Xe cán chó
Kiểu bán hàng “chờ chửi” ở Hà Nội
Hàng phở trên phố Bát Đàn (Hà Nội) nhiều năm qua cũng luôn trong cảnh khách phải xếp hàng mỗi buổi sáng. Vào dịp lễ hoặc thứ bảy, chủ nhật, cảnh tượng này càng dễ xảy ra
http://baomai.blogspot.com/2014/10/kieu-ban-hang-cho-chui-o-ha-noi.html
Để
người mua xếp hàng chờ hoặc tự phục vụ, yêu cầu trả tiền trước, thậm chí khách
gọi ít đồ ăn không bán... là những kiểu kinh doanh không giống ai ở một số hàng
quán tại Hà Nội.
Ăn
phở kiểu bưng tại quán trên vỉa hè Hàng Trống. Ảnh: Người lao động.
Những
hàng quán muốn ăn khách phải xếp hàng
Không
có biển hiệu nhưng cứ đến khoảng 16 - 17h chiều là đầu phố Hàng Trống (Hoàn
Kiếm, Hà Nội) lại nhộn nhịp khách tới ăn phở. Giá mỗi bát phở bán tại một cửa
hàng ở đây chỉ 25.000 đồng. Giờ cao điểm, khách muốn ăn phải xếp hàng.
Quán
chỉ có hơn chục chiếc ghế nhựa thấp mà không có bàn. Người ăn ngồi bưng bát phở
nhìn khá vất vả. Tuy nhiên, theo đánh giá của những người đã từng ăn tại đây,
phở khá ngon và giá phải chăng.
Khách
tự phục vụ và ăn đứng nếu hết chỗ
Hàng phở trên phố Bát Đàn (Hà Nội) nhiều năm qua cũng luôn trong cảnh
khách phải xếp hàng mỗi buổi sáng. Vào dịp lễ hoặc thứ bảy, chủ nhật, cảnh
tượng này càng dễ xảy ra. Có những thực khách lặn lội vài cây số từ các quận
khác tìm đến, quyết tâm ăn bằng được dù có người phải đợi đến 20 phút. Khách
đến đây sau khi xếp hàng mỏi chân sẽ trả tiền trước, chờ và tự bưng bê.
...
tự bưng bê, phục vụ tại quán phở trên phố Bát Đàn.
Quán
bún chửi của bà Thảo tại chợ Ngô Sĩ Liên nổi tiếng khắp Hà thành. Chỉ là quán
bún dọc mùng với chân giò, lưỡi lợn nhưng theo phản ánh của nhiều khách hàng,
nếu ai đó cao hứng hỏi han hay thắc mắc gì lập tức sẽ bị "ăn chửi"
của bà chủ quán.
Bà
chủ quán nổi tiếng này cho biết mình không muốn chửi khách nhưng chẳng hiểu sao
bà không kiềm được miệng, tuy nhiên, khách đến ăn lúc nào cũng đông.
Một
cửa hàng khác cũng có biệt danh là quán "cháo quát" nằm ở phố Lý Quốc
Sư. Tại đây phục vụ món cháo gà ta. Quán cháo thịt gà này khá nổi tiếng vì
trước kia bà chủ quán hay quát con, quát nhân viên nhưng từ ngày con bà lên làm
chủ thì chị ta quay sang quát khách. Khách nào cũng sẵn sàng bị quát nếu gọi
suất không thịt hay ăn bát bé mà đi đông người. Tuy nhiên, quán vẫn nườm nượp
người. Vào những ngày đông, số lượng khách tới quán ăn lên tới trên 100 người,
còn ngày nào vắng nhất cũng rơi vào khoảng 50 - 70 người.
Quán
cháo "quát" trên phố Lý Quốc Sư.
Khách
ăn ít không bán
Quán
ốc đầu đường Hồ Đắc Di, gần cây xăng Nam Đồng (quận Đống Đa, Hà Nội)
được mệnh danh là ốc "lắm mồm". Món ốc ở đây rất ngon nên thường đông
khách. Vị khách nào mà lỡ miệng thắc mắc liền bị bà chủ quán nhắc nhở. Khách
thưởng thức quá lâu cũng bị đuổi về để nhường chỗ cho người khác.
Quán
nem rán bà già ở ngõ Tạm Thương (Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong
những địa chỉ được nhiều người biết đến. Điều đặc biệt cho dù khách đến ăn đông
hay ít người nhưng nếu mua ít với số lượng dưới hoặc 5 nem chủ quán không bán.
Tuy
giá bán không rẻ, thường là 5.000 đồng/chiếc nem rán nhưng đến giờ cao điểm 17
- 21h, khách đến quán ăn vẫn đông. Thậm chí nhiều người phải đứng chờ và ai
cũng cố gắng rủ thêm bạn bè cùng đi để gọi số lượng nhiều, tránh việc chủ quán
thẳng thừng từ chối "ăn ít không bán".
Bán
hàng theo quota, đến giờ là đóng cửa
Cứ đến gần dịp trung thu hàng năm, người Hà Nội lại chứng kiến cảnh dòng
người xếp hàng dài, chen chúc nhau mua bánh trung thu gia truyền. Không khó để
bắt gặp những nét mặt mệt mỏi chờ đợi, cả sự cay cú khi gần đến lượt mình thì
chủ hàng bỗng thông báo "hết bánh", hoặc không đồng ý cho 1 khách mua
nhiều hơn 2 hộp.
Cửa
hàng bánh trung thu trên phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) lúc nào cũng đông
người xếp hàng vào mỗi dịp Trung thu.
Theo
chủ quán này, ngoài chất lượng bánh thì cách bán hàng như vậy cũng là một trong
những bí kíp để cửa hàng luôn thu hút được lượng khách lớn dịp trung thu. Thậm chí,
vào ngày Rằm tháng 7 năm nay, khách đến sau 21h còn không mua được bánh. Chủ
hàng đóng cửa và tuyên bố hết hàng, bỏ mặc khách đứng ngồi ngoài cửa, thất vọng
vì chờ đợi mà vẫn phải ra về tay khônghttp://baomai.blogspot.com/2014/10/kieu-ban-hang-cho-chui-o-ha-noi.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Kiểu bán hàng “chờ chửi” ở Hà Nội
Hàng phở trên phố Bát Đàn (Hà Nội) nhiều năm qua cũng luôn trong cảnh khách phải xếp hàng mỗi buổi sáng. Vào dịp lễ hoặc thứ bảy, chủ nhật, cảnh tượng này càng dễ xảy ra
Để
người mua xếp hàng chờ hoặc tự phục vụ, yêu cầu trả tiền trước, thậm chí khách
gọi ít đồ ăn không bán... là những kiểu kinh doanh không giống ai ở một số hàng
quán tại Hà Nội.
Ăn
phở kiểu bưng tại quán trên vỉa hè Hàng Trống. Ảnh: Người lao động.
Những
hàng quán muốn ăn khách phải xếp hàng
Không
có biển hiệu nhưng cứ đến khoảng 16 - 17h chiều là đầu phố Hàng Trống (Hoàn
Kiếm, Hà Nội) lại nhộn nhịp khách tới ăn phở. Giá mỗi bát phở bán tại một cửa
hàng ở đây chỉ 25.000 đồng. Giờ cao điểm, khách muốn ăn phải xếp hàng.
Quán
chỉ có hơn chục chiếc ghế nhựa thấp mà không có bàn. Người ăn ngồi bưng bát phở
nhìn khá vất vả. Tuy nhiên, theo đánh giá của những người đã từng ăn tại đây,
phở khá ngon và giá phải chăng.
Khách
tự phục vụ và ăn đứng nếu hết chỗ
Hàng phở trên phố Bát Đàn (Hà Nội) nhiều năm qua cũng luôn trong cảnh
khách phải xếp hàng mỗi buổi sáng. Vào dịp lễ hoặc thứ bảy, chủ nhật, cảnh
tượng này càng dễ xảy ra. Có những thực khách lặn lội vài cây số từ các quận
khác tìm đến, quyết tâm ăn bằng được dù có người phải đợi đến 20 phút. Khách
đến đây sau khi xếp hàng mỏi chân sẽ trả tiền trước, chờ và tự bưng bê.
...
tự bưng bê, phục vụ tại quán phở trên phố Bát Đàn.
Quán
bún chửi của bà Thảo tại chợ Ngô Sĩ Liên nổi tiếng khắp Hà thành. Chỉ là quán
bún dọc mùng với chân giò, lưỡi lợn nhưng theo phản ánh của nhiều khách hàng,
nếu ai đó cao hứng hỏi han hay thắc mắc gì lập tức sẽ bị "ăn chửi"
của bà chủ quán.
Bà
chủ quán nổi tiếng này cho biết mình không muốn chửi khách nhưng chẳng hiểu sao
bà không kiềm được miệng, tuy nhiên, khách đến ăn lúc nào cũng đông.
Một
cửa hàng khác cũng có biệt danh là quán "cháo quát" nằm ở phố Lý Quốc
Sư. Tại đây phục vụ món cháo gà ta. Quán cháo thịt gà này khá nổi tiếng vì
trước kia bà chủ quán hay quát con, quát nhân viên nhưng từ ngày con bà lên làm
chủ thì chị ta quay sang quát khách. Khách nào cũng sẵn sàng bị quát nếu gọi
suất không thịt hay ăn bát bé mà đi đông người. Tuy nhiên, quán vẫn nườm nượp
người. Vào những ngày đông, số lượng khách tới quán ăn lên tới trên 100 người,
còn ngày nào vắng nhất cũng rơi vào khoảng 50 - 70 người.
Quán
cháo "quát" trên phố Lý Quốc Sư.
Khách
ăn ít không bán
Quán
ốc đầu đường Hồ Đắc Di, gần cây xăng Nam Đồng (quận Đống Đa, Hà Nội)
được mệnh danh là ốc "lắm mồm". Món ốc ở đây rất ngon nên thường đông
khách. Vị khách nào mà lỡ miệng thắc mắc liền bị bà chủ quán nhắc nhở. Khách
thưởng thức quá lâu cũng bị đuổi về để nhường chỗ cho người khác.
Quán
nem rán bà già ở ngõ Tạm Thương (Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong
những địa chỉ được nhiều người biết đến. Điều đặc biệt cho dù khách đến ăn đông
hay ít người nhưng nếu mua ít với số lượng dưới hoặc 5 nem chủ quán không bán.
Tuy
giá bán không rẻ, thường là 5.000 đồng/chiếc nem rán nhưng đến giờ cao điểm 17
- 21h, khách đến quán ăn vẫn đông. Thậm chí nhiều người phải đứng chờ và ai
cũng cố gắng rủ thêm bạn bè cùng đi để gọi số lượng nhiều, tránh việc chủ quán
thẳng thừng từ chối "ăn ít không bán".
Bán
hàng theo quota, đến giờ là đóng cửa
Cứ đến gần dịp trung thu hàng năm, người Hà Nội lại chứng kiến cảnh dòng
người xếp hàng dài, chen chúc nhau mua bánh trung thu gia truyền. Không khó để
bắt gặp những nét mặt mệt mỏi chờ đợi, cả sự cay cú khi gần đến lượt mình thì
chủ hàng bỗng thông báo "hết bánh", hoặc không đồng ý cho 1 khách mua
nhiều hơn 2 hộp.
Cửa
hàng bánh trung thu trên phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) lúc nào cũng đông
người xếp hàng vào mỗi dịp Trung thu.
Theo
chủ quán này, ngoài chất lượng bánh thì cách bán hàng như vậy cũng là một trong
những bí kíp để cửa hàng luôn thu hút được lượng khách lớn dịp trung thu. Thậm chí,
vào ngày Rằm tháng 7 năm nay, khách đến sau 21h còn không mua được bánh. Chủ
hàng đóng cửa và tuyên bố hết hàng, bỏ mặc khách đứng ngồi ngoài cửa, thất vọng
vì chờ đợi mà vẫn phải ra về tay khônghttp://baomai.blogspot.com/2014/10/kieu-ban-hang-cho-chui-o-ha-noi.html