Tham Khảo
Khởi Đầu Thảm Kịch Việt Nam - Phan Nhật Nam
Hiệp định Paris. Nguồn: internet
Chúng ta đang vào Tháng 7, thời điểm với biến cố quyết định Lịch Sử Việt Nam: Ngày 20 Tháng 7 năm 1954 – Ngày ký kết Hiệp Định Genève chia đôi đất nước - Tiền đề của Bi Kịch Việt Nam suốt 60 năm qua và của hôm nay. Bởi sách lược bành trướng của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa từ lần thành hình 1949 đến hiện tại đã và đang được thực hiện bằng những bước cụ thể, khởi đầu từ sự kiện 60 năm trước: Mở rộng chiến tranh xâm lăng VNCH, dần lấn chiếm Biển Đông, tiệm tiến hoàn tất quá trình mở rộng về phương Nam Châu Á bằng xương máu dân chúng ba nước Đông Dương mà người Việt là thành phần thụ nạn hàng đầu khốc liệt nhất - Người dân của hai miền Nam-Bắc không phân biệt. Quá trình xâm thực của Bắc Kinh được chỉ huy, thực hiện bởi tập đoàn chỉ đạo, thành phần thừa hành đắc lực thống thuộc trong Đảng cộng sản Việt Nam.
Cần nhắc lại sự kiện quan yếu: Đảng cộng sản hiện tại ở Hà Nội là hậu thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức chính trị được tập hợp và thành lập tại Quảng Châu, Trung Hoa vào năm 1930 với nhân vật tên gọi Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc, người phát động tuyên cáo thống nhất các tổ chức cộng sản trên toàn xứ Đông Dương cũng là Hồ Quang, thuộc viên Văn Phòng Đệ Bát Lộ Quân của giải phóng quân Trung Hoa. Và cần phải kể đầy đủ hơn là cán bộ Linov của đảng cộng sản Nga, hay Hồ Quang của cộng sản Trung Hoa cũng chính là chủ tịch Hồ Chí Minh sau nầy của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành hình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội chứ không ai khác.
Nhắc lại lý lịch Hồ Chí Minh có mục đích xác nhận trước lịch sử và quốc dân thêm một lần: Những tác nhân chính của Hiệp Định Genève năm 1954 là Châu Ân Lai của Bắc Kinh, và Phạm Văn Đồng của Hà Nội. Đấy là những đồng chí, đồng sự, bộ tướng thân cận của Nguyễn Ái Quốc/Linov/Hồ Quang/Hồ Chí Minh... bí danh của một thủ lãnh Đông Phương Vụ Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế. Để sau đó thêm một lần, đấy cũng là hai nhân sự chủ yếu đã thiết lập, hoàn thành Bản Tuyên Cáo về Lãnh Hải của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ấn ký ngày 4 tháng 9 năm 1958; và Công Hàm của nhà nước VNDCCH ấn ký ngày 14 Tháng 9 cùng năm tại Hà Nội chấp nhận và tán thành Bản Tuyên Cáo của phía Bắc Kinh.
Đến đây chúng ta có thể kết luận: Tất cả mất mát đau thương của các tầng lớp dân chúng, cảnh tàn phá trên toàn lãnh thổ Việt Nam bởi cuộc chiến 1960-1975; tình thế băng hoại văn hóa, chính trị bế tắc, kinh tế suy sụp toàn diện của xã hội Việt Nam sau chiến tranh 1960-1975 cho đến hiện nay. Và hiện tại, căng thẳng, xung đột trên Biển Đông mà có thể là đầu mối dẫn đến một biến loạn khu vực. Tất cả tai họa nầy không do một nguyên cớ nào khác mà bởi từ hiệp định ký kết Ngày 20 Tháng 7, 1954 tại Genève. Hiệp Định phân chia đất nước Việt Nam được tập đoàn lãnh đạo hai đảng cộng sản Trung Hoa và Việt Nam thi hành nhất quán. Thành phần cầm quyền hiện nay ở Bắc Kinh và Hà Nội thực tế chỉ là những kẻ thừa hành cuối cuộc mà thôi.
