Thân Hữu Tiếp Tay...
Kỉ niệm 32 năm trên xứ người
Hôm nay là ngày 26/1, ngày Quốc Khánh của Úc, còn gọi là Australia Day. Ba mươi hai năm trước ngày này (1982) tôi đến Sydney trong một chuyến bay 8 tiếng đồng hồ từ Bangkok của hãng Qantas.
Đang
miên man nghĩ chuyện tương lai thì nhân viên ICM
cắt dòng suy nghĩ của tôi. Họ lùa chúng tôi lên chiếc máy bay khổng lồ
(mà sau
này tôi biết là Boeing 747) thuộc hãng hàng không QANTAS của Úc, và được
sắp xếp
ngồi ở những hàng ghế sau cùng trong máy bay. Đây là lần đầu tiên trong
đời tôi
được đi máy bay to lớn như thế. Đang loay hoat tìm cái thắt dây an toàn
thì tiếp
viên đem đến cho chúng tôi khăn lau mặt thơm phức và li nước cam vàng
tươi vô
cùng mát mắt. Sau nhiều tháng bị đối xử như tù nhân, đây là lần tôi được
phục vụ
và đối xử tốt. Tôi đã thật sự xúc động và ngạc nhiên không hiểu tại sao
họ lại tử tế
với mình như thế! (Bây giờ tôi mới biết là lúc đó họ đâu có phân biệt
khách tị nạn với khách thường đâu, ai họ cũng xem là khách hàng và phục
vụ đàng hoàng như nhau).
Nguyễn Văn Tuấn
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2014/01/ki-niem-32-nam-tren-xu-nguoi.html
Hôm nay là ngày 26/1, ngày Quốc Khánh của Úc, còn gọi là Australia Day. Ba mươi hai năm trước ngày
này (1982) tôi đến Sydney trong một chuyến bay 8 tiếng đồng hồ từ Bangkok của
hãng Qantas. Thời gian 32 năm là một thế hệ, và có thể xem là gần nửa đời người.
Mỗi năm cứ đến ngày này là tôi nhớ về những ngày đầu trên đất Úc.
Rời Thái Lan
Tin chúng tôi được đi định cư thật ra đã được
thông báo trước đó 3 ngày. Ngày 22/1/1982, khi còn ở trại tị nạn Panatnikhom (tỉnh
Chonburi), tôi nhận được thông báo là sẽ đi Úc. Từ Panatnikhom phải đi Bangkok
và ở đó một ngày để làm thủ tục đi Úc. Đối với những người tị nạn, tin đi định
cư là một tin mừng. Vì cuộc sống trong trại có quá nhiều khó khăn, tất cả ai ở trại tị nạn đều muốn rời trại càng sớm càng tốt
để làm lại cuộc đời. Cảnh sát
Thái Lan canh giữ trại không dấu thái độ kì thị của họ đối với người Việt trong
trại (nhưng lại có cảm tình với người Kampuchea và Lào, có lẽ hai nhóm người
này hiền và “ngoan” hơn người Việt vốn có những tính quả thật khó ưa). Có người ví cuộc sống ở trại tị nạn là một
cuộc sống địa ngục. Do đó, đi tị nạn cũng có nghĩa là thoát khỏi cái địa ngục
trần gian này, thoát khỏi cái môi trường ngột ngạt và có khi đầy thù hận trong
trại.
Đêm đó, chúng tôi – gồm 54 người có trong danh
sách đi Bangkok – tổ chức tiệc ăn mừng. Nói “tiệc” là cho oai, chứ thực ra thì
chỉ là những món “gà lựu đạn” và món ăn mà trại cung cấp. Gà lựu đạn là cụm từ
dùng để chỉ những con gà chỉ còn xương như bị đạp lựu đạn, là món ăn mà trại
cung cấp. Đáng lẽ theo qui chế của Liên hiệp quốc thì trại phải cung cấp thịt
gà đàng hoàng cho người tị nạn, nhưng vì quan chức Thái Lan cũng có thói ăn chận và tham
nhũng nên chỉ cung cấp cho mấy con gà lựu đạn này, còn thịt thì chắc họ bán ra
ngoài thị trường. Có lẽ nhiều người khi nghe qua ăn cơm trọng trại tị nạn mà có
gà thì ngạc nhiên lắm, nhưng sự thật là họ nấu cho tập thể ăn, cho nên nói
"gà lựu đạn" là một đống xương gà được nấu một cách hỗ lốn, mà nhìn
vào thì người ta khó phân biệt đó là thức ăn cho heo hay cho người. Tuy nhiên,
khi nhận phần cơm về, với những tài chế biến khéo léo của người Việt, cái phần
ăn kinh khủng đó trở thành những món ăn tương đối ngon miệng. Chúng tôi đã có một
đêm ăn uống vui vẻ, mà cũng có phần lưu luyến, nhất là những người có người yêu
chưa có tên trong danh sách đi định cư.
