. Tôi hay vào coi blog này và ít khi tìm được lối ra nếu chưa đọc hết các bài mới được post mỗi ngày. Bài viết khá ngắn, nhiều bài cũn cỡn, được viết bằng một lối văn giản dị nhưng nội dung hay hết biết. Vừa thâm thúy vừa cay đắng. Phần lớn bài viết đề cập tới các vấn đề chính trị hay xã hội nhưng thỉnh thoảng cũng có những bài tự sự rất cảm động. Tôi mới đọc được một bài loại này mang tên “Một Mối Tình”. Cái tên nghe có vẻ cải lương và thường tình nhưng đọc xong bỗng dưng muốn… khóc.
 
Nhân vật chính là Công. “Anh Công học Bách Khoa trước mình hai khóa, khoa Động Lực hay Chế Tạo Máy chi đó. Mình hay ra sân vận động nhà trường đá bóng, quen anh ở đó. Anh cao lớn trắng trẻo đẹp trai hệt tài tử điện ảnh, nhiều người bầu anh đẹp trai số một Hà Thành… Anh đá bóng cũng khá, đánh bóng chuyền cực hay… Mình là fan của anh Công, cả bóng chuyền lẫn văn nghệ, anh kéo đàn accordeon nổi tiếng, chơi guitar rất hay”.
 
Văn võ toàn tài lại đẹp trai nhất Hà Thành, đường bồ bịch của Công nhất định phải khá. Muốn cô nào được cô nấy, chẳng mất công nhọc sức chi. “Một lần mình uống cà phê với anh ở Quán Gió công viên Thống Nhất (mình thích cái tên này hơn, nó không hay nhưng nghe được. Chả biết ai đặt cho nó cái tên Công Viên Lê Ninh, nghe chối bỏ mẹ), hai anh em ngồi gần bàn hai cô gái, một cô cực xinh, vẻ như sinh viên trường múa hay trường sân khấu điện ảnh, hai trường này tuyển toàn gái đẹp. Anh Công nháy mình chỉ cô xinh, nói duyệt được không. Mình gật đầu cái rụp. Nói duyệt. Tưởng nói chơi vậy thôi, té ra tuần sau đã thấy anh cặp kè cô này rồi. Chừng vài tháng sau thấy anh cặp kè với cô khác. Mình nói cô bé xinh thế sao anh bỏ đi, phí của giời. Anh cười, nói không bỏ sao yêu được cô khác, tao chung thủy ngút trời kiên quyết không yêu chùm. Chung thủy của anh các cô gái gọi là chung thủy Đông Gioăng. Cô nào cũng biết anh có biệt danh ấy nhưng hễ anh buông câu là cắn câu liền không hề do dự, hi hi thế mới kỳ”.
 
Rồi Công bị bắt quả tang đang hủ hóa với gái. Với ai? Với cái cô xinh xinh đó. Có chơi có chịu, anh bị đuổi học hai năm nhưng anh coi như pha. “Tao thì không sao, đuổi học hai năm là cái đinh, nhưng nàng thì gay, gay lắm. Mình hỏi sao. Anh nói nhà trường bên đó làm căng lắm, đuổi thì đuổi cha xong, bày trò kiểm điểm bêu riếu con người ta. Nhà nàng cũng bị nhà trường điều lên mắng nhiếc nàng, ép nàng bỏ tao cho bằng được. Anh thở dài khẽ lắc đầu, nói tao sợ nàng phát điên mày ạ. Thật đấy, người ta con gái nhà lành biêu riếu cỡ đó chịu sao thấu”.
 
Ngày hôm sau người con gái nhảy lầu tự tử, gãy cột sống, liệt toàn thân, coi như xong đời! “Anh bật khóc. Khóc rất nhanh, vừa trào nước mắt liền lau khô ngay, anh đứng bật dậy hất mặt lên, nói thôi, tao về đây”.
 
Công về quê sau khi bị đuổi học, một thời gian lâu sau đó, Nguyễn Quang Lập, có hỗn danh là “Bọ Lập”, mới gặp lại anh chàng Đông Gioăng. “Hôm sau anh đến đón mình đi uống bia hơi, uống no bia anh đưa về thăm nhà anh ở sát chung cư Quỳnh Lôi, nói tao hay kể mày cho vợ tao nghe, vợ tao đọc blog Quê Choa của mày suốt ngày. Thú thật mình cũng không quan tâm lắm vợ anh là ai, cũng không nhớ chuyện đau lòng của anh ngày xưa nữa. Khi anh dắt mình vào buồng, nói em ơi đây là thằng duyệt cho anh yêu em, mình mới ngớ ra. Người đàn bà héo hon nằm trên giường nhìn mình mỉm cười, gương mặt méo mó. Nụ cười cũng méo mó. Không ngờ vợ anh Công là cô gái nhảy lầu tự vẫn năm nào!”.
 
Công nói anh đã phải thuyết phục nhiều lần cô gái tự vẫn mới chịu lấy anh. Cô đã thêm một lần nữa uống thuốc ngủ tự tử để người yêu yên tâm lấy vợ nhưng may người nhà phát giác kịp. Anh vội tổ chức đám cưới liền để ngăn cô đi tìm cái chết. “Đám cưới cách đây 25 năm, cô dâu mặt mày méo mó ôm bó hoa ngồi trên xe lăn, chú rể đẹp trai số một Hà Thành đẩy xe lăn đi vào hôn trường, mọi người vỗ tay rần rần, bạn bè anh tới dự ai cũng ứa nước mắt”.
 
Bạn bè của Công, tôi đồ chừng chắc phần lớn là bạn trai. Họ ứa nước mắt tiếp nối cho tiếng khóc của Công 25 năm trước. Nước mắt đàn ông, cực quá hè![ST]

http://www.vietnamplus.vn/Home/CIA-co-the-se-tan-cong-nhung-ke-cuc-doan-tai-Syria/20133/187862.vnplus

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm