Cà Kê Dê Ngỗng

Không Thấm Vào Đâu So Với Vẹm Đỏ: Mạnh Kim - Lưu Chí Quân và một “đế chế” tham ô

Ngày 19-4-2013, các cáo buộc liên quan cựu Bộ trưởng hỏa xa Lưu Chí Quân đã chính thức đệ trình lên Tòa án nhân dân trung cấp II (Đệ nhị trung cấp nhân dân pháp viện

Bài 1: Những “thanh ray” hỏng của một hệ thống bất toàn

Ngày 19-4-2013, các cáo buộc liên quan cựu Bộ trưởng hỏa xa Lưu Chí Quân đã chính thức đệ trình lên Tòa án nhân dân trung cấp II (Đệ nhị trung cấp nhân dân pháp viện) tại Bắc Kinh và phiên xử Lưu sẽ được ấn định cụ thể trong thời gian tới. Vụ Lưu Chí Quân là một trong những vụ án điển hình nhất của nạn tham nhũng có hệ thống tại Trung Quốc…

Một sự kiện làm tỉnh thức

Sáng 23-7-2011, hành khách tại ga xe lửa Nam Bắc Kinh (Bắc Kinh Nam trạm) bắt đầu hối hả bước lên con tàu cao tốc “siêu hiện đại” D301, với lộ trình đến Phúc Châu, chạy trên tuyến đường sắt được đánh giá là nhanh nhất, to nhất, và mới nhất mang tên Hòa hài Tốc hành. Được thiết kế với hình dáng như đĩa bay, Bắc Kinh Nam trạm được dựng lên năm 2008, có thể đón 240 triệu lượt khách/năm, nhiều hơn 30% so với ga Penn Station của New York. Bắc Kinh Nam trạm là một trong khoảng 300 nhà ga xây mới hoặc trùng tu, được thực hiện bởi Bộ hỏa xa Trung Quốc, nơi có số nhân công tương đương toàn bộ lực lượng lao động của bộ máy Chính phủ Mỹ. Với con tàu D301, nó trông ít giống một chiếc xe lửa mà gần giống với một máy bay không cánh, với phần đầu thon tròn cùng 16 toa, được sơn trắng bóng loáng với sọc kẻ xanh. Nhân viên phục vụ D301 trông cũng hệt tiếp viên hàng không. Để được tuyển dụng, tiếp viên D301 phải xinh đẹp, cao ít nhất 1,65 m; được đào tạo cẩn thận về văn hóa phục vụ, phải luôn nhoẻn miệng cười để lộ ra ít nhất 8 cái răng – theo qui định! Tóm lại, Hòa hài Tốc hành, cùng D301, là hình ảnh tiêu biểu của công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc, là minh chứng của một sức bật phát triển không gì có thể cưỡng nổi...

Năm 2003, khi bắt đầu ngồi ghế Bộ trưởng hỏa xa, Lưu Chí Quân được giao trọng trách thiết lập một hệ thống hỏa xa dài nhất và hiện đại nhất thế giới, với tổng vốn đầu tư hơn 250 tỉ USD. Được báo chí Trung Quốc tặng hỗn danh “Lưu đại nhảy vọt” hay “Lưu khùng”, Bộ trưởng Lưu tỏ ra rất hăm hở và nhiệt tình với kế hoạch hiện đại hóa hệ thống đường sắt quốc gia. Khi tuyến hỏa xa cao tốc đầu tiên (dựa chủ yếu vào thiết kế của Đức) hoàn thành đợt chạy thử vào tháng 6-2008, chương trình hỏa xa quốc gia đã bắt đầu ngốn hơn 75% ngân sách dự toán. Tuy nhiên, thời điểm đó, khi mọi người nâng cốc hoan hỉ trước thành tựu mới, không ai bận tâm đến chi tiết này (người ta vẫn còn nhớ nhiều cán bộ hỏa xa đã… bật khóc lúc thể hiện niềm vui tột bậc trong ngày cắt băng khánh thành!).

Và khi một tuyến hỏa xa nữa được cắt băng, đích thân Bộ trưởng Lưu đã ngồi cạnh tài xế và nói: “Nếu có chết, tôi sẽ là người đầu tiên”, ý nhấn mạnh đến sự an toàn tuyệt đối của hệ thống hỏa xa cao tốc hiện đại mà ông là “cha đẻ”. Để thực hiện chính sách kích cầu trong thời điểm suy thoái vừa bùng nổ (2008), Bắc Kinh tiếp tục đầu tư vào hạ tầng đường sắt, tăng gấp đôi ngân sách cho các dự án tàu cao tốc, với kế hoạch xây khoảng 16.093 km đường sắt vào năm 2020. Trung Quốc còn dự tính xuất khẩu công nghệ tàu cao tốc cho Iran, Venezuela và Thổ Nhĩ Kỳ. Cơn sốt tàu cao tốc Trung Quốc lan đến tận Washington. Trong diễn văn Thông điệp liên bang tháng 1-2011, Tổng thống Barack Obama đã phải thốt lên rằng, sự bùng nổ công nghiệp tàu cao tốc Trung Quốc là bằng chứng rõ nhất cho thấy “hạ tầng giao thông chúng ta từng tốt nhất nhưng sự dẫn đầu của chúng ta bắt đầu trở nên tụt hậu”…

Trên đường ray, D301 vẫn lướt nhẹ như bay. Tuy nhiên, phía trước nó, có gì đó rất bất thường đang xảy ra. Lúc 7g30 tối, tại ngoại ô thành phố Ôn Châu, sét đã đánh trúng một hộp kim loại gắn vào hệ thống đường ray. To bằng cái máy giặt, hộp kim loại là một phần của hệ thống tín hiệu giúp tài xế và nhân viên điều vận biết các con tàu đang ở đâu cũng như giúp họ liên lạc với nhau để điều khiển tàu (đây là thiết bị rất quan trọng để kết nối liên lạc, đặc biệt khi tàu vào đường hầm). Khi bị sét đánh, chiếc hộp trên đã bị cháy cầu chì, dẫn đến hai hậu quả chết người: liên lạc bị cắt đứt và tín hiệu đèn cảnh báo không thể điều khiển thay đổi (từ xanh sang đỏ). Nói cách khác, tất cả hệ thống điều khiển-liên lạc giữa các tàu và giữa các điều vận viên đều trở nên bị “mù” và “điếc”. Khi phát hiện tín hiệu bị mất, một kỹ sư tại một trạm gần nơi đặt chiếc hộp đã yêu cầu nhân viên đội mưa đi xem xét, đồng thời gọi báo cho điều vận viên Trương Hoa ở trạm trung tâm Thượng Hải...

Và trong khi D301 phóng vùn vụt, ngay phía trước nó còn có một con tàu khác, D3115, với 1.072 hành khách, cũng đang lao vun vút đến ga Phúc Châu. Khi nhận được tin về sự cố hộp liên lạc, Trương Hoa đã gọi cho D3115, báo rằng, bởi hệ thống tín hiệu có vấn đề, nên tàu có thể bị ngắt dừng tự động (và nó sẽ lướt với vận tốc quán tính cho đến khi đến được khu vực có tín hiệu bình thường, để có thể lại được mở máy phóng nhanh với tốc độ như được thiết kế). Như dự báo, hệ thống máy tính D3115 đã tự động ngắt dừng con tàu. Tuy nhiên, khi đến khu vực tín hiệu bình thường và được tái khởi động máy, D3115 vẫn không nhúc nhích, dù tài xế cố gắng nhiều lần. Hoảng hốt, tài xế D3115 gọi cho Thượng Hải sáu lần, trong năm phút. Thật không may là Trương Hoa đã không nhận được liên lạc cầu cứu của D3115 bởi lúc đó đương sự phải giám sát đến 10 con tàu. Lúc 8g24, chiếc D301, do không nhận được bất kỳ thông tin cảnh báo nào, vẫn tiếp tục lướt nhanh. Năm phút sau, tài xế D3115 mới tái khởi động được máy và con tàu từ từ nhích đi. Đột nhiên, trên màn hình theo dõi hệ thống, một điều vận viên hoảng hốt thấy hai con tàu sắp lao vào nhau. Chiếc này húc đuôi chiếc kia. Đương sự hét to: “D301, coi chừng, cẩn thận, có một con tàu khác trong vùng của anh. D3115 đang chạy trước mặt anh. Cẩn thận, thiết bị…”. Lúc này, tài xế điều khiển D301, Phan Nhất Hằng, cũng đã thấy “tảng tường khổng lồ” D3115 lồ lộ trước mặt…

Sự kiện thảm họa Ôn Châu (làm chết ít nhất 40 người, trong đó có Phan Nhất Hằng, và làm bị thương 192 nạn nhân) đã gây chấn động khắp Trung Quốc. Báo chí được lệnh không “làm đậm” về vụ việc. Vài ngày sau, công ty sản xuất chiếc hộp tín hiệu chính thức xin lỗi về những sai lầm trong thiết kế. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở cái cầu chì bị sét đánh cháy hay “những sai lầm trong thiết kế” của chiếc hộp tín hiệu. Nó nằm ở những sai lầm trong tư duy phát triển, trong cơ chế chính trị vận hành (một cách duy ý chí) và trong hệ thống tham nhũng của Bộ hỏa xa mà người đứng đầu là Lưu Chí Quân. Sự kiện Ôn Châu chỉ là một phần trong chuỗi những bất ổn nghiêm trọng trên con đường phát triển hỗn tạp của Trung Quốc, khiến nhà báo Khâu Khải Minh của Đài truyền hình trung ương CCTV không kìm được đã phải thốt lên trong một chương trình thời sự: “Chúng ta có thể uống một ly sữa an toàn nữa không? Chúng ta có thể sống trong một căn hộ không bị đổ nữa không? Chúng ta có thể đi trên những xa lộ không bị sụp nữa không?”… Tháng 12 cùng năm, nhà chức trách công bố một báo cáo chưa tiền lệ, thừa nhận rằng có “những lỗi thiết kế nghiêm trọng”, cũng như sự tồn tại của “thái độ thờ ơ vô trách nhiệm về quản lý an toàn”, và sự việc liên quan đến 54 người, từ chính quyền đến công nghiệp hỏa xa, đặc biệt ông Bộ trưởng “Lưu khùng”.

Ngài Lưu bộ trưởng

Sinh trong gia đình nông dân, vóc dáng nhỏ con và cận thị nặng, Lưu Chí Quân lớn lên trong những ngôi làng ngoại ô Vũ Hán. Phải nghỉ học sớm vì nghèo, Lưu kiếm sống bằng cách làm nhân viên bảo trì đường sắt. Với cây búa và cái mỏ lết, hàng ngày, Lưu có nhiệm vụ đi kiểm tra các thanh ray. Tuy nhiên, Lưu có bản năng đặc biệt về quyền lực, có khả năng tiếp cận giới quyền lực, để luồn lách leo lên quyền lực. Dù không học hành đến nơi đến chốn nhưng tại các làng quê nghèo, những người “có chữ” như Lưu không nhiều, vậy là Lưu trở thành cây bút viết thuê cho các nhân vật chức sắc. Nhờ vậy, Lưu quen được nhiều “ông lớn” ở địa phương. Sau đó, Lưu lấy cô vợ vốn là con gái một gia đình có “quen biết” rộng. Năm 21 tuổi, Lưu được kết nạp Đảng. Năm 1988, Lưu tốt nghiệp Trường đảng trung ương, chuyên về triết học Marx; sau đó lấy bằng thạc sĩ kỹ thuật xây dựng. Lưu thăng tiến đều trong ngành đường sắt, từ cấp quận, cấp tỉnh đến cuối cùng là trung ương. Năm 2002, Lưu được đưa vào Bộ chính trị. Một năm sau, Lưu được bổ nhiệm ghế bộ trưởng Bộ hỏa xa, được người dân gọi là “thiết lão đại” (ông sếp đường sắt), nơi đương sự cai trị một “đế chế” rộng lớn và quyền lực chỉ thua Bộ quốc phòng, với lực lượng cảnh sát riêng, tòa án riêng, thẩm phán riêng! Bộ hỏa xa Trung Quốc (cho đến khi bị giải thể tháng 3-2013) là một nhà nước trong một nhà nước.

Luôn cất trong túi cây lược đen cáu bẩn và mang chiếc kính gọng sừng vuông to bản mà người dân thường gọi đùa là “kính lãnh tụ”, Lưu yêu thích cái hình ảnh nhà lãnh đạo phải tỏ ra “gần dân”, “sống với dân”, “hiểu rõ dân”. Đó là cái mốt còn sót lại từ thời Cách mạng Văn hóa. Để chứng tỏ sự nhiệt tình trong công tác và thể hiện tinh thần trách nhiệm cao độ, Lưu thường bất ngờ tổ chức nhiều cuộc họp sau nửa đêm và luôn tìm cách nào đó để cho “dân” thấy được “thói quen làm việc, quên ăn bỏ ngủ, bất kể giờ giấc” của mình. Và trong nhiều thói quen mà Lưu không bỏ được kể từ thời làm anh nhân viên kiểm tra đường sắt, phải kể đến cái thói quen… nịnh! Có lần, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ra ga trở về Bắc Kinh, Lưu đã hồng hộc chạy theo cốt để nắm tay chào cho bằng được. Một viên chức trong Bộ hỏa xa kể: “Tôi buộc phải rượt theo và la to: “Lưu bộ trưởng, Lưu bộ trưởng, giày của ông kìa! Coi chừng té!”; tuy nhiên, Lưu vẫn cười, nhăn nhở; và chạy, hồng hộc…

Thành công của Lưu Chí Quân đã mở đường cho cậu em ruột Lưu Chí Tường, người cũng được dẫn dắt vào ngành đường sắt, cũng thăng tiến nhanh và cũng tham nhũng cực kỳ nghiêm trọng. Tháng 1-2005, Lưu Chí Tường từng bị sờ gáy trước loạt cáo buộc tham nhũng, hối lộ và thậm chí giết người (chủ mưu trong vụ giết chết một nhà thầu khi người này có ý định phanh phui đương sự - nạn nhân bị đâm bằng dao bấm ngay trước mặt vợ). Lúc đó, Lưu Chí Tường là Cục phó Cục hỏa xa Vũ Hán (Vũ Hán thiết lộ phân cục phó). Khi được báo chí phanh phui, người ta mới biết Lưu Chí Tường có số tài sản trị giá đến 50 triệu USD, gồm tiền mặt, bất động sản, kim hoàn và tranh nghệ thuật (khám nhà đương sự, cảnh sát phát hiện một đống tiền khổng lồ để lâu đến nỗi bị mốc!). Lưu Chí Tường bị kết án tử hình sau giảm còn 16 năm tù. Tuy nhiên, thay vì thọ án trong nhà lao, Lưu Chí Tường lại được đưa đến bệnh viện, nơi đương sự tiếp tục “điều hành” ngành đường sắt, bằng điện thoại!

Bài 2: Những vấn đề “hậu Ôn Châu”

Sự kiện Ôn Châu đã mang lại một bài học xương máu về cơ chế vận hành phát triển kinh tế theo kiểu duy ý chí của Trung Quốc nhưng điều đó chỉ đúng với những người còn đủ tỉnh táo nhìn thấy được vấn đề…

Lưu Chí Quân và “băng nhóm”

Với Lưu Chí Quân, việc cậu em Lưu Chí Tường bị sờ gáy không những không khiến đương sự cảnh giác mà còn táo bạo hơn trong các phi vụ tham nhũng, nhờ trợ thủ đắc lực của tay đàn em thân tín Trương Thự Quang (phụ trách quản lý kỹ thuật Bộ hỏa xa). Năm 2009, Lưu nói trong một hội thảo: “Chúng ta phải nắm bắt cơ hội, dựng nhiều tuyến đường sắt hơn và phải làm thật nhanh”. Và Lưu sẵn sàng chống lại bất kỳ ai có ý định cản trở. Khi giáo sư Triệu Kiến thuộc Đại học giao thông Bắc Kinh công khai chỉ trích chương trình mở rộng hỏa xa một cách ào ạt, Lưu Chí Quân đã cho gọi Triệu đến gặp và yêu cầu “giữ mồm giữ miệng” (giáo sư Triệu vẫn tiếp tục lên tiếng và lần này ông được đích thân hiệu trưởng trường gọi lên “nhắc nhở”). Tương tự vô số chương trình phát triển Trung Quốc, các dự án hỏa xa cũng thể hiện “tinh thần” và “phong cách” nóng vội của cơn sốt phát triển Trung Quốc nói chung. Sự hăm hở của Lưu Chí Quân càng thêm tăng nhiệt với ủng hộ từ Bắc Kinh. Năm 2010, ngân sách cho các dự án hỏa xa cao tốc được cấp thêm 100 tỉ USD.

Như trong nhiều trường hợp, nóng vội dẫn đến cẩu thả, và từ tắc trách dẫn đến lợi dụng tham ô chỉ cách nhau một sải cực ngắn. Tiến trình tham gia đấu thầu được rút ngắn kỷ lục, từ 5 ngày còn 13 tiếng (trong thực tế, các cuộc đấu thầu chỉ là màn kịch vụng bởi dự án đã được bấm nút khởi động trước khi gói thầu được công bố cho báo chí). Nhiều khoản “tiền nhà nước” cũng biến mất nhanh kỷ lục. Trong một vụ, 78 triệu USD bồi thường đền bù giải tỏa đã không cánh mà bay. Theo “luật” ngầm, giới trung gian thường “ăn” từ 1-6%. Nếu một dự án trị giá 4,5 tỉ tệ, giới “mai mối” trung gian có thể “ăn tiền cò” khi bỏ túi khoảng 200 triệu tệ. Sự đục khoét ngân sách đã mang lại nhiều hậu quả tệ hại, khi nhà thầu giao lại cho nhà thầu thứ cấp rồi nhà thầu này này lại giao tiếp cho nhà thầu nhỏ hơn cho đến khi công trình lọt vào tay những “nhà thầu” cò con không hề có chuyên môn lẫn nhân lực tay nghề. Tháng 11-2011, một tay… đầu bếp hoàn toàn không gì về kỹ thuật đường sắt, sau khi trúng gói thầu, đã thuê nhóm nhân công nhập cư để xây một đoạn bêtông cho đường sắt. Bọn này, dù không kinh nghiệm, nhưng đã tỏ ra rất “thạo việc” và “hoàn thành đúng tiến độ được giao” bằng cách thay xi măng bằng đá dăm! Cái kiểu rút ruột công trình như thế (dân Trung Quốc gọi là “thâu lương hoán trụ”) xảy ra gần như cơm bữa tại gần như mọi công trình hạ tầng, không chỉ trong hỏa xa…

Loạt đơn đặt hàng tới tấp còn khiến vấn đề kiểm định chất lượng bị lỏng lẻo, như trong trường hợp liên quan Tập đoàn viễn thông-tín hiệu đường sắt Trung Quốc, nơi nhận thầu sản xuất-cung ứng thiết bị tín hiệu liên lạc bị lỗi gây ra thảm họa Ôn Châu. Sau vụ Ôn Châu, người ta mới biết loạt thiết bị tín hiệu bị lỗi tương tự đã lọt qua cửa giám định năm 2008 và được lắp khắp hệ thống hỏa xa toàn Trung Quốc! Và do được sang tay đi, sang tay lại qua nhiều nhà thầu, chi phí dự án buộc phải đội lên, ngày càng vượt xa ngân sách quyết toán ban đầu, chẳng hạn trường hợp vượt ngân sách đến bảy lần so với quyết toán ban đầu là 316 triệu USD của một công trình nhà ga ở Quảng Châu. Tất nhiên Bộ hỏa xa luôn có những giải trình hợp lý trước những thắc mắc. Sự xài tiền vô tội vạ của Bộ hỏa xa còn thể hiện ở việc cho dựng một đoạn phim quảng cáo 5 phút nhằm mục đích quảng bá “chiến lược và thành tựu phát triển công nghiệp hỏa xa” với chi phí lên đến gần 3 triệu USD! Vụ xài hoang này gây chú ý đến mức giới điều tra phải vào cuộc. Lúc đó, người ta mới phát hiện một số tiền mặt khổng lồ, tương đương 1,5 triệu USD, trong nhà riêng của tay phụ trách tuyên truyền thuộc Bộ hỏa xa. Mụ này, và chồng (cũng làm việc cho Bộ hỏa xa), còn có 9 căn nhà, cùng nhiều món quà hối lộ đắt giá…

“Nữ quái” Đinh Thư Miêu

Thời điểm xảy ra sự kiện Ôn Châu, Lưu Chí Quân không còn ngồi ở ghế Bộ trưởng hỏa xa. Tháng 8-2010, Cơ quan kiểm toán quốc gia bắt đầu xem xét sổ sách và phát hiện một khoản “lại quả” khổng lồ tương đương 16 triệu USD của một nhà thầu trung gian. Nhà thầu này hóa ra là một gương mặt quen thuộc: nữ triệu phú Đinh Thư Miêu, người từng có tên trong bảng xếp hạng của chuyên san Hồ Nhuận bách phú, người từng nổi tiếng với những “hoạt động từ thiện”. Xuất thân là nông dân mù chữ kiếm sống bằng nghề bán trứng ở miền quê nghèo Sơn Tây, Đinh Thư Miêu có tướng tá vạm vỡ như đàn ông (cao 1,7 m). Thập niên 1980, Đinh Thư Miêu mở một nhà hàng nhỏ, nơi bà thường hào phóng miễn phí cho các vị khách tai to mặt lớn, trong đó có những tay quản lý công nghiệp than. Mối quan hệ nảy sinh và Đinh bắt đầu tham gia ngành vận tải than rồi lần lần nhảy vào lĩnh vực buôn chuyến đường sắt.

Năm 2003, Đinh quen với Bộ trưởng Lưu. Công ty của bà, Bắc Kinh Bác Hựu đầu tư quản lý tập đoàn (tên tiếng Anh là Broad Union), là một trong những nơi được ưu ái nhận nhiều gói thầu béo bở nhất, chuyên cung cấp bánh xe lửa, hàng rào cách âm… Chỉ trong hai năm, tài sản và vốn của Bác Hựu đã tăng gấp 10, tương đương 680 triệu USD năm 2010. Đinh đại gia không chỉ đổi đời mà đổi cả tên mình. Theo lời khuyên thầy phong thủy, nữ đại gia đổi tên thành Đinh Vũ Tâm. Trong môi trường làm giàu bát nháo như Trung Quốc, Đinh tung ra nhiều trò và thủ đoạn để đánh bóng tên tuổi, như có lần tự đứng ra tổ chức “câu lạc bộ ngoại giao quốc tế” và mời nhóm chuyên gia kinh tế tháp tùng cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đến dự (trong chuyến đến Bắc Kinh năm 2010). Uy tín họ Đinh nhờ vậy mà vang đến tai các thành viên Bộ chính trị Trung Quốc. Khi vụ bê bối Bộ hỏa xa bị phanh phui, Đinh Thư Miêu là một trong những đầu tiên bị bắt (vào tháng 1-2011, với cáo buộc hối lộ tổng cộng 67 triệu USD – theo Global Times). Đến khi đó, người ta mới biết Đinh thị chính là người dàn xếp để Lưu Chí Tường thay vì vào tù lại được “thọ án” trong một bệnh viện. Quan hệ Đinh Thư Miêu và Lưu Chí Quân còn thể hiện ở việc Đinh là đầu mối cung cấp gái cho Lưu Bộ trưởng. Tờ Minh Báo cho biết, Lưu Chí Quân có đến 18 cô bồ nhí…

Một tháng sau khi Đinh thị bị thộp, tháng 2-2011, Lưu Chí Quân bị đẩy khỏi ghế Bộ trưởng. Trước đó, Lưu đã yêu cầu Đinh Thư Miêu chuẩn bị cho mình 400 triệu tệ (khoảng 64 triệu USD) để tiến hành chiến dịch “chạy” ghế Phó thủ tướng! Tháng 5-2012, Lưu Chí Quân bị khai trừ khỏi Đảng. Khi ghế Bộ trưởng của Lưu bị đổ, nhiều tay chân thân tín của đương sự lần lượt bị điều tra và truy tố, trong đó có Trương Thự Quang. Điều tra cho biết, họ Trương đã chuẩn bị chu đáo kế hoạch cao chạy xa bay bằng cách mua một căn nhà ở Los Angeles. Kẻ bị sờ gáy nữa là La Kim Bảo, nguyên chủ tịch công ty chuyên sản xuất toa hàng cho xe lửa (“Trung thiết tập trang tương công ty”). Trong phiên xử tại Hắc Long Giang tháng 12-2012, La Kim Bảo bị cáo buộc nhận hối lộ (tiền mặt, xe hơi, hàng cao cấp) từ các nhà thầu. La cũng chính là người đã “dắt mối” giới thiệu Đinh Thư Miêu cho Lưu Chí Quân...

Từ “hậu Ôn Châu” đến “hậu Lưu Chí Quân”

Ngày 10-3-2013, Bắc Kinh loan bố xóa sổ Bộ hỏa xa (với tổng nhân lực hơn 2 triệu người) và thành lập một công ty đường sắt dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ giao thông. Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ khoác cho Bộ hỏa xa một chiếc áo mới là xong chuyện. Khoản nợ khổng lồ mà Bộ này để lại, 2.600 tỉ tệ (418 tỉ USD – nhiều hơn GDP hàng năm của Đan Mạch), bây giờ ai gánh, nếu không phải là người dân? Trong khi đó, Chính phủ trung ương Bắc Kinh vẫn duy trì kế hoạch tăng gấp đôi chiều dài đường sắt, lên 120.000 km (so với 228.500 km của Mỹ), từ nay đến năm 2015, với chi phí ít nhất 100 tỉ USD/năm. Theo Tân Hoa Xã (12-4-2013), đầu tư cho hạ tầng đường sắt đã tăng 28%, với 54,51 tỉ tệ (8,65 tỉ USD) trong ba tháng đầu năm 2013. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ đầu tư 520 tỉ tệ vào hạ tầng đường sắt với việc lắp thêm 5.200 km trong năm nay…

Tất cả cho thấy Bắc Kinh vẫn xem việc mở rộng hệ thống đường sắt (chứ không phải “hiện đại hóa” – nói một cách chính xác) là “trọng điểm”, là “thiết yếu”, là “mục tiêu hàng đầu” của tiến trình phát triển kinh tế quốc gia. Và điều đó vẫn được thực hiện bất chấp sự hoài nghi về tính an toàn. Trung tuần tháng 3-2013, một đoạn đường hầm rỉ nước nghiêm trọng đã khiến tuyến hỏa xa cao tốc dài nhất thế giới (2.298 km), từ Bắc Kinh đến Quảng Châu, phải tạm ngưng hoạt động. Tuyến hỏa xa cao tốc này chỉ mới đưa vào hoạt động vào ngày 26-12-2012! Hạ tuần tháng 3-2013 (theo Global Times 23-3-2013), xe lửa chạy tuyến hỏa xa cao tốc Cáp Nhĩ Tân-Đại Liên (khánh thành ngày 1-12-2012) cũng được yêu cầu phải giảm tốc, do “vấn đề kỹ thuật”. Được thiết kế là xe lửa cao tốc đầu tiên thế giới có thể chạy với vận tốc 354 km/giờ trong thời tiết băng giá (-40oC) nhưng bây giờ các con tàu trên tuyến này chỉ có thể chạy gần 200 km/giờ. Như nhiều công trình khác, tuyến hỏa xa cao tốc Cáp Nhĩ Tân-Đại Liên (904 km) cũng bị “đội giá thành” bởi tham nhũng. Được chuẩn y năm 2005 với ngân sách 51 tỉ USD, động thổ năm 2007 và đến khi hoàn thành năm 2012, công trình đã ngốn hơn 63 tỉ USD. Tháng 6-2011 (bốn tháng sau khi Lưu Chí Quân bị cách chức), “công trình sư” Đỗ Hậu Trí, người chịu trách nhiệm xây tuyến Cáp Nhĩ Tân-Đại Liên, bị sa thải…

Sự cố Ôn Châu đã để lại nhiều câu hỏi đến nay vẫn chưa được giải đáp. Như đã biết, tài xế lái chiếc D301, Phan Nhất Hằng, đã tử nạn ngay tại chỗ khi đoàn tàu của ông húc vào đuôi chiếc D3115. Thế nhưng tài xế D3115 là ai? Còn sống hay chết? Không hề có bất kỳ chi tiết nào liên quan tài xế D3115 được phép công bố sau đó. Hiện trường tai nạn Ôn Châu cũng nhanh chóng được dọn sạch mọi dấu vết, như thể người ta muốn chùi dấu tay sau khi gây án (việc này từng khiến Lưu Thiết Dân, viện trưởng Viện kỹ thuật và an toàn khoa học Trung Quốc, chỉ trích trên Đài truyền hình CCTV)… Tất cả, một lần nữa, cho thấy rằng, động tác đơn giản là xóa sổ Bộ hỏa xa không là cách thức giải quyết đến cùng nguồn gốc của sự việc, khi vấn đề nằm ở tính minh bạch, nằm ở yếu tố phe nhóm lợi ích, nằm ở tư duy chống tham nhũng, nằm ở yếu tố con người trong một cơ chế, nằm ở sự cân nhắc việc “hy sinh” khi chọn lựa giữa tính an toàn và quyền lợi dân sinh với tư duy phát triển bất chấp hậu quả…

 

Mạnh Kim

https://danluan.org/tin-tuc/20130416/manh-kim-luu-chi-quan-va-mot-de-che-tham-o-2

Mạnh Kim

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Không Thấm Vào Đâu So Với Vẹm Đỏ: Mạnh Kim - Lưu Chí Quân và một “đế chế” tham ô

Ngày 19-4-2013, các cáo buộc liên quan cựu Bộ trưởng hỏa xa Lưu Chí Quân đã chính thức đệ trình lên Tòa án nhân dân trung cấp II (Đệ nhị trung cấp nhân dân pháp viện

Bài 1: Những “thanh ray” hỏng của một hệ thống bất toàn

Ngày 19-4-2013, các cáo buộc liên quan cựu Bộ trưởng hỏa xa Lưu Chí Quân đã chính thức đệ trình lên Tòa án nhân dân trung cấp II (Đệ nhị trung cấp nhân dân pháp viện) tại Bắc Kinh và phiên xử Lưu sẽ được ấn định cụ thể trong thời gian tới. Vụ Lưu Chí Quân là một trong những vụ án điển hình nhất của nạn tham nhũng có hệ thống tại Trung Quốc…

Một sự kiện làm tỉnh thức

Sáng 23-7-2011, hành khách tại ga xe lửa Nam Bắc Kinh (Bắc Kinh Nam trạm) bắt đầu hối hả bước lên con tàu cao tốc “siêu hiện đại” D301, với lộ trình đến Phúc Châu, chạy trên tuyến đường sắt được đánh giá là nhanh nhất, to nhất, và mới nhất mang tên Hòa hài Tốc hành. Được thiết kế với hình dáng như đĩa bay, Bắc Kinh Nam trạm được dựng lên năm 2008, có thể đón 240 triệu lượt khách/năm, nhiều hơn 30% so với ga Penn Station của New York. Bắc Kinh Nam trạm là một trong khoảng 300 nhà ga xây mới hoặc trùng tu, được thực hiện bởi Bộ hỏa xa Trung Quốc, nơi có số nhân công tương đương toàn bộ lực lượng lao động của bộ máy Chính phủ Mỹ. Với con tàu D301, nó trông ít giống một chiếc xe lửa mà gần giống với một máy bay không cánh, với phần đầu thon tròn cùng 16 toa, được sơn trắng bóng loáng với sọc kẻ xanh. Nhân viên phục vụ D301 trông cũng hệt tiếp viên hàng không. Để được tuyển dụng, tiếp viên D301 phải xinh đẹp, cao ít nhất 1,65 m; được đào tạo cẩn thận về văn hóa phục vụ, phải luôn nhoẻn miệng cười để lộ ra ít nhất 8 cái răng – theo qui định! Tóm lại, Hòa hài Tốc hành, cùng D301, là hình ảnh tiêu biểu của công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc, là minh chứng của một sức bật phát triển không gì có thể cưỡng nổi...

Năm 2003, khi bắt đầu ngồi ghế Bộ trưởng hỏa xa, Lưu Chí Quân được giao trọng trách thiết lập một hệ thống hỏa xa dài nhất và hiện đại nhất thế giới, với tổng vốn đầu tư hơn 250 tỉ USD. Được báo chí Trung Quốc tặng hỗn danh “Lưu đại nhảy vọt” hay “Lưu khùng”, Bộ trưởng Lưu tỏ ra rất hăm hở và nhiệt tình với kế hoạch hiện đại hóa hệ thống đường sắt quốc gia. Khi tuyến hỏa xa cao tốc đầu tiên (dựa chủ yếu vào thiết kế của Đức) hoàn thành đợt chạy thử vào tháng 6-2008, chương trình hỏa xa quốc gia đã bắt đầu ngốn hơn 75% ngân sách dự toán. Tuy nhiên, thời điểm đó, khi mọi người nâng cốc hoan hỉ trước thành tựu mới, không ai bận tâm đến chi tiết này (người ta vẫn còn nhớ nhiều cán bộ hỏa xa đã… bật khóc lúc thể hiện niềm vui tột bậc trong ngày cắt băng khánh thành!).

Và khi một tuyến hỏa xa nữa được cắt băng, đích thân Bộ trưởng Lưu đã ngồi cạnh tài xế và nói: “Nếu có chết, tôi sẽ là người đầu tiên”, ý nhấn mạnh đến sự an toàn tuyệt đối của hệ thống hỏa xa cao tốc hiện đại mà ông là “cha đẻ”. Để thực hiện chính sách kích cầu trong thời điểm suy thoái vừa bùng nổ (2008), Bắc Kinh tiếp tục đầu tư vào hạ tầng đường sắt, tăng gấp đôi ngân sách cho các dự án tàu cao tốc, với kế hoạch xây khoảng 16.093 km đường sắt vào năm 2020. Trung Quốc còn dự tính xuất khẩu công nghệ tàu cao tốc cho Iran, Venezuela và Thổ Nhĩ Kỳ. Cơn sốt tàu cao tốc Trung Quốc lan đến tận Washington. Trong diễn văn Thông điệp liên bang tháng 1-2011, Tổng thống Barack Obama đã phải thốt lên rằng, sự bùng nổ công nghiệp tàu cao tốc Trung Quốc là bằng chứng rõ nhất cho thấy “hạ tầng giao thông chúng ta từng tốt nhất nhưng sự dẫn đầu của chúng ta bắt đầu trở nên tụt hậu”…

Trên đường ray, D301 vẫn lướt nhẹ như bay. Tuy nhiên, phía trước nó, có gì đó rất bất thường đang xảy ra. Lúc 7g30 tối, tại ngoại ô thành phố Ôn Châu, sét đã đánh trúng một hộp kim loại gắn vào hệ thống đường ray. To bằng cái máy giặt, hộp kim loại là một phần của hệ thống tín hiệu giúp tài xế và nhân viên điều vận biết các con tàu đang ở đâu cũng như giúp họ liên lạc với nhau để điều khiển tàu (đây là thiết bị rất quan trọng để kết nối liên lạc, đặc biệt khi tàu vào đường hầm). Khi bị sét đánh, chiếc hộp trên đã bị cháy cầu chì, dẫn đến hai hậu quả chết người: liên lạc bị cắt đứt và tín hiệu đèn cảnh báo không thể điều khiển thay đổi (từ xanh sang đỏ). Nói cách khác, tất cả hệ thống điều khiển-liên lạc giữa các tàu và giữa các điều vận viên đều trở nên bị “mù” và “điếc”. Khi phát hiện tín hiệu bị mất, một kỹ sư tại một trạm gần nơi đặt chiếc hộp đã yêu cầu nhân viên đội mưa đi xem xét, đồng thời gọi báo cho điều vận viên Trương Hoa ở trạm trung tâm Thượng Hải...

Và trong khi D301 phóng vùn vụt, ngay phía trước nó còn có một con tàu khác, D3115, với 1.072 hành khách, cũng đang lao vun vút đến ga Phúc Châu. Khi nhận được tin về sự cố hộp liên lạc, Trương Hoa đã gọi cho D3115, báo rằng, bởi hệ thống tín hiệu có vấn đề, nên tàu có thể bị ngắt dừng tự động (và nó sẽ lướt với vận tốc quán tính cho đến khi đến được khu vực có tín hiệu bình thường, để có thể lại được mở máy phóng nhanh với tốc độ như được thiết kế). Như dự báo, hệ thống máy tính D3115 đã tự động ngắt dừng con tàu. Tuy nhiên, khi đến khu vực tín hiệu bình thường và được tái khởi động máy, D3115 vẫn không nhúc nhích, dù tài xế cố gắng nhiều lần. Hoảng hốt, tài xế D3115 gọi cho Thượng Hải sáu lần, trong năm phút. Thật không may là Trương Hoa đã không nhận được liên lạc cầu cứu của D3115 bởi lúc đó đương sự phải giám sát đến 10 con tàu. Lúc 8g24, chiếc D301, do không nhận được bất kỳ thông tin cảnh báo nào, vẫn tiếp tục lướt nhanh. Năm phút sau, tài xế D3115 mới tái khởi động được máy và con tàu từ từ nhích đi. Đột nhiên, trên màn hình theo dõi hệ thống, một điều vận viên hoảng hốt thấy hai con tàu sắp lao vào nhau. Chiếc này húc đuôi chiếc kia. Đương sự hét to: “D301, coi chừng, cẩn thận, có một con tàu khác trong vùng của anh. D3115 đang chạy trước mặt anh. Cẩn thận, thiết bị…”. Lúc này, tài xế điều khiển D301, Phan Nhất Hằng, cũng đã thấy “tảng tường khổng lồ” D3115 lồ lộ trước mặt…

Sự kiện thảm họa Ôn Châu (làm chết ít nhất 40 người, trong đó có Phan Nhất Hằng, và làm bị thương 192 nạn nhân) đã gây chấn động khắp Trung Quốc. Báo chí được lệnh không “làm đậm” về vụ việc. Vài ngày sau, công ty sản xuất chiếc hộp tín hiệu chính thức xin lỗi về những sai lầm trong thiết kế. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở cái cầu chì bị sét đánh cháy hay “những sai lầm trong thiết kế” của chiếc hộp tín hiệu. Nó nằm ở những sai lầm trong tư duy phát triển, trong cơ chế chính trị vận hành (một cách duy ý chí) và trong hệ thống tham nhũng của Bộ hỏa xa mà người đứng đầu là Lưu Chí Quân. Sự kiện Ôn Châu chỉ là một phần trong chuỗi những bất ổn nghiêm trọng trên con đường phát triển hỗn tạp của Trung Quốc, khiến nhà báo Khâu Khải Minh của Đài truyền hình trung ương CCTV không kìm được đã phải thốt lên trong một chương trình thời sự: “Chúng ta có thể uống một ly sữa an toàn nữa không? Chúng ta có thể sống trong một căn hộ không bị đổ nữa không? Chúng ta có thể đi trên những xa lộ không bị sụp nữa không?”… Tháng 12 cùng năm, nhà chức trách công bố một báo cáo chưa tiền lệ, thừa nhận rằng có “những lỗi thiết kế nghiêm trọng”, cũng như sự tồn tại của “thái độ thờ ơ vô trách nhiệm về quản lý an toàn”, và sự việc liên quan đến 54 người, từ chính quyền đến công nghiệp hỏa xa, đặc biệt ông Bộ trưởng “Lưu khùng”.

Ngài Lưu bộ trưởng

Sinh trong gia đình nông dân, vóc dáng nhỏ con và cận thị nặng, Lưu Chí Quân lớn lên trong những ngôi làng ngoại ô Vũ Hán. Phải nghỉ học sớm vì nghèo, Lưu kiếm sống bằng cách làm nhân viên bảo trì đường sắt. Với cây búa và cái mỏ lết, hàng ngày, Lưu có nhiệm vụ đi kiểm tra các thanh ray. Tuy nhiên, Lưu có bản năng đặc biệt về quyền lực, có khả năng tiếp cận giới quyền lực, để luồn lách leo lên quyền lực. Dù không học hành đến nơi đến chốn nhưng tại các làng quê nghèo, những người “có chữ” như Lưu không nhiều, vậy là Lưu trở thành cây bút viết thuê cho các nhân vật chức sắc. Nhờ vậy, Lưu quen được nhiều “ông lớn” ở địa phương. Sau đó, Lưu lấy cô vợ vốn là con gái một gia đình có “quen biết” rộng. Năm 21 tuổi, Lưu được kết nạp Đảng. Năm 1988, Lưu tốt nghiệp Trường đảng trung ương, chuyên về triết học Marx; sau đó lấy bằng thạc sĩ kỹ thuật xây dựng. Lưu thăng tiến đều trong ngành đường sắt, từ cấp quận, cấp tỉnh đến cuối cùng là trung ương. Năm 2002, Lưu được đưa vào Bộ chính trị. Một năm sau, Lưu được bổ nhiệm ghế bộ trưởng Bộ hỏa xa, được người dân gọi là “thiết lão đại” (ông sếp đường sắt), nơi đương sự cai trị một “đế chế” rộng lớn và quyền lực chỉ thua Bộ quốc phòng, với lực lượng cảnh sát riêng, tòa án riêng, thẩm phán riêng! Bộ hỏa xa Trung Quốc (cho đến khi bị giải thể tháng 3-2013) là một nhà nước trong một nhà nước.

Luôn cất trong túi cây lược đen cáu bẩn và mang chiếc kính gọng sừng vuông to bản mà người dân thường gọi đùa là “kính lãnh tụ”, Lưu yêu thích cái hình ảnh nhà lãnh đạo phải tỏ ra “gần dân”, “sống với dân”, “hiểu rõ dân”. Đó là cái mốt còn sót lại từ thời Cách mạng Văn hóa. Để chứng tỏ sự nhiệt tình trong công tác và thể hiện tinh thần trách nhiệm cao độ, Lưu thường bất ngờ tổ chức nhiều cuộc họp sau nửa đêm và luôn tìm cách nào đó để cho “dân” thấy được “thói quen làm việc, quên ăn bỏ ngủ, bất kể giờ giấc” của mình. Và trong nhiều thói quen mà Lưu không bỏ được kể từ thời làm anh nhân viên kiểm tra đường sắt, phải kể đến cái thói quen… nịnh! Có lần, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ra ga trở về Bắc Kinh, Lưu đã hồng hộc chạy theo cốt để nắm tay chào cho bằng được. Một viên chức trong Bộ hỏa xa kể: “Tôi buộc phải rượt theo và la to: “Lưu bộ trưởng, Lưu bộ trưởng, giày của ông kìa! Coi chừng té!”; tuy nhiên, Lưu vẫn cười, nhăn nhở; và chạy, hồng hộc…

Thành công của Lưu Chí Quân đã mở đường cho cậu em ruột Lưu Chí Tường, người cũng được dẫn dắt vào ngành đường sắt, cũng thăng tiến nhanh và cũng tham nhũng cực kỳ nghiêm trọng. Tháng 1-2005, Lưu Chí Tường từng bị sờ gáy trước loạt cáo buộc tham nhũng, hối lộ và thậm chí giết người (chủ mưu trong vụ giết chết một nhà thầu khi người này có ý định phanh phui đương sự - nạn nhân bị đâm bằng dao bấm ngay trước mặt vợ). Lúc đó, Lưu Chí Tường là Cục phó Cục hỏa xa Vũ Hán (Vũ Hán thiết lộ phân cục phó). Khi được báo chí phanh phui, người ta mới biết Lưu Chí Tường có số tài sản trị giá đến 50 triệu USD, gồm tiền mặt, bất động sản, kim hoàn và tranh nghệ thuật (khám nhà đương sự, cảnh sát phát hiện một đống tiền khổng lồ để lâu đến nỗi bị mốc!). Lưu Chí Tường bị kết án tử hình sau giảm còn 16 năm tù. Tuy nhiên, thay vì thọ án trong nhà lao, Lưu Chí Tường lại được đưa đến bệnh viện, nơi đương sự tiếp tục “điều hành” ngành đường sắt, bằng điện thoại!

