Đoạn Đường Chiến Binh
Kiếp Nghèo
Mỹ Hiệp
Nắng lên dần... Nắng lên cao, cao tận đỉnh đầu. Sức nóng thiêu đốt của mùa hè làm Bảo choáng váng, đê mê, ngất ngây. Đôi mi trĩu nặng mỏi mệt đần dần khép. Mặc dầu chàng gắng hết sức cố chống đỡ, giương to mở lớn đôi mắt, nhưng cảnh vật cứ dần dần mờ như có làn sương tơ mong manh vây bủa, tất cả nhạt nhòa không phân định được. Tâm trí Bảo hoàn toàn tỉnh táo. Mồ hôi chàng toát ra đầm đìa ướt cả lưng áo, những giọt nước từ trán chảy xuống ướt cả chân mày. Bảo đưa tay quẹt ngang cũng đủ làm ướt đẫm lòng bàn tay. Một ngọn gió hiếm hoi nhẹ hiu hiu thổi qua làm chàng phát lạnh. Bảo co rúm người hai tay khoanh ôm lấy ngực. Nhìn bóng mình đã ngả phía sau, chàng đoán biết đã quá trưa. Những người đàn bà bán hàng đã thu dọn thúng mủng, quang gánh. Các chị hàng rau mặt mày buồn thảm nhìn số hàng còn lại quá nửa đã héo khô. Các em bán chanh ớt tỏi ngồi dựa tường ngủ gà ngủ gật vì say nắng hè gay gắt. Họ mong đợi những người đi mua trễ, những công nhân về muộn.
Buổi chợ đã tan, Bảo không tìm được một mối vác thuê, hay gánh mướn nào. Chàng đã không có việc làm không phải một ngày mà đã ba hay bốn ngày rồi. Chàng rời khỏi nhà từ sớm tinh mơ, rón rén ra đi khi vợ con chàng còn say giấc ngủ. Đứa con trai ba tháng không đũ sữa bú, cằn nhằn khóc suốt đêm, anh thật quá xót xa tê tái. Mấy ngày trước, chàng còn vào nhà bếp xem có còn cơm nguội đem theo để ăn trưa, nhưng hôm nay chàng biết nhà không còn gạo thì làm gì còn cơm dư qua hôm sau. Cho nên chàng ra cửa lòng vô cùng buồn bã.
Suốt buổi sáng đến trưa chàng không có gì để làm, nhưng cơn đói thì vẫn cứ kéo tới cào xé ruột gan, miệng tiết ra chất nước bọt chua lè. Ngôi chợ không còn bóng người chỉ chơ vơ những sạp gỗ. Bảo ngã lưng lên sạp, mắt nhắm nghiền, không phải để tìm giấc ngủ, không phải để tìm phương sách kế hoạch sinh nhai. Thân xác uể oải, tinh thần chàng cũng ngã gục mất rồi. Những ý chí đấu tranh cho cuộc sống cũng phiêu diêu đến vùng hoang dã nào...
Giờ đây chàng nhắm mắt là cốt để tạm quên đi hiện tại. Chợt hình ảnh vợ con chàng hiện ra. Bích rạng rỡ vô tư, tay bồng con miệng tươi cười đón chàng. Bảo giật nẩy người dáo dác kiếm tìm...”Một giấc mơ đẹp trong giấc ngủ ngắn mà thôi!” Chàng lẩm bẩm, “Về nhà ư?” Không, chàng không thể chứng kiến cảnh vợ con đói được nữa.
Bảo lê gót, từng bước, từng bước chậm nặng nề. Chàng tự hỏi phải đi đâu hay về đâu. Chàng không biết ai đã làm cho gia đình chàng bước vào cái ngỏ bí nầy. Cái mốc thời gian như rất gần mà dường như cũng thật xa. Mới ngày nào dân chúng áo lành quần lặn, trường học đầy ấp tiếng hát tiếng cười, chợ búa tấp nập kẻ mua người bán, mà nay kẻ áo vá, người mặc vải thô. Chợ búa chỉ thấy kẻ bán mà vắng người mua. Trường học bao trùm bầu không khí nặng nề khó thở. Trên khuôn mặt các thầy cô hiện rõ sự e dè khép kín. Ai cũng lặng lẽ trong một nỗi niềm riêng tư
o O o
Bảo, một hạ sĩ quan tại quân trường pháo binh Dục Mỹ. Vợ chàng có sạp bán thực phẩm tại chợ. Đời sống đang êm đềm thoải mái, bỗng đâu tin dữ đưa đến. Mất Cao nguyên, Ba mê thuột, Pleiku... Đồng bào xôn xao di tản. Bảo cũng đưa vợ con vào Cam Ranh tạm trú nhà người bạn học cũ. Vợ Bảo đang mang thai đứa con thứ nhì. Chàng lo lắng nếu có biến động gì xảy ra vợ chàng không lo toan kịp.
Trở lại đơn vị, Bảo nghe nhiều tin đồn lan nhanh sẽ có hiệp định chia cắt đất từ vỹ tuyến 13 trở ra cho bọn Cộng Sản. Các vị sĩ quan cấp cao đã cùng gia đình biến đâu mất dạng. Đơn vị chỉ còn vài sĩ quan cấp úy, và binh sĩ. Họ lo lắng nhìn nhau, rồi lần lượt đưa vợ con lánh cư xa vùng quân sự. Lạc lõng, Bảo trở về nhà. Tiếng súng nổ lưa thưa, càng lúc càng gần...
Mở cửa nhìn ra chàng bắt gặp vài toán người, năm ba anh, kẻ mang giày, nguời đi chân đất, kẻ áo trận người áo thun, kẻ quần đùi nguời quần dài, nhưng trên tay ai ai cũng đều có sung. Họ đang xông vào những tiệm buôn thực phẩm. Bảo vội vàng lẻn ra khỏi nhà để mặc tình cho họ vào vơ vét. Họ mở toang cửa và chuyên chở gồng gánh hết từ hàng hóa đến vật dụng. Trong nhà Bảo không còn chiếc đũa con. Chàng biết đây là bọn thổ phỉ thừa nước đục thả câu, nhưng chàng không dám chống cự.
Ngày hôm sau máy bay từ hướng Nam ra thả bom xuống vùng nầy vì tình nghi có địch chiếm đóng. Dục Mỹ giờ đây không còn nghe tiếng hát vang vang của các quân nhân học khóa sình lầy Núi Đeo, không còn là nơi qui tụ của ba quân trường BĐQ, Pháo Binh, và Lam Sơn nữa. Người người ra đi trả lại không khí âm u cho núi rừng cây số 14 đầy chướng khí...
Lúc nầy Bảo như cây thịt không hồn. Chàng không rõ nguyên nhân nào đưa đến thảm họa làm dân tình điêu đứng. Hàng ngày chàng dõi mắt theo từng đoàn xe vận tải đầy nhóc người lần lượt di chuyển về hướng Nam, trực chỉ Sài Gòn. Chàng liên tưởng đến đứa con thơ hai tuổi và người vợ thai nghén, nàng có đủ sức để chen chúc như thế không? Hay lại lâm vào cảnh chết ngộp, chết khô như những trẻ thơ mà chàng đã được nghe kể về những chiếc xà lan còn lênh đênh trên biển trên đường di tản. Hay như những người chạy theo lộ 7 từ Pleiku, trong cơn đói khát và chết hàng loạt tại thung lũng Củng Sơn...
Bảo quyết định ở lại, cho dù phải gặp cảnh khó khăn. Chàng nghĩ, chiến tranh đã kết thúc, cởi áo lính về với gia đình, sống cuộc đời bình an bên vợ con! Người ta cũng đã lũ lượt trình diện chế độ mới để được “tập trung cải tạo” vì họ là những sĩ quan. Chàng vốn là hạ sĩ quan thường, nên chẳng có gì phải chạy, phải trốn... Vợ chồng Bảo dắt dìu nhau lập nghiệp vùng kinh tế mới. Chàng đem hết sức lực để xây dựng lại những gì đã mất mát, nhưng trời như không chìu lòng người. Cơn bão số Bảy đã đi qua địa phương chàng ở. Mùa lúa chưa kịp thu hoạch đã chôn vùi dưới làn nước lũ. Hoa màu cũng bị nước cuốn trôi...
o O o
Trong gió như có thoảng mùi thơm thịt nướng. Bảo ngẩng mũi đánh hơi, càng lúc như càng gần. Mặc dầu không chủ đích, bước chân chàng vẫn tiến và thấy mình đang đi ngang qua cửa tiệm bán thịt cầy bảy món. Liếc nhìn vô tiệm, chàng thấy có năm ba thực khách. Bảo sải những bước chân dài hơn như muốn trốn chạy. Mùi thơm quái ác kích thích ruột gan và đọa đày khứu giác chàng. Lần nầy, cơn đói lại trổi dậy hoành hành. Cổ khô lưỡi đắng, chàng nuốt ực như cố đẩy chất đắng xuống dạ dày, nhưng cổ khô rốc, đôi môi dính chặt bởi chất nước miếng đặc quánh như keo. Chàng vận sức lực chạy nhanh ra khỏi vùng cám dỗ, chạy và chạy mãi... Chàng chạy đến lúc không còn sức và khụy xuống bên một lùm tre đầy bóng râm.
Lúc tỉnh lại, chàng hết sức ngạc nhiên. Ô kìa! Trước mặt chàng không xa là một dãy nhà khang trang nằm dấu mình trong vườn cây ăn trái. Quanh vườn bao bọc bởi hàng rào kẽm gai thẳng tấp với những cọc sắt mới toanh. Dưới bóng mát lùm tre, chàng cố tình quan sát để tìm hiểu đây là khu vực nào. Nhà nhà im lặng, thanh vắng như không có người ở, nhưng vườn tượt cỏ cây lại như được nhiều người chăm sóc tỉ mỉ.
Một giờ trôi qua, Bảo không thấy có người qua lại. Họ đang ngủ trưa chăng? Chàng chú ý đến hàng rào kẻm gai, đôi mắt dán chặt vào những cọc sắt mới tinh. Khu vườn quá rộng, nhiều cây ăn quả che khuất căn nhà. Chàng thầm nghĩ, mình có thể nhổ vài cọc sắt mà chủ nhà có lẽ sẽ không hề hay biết. Ý nghĩ trộm đạo lóe lên, niềm hy vọng đem bán cọc sắt để lấy tiền mua vài ký gạo, dù chỉ để đủ sống qua một ngày, một ngày thôi, và lại chờ đợi một phép lạ nào đó sẽ cứu vớt gia đình chàng. Bảo trở nên hăng hái như có ai đó chuyền thêm sinh khí, chàng thi hành ngay dự tính.
Nhưng khi tay chạm vào cọc sắt, chàng cố sức lay mà cọc sắt không hề nhúc nhích, đất cứng quá, đôi tay chàng trở thành vô dụng. Chán nản, Bảo trở lại lùm tre để nghĩ kế hoạch. Chợt đôi mắt chàng nhìn thấy một cái cuốc cũ đã gãy cán mà một người nào đó đã vứt vào bụi tre đang nằm lăn lóc. Thật là “buồn ngủ gặp chiếu manh”. Chàng vội gỡ gai tre bám quanh, lấy cái cuốc cũ không mấy khó khăn. Với chiếc cuốc mòn và ý chí quyết tâm, chàng dùng hết sức lực còn lại, bẩy khỏi mặt đất được một cọc rồi hai cọc, ba cọc...
Bổng, bốp bốp bốp... như có một khối nặng rơi ngay trên đỉnh đầu, Bảo chưa kịp nhận ra sự vịêc thì mặt mũi tối sầm lại. Bên tai chàng có nhiều tiếng bước chân chạy dồn dập và những tiếng tru tréo “trộm, ăn trộm”. Tiếng người nọ tiếp tiếng người kia, chàng mới kịp hiểu thì ra người ta đã phát giác được chàng. Nhiều người túa ra, kẻ đánh người đập chàng như một trái banh. Đôi mắt nhắm nghiền, mặc kệ cho thiên hạ xử mình tùy theo ý thích của họ. Thế gian nầy không còn là chỗ đứng của chàng, chàng sắp từ giã nó đây rồi. Bổng lại nhìn thấy bóng của Bích, vợ chàng, lúc ẩn lúc hiện đi vụt qua mặt lướt nhanh như nương theo gió. Bảo liền gắng hết sức đuổi theo, chạy lên một đồi cao, vừa bắt kịp thì nàng lại lao xuống đồi...
- Nó tỉnh rồi kìa! Tưởng nó theo ông bà ông vải thì cũng phiền phức!
Bảo cố giương to mắt, cảnh vật lờ mờ, chàng định thần là mình vừa trải qua một cơn mê. Lát sau chàng phải theo chân gả công an về trụ sở xã. Nơi đây chàng viết tờ khai lý lịch và buộc làm bản kiểm điểm. Qua một đêm ngủ đói nơi nhà giam, chàng được vợ đến viết giấy bảo lãnh về nhà. Bảo muốn mở miệng kể chuyện với Bích để nàng hiểu rỏ nguyên do, nhưng mặc cảm tự ái làm chàng không thể hé răng được. Bích lạnh lùng như phiến đá lạnh. Chàng chờ đợi vợ nói một lời trách móc, nhưng nàng vẫn im lặng. Chàng nhìn thấy trên môi vợ như rướm máu, nàng cúi gầm mặt và đôi mắt ngấn lệ. Hai vợ chồng lặng lẽ về nhà không nói với nhau một lời, lòng chàng rưng rưng buồn. Một đôi lúc Bích nắm chặt tay chồng. Bảo cảm thấy bàn tay nàng run run...
Khi no đủ, người ta vẫn thường triết lý “tiền bạc không mang lại hạnh phúc”! Nhưng trong hoàn cảnh của chàng, hạnh phúc có còn hiện hữu không? Chàng cuộn tròn trong chiếc mền cũ rách trên chiếc giường tre và cố nhắm mắt, nhưng chàng vẫn thao thức, có lẽ đói không làm chàng ngủ được.
Có tiếng lẹt xẹt kéo lê dép trên nền đất, tiếng khàn khàn đục của bà Hai hàng xóm hỏi vọng vào:
- Vợ chồng thằng Bảo có nhà không?
- Dạ! con đây. Tiếng Bích trả lời.
Bảo vờ ngủ, chàng không muốn tiếp chuyện với bất cứ ai vào lúc nầy. Tiếng bà Hai lại vọng đến tai chàng:
- Tao đem cho mầy mượn mấy lon gạo, thằng Út tao vừa mới mang về!
Không nghe tiếng Bích trả lời, chàng lại nghe tiếng bà Hai tiếp theo:
- Thôi, con đừng buồn, Thượng đế sẽ giúp cho gia đình con.
Bảo nghe Bích lí nhí trong miệng, có lẽ nàng đang khóc. Tiếng dép của bà Hai xa dần rồi mất hẳn. Chàng nghe tiếng khua nồi từ nhà bếp, đoán chừng vợ đang nấu cơm hay cháo gì đây, chàng lặng lẻ xuống bếp làm lành: - Em đưa con anh ẵm!
Đứa con là nhịp cầu hòa giải, cởi mở những uẩn khúc tâm tư của hai người. Trong túp lều tranh đôi vợ chồng như cùng cố quên biến cố vừa qua. Bên bếp lửa bập bùng cháy của loại củi tre thỉnh thoảng nổ lách tách... Đứa bé cười theo tiếng nổ của củi. Tiếng cười vô tư của con thơ như xua tan phiền muộn, lửa reo vui như khuyến khích họ ngày mai trời lại sáng. Đứa con lớn đang chơi đất ngoài sân chạy sà vào ôm lấy cha hôn tới tấp. Con chó mực nằm xếp de trong xó nhà, nghe tiếng động nơi nhà bếp cũng bò dậy vươn vai ve vẫy đuôi, cà lưng vào hông chủ...
- Sáng mai là Tết Đoan ngọ, có lẽ chợ đông hơn mọi ngày anh ạ.
Tiếng vợ chàng nho nhỏ bên tai. Bảo cũng hy vọng chàng sẽ có cơ hội được thuê mướn gánh những hàng hóa chuyển từ bến xe ra chợ. Bảo ngồi bật dậy. Tiếng gà eo ốc gáy từ thôn xóm vọng lại báo hiệu trời sắp sáng. Nhưng chàng ngã lăn ngay ra giường, chàng như không điều khiển cái đầu mình được nữa, nó đau đớn, tê buốt nặng trĩu. Bích lo sợ hỏi dồn dập:
- Sao vậy anh?
Bảo im lặng, chàng cũng thật sự sợ hãi không dám đoán, không dám nghĩ xa hơn. Tai họa đến dường nầy sao? Không nghe trả lời, Bích đưa tay sờ trán chồng:
- Anh bị sốt rồi, nóng quá!
Rồi tất cả rơi vào im lặng, mổi người đang đeo đuổi những ý nghĩ riêng tư. Bích kiểm tra theo sự ước tính của nàng xem nhà ai trong xóm có thuốc cảm sốt để đến xin vài viên. Ai ai trong xóm nầy cũng nghèo, làm rẫy vườn phải mấy tháng mới thu hoạch hoa màu. Nhà nào cũng bữa cháo bữa rau, hy vọng có được mấy viên thuốc quá mong manh.
Tờ mờ sáng Bích bồng con đi đến trưa vẫn không tìm được viên thuốc nào. Mọi người cùng nghèo như gia đình nàng. Việc dự phòng thuốc men trong nhà, vẫn biết là cần thiết, nhưng gạo chưa có thì làm gì có thuốc. Thất vọng mỏi mệt, Bích ngồi bệt bên lùm bụi dúi ven đường, vạch áo cho con bú. Thằng bé từ sáng đến trưa mẹ bế trên tay, tuy đói nhưng không la khóc gì. Thấy mẹ vén áo nó mừng quýnh chụp ngay bầu sữa, nó nút mạnh nhưng không có giọt sửa nào, miệng nó khô quánh. Giận dỗi, nó đẫy vú ra xa và òa khóc. Thấy con khóc nàng cũng bật khóc. Bích ôm chặt con vào lòng và chạy nhanh về nhà, chưa tới cửa nàng đã gọi:
- Bảo ơi! Anh ơi...
Nhưng không có tiếng trả lời. Đẩy tấm phên tre dùng làm cửa, Bích đi nhanh về phía giường ngủ, Bảo mê man không cựa quậy. Bích nhìn chồng co quắp trên chiếc giường tre, nàng không biết phải làm sao, trong nhà hiện không có một xu. Thằng bé con lại khóc đói. Nàng lấy chén gạo nấu cháo và chợt nhớ lại câu chuyện mà nàng đã nghe mẹ kể thuở nàng còn con gái: “Có một gia đình không còn gạo nấu cho con ăn, cha mẹ lấy đá bỏ vào nồi, bảo các con đun bếp và canh lửa rồi hai vợ chồng trốn vào rừng tự tử.”. Hiện giờ gia đình nàng cũng có vài lon gạo của bà Hai vừa cho mượn, có lẽ nàng chưa cần đến những viên đá đau thương đó. Nàng bỗng nhớ đến một gói giấy mà chồng nàng vẫn nâng niu và cẩn thận cất trong thùng đồ ở góc nhà. Lâu nay, Bích chẳng tò mò mở ra xem thử, cũng chẳng hỏi chồng, vì nàng biết có lẽ nó không có gì liên hệ đến nàng. Giờ đây, trong những phút thất vọng tột cùng, nàng bổng nhớ tới gói giấy đó như thể một người đang chới với giữa dòng nước, thấy đám lục bình trôi cũng chụp lấy hy vọng thoát nguy. Trong nhà chỉ còn gói giấy là nàng chưa biết cái gì chứa bên trong. Nàng hy vọng “cái gì” trong đó có thể đem bán được, dù đây chỉ là hy vọng mong manh, nhưng nàng vẫn cố bám víu vào.
Chiếc thùng gổ đã long đinh, nắp thùng gổ nghiêng lệch. Nàng mở ra và thấy gói giấy vẫn còn đó. Tấm giấy đã củ, vài chổ sờn rách, Bảo cẩn thận bọc thêm bên ngoài bằng giấy ni lông. Có lẽ nhờ gói kỹ mà vật chứa bên trong được bảo vệ tốt hơn. Nàng cố nhẹ tay để chồng không thưc giấc. Bích từ tốn mở từng lớp gói và cuối cùng nàng vui mừng khi món đồ bên trong hiện ra trước đôi mắt đẩm lệ của nàng. Đó là bộ lễ phục ngày Bảo tốt nghiệp tại quân trường Đồng Đế. Nàng ngồi bệt xuống nền nhà, ôm lấy bộ quân phục, mặc cho những xúc động đang tràn ngập trong lòng.
Hình ảnh Bảo ngày xưa bỗng trở về trong trí nhớ. Ngày ấy Bảo thật oai dũng trong bộ lễ phuc nầy. Hôm Bảo ra trường Bích cũng diện thật kỹ, nàng chọn chiếc áo dài hồng phấn có điểm thêm một ít cánh hoa vàng, cầm ví hồng, mang giày hồng. Nàng đến dự lễ ra trường của Bảo như một công chúa kiều diễm. Nhìn nét mặt sung sướng hãnh diện của Bảo trước các bạn bè khi giới thiệu nàng, Bích thấy lòng rộn ràng vui. Giờ đây những phút giây hạnh phúc qua nhanh trước một thực tế quá phủ phàng... Nàng gói bộ quân phục lại bằng một tờ giấy báo mới hơn và quyết định đem ra chợ. Thật đau lòng, nhưng đành vậy chứ biết sao hơn. Bích cho hai con ăn vội chén cháo rồi lặng lẽ ra khỏi nhà sau khi gởi hai đứa nhỏ cho bà Hai hàng xóm.