Cảnh người lên đường định cư từ trại Panatnikhom
Sáng sớm ngày 23/1, chúng tôi đã chỉnh tề chờ xe
bus đi Bangkok. Theo “truyền thống”, trại thường phát thanh ca khúc Biển nhớ của
Trịnh Công Sơn (có đoạn “Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về”) để tiễn đưa
chúng tôi lên đường. Chuyến xe khởi hành lúc 6 giờ sáng. Trên đường đi Bangkok,
tôi quan sát cảnh nông thôn của Thái Lan và thấy chẳng khác gì Việt Nam mình,
nên càng làm cho nỗi nhớ nhà thêm da diết. Nếu có khác biệt thì chỉ có xe cộ
nhiều hơn và đường xá ở đây quá tốt so với bên Việt Nam. Còn những cánh đồng,
nhà cửa, vườn tược, cây cối, v.v. thì hoàn toàn là cảnh vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.
(Xin mở ngoặc ở đây để nói thêm: Năm 2007 khi
tôi đi dự hội nghị ở Pattaya thuộc tỉnh Chonburi, tôi hỏi anh tài xế là
Panatnikhom ở đâu, thì ngạc nhiên thay, anh ấy nói ngay tại tỉnh này: tỉnh
Chonburi. Anh ta cho biết Panatnikhom là tên của một huyện xa của tỉnh Choburi.
Có lẽ đúng là “huyện xa” vì tôi còn nhớ lúc đó ở trong trại cứ như là ở giữa
nơi đồng không hiu quạnh, hay “middle of nowhere”. Không ngờ mấy chục năm trước
mình ra đi từ đây và nay lại quay về đây. Cuộc đời đúng là “một cõi đi về”! Tôi
quyết định đi về nơi mình từng ở (Panatnikhom) nhưng đến nơi thì không thấy bất
cứ một dấu vết tị nạn nào cả, mà đã trở thành khu dân cư rất đông đúc và cây
xanh).
Trại tị nạn Panatnikhom (Chonburi, Thailand)
Sau khoảng 5 giờ đường, chúng tôi đến thành phố
Bangkok. Sau cả năm trời bị giam cầm trong các trại tị nạn ở rừng sâu núi thẳm,
tôi đến Bangkok bằng một tâm trạng của một người nhà quê ra tỉnh. Lần đầu tiên
trong đời thấy xa lộ chồng chéo lên nhau và xe ôtô chạy như mắc cửi, tôi mới thấy
“Hòn ngọc Viễn Đông” Sài Gòn của Việt Nam quá ư là lạc hậu và thậm chí bé nhỏ!
Xe chở chúng tôi vào một trung tâm tạm trú mà sau này tôi mới biết đó là một
nhà tù dành cho người nước ngoài. Tuy là nhà tù, nhưng tôi thấy tiện nghi thì
khá hơn gấp trăm lần so với trại tị nạn Panatnikhom. Trại có nước tắm đầy đủ
(chứ không phải 20 lít nước/ngày như ở Panatnikhom), ăn uống cũng đầy đủ hơn,
và cảnh sát Thái ở đây cũng lịch sự hơn nhiều so với mấy người ở trại tị nạn.
Tuy nhiên, chúng tôi không được phép ra ngoài trại. Trong thời gian ở đây, nhân
viên sứ quán Úc vào làm thủ tục định cư cho chúng tôi.
Đến ngày 25/1 thì chúng tôi lên một chiếc xe bus
khác để ra phi trường. Một lần nữa, tôi ngạc nhiên về sự trù phú của Bangkok,
mà trong lòng thì buồn cho Sài Gòn của mình. Tôi tự hỏi chẳng biết bao giờ Sài
Gòn mới được như Bangkok, và cũng không có câu trả lời, vì chút nữa đây tôi sẽ
càng xa quê hương. Ngồi trong phòng chờ đợi ở phi trường, trong lòng tôi lúc đó
buồn vui lẫn lộn. Tôi không bao giờ có cảm tình (nếu không muốn nói là ghét)
chính phủ Thái Lan, vì thái độ làm ngơ và bất nhẫn của họ trước thảm nạn trên
biển Đông, nhưng dù sao đi nữa, đất Thái cũng đã cưu mang tôi trong thời gian
khó khăn nhất, và vì đã có một sự gắn bó như vậy, tôi cảm thấy buồn buồn khi phải
chia tay Thái Lan. Cuộc chia tay nào mà chẳng buồn! Vui là vì tôi biết sắp tới
đây mình sẽ được tự do, được sang một xứ sở “văn minh”, và nhất là không còn bị
giam cầm trong các trại tị nạn nữa. Tôi mường tượng ra vài giờ nữa đây, tôi sẽ
đặt chân lên một nước rất đẹp, nơi có những thắng cảnh như nhà con sò và cầu cảng
Sydney. Tôi sẽ làm gì ở đất nước đó vẫn là một câu hỏi lớn …
Nguyễn Văn Tuấn
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2014/01/ki-niem-32-nam-tren-xu-nguoi.html
Kỉ niệm 32 năm trên xứ người
Hôm nay là ngày 26/1, ngày Quốc Khánh của Úc, còn gọi là Australia Day. Ba mươi hai năm trước ngày này (1982) tôi đến Sydney trong một chuyến bay 8 tiếng đồng hồ từ Bangkok của hãng Qantas.