Hôm nay, những tranh luận có tính cách áp đặt tại Liên Hiệp Quốc, những giàn xếp ngoại giao một chiều ở Hà Nội về chủ quyền biển đảo trên Biển Đông... Tất cả chỉ là hậu quả, hệ quả tất yếu sau quá trình đoạt thắng bằng phương tiện quân sự qua hai cuộc chiến 1946-1954; 1960-1975. Tiếp được hợp thức hóa bởi biện pháp chính trị-ngoại giao của Hiệp Định Genève 20 tháng 7, 1954 và Hiệp Định Paris 27 tháng 3, 1973. Hai hiệp định được tổ chức, điều hành, ký kết bởi những người cộng sản đến từ Bắc Kinh và Hà Nội chứ không phải ai khác. Đấy là hai lực lượng chủ thể gây cuộc máu xương Châu Á hơn nửa thế kỷ qua, và đến nay quay mặt cấu xé nhau như đã một lần trong chiến tranh biên giới 1979.
Cuộc tranh luận hiện nay giữa Bắc Kinh và Hà Nội có tính chất tranh giành chiến lợi phẩm đánh cướp được giữa hai phe đã một lần đồng thuận thực hiện chung sách lược đoạt thắng, chiếm đóng một quốc gia khác: VNCH. Lẽ tất nhiên, yếu tố của phe thứ ba gồm người Mỹ và các thế lực Âu-Á khác, những yếu tố quyết định trong quá trình hình thành tình thế Biển Đông hiện tại thuộc về chủ điểm của một vấn đề cần phải nghiên cứu, tìm hiểu khác.
Những người cầm quyền của các chế độ Đế Quốc Việt Nam, Quốc Gia Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa từ 1945 đến 1975 cho dẫu có những vấp phạm trong quá trình giữ nước, an dân do những bất cập khó khăn về chính trị, quân sự, xã hội, kinh tế không khả năng giải quyết. Nhưng những nội các Trần Trọng Kim, Trần Văn Hữu, Bữu Lộc, Ngô Đình Diệm, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát... dưới quyền lãnh đạo của Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Phan Khắc Sửu, Nguyễn Văn Thiệu đã xác chứng trước Lịch Sử và Quốc Dân điều tối thượng tiên quyết: Giữ gìn Độc Lập Dân Tộc.
Giọt nước mắt bi phẫn của Ngoại Trưởng Lê Quốc Định, Trần Văn Đỗ tại hội nghị Genève 1954 quyết liệt phản đối sự phân chia đất nước là chứng nhận sắc son của tập thể lãnh đạo quốc gia đối với tồn vong và toàn vẹn đất nước. Và xa hơn nữa, sau ngày thành lập, 17 Tháng 4, 1945 trong tuyên cáo đầu tiên gởi quốc dân để hiện thực tinh thần và nội dung Dụ Số I của Hoàng Đế Bảo Đại, Chính Phủ Thủ Tướng Trần Trọng Kim đã nêu lên yêu cầu tiên khởi là lấy vùng Nam Kỳ về lại cương thổ thống nhất của Đế Quốc Việt Nam. Và cụ thể hơn đối với tình hình hôm nay là sự kiện: Trước diễn đàn thế giới tại Hội Nghị San Francisco 1951, Thủ Tướng Trần Văn Hữu đại diện Quốc Gia Việt Nam đã long trọng tuyên cáo: Hoàng Sa-Trường Sa thuộc về chủ quyền Việt Nam với bằng chứng lịch sử lẫn thực tế pháp lý.
Tuyên cáo của Thủ Tướng Trần Văn Hữu được sự đồng thuận của toàn thể thành viên hội nghị bao gồm đại điện Liên Xô. Tóm lại: Các tổ chức nhà nước của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa- Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa-Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là “thủ phạm chính danh” đã chia đôi đất nước và là đầu mối của tất cả thảm họa Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ qua. Không thể có một giải pháp khả thể để giải quyết cho một vấn đề vốn xấu từ căn bản khởi cuộc: Phân chia/Xâm lược/Chiếm đóng/Cộng sản hóa/Thực dân hóa một dân tộc, một quốc gia.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Khởi Đầu Thảm Kịch Việt Nam - Phan Nhật Nam
Hiệp định Paris. Nguồn: internet
Chúng ta đang vào Tháng 7, thời điểm với biến cố quyết định Lịch Sử Việt Nam: Ngày 20 Tháng 7 năm 1954 – Ngày ký kết Hiệp Định Genève chia đôi đất nước - Tiền đề của Bi Kịch Việt Nam suốt 60 năm qua và của hôm nay. Bởi sách lược bành trướng của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa từ lần thành hình 1949 đến hiện tại đã và đang được thực hiện bằng những bước cụ thể, khởi đầu từ sự kiện 60 năm trước: Mở rộng chiến tranh xâm lăng VNCH, dần lấn chiếm Biển Đông, tiệm tiến hoàn tất quá trình mở rộng về phương Nam Châu Á bằng xương máu dân chúng ba nước Đông Dương mà người Việt là thành phần thụ nạn hàng đầu khốc liệt nhất - Người dân của hai miền Nam-Bắc không phân biệt. Quá trình xâm thực của Bắc Kinh được chỉ huy, thực hiện bởi tập đoàn chỉ đạo, thành phần thừa hành đắc lực thống thuộc trong Đảng cộng sản Việt Nam.
Cần nhắc lại sự kiện quan yếu: Đảng cộng sản hiện tại ở Hà Nội là hậu thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức chính trị được tập hợp và thành lập tại Quảng Châu, Trung Hoa vào năm 1930 với nhân vật tên gọi Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc, người phát động tuyên cáo thống nhất các tổ chức cộng sản trên toàn xứ Đông Dương cũng là Hồ Quang, thuộc viên Văn Phòng Đệ Bát Lộ Quân của giải phóng quân Trung Hoa. Và cần phải kể đầy đủ hơn là cán bộ Linov của đảng cộng sản Nga, hay Hồ Quang của cộng sản Trung Hoa cũng chính là chủ tịch Hồ Chí Minh sau nầy của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành hình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội chứ không ai khác.
Nhắc lại lý lịch Hồ Chí Minh có mục đích xác nhận trước lịch sử và quốc dân thêm một lần: Những tác nhân chính của Hiệp Định Genève năm 1954 là Châu Ân Lai của Bắc Kinh, và Phạm Văn Đồng của Hà Nội. Đấy là những đồng chí, đồng sự, bộ tướng thân cận của Nguyễn Ái Quốc/Linov/Hồ Quang/Hồ Chí Minh... bí danh của một thủ lãnh Đông Phương Vụ Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế. Để sau đó thêm một lần, đấy cũng là hai nhân sự chủ yếu đã thiết lập, hoàn thành Bản Tuyên Cáo về Lãnh Hải của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ấn ký ngày 4 tháng 9 năm 1958; và Công Hàm của nhà nước VNDCCH ấn ký ngày 14 Tháng 9 cùng năm tại Hà Nội chấp nhận và tán thành Bản Tuyên Cáo của phía Bắc Kinh.
Đến đây chúng ta có thể kết luận: Tất cả mất mát đau thương của các tầng lớp dân chúng, cảnh tàn phá trên toàn lãnh thổ Việt Nam bởi cuộc chiến 1960-1975; tình thế băng hoại văn hóa, chính trị bế tắc, kinh tế suy sụp toàn diện của xã hội Việt Nam sau chiến tranh 1960-1975 cho đến hiện nay. Và hiện tại, căng thẳng, xung đột trên Biển Đông mà có thể là đầu mối dẫn đến một biến loạn khu vực. Tất cả tai họa nầy không do một nguyên cớ nào khác mà bởi từ hiệp định ký kết Ngày 20 Tháng 7, 1954 tại Genève. Hiệp Định phân chia đất nước Việt Nam được tập đoàn lãnh đạo hai đảng cộng sản Trung Hoa và Việt Nam thi hành nhất quán. Thành phần cầm quyền hiện nay ở Bắc Kinh và Hà Nội thực tế chỉ là những kẻ thừa hành cuối cuộc mà thôi.