Bích đến dãy hàng bán quần áo, tại đây nàng thấy những sạp hàng chỉ bán toàn quân phục cũ. Quần áo kaki trong giai đoạn nầy vẫn được người ta ưa chuộng vì sự bền chắc. Khách mua phần lớn là những người làm nghề nông hay vào rừng làm rẫy. Bộ lễ phục của chồng giúp nàng cầm được một khoản tiền nhỏ. Cầm tiền trong tay, nàng phân vân không biết phải mua loại thuốc nào. Suy tính hồi lâu, nàng quyết định mua thuốc cảm sốt, số lượng đủ uống một tuần. Tiền còn lại mua một ít gạo và nước mắm. Không chậm trể nàng vội về ngay... Tuần lễ nặng nề trôi qua, thuốc đã hết nhưng bệnh tình của Bảo vẫn không thuyên giảm. Chàng nằm liệt giường, thường vẫn mê man, lúc tỉnh thì rên thành tiếng. Cuối cùng Bảo không thể nhìn vợ con được nữa dù chỉ với cặp mắt lờ đờ. Chàng lặng lẽ âm thầm ra đi không trăn trối một lời. Thế là Bảo đã thoát kiếp trâu cày, không còn phải dùng mồ hôi đổ xuống ướt đẫm thân gầy để chỉ đổi lấy không đủ miếng ăn hàng ngày. Bích thấy mình như thể bị lạc vào một vùng sa mạc hoang vu hay một vùng xa lạ đìu hiu quạnh quẽ. Nước mắt không làm vơi đi sự trống vắng cô liêu. Chiếc giường, chăn gối như cũng xa lạ với nàng. Suốt ngày Bích và hai con cứ quanh quẩn bên mộ chồng ngoài nghĩa địa. Và thường khi, mãi đến lúc hoàng hôn qua đi, trong bóng tối chập choạng người ta mới thấy ba mẹ con lần bước trở về. Con chó mực hình như chỉ muốn nằm bên mộ chủ.
Trong sâu kín tâm hồn, Bích cũng muốn được cùng chồng đi đến một thế giới nào đó, nơi không còn đói khổ buồn phiền nghi kỵ. Nhưng còn hai đứa con dại nàng không biết tính sao. Đắn đo suy nghĩ cạn nguồn, nàng quyết định nhường mái lều tranh lại cho bà Hai hàng xóm bồng con về quê ngoại. Bích thao thức nôn nao, vẫn cái cảm giác như ngày nào nàng hăm hở theo chồng đi lập nghiệp. Tuy nhiên, Bích vẫn nghĩ rằng, ở một cỏi mơ hồ nào đó mà nàng không nhìn thấy được, chồng nàng lúc nào cũng dõi mắt theo bước chân mẹ con nàng.
Sáng nay, Bích là hành khách sớm nhất nơi bến xe đò. Bỗng nàng nghe tiếng ngâm của một phế nhân:
Chiều chiều ra đứng ngỏ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều!
Người hành khất không còn đôi chân, mặt mủi đầy vết thẹo, nhưng đôi mắt thì sáng quắc. Anh ta cất tiếng hát như muốn đem tâm tư, niềm hoài cảm của mình gởi gấm tha nhân. Nàng có cảm tưởng như nàng và người hành khất kia đồng điệu... Có ai quan tâm đến sự mất mát mà anh ta đang gánh chịu? Có ai lắng nghe và san sẻ nổi chua xót nầy của một kiếp người nhiều bất hạnh cuộc đời?
Từng trụ cột cây số dần dần lùi phía sau khi chiếc xe đò di chuyển... Phong cảnh quen thuộc dần hiện ra trước mắt nàng như cuộn chỉ thời gian quay ngược. Đây là ngôi trường cũ nằm dấu mình sau hàng cây dương xỉ. Xe dừng lại, một hành khách xuống. Nhờ đó Bích có đủ thời gian quan sát mái trường xưa cũ kỷ, hàng dương xỉ đã cao hơn, rũ nhiều tàng lá như mỏi mệt chẳng khác gì nàng. Thời gian đã đè nặng lên thân xác người và cảnh vật nhiều nổi ưu tư. Tại ngôi trường nầy ngày xưa, Bích cùng bè bạn tay nắm tay hát vang bài “... Giây thân ái lan rộng muôn nhà...Tay cách xa nhưng tim không xa...” Bây giờ khi nhớ lại những tiếng hát ấy lòng Bích cảm thấy bùi ngùi. Nàng tự hỏi không biết từ đó đến nay có ai trở lại trường và bắt gặp cảm giác bồi hồi như nàng hiện tại. Giọt nước mắt mà nàng không cố kiềm giữ, tự do lăn xuống má…
o O o
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp mật như đường mía lau.
Tiếng ca từ một quán ca phê bên đường làm Bích đang trong suy tưởng trở về thực tại, quay hỏi một hành khách bên cạnh:
- Thưa Bác, hôm nay là ngày gì mà cháu nghe toàn bài ca về mẹ vậy?
- Tháng này là mùa Vu Lan, cháu còn mẹ không?
- Dạ còn!
- Phúc đức quá! Đóa hồng này Bác tặng cháu nhân ngày báo hiếu.
- Bác mang hoa hồng đi đâu mà nhiều vậy?
- Đem lên chùa Tổ. Hôm nay phật tử về đông lắm!
- Cám ơn Bác đã tặng cháu đóa hoa nầy. Chúc Bác sức khỏe.
Bích về quê ngoại vào độ mùa lúa đã thu hoạch, cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ. Những đám ruộng khô biến thành sân vận động, thành chỗ cho trò chơi đuổi bắt của đám trẻ quanh vùng. Tiếng cười vô tư tươi mát làm Bích vơi đi phần nào phiền muộn, nhất là giờ đây nàng đã về bên mẹ. Bàn tay mẹ có sức nhiệm mầu xoa dịu nỗi cay đắng cuộc đời nàng...
Con chó Mực nằm canh chừng mộ chủ đã lâu, nó lệnh khệnh lần mò về nhà mong kiếm chút gì đỡ dạ. Nhưng khi đến cửa, nó bị nhóm trẻ con cầm cây, vác gậy xua đuổi. Nó vừa hiểu ra nơi đó không còn là nơi nó được trở về nữa rồi. Mực quay trở lại nằm phủ phục bên mộ chủ. Trên cao mây đen ùn ùn kéo đến phủ kín khoảng không gian chung quanh. Những vệt sáng xẹt xé màn đêm, vài tiếng sấm nổ lớn ngay trên đầu Mực, mưa trút ào ào, liên tục và liên tục, nó nép vào tấm bia mộ chủ...
Qua ba hôm mưa dầm, nước đọng lại nhiều vũng lớn, đường làng trở nên lầy lội. Dân làng vác cuốc đi thăm rẫy, vun lại những luống khoai, nhặt những cành cây rơi rãi rác bên vệ đường. Vài thân cây trốc gốc nằm chênh vênh. Trên cành cây những con chim sẻ rũ lông kêu hót líu lo. Một vài người vào nghĩa trang thăm mộ, vun lại nắm đất bị nước xói mòn. Họ thấy một đàn quạ đen, con bay con lượn kêu chí chóe quà quạ, rồi chụm lại một chỗ. Họ phát giác ra con Mực đã chết, lũ quạ đang xúm lại làm một bửa tiệc cầy tươi...