Bài 2: Những vấn đề “hậu Ôn Châu”

Sự kiện Ôn Châu đã mang lại một bài học xương máu về cơ chế vận hành phát triển kinh tế theo kiểu duy ý chí của Trung Quốc nhưng điều đó chỉ đúng với những người còn đủ tỉnh táo nhìn thấy được vấn đề…

Lưu Chí Quân và “băng nhóm”

Với Lưu Chí Quân, việc cậu em Lưu Chí Tường bị sờ gáy không những không khiến đương sự cảnh giác mà còn táo bạo hơn trong các phi vụ tham nhũng, nhờ trợ thủ đắc lực của tay đàn em thân tín Trương Thự Quang (phụ trách quản lý kỹ thuật Bộ hỏa xa). Năm 2009, Lưu nói trong một hội thảo: “Chúng ta phải nắm bắt cơ hội, dựng nhiều tuyến đường sắt hơn và phải làm thật nhanh”. Và Lưu sẵn sàng chống lại bất kỳ ai có ý định cản trở. Khi giáo sư Triệu Kiến thuộc Đại học giao thông Bắc Kinh công khai chỉ trích chương trình mở rộng hỏa xa một cách ào ạt, Lưu Chí Quân đã cho gọi Triệu đến gặp và yêu cầu “giữ mồm giữ miệng” (giáo sư Triệu vẫn tiếp tục lên tiếng và lần này ông được đích thân hiệu trưởng trường gọi lên “nhắc nhở”). Tương tự vô số chương trình phát triển Trung Quốc, các dự án hỏa xa cũng thể hiện “tinh thần” và “phong cách” nóng vội của cơn sốt phát triển Trung Quốc nói chung. Sự hăm hở của Lưu Chí Quân càng thêm tăng nhiệt với ủng hộ từ Bắc Kinh. Năm 2010, ngân sách cho các dự án hỏa xa cao tốc được cấp thêm 100 tỉ USD.

Như trong nhiều trường hợp, nóng vội dẫn đến cẩu thả, và từ tắc trách dẫn đến lợi dụng tham ô chỉ cách nhau một sải cực ngắn. Tiến trình tham gia đấu thầu được rút ngắn kỷ lục, từ 5 ngày còn 13 tiếng (trong thực tế, các cuộc đấu thầu chỉ là màn kịch vụng bởi dự án đã được bấm nút khởi động trước khi gói thầu được công bố cho báo chí). Nhiều khoản “tiền nhà nước” cũng biến mất nhanh kỷ lục. Trong một vụ, 78 triệu USD bồi thường đền bù giải tỏa đã không cánh mà bay. Theo “luật” ngầm, giới trung gian thường “ăn” từ 1-6%. Nếu một dự án trị giá 4,5 tỉ tệ, giới “mai mối” trung gian có thể “ăn tiền cò” khi bỏ túi khoảng 200 triệu tệ. Sự đục khoét ngân sách đã mang lại nhiều hậu quả tệ hại, khi nhà thầu giao lại cho nhà thầu thứ cấp rồi nhà thầu này này lại giao tiếp cho nhà thầu nhỏ hơn cho đến khi công trình lọt vào tay những “nhà thầu” cò con không hề có chuyên môn lẫn nhân lực tay nghề. Tháng 11-2011, một tay… đầu bếp hoàn toàn không gì về kỹ thuật đường sắt, sau khi trúng gói thầu, đã thuê nhóm nhân công nhập cư để xây một đoạn bêtông cho đường sắt. Bọn này, dù không kinh nghiệm, nhưng đã tỏ ra rất “thạo việc” và “hoàn thành đúng tiến độ được giao” bằng cách thay xi măng bằng đá dăm! Cái kiểu rút ruột công trình như thế (dân Trung Quốc gọi là “thâu lương hoán trụ”) xảy ra gần như cơm bữa tại gần như mọi công trình hạ tầng, không chỉ trong hỏa xa…

Loạt đơn đặt hàng tới tấp còn khiến vấn đề kiểm định chất lượng bị lỏng lẻo, như trong trường hợp liên quan Tập đoàn viễn thông-tín hiệu đường sắt Trung Quốc, nơi nhận thầu sản xuất-cung ứng thiết bị tín hiệu liên lạc bị lỗi gây ra thảm họa Ôn Châu. Sau vụ Ôn Châu, người ta mới biết loạt thiết bị tín hiệu bị lỗi tương tự đã lọt qua cửa giám định năm 2008 và được lắp khắp hệ thống hỏa xa toàn Trung Quốc! Và do được sang tay đi, sang tay lại qua nhiều nhà thầu, chi phí dự án buộc phải đội lên, ngày càng vượt xa ngân sách quyết toán ban đầu, chẳng hạn trường hợp vượt ngân sách đến bảy lần so với quyết toán ban đầu là 316 triệu USD của một công trình nhà ga ở Quảng Châu. Tất nhiên Bộ hỏa xa luôn có những giải trình hợp lý trước những thắc mắc. Sự xài tiền vô tội vạ của Bộ hỏa xa còn thể hiện ở việc cho dựng một đoạn phim quảng cáo 5 phút nhằm mục đích quảng bá “chiến lược và thành tựu phát triển công nghiệp hỏa xa” với chi phí lên đến gần 3 triệu USD! Vụ xài hoang này gây chú ý đến mức giới điều tra phải vào cuộc. Lúc đó, người ta mới phát hiện một số tiền mặt khổng lồ, tương đương 1,5 triệu USD, trong nhà riêng của tay phụ trách tuyên truyền thuộc Bộ hỏa xa. Mụ này, và chồng (cũng làm việc cho Bộ hỏa xa), còn có 9 căn nhà, cùng nhiều món quà hối lộ đắt giá…

“Nữ quái” Đinh Thư Miêu

Thời điểm xảy ra sự kiện Ôn Châu, Lưu Chí Quân không còn ngồi ở ghế Bộ trưởng hỏa xa. Tháng 8-2010, Cơ quan kiểm toán quốc gia bắt đầu xem xét sổ sách và phát hiện một khoản “lại quả” khổng lồ tương đương 16 triệu USD của một nhà thầu trung gian. Nhà thầu này hóa ra là một gương mặt quen thuộc: nữ triệu phú Đinh Thư Miêu, người từng có tên trong bảng xếp hạng của chuyên san Hồ Nhuận bách phú, người từng nổi tiếng với những “hoạt động từ thiện”. Xuất thân là nông dân mù chữ kiếm sống bằng nghề bán trứng ở miền quê nghèo Sơn Tây, Đinh Thư Miêu có tướng tá vạm vỡ như đàn ông (cao 1,7 m). Thập niên 1980, Đinh Thư Miêu mở một nhà hàng nhỏ, nơi bà thường hào phóng miễn phí cho các vị khách tai to mặt lớn, trong đó có những tay quản lý công nghiệp than. Mối quan hệ nảy sinh và Đinh bắt đầu tham gia ngành vận tải than rồi lần lần nhảy vào lĩnh vực buôn chuyến đường sắt.