Hôm nay là ngày 26/1, ngày Quốc Khánh của Úc, còn gọi là Australia Day. Ba mươi hai năm trước ngày
này (1982) tôi đến Sydney trong một chuyến bay 8 tiếng đồng hồ từ Bangkok của
hãng Qantas. Thời gian 32 năm là một thế hệ, và có thể xem là gần nửa đời người.
Mỗi năm cứ đến ngày này là tôi nhớ về những ngày đầu trên đất Úc.
Rời Thái Lan
Tin chúng tôi được đi định cư thật ra đã được
thông báo trước đó 3 ngày. Ngày 22/1/1982, khi còn ở trại tị nạn Panatnikhom (tỉnh
Chonburi), tôi nhận được thông báo là sẽ đi Úc. Từ Panatnikhom phải đi Bangkok
và ở đó một ngày để làm thủ tục đi Úc. Đối với những người tị nạn, tin đi định
cư là một tin mừng. Vì cuộc sống trong trại có quá nhiều khó khăn, tất cả ai ở trại tị nạn đều muốn rời trại càng sớm càng tốt
để làm lại cuộc đời. Cảnh sát
Thái Lan canh giữ trại không dấu thái độ kì thị của họ đối với người Việt trong
trại (nhưng lại có cảm tình với người Kampuchea và Lào, có lẽ hai nhóm người
này hiền và “ngoan” hơn người Việt vốn có những tính quả thật khó ưa). Có người ví cuộc sống ở trại tị nạn là một
cuộc sống địa ngục. Do đó, đi tị nạn cũng có nghĩa là thoát khỏi cái địa ngục
trần gian này, thoát khỏi cái môi trường ngột ngạt và có khi đầy thù hận trong
trại.
Đêm đó, chúng tôi – gồm 54 người có trong danh
sách đi Bangkok – tổ chức tiệc ăn mừng. Nói “tiệc” là cho oai, chứ thực ra thì
chỉ là những món “gà lựu đạn” và món ăn mà trại cung cấp. Gà lựu đạn là cụm từ
dùng để chỉ những con gà chỉ còn xương như bị đạp lựu đạn, là món ăn mà trại
cung cấp. Đáng lẽ theo qui chế của Liên hiệp quốc thì trại phải cung cấp thịt
gà đàng hoàng cho người tị nạn, nhưng vì quan chức Thái Lan cũng có thói ăn chận và tham
nhũng nên chỉ cung cấp cho mấy con gà lựu đạn này, còn thịt thì chắc họ bán ra
ngoài thị trường. Có lẽ nhiều người khi nghe qua ăn cơm trọng trại tị nạn mà có
gà thì ngạc nhiên lắm, nhưng sự thật là họ nấu cho tập thể ăn, cho nên nói
"gà lựu đạn" là một đống xương gà được nấu một cách hỗ lốn, mà nhìn
vào thì người ta khó phân biệt đó là thức ăn cho heo hay cho người. Tuy nhiên,
khi nhận phần cơm về, với những tài chế biến khéo léo của người Việt, cái phần
ăn kinh khủng đó trở thành những món ăn tương đối ngon miệng. Chúng tôi đã có một
đêm ăn uống vui vẻ, mà cũng có phần lưu luyến, nhất là những người có người yêu
chưa có tên trong danh sách đi định cư.
Cảnh người lên đường định cư từ trại Panatnikhom
Sáng sớm ngày 23/1, chúng tôi đã chỉnh tề chờ xe
bus đi Bangkok. Theo “truyền thống”, trại thường phát thanh ca khúc Biển nhớ của
Trịnh Công Sơn (có đoạn “Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về”) để tiễn đưa
chúng tôi lên đường. Chuyến xe khởi hành lúc 6 giờ sáng. Trên đường đi Bangkok,
tôi quan sát cảnh nông thôn của Thái Lan và thấy chẳng khác gì Việt Nam mình,
nên càng làm cho nỗi nhớ nhà thêm da diết. Nếu có khác biệt thì chỉ có xe cộ
nhiều hơn và đường xá ở đây quá tốt so với bên Việt Nam. Còn những cánh đồng,
nhà cửa, vườn tược, cây cối, v.v. thì hoàn toàn là cảnh vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.
(Xin mở ngoặc ở đây để nói thêm: Năm 2007 khi
tôi đi dự hội nghị ở Pattaya thuộc tỉnh Chonburi, tôi hỏi anh tài xế là
Panatnikhom ở đâu, thì ngạc nhiên thay, anh ấy nói ngay tại tỉnh này: tỉnh
Chonburi. Anh ta cho biết Panatnikhom là tên của một huyện xa của tỉnh Choburi.
Có lẽ đúng là “huyện xa” vì tôi còn nhớ lúc đó ở trong trại cứ như là ở giữa
nơi đồng không hiu quạnh, hay “middle of nowhere”. Không ngờ mấy chục năm trước
mình ra đi từ đây và nay lại quay về đây. Cuộc đời đúng là “một cõi đi về”! Tôi
quyết định đi về nơi mình từng ở (Panatnikhom) nhưng đến nơi thì không thấy bất
cứ một dấu vết tị nạn nào cả, mà đã trở thành khu dân cư rất đông đúc và cây
xanh).
Trại tị nạn Panatnikhom (Chonburi, Thailand)
Sau khoảng 5 giờ đường, chúng tôi đến thành phố
Bangkok. Sau cả năm trời bị giam cầm trong các trại tị nạn ở rừng sâu núi thẳm,
tôi đến Bangkok bằng một tâm trạng của một người nhà quê ra tỉnh. Lần đầu tiên
trong đời thấy xa lộ chồng chéo lên nhau và xe ôtô chạy như mắc cửi, tôi mới thấy
“Hòn ngọc Viễn Đông” Sài Gòn của Việt Nam quá ư là lạc hậu và thậm chí bé nhỏ!
Xe chở chúng tôi vào một trung tâm tạm trú mà sau này tôi mới biết đó là một
nhà tù dành cho người nước ngoài. Tuy là nhà tù, nhưng tôi thấy tiện nghi thì
khá hơn gấp trăm lần so với trại tị nạn Panatnikhom. Trại có nước tắm đầy đủ
(chứ không phải 20 lít nước/ngày như ở Panatnikhom), ăn uống cũng đầy đủ hơn,
và cảnh sát Thái ở đây cũng lịch sự hơn nhiều so với mấy người ở trại tị nạn.
Tuy nhiên, chúng tôi không được phép ra ngoài trại. Trong thời gian ở đây, nhân
viên sứ quán Úc vào làm thủ tục định cư cho chúng tôi.
Đến ngày 25/1 thì chúng tôi lên một chiếc xe bus
khác để ra phi trường. Một lần nữa, tôi ngạc nhiên về sự trù phú của Bangkok,
mà trong lòng thì buồn cho Sài Gòn của mình. Tôi tự hỏi chẳng biết bao giờ Sài
Gòn mới được như Bangkok, và cũng không có câu trả lời, vì chút nữa đây tôi sẽ
càng xa quê hương. Ngồi trong phòng chờ đợi ở phi trường, trong lòng tôi lúc đó
buồn vui lẫn lộn. Tôi không bao giờ có cảm tình (nếu không muốn nói là ghét)
chính phủ Thái Lan, vì thái độ làm ngơ và bất nhẫn của họ trước thảm nạn trên
biển Đông, nhưng dù sao đi nữa, đất Thái cũng đã cưu mang tôi trong thời gian
khó khăn nhất, và vì đã có một sự gắn bó như vậy, tôi cảm thấy buồn buồn khi phải
chia tay Thái Lan. Cuộc chia tay nào mà chẳng buồn! Vui là vì tôi biết sắp tới
đây mình sẽ được tự do, được sang một xứ sở “văn minh”, và nhất là không còn bị
giam cầm trong các trại tị nạn nữa. Tôi mường tượng ra vài giờ nữa đây, tôi sẽ
đặt chân lên một nước rất đẹp, nơi có những thắng cảnh như nhà con sò và cầu cảng
Sydney. Tôi sẽ làm gì ở đất nước đó vẫn là một câu hỏi lớn …
Nguyễn Văn Tuấn
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2014/01/ki-niem-32-nam-tren-xu-nguoi.html