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/kiepngheo.htm
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Kiếp Nghèo
Mỹ Hiệp
Nắng lên dần... Nắng lên cao, cao tận đỉnh đầu. Sức nóng thiêu đốt của mùa hè làm Bảo choáng váng, đê mê, ngất ngây. Đôi mi trĩu nặng mỏi mệt đần dần khép. Mặc dầu chàng gắng hết sức cố chống đỡ, giương to mở lớn đôi mắt, nhưng cảnh vật cứ dần dần mờ như có làn sương tơ mong manh vây bủa, tất cả nhạt nhòa không phân định được. Tâm trí Bảo hoàn toàn tỉnh táo. Mồ hôi chàng toát ra đầm đìa ướt cả lưng áo, những giọt nước từ trán chảy xuống ướt cả chân mày. Bảo đưa tay quẹt ngang cũng đủ làm ướt đẫm lòng bàn tay. Một ngọn gió hiếm hoi nhẹ hiu hiu thổi qua làm chàng phát lạnh. Bảo co rúm người hai tay khoanh ôm lấy ngực. Nhìn bóng mình đã ngả phía sau, chàng đoán biết đã quá trưa. Những người đàn bà bán hàng đã thu dọn thúng mủng, quang gánh. Các chị hàng rau mặt mày buồn thảm nhìn số hàng còn lại quá nửa đã héo khô. Các em bán chanh ớt tỏi ngồi dựa tường ngủ gà ngủ gật vì say nắng hè gay gắt. Họ mong đợi những người đi mua trễ, những công nhân về muộn.
Buổi chợ đã tan, Bảo không tìm được một mối vác thuê, hay gánh mướn nào. Chàng đã không có việc làm không phải một ngày mà đã ba hay bốn ngày rồi. Chàng rời khỏi nhà từ sớm tinh mơ, rón rén ra đi khi vợ con chàng còn say giấc ngủ. Đứa con trai ba tháng không đũ sữa bú, cằn nhằn khóc suốt đêm, anh thật quá xót xa tê tái. Mấy ngày trước, chàng còn vào nhà bếp xem có còn cơm nguội đem theo để ăn trưa, nhưng hôm nay chàng biết nhà không còn gạo thì làm gì còn cơm dư qua hôm sau. Cho nên chàng ra cửa lòng vô cùng buồn bã.
Suốt buổi sáng đến trưa chàng không có gì để làm, nhưng cơn đói thì vẫn cứ kéo tới cào xé ruột gan, miệng tiết ra chất nước bọt chua lè. Ngôi chợ không còn bóng người chỉ chơ vơ những sạp gỗ. Bảo ngã lưng lên sạp, mắt nhắm nghiền, không phải để tìm giấc ngủ, không phải để tìm phương sách kế hoạch sinh nhai. Thân xác uể oải, tinh thần chàng cũng ngã gục mất rồi. Những ý chí đấu tranh cho cuộc sống cũng phiêu diêu đến vùng hoang dã nào...
Giờ đây chàng nhắm mắt là cốt để tạm quên đi hiện tại. Chợt hình ảnh vợ con chàng hiện ra. Bích rạng rỡ vô tư, tay bồng con miệng tươi cười đón chàng. Bảo giật nẩy người dáo dác kiếm tìm...”Một giấc mơ đẹp trong giấc ngủ ngắn mà thôi!” Chàng lẩm bẩm, “Về nhà ư?” Không, chàng không thể chứng kiến cảnh vợ con đói được nữa.
Bảo lê gót, từng bước, từng bước chậm nặng nề. Chàng tự hỏi phải đi đâu hay về đâu. Chàng không biết ai đã làm cho gia đình chàng bước vào cái ngỏ bí nầy. Cái mốc thời gian như rất gần mà dường như cũng thật xa. Mới ngày nào dân chúng áo lành quần lặn, trường học đầy ấp tiếng hát tiếng cười, chợ búa tấp nập kẻ mua người bán, mà nay kẻ áo vá, người mặc vải thô. Chợ búa chỉ thấy kẻ bán mà vắng người mua. Trường học bao trùm bầu không khí nặng nề khó thở. Trên khuôn mặt các thầy cô hiện rõ sự e dè khép kín. Ai cũng lặng lẽ trong một nỗi niềm riêng tư
o O o
Bảo, một hạ sĩ quan tại quân trường pháo binh Dục Mỹ. Vợ chàng có sạp bán thực phẩm tại chợ. Đời sống đang êm đềm thoải mái, bỗng đâu tin dữ đưa đến. Mất Cao nguyên, Ba mê thuột, Pleiku... Đồng bào xôn xao di tản. Bảo cũng đưa vợ con vào Cam Ranh tạm trú nhà người bạn học cũ. Vợ Bảo đang mang thai đứa con thứ nhì. Chàng lo lắng nếu có biến động gì xảy ra vợ chàng không lo toan kịp.
Trở lại đơn vị, Bảo nghe nhiều tin đồn lan nhanh sẽ có hiệp định chia cắt đất từ vỹ tuyến 13 trở ra cho bọn Cộng Sản. Các vị sĩ quan cấp cao đã cùng gia đình biến đâu mất dạng. Đơn vị chỉ còn vài sĩ quan cấp úy, và binh sĩ. Họ lo lắng nhìn nhau, rồi lần lượt đưa vợ con lánh cư xa vùng quân sự. Lạc lõng, Bảo trở về nhà. Tiếng súng nổ lưa thưa, càng lúc càng gần...
Mở cửa nhìn ra chàng bắt gặp vài toán người, năm ba anh, kẻ mang giày, nguời đi chân đất, kẻ áo trận người áo thun, kẻ quần đùi nguời quần dài, nhưng trên tay ai ai cũng đều có sung. Họ đang xông vào những tiệm buôn thực phẩm. Bảo vội vàng lẻn ra khỏi nhà để mặc tình cho họ vào vơ vét. Họ mở toang cửa và chuyên chở gồng gánh hết từ hàng hóa đến vật dụng. Trong nhà Bảo không còn chiếc đũa con. Chàng biết đây là bọn thổ phỉ thừa nước đục thả câu, nhưng chàng không dám chống cự.
Ngày hôm sau máy bay từ hướng Nam ra thả bom xuống vùng nầy vì tình nghi có địch chiếm đóng. Dục Mỹ giờ đây không còn nghe tiếng hát vang vang của các quân nhân học khóa sình lầy Núi Đeo, không còn là nơi qui tụ của ba quân trường BĐQ, Pháo Binh, và Lam Sơn nữa. Người người ra đi trả lại không khí âm u cho núi rừng cây số 14 đầy chướng khí...
Lúc nầy Bảo như cây thịt không hồn. Chàng không rõ nguyên nhân nào đưa đến thảm họa làm dân tình điêu đứng. Hàng ngày chàng dõi mắt theo từng đoàn xe vận tải đầy nhóc người lần lượt di chuyển về hướng Nam, trực chỉ Sài Gòn. Chàng liên tưởng đến đứa con thơ hai tuổi và người vợ thai nghén, nàng có đủ sức để chen chúc như thế không? Hay lại lâm vào cảnh chết ngộp, chết khô như những trẻ thơ mà chàng đã được nghe kể về những chiếc xà lan còn lênh đênh trên biển trên đường di tản. Hay như những người chạy theo lộ 7 từ Pleiku, trong cơn đói khát và chết hàng loạt tại thung lũng Củng Sơn...
Bảo quyết định ở lại, cho dù phải gặp cảnh khó khăn. Chàng nghĩ, chiến tranh đã kết thúc, cởi áo lính về với gia đình, sống cuộc đời bình an bên vợ con! Người ta cũng đã lũ lượt trình diện chế độ mới để được “tập trung cải tạo” vì họ là những sĩ quan. Chàng vốn là hạ sĩ quan thường, nên chẳng có gì phải chạy, phải trốn... Vợ chồng Bảo dắt dìu nhau lập nghiệp vùng kinh tế mới. Chàng đem hết sức lực để xây dựng lại những gì đã mất mát, nhưng trời như không chìu lòng người. Cơn bão số Bảy đã đi qua địa phương chàng ở. Mùa lúa chưa kịp thu hoạch đã chôn vùi dưới làn nước lũ. Hoa màu cũng bị nước cuốn trôi...
o O o
Trong gió như có thoảng mùi thơm thịt nướng. Bảo ngẩng mũi đánh hơi, càng lúc như càng gần. Mặc dầu không chủ đích, bước chân chàng vẫn tiến và thấy mình đang đi ngang qua cửa tiệm bán thịt cầy bảy món. Liếc nhìn vô tiệm, chàng thấy có năm ba thực khách. Bảo sải những bước chân dài hơn như muốn trốn chạy. Mùi thơm quái ác kích thích ruột gan và đọa đày khứu giác chàng. Lần nầy, cơn đói lại trổi dậy hoành hành. Cổ khô lưỡi đắng, chàng nuốt ực như cố đẩy chất đắng xuống dạ dày, nhưng cổ khô rốc, đôi môi dính chặt bởi chất nước miếng đặc quánh như keo. Chàng vận sức lực chạy nhanh ra khỏi vùng cám dỗ, chạy và chạy mãi... Chàng chạy đến lúc không còn sức và khụy xuống bên một lùm tre đầy bóng râm.
Lúc tỉnh lại, chàng hết sức ngạc nhiên. Ô kìa! Trước mặt chàng không xa là một dãy nhà khang trang nằm dấu mình trong vườn cây ăn trái. Quanh vườn bao bọc bởi hàng rào kẽm gai thẳng tấp với những cọc sắt mới toanh. Dưới bóng mát lùm tre, chàng cố tình quan sát để tìm hiểu đây là khu vực nào. Nhà nhà im lặng, thanh vắng như không có người ở, nhưng vườn tượt cỏ cây lại như được nhiều người chăm sóc tỉ mỉ.
Một giờ trôi qua, Bảo không thấy có người qua lại. Họ đang ngủ trưa chăng? Chàng chú ý đến hàng rào kẻm gai, đôi mắt dán chặt vào những cọc sắt mới tinh. Khu vườn quá rộng, nhiều cây ăn quả che khuất căn nhà. Chàng thầm nghĩ, mình có thể nhổ vài cọc sắt mà chủ nhà có lẽ sẽ không hề hay biết. Ý nghĩ trộm đạo lóe lên, niềm hy vọng đem bán cọc sắt để lấy tiền mua vài ký gạo, dù chỉ để đủ sống qua một ngày, một ngày thôi, và lại chờ đợi một phép lạ nào đó sẽ cứu vớt gia đình chàng. Bảo trở nên hăng hái như có ai đó chuyền thêm sinh khí, chàng thi hành ngay dự tính.
Nhưng khi tay chạm vào cọc sắt, chàng cố sức lay mà cọc sắt không hề nhúc nhích, đất cứng quá, đôi tay chàng trở thành vô dụng. Chán nản, Bảo trở lại lùm tre để nghĩ kế hoạch. Chợt đôi mắt chàng nhìn thấy một cái cuốc cũ đã gãy cán mà một người nào đó đã vứt vào bụi tre đang nằm lăn lóc. Thật là “buồn ngủ gặp chiếu manh”. Chàng vội gỡ gai tre bám quanh, lấy cái cuốc cũ không mấy khó khăn. Với chiếc cuốc mòn và ý chí quyết tâm, chàng dùng hết sức lực còn lại, bẩy khỏi mặt đất được một cọc rồi hai cọc, ba cọc...
Bổng, bốp bốp bốp... như có một khối nặng rơi ngay trên đỉnh đầu, Bảo chưa kịp nhận ra sự vịêc thì mặt mũi tối sầm lại. Bên tai chàng có nhiều tiếng bước chân chạy dồn dập và những tiếng tru tréo “trộm, ăn trộm”. Tiếng người nọ tiếp tiếng người kia, chàng mới kịp hiểu thì ra người ta đã phát giác được chàng. Nhiều người túa ra, kẻ đánh người đập chàng như một trái banh. Đôi mắt nhắm nghiền, mặc kệ cho thiên hạ xử mình tùy theo ý thích của họ. Thế gian nầy không còn là chỗ đứng của chàng, chàng sắp từ giã nó đây rồi. Bổng lại nhìn thấy bóng của Bích, vợ chàng, lúc ẩn lúc hiện đi vụt qua mặt lướt nhanh như nương theo gió. Bảo liền gắng hết sức đuổi theo, chạy lên một đồi cao, vừa bắt kịp thì nàng lại lao xuống đồi...
- Nó tỉnh rồi kìa! Tưởng nó theo ông bà ông vải thì cũng phiền phức!
Bảo cố giương to mắt, cảnh vật lờ mờ, chàng định thần là mình vừa trải qua một cơn mê. Lát sau chàng phải theo chân gả công an về trụ sở xã. Nơi đây chàng viết tờ khai lý lịch và buộc làm bản kiểm điểm. Qua một đêm ngủ đói nơi nhà giam, chàng được vợ đến viết giấy bảo lãnh về nhà. Bảo muốn mở miệng kể chuyện với Bích để nàng hiểu rỏ nguyên do, nhưng mặc cảm tự ái làm chàng không thể hé răng được. Bích lạnh lùng như phiến đá lạnh. Chàng chờ đợi vợ nói một lời trách móc, nhưng nàng vẫn im lặng. Chàng nhìn thấy trên môi vợ như rướm máu, nàng cúi gầm mặt và đôi mắt ngấn lệ. Hai vợ chồng lặng lẽ về nhà không nói với nhau một lời, lòng chàng rưng rưng buồn. Một đôi lúc Bích nắm chặt tay chồng. Bảo cảm thấy bàn tay nàng run run...
Khi no đủ, người ta vẫn thường triết lý “tiền bạc không mang lại hạnh phúc”! Nhưng trong hoàn cảnh của chàng, hạnh phúc có còn hiện hữu không? Chàng cuộn tròn trong chiếc mền cũ rách trên chiếc giường tre và cố nhắm mắt, nhưng chàng vẫn thao thức, có lẽ đói không làm chàng ngủ được.
Có tiếng lẹt xẹt kéo lê dép trên nền đất, tiếng khàn khàn đục của bà Hai hàng xóm hỏi vọng vào:
- Vợ chồng thằng Bảo có nhà không?
- Dạ! con đây. Tiếng Bích trả lời.
Bảo vờ ngủ, chàng không muốn tiếp chuyện với bất cứ ai vào lúc nầy. Tiếng bà Hai lại vọng đến tai chàng:
- Tao đem cho mầy mượn mấy lon gạo, thằng Út tao vừa mới mang về!
Không nghe tiếng Bích trả lời, chàng lại nghe tiếng bà Hai tiếp theo:
- Thôi, con đừng buồn, Thượng đế sẽ giúp cho gia đình con.
Bảo nghe Bích lí nhí trong miệng, có lẽ nàng đang khóc. Tiếng dép của bà Hai xa dần rồi mất hẳn. Chàng nghe tiếng khua nồi từ nhà bếp, đoán chừng vợ đang nấu cơm hay cháo gì đây, chàng lặng lẻ xuống bếp làm lành: - Em đưa con anh ẵm!
Đứa con là nhịp cầu hòa giải, cởi mở những uẩn khúc tâm tư của hai người. Trong túp lều tranh đôi vợ chồng như cùng cố quên biến cố vừa qua. Bên bếp lửa bập bùng cháy của loại củi tre thỉnh thoảng nổ lách tách... Đứa bé cười theo tiếng nổ của củi. Tiếng cười vô tư của con thơ như xua tan phiền muộn, lửa reo vui như khuyến khích họ ngày mai trời lại sáng. Đứa con lớn đang chơi đất ngoài sân chạy sà vào ôm lấy cha hôn tới tấp. Con chó mực nằm xếp de trong xó nhà, nghe tiếng động nơi nhà bếp cũng bò dậy vươn vai ve vẫy đuôi, cà lưng vào hông chủ...
- Sáng mai là Tết Đoan ngọ, có lẽ chợ đông hơn mọi ngày anh ạ.
Tiếng vợ chàng nho nhỏ bên tai. Bảo cũng hy vọng chàng sẽ có cơ hội được thuê mướn gánh những hàng hóa chuyển từ bến xe ra chợ. Bảo ngồi bật dậy. Tiếng gà eo ốc gáy từ thôn xóm vọng lại báo hiệu trời sắp sáng. Nhưng chàng ngã lăn ngay ra giường, chàng như không điều khiển cái đầu mình được nữa, nó đau đớn, tê buốt nặng trĩu. Bích lo sợ hỏi dồn dập:
- Sao vậy anh?
Bảo im lặng, chàng cũng thật sự sợ hãi không dám đoán, không dám nghĩ xa hơn. Tai họa đến dường nầy sao? Không nghe trả lời, Bích đưa tay sờ trán chồng:
- Anh bị sốt rồi, nóng quá!
Rồi tất cả rơi vào im lặng, mổi người đang đeo đuổi những ý nghĩ riêng tư. Bích kiểm tra theo sự ước tính của nàng xem nhà ai trong xóm có thuốc cảm sốt để đến xin vài viên. Ai ai trong xóm nầy cũng nghèo, làm rẫy vườn phải mấy tháng mới thu hoạch hoa màu. Nhà nào cũng bữa cháo bữa rau, hy vọng có được mấy viên thuốc quá mong manh.
Tờ mờ sáng Bích bồng con đi đến trưa vẫn không tìm được viên thuốc nào. Mọi người cùng nghèo như gia đình nàng. Việc dự phòng thuốc men trong nhà, vẫn biết là cần thiết, nhưng gạo chưa có thì làm gì có thuốc. Thất vọng mỏi mệt, Bích ngồi bệt bên lùm bụi dúi ven đường, vạch áo cho con bú. Thằng bé từ sáng đến trưa mẹ bế trên tay, tuy đói nhưng không la khóc gì. Thấy mẹ vén áo nó mừng quýnh chụp ngay bầu sữa, nó nút mạnh nhưng không có giọt sửa nào, miệng nó khô quánh. Giận dỗi, nó đẫy vú ra xa và òa khóc. Thấy con khóc nàng cũng bật khóc. Bích ôm chặt con vào lòng và chạy nhanh về nhà, chưa tới cửa nàng đã gọi:
- Bảo ơi! Anh ơi...
Nhưng không có tiếng trả lời. Đẩy tấm phên tre dùng làm cửa, Bích đi nhanh về phía giường ngủ, Bảo mê man không cựa quậy. Bích nhìn chồng co quắp trên chiếc giường tre, nàng không biết phải làm sao, trong nhà hiện không có một xu. Thằng bé con lại khóc đói. Nàng lấy chén gạo nấu cháo và chợt nhớ lại câu chuyện mà nàng đã nghe mẹ kể thuở nàng còn con gái: “Có một gia đình không còn gạo nấu cho con ăn, cha mẹ lấy đá bỏ vào nồi, bảo các con đun bếp và canh lửa rồi hai vợ chồng trốn vào rừng tự tử.”. Hiện giờ gia đình nàng cũng có vài lon gạo của bà Hai vừa cho mượn, có lẽ nàng chưa cần đến những viên đá đau thương đó. Nàng bỗng nhớ đến một gói giấy mà chồng nàng vẫn nâng niu và cẩn thận cất trong thùng đồ ở góc nhà. Lâu nay, Bích chẳng tò mò mở ra xem thử, cũng chẳng hỏi chồng, vì nàng biết có lẽ nó không có gì liên hệ đến nàng. Giờ đây, trong những phút thất vọng tột cùng, nàng bổng nhớ tới gói giấy đó như thể một người đang chới với giữa dòng nước, thấy đám lục bình trôi cũng chụp lấy hy vọng thoát nguy. Trong nhà chỉ còn gói giấy là nàng chưa biết cái gì chứa bên trong. Nàng hy vọng “cái gì” trong đó có thể đem bán được, dù đây chỉ là hy vọng mong manh, nhưng nàng vẫn cố bám víu vào.
Chiếc thùng gổ đã long đinh, nắp thùng gổ nghiêng lệch. Nàng mở ra và thấy gói giấy vẫn còn đó. Tấm giấy đã củ, vài chổ sờn rách, Bảo cẩn thận bọc thêm bên ngoài bằng giấy ni lông. Có lẽ nhờ gói kỹ mà vật chứa bên trong được bảo vệ tốt hơn. Nàng cố nhẹ tay để chồng không thưc giấc. Bích từ tốn mở từng lớp gói và cuối cùng nàng vui mừng khi món đồ bên trong hiện ra trước đôi mắt đẩm lệ của nàng. Đó là bộ lễ phục ngày Bảo tốt nghiệp tại quân trường Đồng Đế. Nàng ngồi bệt xuống nền nhà, ôm lấy bộ quân phục, mặc cho những xúc động đang tràn ngập trong lòng.
Hình ảnh Bảo ngày xưa bỗng trở về trong trí nhớ. Ngày ấy Bảo thật oai dũng trong bộ lễ phuc nầy. Hôm Bảo ra trường Bích cũng diện thật kỹ, nàng chọn chiếc áo dài hồng phấn có điểm thêm một ít cánh hoa vàng, cầm ví hồng, mang giày hồng. Nàng đến dự lễ ra trường của Bảo như một công chúa kiều diễm. Nhìn nét mặt sung sướng hãnh diện của Bảo trước các bạn bè khi giới thiệu nàng, Bích thấy lòng rộn ràng vui. Giờ đây những phút giây hạnh phúc qua nhanh trước một thực tế quá phủ phàng... Nàng gói bộ quân phục lại bằng một tờ giấy báo mới hơn và quyết định đem ra chợ. Thật đau lòng, nhưng đành vậy chứ biết sao hơn. Bích cho hai con ăn vội chén cháo rồi lặng lẽ ra khỏi nhà sau khi gởi hai đứa nhỏ cho bà Hai hàng xóm.
Bích đến dãy hàng bán quần áo, tại đây nàng thấy những sạp hàng chỉ bán toàn quân phục cũ. Quần áo kaki trong giai đoạn nầy vẫn được người ta ưa chuộng vì sự bền chắc. Khách mua phần lớn là những người làm nghề nông hay vào rừng làm rẫy. Bộ lễ phục của chồng giúp nàng cầm được một khoản tiền nhỏ. Cầm tiền trong tay, nàng phân vân không biết phải mua loại thuốc nào. Suy tính hồi lâu, nàng quyết định mua thuốc cảm sốt, số lượng đủ uống một tuần. Tiền còn lại mua một ít gạo và nước mắm. Không chậm trể nàng vội về ngay... Tuần lễ nặng nề trôi qua, thuốc đã hết nhưng bệnh tình của Bảo vẫn không thuyên giảm. Chàng nằm liệt giường, thường vẫn mê man, lúc tỉnh thì rên thành tiếng. Cuối cùng Bảo không thể nhìn vợ con được nữa dù chỉ với cặp mắt lờ đờ. Chàng lặng lẽ âm thầm ra đi không trăn trối một lời. Thế là Bảo đã thoát kiếp trâu cày, không còn phải dùng mồ hôi đổ xuống ướt đẫm thân gầy để chỉ đổi lấy không đủ miếng ăn hàng ngày. Bích thấy mình như thể bị lạc vào một vùng sa mạc hoang vu hay một vùng xa lạ đìu hiu quạnh quẽ. Nước mắt không làm vơi đi sự trống vắng cô liêu. Chiếc giường, chăn gối như cũng xa lạ với nàng. Suốt ngày Bích và hai con cứ quanh quẩn bên mộ chồng ngoài nghĩa địa. Và thường khi, mãi đến lúc hoàng hôn qua đi, trong bóng tối chập choạng người ta mới thấy ba mẹ con lần bước trở về. Con chó mực hình như chỉ muốn nằm bên mộ chủ.
Trong sâu kín tâm hồn, Bích cũng muốn được cùng chồng đi đến một thế giới nào đó, nơi không còn đói khổ buồn phiền nghi kỵ. Nhưng còn hai đứa con dại nàng không biết tính sao. Đắn đo suy nghĩ cạn nguồn, nàng quyết định nhường mái lều tranh lại cho bà Hai hàng xóm bồng con về quê ngoại. Bích thao thức nôn nao, vẫn cái cảm giác như ngày nào nàng hăm hở theo chồng đi lập nghiệp. Tuy nhiên, Bích vẫn nghĩ rằng, ở một cỏi mơ hồ nào đó mà nàng không nhìn thấy được, chồng nàng lúc nào cũng dõi mắt theo bước chân mẹ con nàng.
Sáng nay, Bích là hành khách sớm nhất nơi bến xe đò. Bỗng nàng nghe tiếng ngâm của một phế nhân:
Chiều chiều ra đứng ngỏ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều!
Người hành khất không còn đôi chân, mặt mủi đầy vết thẹo, nhưng đôi mắt thì sáng quắc. Anh ta cất tiếng hát như muốn đem tâm tư, niềm hoài cảm của mình gởi gấm tha nhân. Nàng có cảm tưởng như nàng và người hành khất kia đồng điệu... Có ai quan tâm đến sự mất mát mà anh ta đang gánh chịu? Có ai lắng nghe và san sẻ nổi chua xót nầy của một kiếp người nhiều bất hạnh cuộc đời?
Từng trụ cột cây số dần dần lùi phía sau khi chiếc xe đò di chuyển... Phong cảnh quen thuộc dần hiện ra trước mắt nàng như cuộn chỉ thời gian quay ngược. Đây là ngôi trường cũ nằm dấu mình sau hàng cây dương xỉ. Xe dừng lại, một hành khách xuống. Nhờ đó Bích có đủ thời gian quan sát mái trường xưa cũ kỷ, hàng dương xỉ đã cao hơn, rũ nhiều tàng lá như mỏi mệt chẳng khác gì nàng. Thời gian đã đè nặng lên thân xác người và cảnh vật nhiều nổi ưu tư. Tại ngôi trường nầy ngày xưa, Bích cùng bè bạn tay nắm tay hát vang bài “... Giây thân ái lan rộng muôn nhà...Tay cách xa nhưng tim không xa...” Bây giờ khi nhớ lại những tiếng hát ấy lòng Bích cảm thấy bùi ngùi. Nàng tự hỏi không biết từ đó đến nay có ai trở lại trường và bắt gặp cảm giác bồi hồi như nàng hiện tại. Giọt nước mắt mà nàng không cố kiềm giữ, tự do lăn xuống má…
o O o
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp mật như đường mía lau.
Tiếng ca từ một quán ca phê bên đường làm Bích đang trong suy tưởng trở về thực tại, quay hỏi một hành khách bên cạnh:
- Thưa Bác, hôm nay là ngày gì mà cháu nghe toàn bài ca về mẹ vậy?
- Tháng này là mùa Vu Lan, cháu còn mẹ không?
- Dạ còn!
- Phúc đức quá! Đóa hồng này Bác tặng cháu nhân ngày báo hiếu.
- Bác mang hoa hồng đi đâu mà nhiều vậy?
- Đem lên chùa Tổ. Hôm nay phật tử về đông lắm!
- Cám ơn Bác đã tặng cháu đóa hoa nầy. Chúc Bác sức khỏe.
Bích về quê ngoại vào độ mùa lúa đã thu hoạch, cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ. Những đám ruộng khô biến thành sân vận động, thành chỗ cho trò chơi đuổi bắt của đám trẻ quanh vùng. Tiếng cười vô tư tươi mát làm Bích vơi đi phần nào phiền muộn, nhất là giờ đây nàng đã về bên mẹ. Bàn tay mẹ có sức nhiệm mầu xoa dịu nỗi cay đắng cuộc đời nàng...
Con chó Mực nằm canh chừng mộ chủ đã lâu, nó lệnh khệnh lần mò về nhà mong kiếm chút gì đỡ dạ. Nhưng khi đến cửa, nó bị nhóm trẻ con cầm cây, vác gậy xua đuổi. Nó vừa hiểu ra nơi đó không còn là nơi nó được trở về nữa rồi. Mực quay trở lại nằm phủ phục bên mộ chủ. Trên cao mây đen ùn ùn kéo đến phủ kín khoảng không gian chung quanh. Những vệt sáng xẹt xé màn đêm, vài tiếng sấm nổ lớn ngay trên đầu Mực, mưa trút ào ào, liên tục và liên tục, nó nép vào tấm bia mộ chủ...
Qua ba hôm mưa dầm, nước đọng lại nhiều vũng lớn, đường làng trở nên lầy lội. Dân làng vác cuốc đi thăm rẫy, vun lại những luống khoai, nhặt những cành cây rơi rãi rác bên vệ đường. Vài thân cây trốc gốc nằm chênh vênh. Trên cành cây những con chim sẻ rũ lông kêu hót líu lo. Một vài người vào nghĩa trang thăm mộ, vun lại nắm đất bị nước xói mòn. Họ thấy một đàn quạ đen, con bay con lượn kêu chí chóe quà quạ, rồi chụm lại một chỗ. Họ phát giác ra con Mực đã chết, lũ quạ đang xúm lại làm một bửa tiệc cầy tươi...
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/kiepngheo.htm
Sinh Tồn chuyển