Di Sản Hồ Chí Minh
Không thể bịt mồm một dân tộc
Hơn tuần nay câu chuyện sinh viên học sinh Hong Kong xuống đường được nhiều người quan tâm, nhiều người ủng hộ, không ít kẻ chê bai.
Không ai lạ gì Bắc Kinh, không ai lạ gì những mưu ma chước quỷ đê hèn thâm độc mà Trung Nam Hải bày ra để xóa sổ cuộc biểu tình những ngày qua. Khi Hong Kong dậy sóng, người ta nhớ tới vụ tắm máu quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Là máu của những sinh viên căng tràn khát vọng về tự do và dân chủ.
Những bạn trẻ Hong Kong cùng những đêm trắng, đấu tranh để đòi bằng được tự do bầu cử, để có một lãnh đạo Hong Kong do chính người Hong Kong bầu nên chứ không phải từ bản danh sách ứng viên đã được Bắc Kinh phê duyệt.
Cuộc đấu tranh ấy gợi nhớ đến những cuộc xuống đường của sinh viên thành thị miền Nam những năm 60-70 của thế kỷ 20.
Và xa hơn thế, nó khiến chúng ta nhớ đến một bài thơ được viết từ gần 100 năm trước.
Tháng 2 năm 1930, khi những nghĩa quân Yên Bái khởi nghĩa chống lại người Pháp và cho dù bị thất bại, bị tắm máu, thì có một người Pháp khác, từ nước Pháp đã ủng hộ những nghĩa sĩ Yên Bái bằng bài thơ với câu thơ nổi tiếng: “Không thể bịt mồm một dân tộc”! Ông là nhà thơ cộng sản Louis Aragon!
Tháng 6-1930 từ Paris, Louis Aragon công bố bài thơ Yen-Bay trên tờ La Commune (Công Xã):
Yen-Bay
Từ ngữ nào nhắc nhở rằng
Không thể bịt mồm một dân tộc
Không thể khuất phục dân tộc ấy
Bằng lưỡi kiếm của đao phủ?
(từ ngữ đó là) Yen-Bay.
Xin gửi đến anh em da vàng lời thề
Cứ mỗi giọt sống của các bạn rơi, thì
Máu của một Varenne khác phải đổ.
(Varenne trong bài thơ là tên của toàn quyền Pháp ở Ðông Dương từ 1925- 1928).
Hơn 80 năm sau, trong câu chuyện Hong Kong –nếu bị thất bại- thì nó đã làm bùng lên ngọn lửa khát vọng dân chủ (và như những nghĩa sĩ Yên Bái khi xưa – “không thành công cũng thành nhân”).
Bắc Kinh, cho dù có muốn tắm máu những người trẻ Hong Kong đi nữa, thì hẳn cũng phải biết rằng: Không thể khuất phục giấc mơ và khát vọng của tuổi trẻ Hong Kong.
Cuộc xuống đường của những bạn trẻ Hong Kong mang vẻ đẹp bất khuất ấy!
Dân chủ luôn là khát vọng vĩnh hằng nhưng không phải ai cũng đủ dũng cảm để xuống đường đòi lấy, thậm chí không dám bày tỏ, dù chỉ trên lời nói
Và chính vì thế, khát vọng tuổi trẻ Hongkong những ngày này mang vẻ đẹp của sự bất tử!
Fb Le Duc Duc
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Không thể bịt mồm một dân tộc
Hơn tuần nay câu chuyện sinh viên học sinh Hong Kong xuống đường được nhiều người quan tâm, nhiều người ủng hộ, không ít kẻ chê bai.
Không ai lạ gì Bắc Kinh, không ai lạ gì những mưu ma chước quỷ đê hèn thâm độc mà Trung Nam Hải bày ra để xóa sổ cuộc biểu tình những ngày qua. Khi Hong Kong dậy sóng, người ta nhớ tới vụ tắm máu quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Là máu của những sinh viên căng tràn khát vọng về tự do và dân chủ.
Những bạn trẻ Hong Kong cùng những đêm trắng, đấu tranh để đòi bằng được tự do bầu cử, để có một lãnh đạo Hong Kong do chính người Hong Kong bầu nên chứ không phải từ bản danh sách ứng viên đã được Bắc Kinh phê duyệt.
Cuộc đấu tranh ấy gợi nhớ đến những cuộc xuống đường của sinh viên thành thị miền Nam những năm 60-70 của thế kỷ 20.
Và xa hơn thế, nó khiến chúng ta nhớ đến một bài thơ được viết từ gần 100 năm trước.
Tháng 2 năm 1930, khi những nghĩa quân Yên Bái khởi nghĩa chống lại người Pháp và cho dù bị thất bại, bị tắm máu, thì có một người Pháp khác, từ nước Pháp đã ủng hộ những nghĩa sĩ Yên Bái bằng bài thơ với câu thơ nổi tiếng: “Không thể bịt mồm một dân tộc”! Ông là nhà thơ cộng sản Louis Aragon!
Tháng 6-1930 từ Paris, Louis Aragon công bố bài thơ Yen-Bay trên tờ La Commune (Công Xã):
Yen-Bay
Từ ngữ nào nhắc nhở rằng
Không thể bịt mồm một dân tộc
Không thể khuất phục dân tộc ấy
Bằng lưỡi kiếm của đao phủ?
(từ ngữ đó là) Yen-Bay.
Xin gửi đến anh em da vàng lời thề
Cứ mỗi giọt sống của các bạn rơi, thì
Máu của một Varenne khác phải đổ.
(Varenne trong bài thơ là tên của toàn quyền Pháp ở Ðông Dương từ 1925- 1928).
Hơn 80 năm sau, trong câu chuyện Hong Kong –nếu bị thất bại- thì nó đã làm bùng lên ngọn lửa khát vọng dân chủ (và như những nghĩa sĩ Yên Bái khi xưa – “không thành công cũng thành nhân”).
Bắc Kinh, cho dù có muốn tắm máu những người trẻ Hong Kong đi nữa, thì hẳn cũng phải biết rằng: Không thể khuất phục giấc mơ và khát vọng của tuổi trẻ Hong Kong.
Cuộc xuống đường của những bạn trẻ Hong Kong mang vẻ đẹp bất khuất ấy!
Dân chủ luôn là khát vọng vĩnh hằng nhưng không phải ai cũng đủ dũng cảm để xuống đường đòi lấy, thậm chí không dám bày tỏ, dù chỉ trên lời nói
Và chính vì thế, khát vọng tuổi trẻ Hongkong những ngày này mang vẻ đẹp của sự bất tử!
Fb Le Duc Duc