Hôm nay, những tranh luận có tính cách áp đặt tại Liên Hiệp Quốc, những giàn xếp ngoại giao một chiều ở Hà Nội về chủ quyền biển đảo trên Biển Đông... Tất cả chỉ là hậu quả, hệ quả tất yếu sau quá trình đoạt thắng bằng phương tiện quân sự qua hai cuộc chiến 1946-1954; 1960-1975. Tiếp được hợp thức hóa bởi biện pháp chính trị-ngoại giao của Hiệp Định Genève 20 tháng 7, 1954 và Hiệp Định Paris 27 tháng 3, 1973. Hai hiệp định được tổ chức, điều hành, ký kết bởi những người cộng sản đến từ Bắc Kinh và Hà Nội chứ không phải ai khác. Đấy là hai lực lượng chủ thể gây cuộc máu xương Châu Á hơn nửa thế kỷ qua, và đến nay quay mặt cấu xé nhau như đã một lần trong chiến tranh biên giới 1979.
Cuộc tranh luận hiện nay giữa Bắc Kinh và Hà Nội có tính chất tranh giành chiến lợi phẩm đánh cướp được giữa hai phe đã một lần đồng thuận thực hiện chung sách lược đoạt thắng, chiếm đóng một quốc gia khác: VNCH. Lẽ tất nhiên, yếu tố của phe thứ ba gồm người Mỹ và các thế lực Âu-Á khác, những yếu tố quyết định trong quá trình hình thành tình thế Biển Đông hiện tại thuộc về chủ điểm của một vấn đề cần phải nghiên cứu, tìm hiểu khác.
Những người cầm quyền của các chế độ Đế Quốc Việt Nam, Quốc Gia Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa từ 1945 đến 1975 cho dẫu có những vấp phạm trong quá trình giữ nước, an dân do những bất cập khó khăn về chính trị, quân sự, xã hội, kinh tế không khả năng giải quyết. Nhưng những nội các Trần Trọng Kim, Trần Văn Hữu, Bữu Lộc, Ngô Đình Diệm, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát... dưới quyền lãnh đạo của Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Phan Khắc Sửu, Nguyễn Văn Thiệu đã xác chứng trước Lịch Sử và Quốc Dân điều tối thượng tiên quyết: Giữ gìn Độc Lập Dân Tộc.
Giọt nước mắt bi phẫn của Ngoại Trưởng Lê Quốc Định, Trần Văn Đỗ tại hội nghị Genève 1954 quyết liệt phản đối sự phân chia đất nước là chứng nhận sắc son của tập thể lãnh đạo quốc gia đối với tồn vong và toàn vẹn đất nước. Và xa hơn nữa, sau ngày thành lập, 17 Tháng 4, 1945 trong tuyên cáo đầu tiên gởi quốc dân để hiện thực tinh thần và nội dung Dụ Số I của Hoàng Đế Bảo Đại, Chính Phủ Thủ Tướng Trần Trọng Kim đã nêu lên yêu cầu tiên khởi là lấy vùng Nam Kỳ về lại cương thổ thống nhất của Đế Quốc Việt Nam. Và cụ thể hơn đối với tình hình hôm nay là sự kiện: Trước diễn đàn thế giới tại Hội Nghị San Francisco 1951, Thủ Tướng Trần Văn Hữu đại diện Quốc Gia Việt Nam đã long trọng tuyên cáo: Hoàng Sa-Trường Sa thuộc về chủ quyền Việt Nam với bằng chứng lịch sử lẫn thực tế pháp lý.
Tuyên cáo của Thủ Tướng Trần Văn Hữu được sự đồng thuận của toàn thể thành viên hội nghị bao gồm đại điện Liên Xô. Tóm lại: Các tổ chức nhà nước của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa- Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa-Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là “thủ phạm chính danh” đã chia đôi đất nước và là đầu mối của tất cả thảm họa Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ qua. Không thể có một giải pháp khả thể để giải quyết cho một vấn đề vốn xấu từ căn bản khởi cuộc: Phân chia/Xâm lược/Chiếm đóng/Cộng sản hóa/Thực dân hóa một dân tộc, một quốc gia.