Năm 2003, Đinh quen với Bộ trưởng Lưu. Công ty của bà, Bắc Kinh Bác Hựu đầu tư quản lý tập đoàn (tên tiếng Anh là Broad Union), là một trong những nơi được ưu ái nhận nhiều gói thầu béo bở nhất, chuyên cung cấp bánh xe lửa, hàng rào cách âm… Chỉ trong hai năm, tài sản và vốn của Bác Hựu đã tăng gấp 10, tương đương 680 triệu USD năm 2010. Đinh đại gia không chỉ đổi đời mà đổi cả tên mình. Theo lời khuyên thầy phong thủy, nữ đại gia đổi tên thành Đinh Vũ Tâm. Trong môi trường làm giàu bát nháo như Trung Quốc, Đinh tung ra nhiều trò và thủ đoạn để đánh bóng tên tuổi, như có lần tự đứng ra tổ chức “câu lạc bộ ngoại giao quốc tế” và mời nhóm chuyên gia kinh tế tháp tùng cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đến dự (trong chuyến đến Bắc Kinh năm 2010). Uy tín họ Đinh nhờ vậy mà vang đến tai các thành viên Bộ chính trị Trung Quốc. Khi vụ bê bối Bộ hỏa xa bị phanh phui, Đinh Thư Miêu là một trong những đầu tiên bị bắt (vào tháng 1-2011, với cáo buộc hối lộ tổng cộng 67 triệu USD – theo Global Times). Đến khi đó, người ta mới biết Đinh thị chính là người dàn xếp để Lưu Chí Tường thay vì vào tù lại được “thọ án” trong một bệnh viện. Quan hệ Đinh Thư Miêu và Lưu Chí Quân còn thể hiện ở việc Đinh là đầu mối cung cấp gái cho Lưu Bộ trưởng. Tờ Minh Báo cho biết, Lưu Chí Quân có đến 18 cô bồ nhí…

Một tháng sau khi Đinh thị bị thộp, tháng 2-2011, Lưu Chí Quân bị đẩy khỏi ghế Bộ trưởng. Trước đó, Lưu đã yêu cầu Đinh Thư Miêu chuẩn bị cho mình 400 triệu tệ (khoảng 64 triệu USD) để tiến hành chiến dịch “chạy” ghế Phó thủ tướng! Tháng 5-2012, Lưu Chí Quân bị khai trừ khỏi Đảng. Khi ghế Bộ trưởng của Lưu bị đổ, nhiều tay chân thân tín của đương sự lần lượt bị điều tra và truy tố, trong đó có Trương Thự Quang. Điều tra cho biết, họ Trương đã chuẩn bị chu đáo kế hoạch cao chạy xa bay bằng cách mua một căn nhà ở Los Angeles. Kẻ bị sờ gáy nữa là La Kim Bảo, nguyên chủ tịch công ty chuyên sản xuất toa hàng cho xe lửa (“Trung thiết tập trang tương công ty”). Trong phiên xử tại Hắc Long Giang tháng 12-2012, La Kim Bảo bị cáo buộc nhận hối lộ (tiền mặt, xe hơi, hàng cao cấp) từ các nhà thầu. La cũng chính là người đã “dắt mối” giới thiệu Đinh Thư Miêu cho Lưu Chí Quân...

Từ “hậu Ôn Châu” đến “hậu Lưu Chí Quân”

Ngày 10-3-2013, Bắc Kinh loan bố xóa sổ Bộ hỏa xa (với tổng nhân lực hơn 2 triệu người) và thành lập một công ty đường sắt dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ giao thông. Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ khoác cho Bộ hỏa xa một chiếc áo mới là xong chuyện. Khoản nợ khổng lồ mà Bộ này để lại, 2.600 tỉ tệ (418 tỉ USD – nhiều hơn GDP hàng năm của Đan Mạch), bây giờ ai gánh, nếu không phải là người dân? Trong khi đó, Chính phủ trung ương Bắc Kinh vẫn duy trì kế hoạch tăng gấp đôi chiều dài đường sắt, lên 120.000 km (so với 228.500 km của Mỹ), từ nay đến năm 2015, với chi phí ít nhất 100 tỉ USD/năm. Theo Tân Hoa Xã (12-4-2013), đầu tư cho hạ tầng đường sắt đã tăng 28%, với 54,51 tỉ tệ (8,65 tỉ USD) trong ba tháng đầu năm 2013. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ đầu tư 520 tỉ tệ vào hạ tầng đường sắt với việc lắp thêm 5.200 km trong năm nay…

Tất cả cho thấy Bắc Kinh vẫn xem việc mở rộng hệ thống đường sắt (chứ không phải “hiện đại hóa” – nói một cách chính xác) là “trọng điểm”, là “thiết yếu”, là “mục tiêu hàng đầu” của tiến trình phát triển kinh tế quốc gia. Và điều đó vẫn được thực hiện bất chấp sự hoài nghi về tính an toàn. Trung tuần tháng 3-2013, một đoạn đường hầm rỉ nước nghiêm trọng đã khiến tuyến hỏa xa cao tốc dài nhất thế giới (2.298 km), từ Bắc Kinh đến Quảng Châu, phải tạm ngưng hoạt động. Tuyến hỏa xa cao tốc này chỉ mới đưa vào hoạt động vào ngày 26-12-2012! Hạ tuần tháng 3-2013 (theo Global Times 23-3-2013), xe lửa chạy tuyến hỏa xa cao tốc Cáp Nhĩ Tân-Đại Liên (khánh thành ngày 1-12-2012) cũng được yêu cầu phải giảm tốc, do “vấn đề kỹ thuật”. Được thiết kế là xe lửa cao tốc đầu tiên thế giới có thể chạy với vận tốc 354 km/giờ trong thời tiết băng giá (-40oC) nhưng bây giờ các con tàu trên tuyến này chỉ có thể chạy gần 200 km/giờ. Như nhiều công trình khác, tuyến hỏa xa cao tốc Cáp Nhĩ Tân-Đại Liên (904 km) cũng bị “đội giá thành” bởi tham nhũng. Được chuẩn y năm 2005 với ngân sách 51 tỉ USD, động thổ năm 2007 và đến khi hoàn thành năm 2012, công trình đã ngốn hơn 63 tỉ USD. Tháng 6-2011 (bốn tháng sau khi Lưu Chí Quân bị cách chức), “công trình sư” Đỗ Hậu Trí, người chịu trách nhiệm xây tuyến Cáp Nhĩ Tân-Đại Liên, bị sa thải…

Sự cố Ôn Châu đã để lại nhiều câu hỏi đến nay vẫn chưa được giải đáp. Như đã biết, tài xế lái chiếc D301, Phan Nhất Hằng, đã tử nạn ngay tại chỗ khi đoàn tàu của ông húc vào đuôi chiếc D3115. Thế nhưng tài xế D3115 là ai? Còn sống hay chết? Không hề có bất kỳ chi tiết nào liên quan tài xế D3115 được phép công bố sau đó. Hiện trường tai nạn Ôn Châu cũng nhanh chóng được dọn sạch mọi dấu vết, như thể người ta muốn chùi dấu tay sau khi gây án (việc này từng khiến Lưu Thiết Dân, viện trưởng Viện kỹ thuật và an toàn khoa học Trung Quốc, chỉ trích trên Đài truyền hình CCTV)… Tất cả, một lần nữa, cho thấy rằng, động tác đơn giản là xóa sổ Bộ hỏa xa không là cách thức giải quyết đến cùng nguồn gốc của sự việc, khi vấn đề nằm ở tính minh bạch, nằm ở yếu tố phe nhóm lợi ích, nằm ở tư duy chống tham nhũng, nằm ở yếu tố con người trong một cơ chế, nằm ở sự cân nhắc việc “hy sinh” khi chọn lựa giữa tính an toàn và quyền lợi dân sinh với tư duy phát triển bất chấp hậu quả…

 

Mạnh Kim

https://danluan.org/tin-tuc/20130416/manh-kim-luu-chi-quan-va-mot-de-che-tham-o-2

Mạnh Kim

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm