Cà Kê Dê Ngỗng
Kinh tế Trung Quốc : Tăng trưởng dối trá ?
Không chỉ có giới chuyên gia ngoại quốc là không tin tưởng nhiều vào số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc. Theo AFP, chính đương kim Thủ tướng Trung
Không chỉ có giới chuyên gia ngoại quốc là không tin tưởng nhiều vào số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc. Theo AFP, chính đương kim Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, cách đây vài năm đã thừa nhận là bản thân ông cũng phải thận trọng trước các chỉ số kinh tế chính thức.
Nếu chịu khó theo dõi, nhiều người sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa số liệu chính thức của Bắc Kinh với ước tính của các chuyên gia kinh tế quốc tế ngày càng có độ “vênh” rất lớn, thậm chí là trái ngược nhau hoàn toàn. “Mô-típ” quen thuộc là chính phủ Trung Quốc loan báo hoạt động kinh tế tăng nhưng theo số liệu của của các tổ chức kinh tế nước ngoài thì nó đang giảm.
Một ví dụ gần đây nhất là Chỉ số PMI (Chỉ số Nhà quản trị mua hàng) của Trung Quốc. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, chỉ số này đã tăng từ 50,1 trong tháng 6, lên thành 50,3 trong tháng 7/2013, tức là các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đang được mở rộng. Tuy vậy, theo tính toán của các chuyên gia ngân hàng HSBC rất có uy tín, chỉ số PMI của Trung Quốc lại biến thiên theo chiều ngược lại, giảm từ 48,2 xuống còn 47,7.
Trong một nhận xét mới đây, chuyên gia kinh tế Stephen Green của ngân hàng Standard Chatered nói : "Nếu có một chỉ số đo lường mức độ hoài nghi đối với số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc thì lần này chỉ số đó sẽ đạt mức kỷ lục."
Nguyên nhân rất đơn giản. Căn cứ vào toàn cảnh kinh tế Trung Quốc và thế giới hiện nay, tất cả nhà quan sát đều dự báo chỉ số PMI của nước này phải giảm, chứ không thể nào tăng như thống kê chính thức được Bắc Kinh đưa ra. Giáo sư tài chính Michael Pettis tại Đại học Bắc Kinh nói : "Một trong rất nhiều vấn đề ở Trung Quốc là số liệu thống kê luôn được coi là hàm chứa một ý nghĩa ngoài lĩnh vực kinh tế". Một trong những dấu hiệu bất thường là việc Trung Quốc tính toán và công bố các thông kê hàng tháng và hàng năm nhanh hơn nhiều so với Pháp, một nước có nền kinh tế nhỏ hơn nhiều nhưng số liệu thống kê nổi tiếng là chính xác hơn. "Làm thế nào mà người Trung Quốc lại có thể thống kê nhanh đến như vậy ?", ông Pettis nói.
Theo hãng tin AFP (Pháp), lâu nay, các chuyên gia luôn nghi ngờ sự chính xác của các số liệu do các quan chức địa phương cung cấp. Một yếu tố rất quan trọng là triển vọng sự nghiệp của những người này chủ yếu phụ thuộc vào thành tích kinh tế tại khu vực họ quản lý nên họ rất dễ sa vào việc "tô hồng" thực tế để lập công.
Ông Toshiya Tsugamy, cựu Tham tán kinh tế của Nhật Bản ở Bắc Kinh đưa ra lý giải rằng : "Các lãnh đạo địa phương đã tham gia một cuộc cạnh tranh gay gắt để địa phương của họ phô trương được một tỷ lệ tăng trưởng GDP cao nhất, qua đó giúp họ thăng quan tiến chức. Do việc họ đồng thời chịu trác nhiệm công bố số liệu thống kê nên rất dễ dàng thổi phồng số liệu".
Giáo sư Pettis cũng công nhận thực trạng nói trên. Theo ông, nếu cộng các tỷ lệ tăng trưởng của tất cả các tỉnh thành Trung Quốc với nhau, rồi tính bình quân, thì con số đạt được cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng của cả nước. Một điều tất nhiên là phi lý.
Từ những nghi ngờ và bằng chứng này, các chuyên gia quốc tế cho rằng thực tế thì kinh tế Trung Quốc trong những năm qua hoàn toàn có thể là không "hoành tráng" như Bắc Kinh nói. Ví dụ, chuyên gia Stephen Green của Standard Chartered đã so sánh các số liệu khác nhau về lạm phát để chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ là 7,2% trong năm 2011 và 5,5% trong năm 2012, thấp hơn khá nhiều con số 9,3% và 7,8% mà chính phủ Trung Quốc từng công bố.
Trong một nghiên cứu mới được công bố gần đây, giáo sư Christopher Balding thuộc Trường kinh doanh Ngân hàng HSBC của Đại học Bắc Kinh cho rằng : "Nếu chúng ta điều chỉnh lại giá (chính thức) của bất động sản một cách chặt chẽ hơn, điều này sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng thường niên ở Trung Quốc tăng thêm 1%, với hệ quả là GDP thực tế nước này bị mất đi hơn 1.000 tỷ USD (tương đương khoảng 12% GDP năm 2012 của Trung Quốc)".
Không chỉ có giới chuyên gia ngoại quốc là không tin tưởng nhiều vào số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc. Theo AFP, chính đương kim Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, cách đây vài năm đã thừa nhận là bản thân ông cũng phải thận trọng trước các chỉ số kinh tế chính thức.
Theo một nguồn thông tin thân cận, vào năm 2007, khi còn là lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh (miền Đông Bắc Trung Quốc), ông Lý Khắc Cường đã nói rằng một vài số liệu của Trung Quốc được "chế tạo một cách thủ công" nên không đáng tin cậy.
Chính ông Lý Khắc Cường đã cho biết rằng bản thân ông, khi muốn đánh giá tình trạng kinh tế thực sự của tỉnh do ông phụ trách, ông chỉ tập trung vào ba chỉ số : Mức tiêu thụ điện, mức độ vận chuyển hàng hoá qua đường sắt và khối tín dụng đã cấp phát. Ông nói: "Tất cả con số khác, đặc biệt là số liệu thống kê về GDP, chỉ mang tính chất tham khảo để biết thông tin".
Lê Trí
Một ví dụ gần đây nhất là Chỉ số PMI (Chỉ số Nhà quản trị mua hàng) của Trung Quốc. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, chỉ số này đã tăng từ 50,1 trong tháng 6, lên thành 50,3 trong tháng 7/2013, tức là các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đang được mở rộng. Tuy vậy, theo tính toán của các chuyên gia ngân hàng HSBC rất có uy tín, chỉ số PMI của Trung Quốc lại biến thiên theo chiều ngược lại, giảm từ 48,2 xuống còn 47,7.
Trong một nhận xét mới đây, chuyên gia kinh tế Stephen Green của ngân hàng Standard Chatered nói : "Nếu có một chỉ số đo lường mức độ hoài nghi đối với số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc thì lần này chỉ số đó sẽ đạt mức kỷ lục."
Nguyên nhân rất đơn giản. Căn cứ vào toàn cảnh kinh tế Trung Quốc và thế giới hiện nay, tất cả nhà quan sát đều dự báo chỉ số PMI của nước này phải giảm, chứ không thể nào tăng như thống kê chính thức được Bắc Kinh đưa ra. Giáo sư tài chính Michael Pettis tại Đại học Bắc Kinh nói : "Một trong rất nhiều vấn đề ở Trung Quốc là số liệu thống kê luôn được coi là hàm chứa một ý nghĩa ngoài lĩnh vực kinh tế". Một trong những dấu hiệu bất thường là việc Trung Quốc tính toán và công bố các thông kê hàng tháng và hàng năm nhanh hơn nhiều so với Pháp, một nước có nền kinh tế nhỏ hơn nhiều nhưng số liệu thống kê nổi tiếng là chính xác hơn. "Làm thế nào mà người Trung Quốc lại có thể thống kê nhanh đến như vậy ?", ông Pettis nói.
Theo hãng tin AFP (Pháp), lâu nay, các chuyên gia luôn nghi ngờ sự chính xác của các số liệu do các quan chức địa phương cung cấp. Một yếu tố rất quan trọng là triển vọng sự nghiệp của những người này chủ yếu phụ thuộc vào thành tích kinh tế tại khu vực họ quản lý nên họ rất dễ sa vào việc "tô hồng" thực tế để lập công.
Ông Toshiya Tsugamy, cựu Tham tán kinh tế của Nhật Bản ở Bắc Kinh đưa ra lý giải rằng : "Các lãnh đạo địa phương đã tham gia một cuộc cạnh tranh gay gắt để địa phương của họ phô trương được một tỷ lệ tăng trưởng GDP cao nhất, qua đó giúp họ thăng quan tiến chức. Do việc họ đồng thời chịu trác nhiệm công bố số liệu thống kê nên rất dễ dàng thổi phồng số liệu".
Giáo sư Pettis cũng công nhận thực trạng nói trên. Theo ông, nếu cộng các tỷ lệ tăng trưởng của tất cả các tỉnh thành Trung Quốc với nhau, rồi tính bình quân, thì con số đạt được cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng của cả nước. Một điều tất nhiên là phi lý.
Từ những nghi ngờ và bằng chứng này, các chuyên gia quốc tế cho rằng thực tế thì kinh tế Trung Quốc trong những năm qua hoàn toàn có thể là không "hoành tráng" như Bắc Kinh nói. Ví dụ, chuyên gia Stephen Green của Standard Chartered đã so sánh các số liệu khác nhau về lạm phát để chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ là 7,2% trong năm 2011 và 5,5% trong năm 2012, thấp hơn khá nhiều con số 9,3% và 7,8% mà chính phủ Trung Quốc từng công bố.
Trong một nghiên cứu mới được công bố gần đây, giáo sư Christopher Balding thuộc Trường kinh doanh Ngân hàng HSBC của Đại học Bắc Kinh cho rằng : "Nếu chúng ta điều chỉnh lại giá (chính thức) của bất động sản một cách chặt chẽ hơn, điều này sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng thường niên ở Trung Quốc tăng thêm 1%, với hệ quả là GDP thực tế nước này bị mất đi hơn 1.000 tỷ USD (tương đương khoảng 12% GDP năm 2012 của Trung Quốc)".
Không chỉ có giới chuyên gia ngoại quốc là không tin tưởng nhiều vào số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc. Theo AFP, chính đương kim Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, cách đây vài năm đã thừa nhận là bản thân ông cũng phải thận trọng trước các chỉ số kinh tế chính thức.
Theo một nguồn thông tin thân cận, vào năm 2007, khi còn là lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh (miền Đông Bắc Trung Quốc), ông Lý Khắc Cường đã nói rằng một vài số liệu của Trung Quốc được "chế tạo một cách thủ công" nên không đáng tin cậy.
Chính ông Lý Khắc Cường đã cho biết rằng bản thân ông, khi muốn đánh giá tình trạng kinh tế thực sự của tỉnh do ông phụ trách, ông chỉ tập trung vào ba chỉ số : Mức tiêu thụ điện, mức độ vận chuyển hàng hoá qua đường sắt và khối tín dụng đã cấp phát. Ông nói: "Tất cả con số khác, đặc biệt là số liệu thống kê về GDP, chỉ mang tính chất tham khảo để biết thông tin".
Lê Trí
(Thông Luận)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Kinh tế Trung Quốc : Tăng trưởng dối trá ?
Không chỉ có giới chuyên gia ngoại quốc là không tin tưởng nhiều vào số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc. Theo AFP, chính đương kim Thủ tướng Trung
Không chỉ có giới chuyên gia ngoại quốc là không tin tưởng nhiều vào số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc. Theo AFP, chính đương kim Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, cách đây vài năm đã thừa nhận là bản thân ông cũng phải thận trọng trước các chỉ số kinh tế chính thức.
Nếu chịu khó theo dõi, nhiều người sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa số liệu chính thức của Bắc Kinh với ước tính của các chuyên gia kinh tế quốc tế ngày càng có độ “vênh” rất lớn, thậm chí là trái ngược nhau hoàn toàn. “Mô-típ” quen thuộc là chính phủ Trung Quốc loan báo hoạt động kinh tế tăng nhưng theo số liệu của của các tổ chức kinh tế nước ngoài thì nó đang giảm.
Một ví dụ gần đây nhất là Chỉ số PMI (Chỉ số Nhà quản trị mua hàng) của Trung Quốc. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, chỉ số này đã tăng từ 50,1 trong tháng 6, lên thành 50,3 trong tháng 7/2013, tức là các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đang được mở rộng. Tuy vậy, theo tính toán của các chuyên gia ngân hàng HSBC rất có uy tín, chỉ số PMI của Trung Quốc lại biến thiên theo chiều ngược lại, giảm từ 48,2 xuống còn 47,7.
Trong một nhận xét mới đây, chuyên gia kinh tế Stephen Green của ngân hàng Standard Chatered nói : "Nếu có một chỉ số đo lường mức độ hoài nghi đối với số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc thì lần này chỉ số đó sẽ đạt mức kỷ lục."
Nguyên nhân rất đơn giản. Căn cứ vào toàn cảnh kinh tế Trung Quốc và thế giới hiện nay, tất cả nhà quan sát đều dự báo chỉ số PMI của nước này phải giảm, chứ không thể nào tăng như thống kê chính thức được Bắc Kinh đưa ra. Giáo sư tài chính Michael Pettis tại Đại học Bắc Kinh nói : "Một trong rất nhiều vấn đề ở Trung Quốc là số liệu thống kê luôn được coi là hàm chứa một ý nghĩa ngoài lĩnh vực kinh tế". Một trong những dấu hiệu bất thường là việc Trung Quốc tính toán và công bố các thông kê hàng tháng và hàng năm nhanh hơn nhiều so với Pháp, một nước có nền kinh tế nhỏ hơn nhiều nhưng số liệu thống kê nổi tiếng là chính xác hơn. "Làm thế nào mà người Trung Quốc lại có thể thống kê nhanh đến như vậy ?", ông Pettis nói.
Theo hãng tin AFP (Pháp), lâu nay, các chuyên gia luôn nghi ngờ sự chính xác của các số liệu do các quan chức địa phương cung cấp. Một yếu tố rất quan trọng là triển vọng sự nghiệp của những người này chủ yếu phụ thuộc vào thành tích kinh tế tại khu vực họ quản lý nên họ rất dễ sa vào việc "tô hồng" thực tế để lập công.
Ông Toshiya Tsugamy, cựu Tham tán kinh tế của Nhật Bản ở Bắc Kinh đưa ra lý giải rằng : "Các lãnh đạo địa phương đã tham gia một cuộc cạnh tranh gay gắt để địa phương của họ phô trương được một tỷ lệ tăng trưởng GDP cao nhất, qua đó giúp họ thăng quan tiến chức. Do việc họ đồng thời chịu trác nhiệm công bố số liệu thống kê nên rất dễ dàng thổi phồng số liệu".
Giáo sư Pettis cũng công nhận thực trạng nói trên. Theo ông, nếu cộng các tỷ lệ tăng trưởng của tất cả các tỉnh thành Trung Quốc với nhau, rồi tính bình quân, thì con số đạt được cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng của cả nước. Một điều tất nhiên là phi lý.
Từ những nghi ngờ và bằng chứng này, các chuyên gia quốc tế cho rằng thực tế thì kinh tế Trung Quốc trong những năm qua hoàn toàn có thể là không "hoành tráng" như Bắc Kinh nói. Ví dụ, chuyên gia Stephen Green của Standard Chartered đã so sánh các số liệu khác nhau về lạm phát để chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ là 7,2% trong năm 2011 và 5,5% trong năm 2012, thấp hơn khá nhiều con số 9,3% và 7,8% mà chính phủ Trung Quốc từng công bố.
Trong một nghiên cứu mới được công bố gần đây, giáo sư Christopher Balding thuộc Trường kinh doanh Ngân hàng HSBC của Đại học Bắc Kinh cho rằng : "Nếu chúng ta điều chỉnh lại giá (chính thức) của bất động sản một cách chặt chẽ hơn, điều này sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng thường niên ở Trung Quốc tăng thêm 1%, với hệ quả là GDP thực tế nước này bị mất đi hơn 1.000 tỷ USD (tương đương khoảng 12% GDP năm 2012 của Trung Quốc)".
Không chỉ có giới chuyên gia ngoại quốc là không tin tưởng nhiều vào số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc. Theo AFP, chính đương kim Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, cách đây vài năm đã thừa nhận là bản thân ông cũng phải thận trọng trước các chỉ số kinh tế chính thức.
Theo một nguồn thông tin thân cận, vào năm 2007, khi còn là lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh (miền Đông Bắc Trung Quốc), ông Lý Khắc Cường đã nói rằng một vài số liệu của Trung Quốc được "chế tạo một cách thủ công" nên không đáng tin cậy.
Chính ông Lý Khắc Cường đã cho biết rằng bản thân ông, khi muốn đánh giá tình trạng kinh tế thực sự của tỉnh do ông phụ trách, ông chỉ tập trung vào ba chỉ số : Mức tiêu thụ điện, mức độ vận chuyển hàng hoá qua đường sắt và khối tín dụng đã cấp phát. Ông nói: "Tất cả con số khác, đặc biệt là số liệu thống kê về GDP, chỉ mang tính chất tham khảo để biết thông tin".
Lê Trí
Một ví dụ gần đây nhất là Chỉ số PMI (Chỉ số Nhà quản trị mua hàng) của Trung Quốc. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, chỉ số này đã tăng từ 50,1 trong tháng 6, lên thành 50,3 trong tháng 7/2013, tức là các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đang được mở rộng. Tuy vậy, theo tính toán của các chuyên gia ngân hàng HSBC rất có uy tín, chỉ số PMI của Trung Quốc lại biến thiên theo chiều ngược lại, giảm từ 48,2 xuống còn 47,7.
Trong một nhận xét mới đây, chuyên gia kinh tế Stephen Green của ngân hàng Standard Chatered nói : "Nếu có một chỉ số đo lường mức độ hoài nghi đối với số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc thì lần này chỉ số đó sẽ đạt mức kỷ lục."
Nguyên nhân rất đơn giản. Căn cứ vào toàn cảnh kinh tế Trung Quốc và thế giới hiện nay, tất cả nhà quan sát đều dự báo chỉ số PMI của nước này phải giảm, chứ không thể nào tăng như thống kê chính thức được Bắc Kinh đưa ra. Giáo sư tài chính Michael Pettis tại Đại học Bắc Kinh nói : "Một trong rất nhiều vấn đề ở Trung Quốc là số liệu thống kê luôn được coi là hàm chứa một ý nghĩa ngoài lĩnh vực kinh tế". Một trong những dấu hiệu bất thường là việc Trung Quốc tính toán và công bố các thông kê hàng tháng và hàng năm nhanh hơn nhiều so với Pháp, một nước có nền kinh tế nhỏ hơn nhiều nhưng số liệu thống kê nổi tiếng là chính xác hơn. "Làm thế nào mà người Trung Quốc lại có thể thống kê nhanh đến như vậy ?", ông Pettis nói.
Theo hãng tin AFP (Pháp), lâu nay, các chuyên gia luôn nghi ngờ sự chính xác của các số liệu do các quan chức địa phương cung cấp. Một yếu tố rất quan trọng là triển vọng sự nghiệp của những người này chủ yếu phụ thuộc vào thành tích kinh tế tại khu vực họ quản lý nên họ rất dễ sa vào việc "tô hồng" thực tế để lập công.
Ông Toshiya Tsugamy, cựu Tham tán kinh tế của Nhật Bản ở Bắc Kinh đưa ra lý giải rằng : "Các lãnh đạo địa phương đã tham gia một cuộc cạnh tranh gay gắt để địa phương của họ phô trương được một tỷ lệ tăng trưởng GDP cao nhất, qua đó giúp họ thăng quan tiến chức. Do việc họ đồng thời chịu trác nhiệm công bố số liệu thống kê nên rất dễ dàng thổi phồng số liệu".
Giáo sư Pettis cũng công nhận thực trạng nói trên. Theo ông, nếu cộng các tỷ lệ tăng trưởng của tất cả các tỉnh thành Trung Quốc với nhau, rồi tính bình quân, thì con số đạt được cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng của cả nước. Một điều tất nhiên là phi lý.
Từ những nghi ngờ và bằng chứng này, các chuyên gia quốc tế cho rằng thực tế thì kinh tế Trung Quốc trong những năm qua hoàn toàn có thể là không "hoành tráng" như Bắc Kinh nói. Ví dụ, chuyên gia Stephen Green của Standard Chartered đã so sánh các số liệu khác nhau về lạm phát để chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ là 7,2% trong năm 2011 và 5,5% trong năm 2012, thấp hơn khá nhiều con số 9,3% và 7,8% mà chính phủ Trung Quốc từng công bố.
Trong một nghiên cứu mới được công bố gần đây, giáo sư Christopher Balding thuộc Trường kinh doanh Ngân hàng HSBC của Đại học Bắc Kinh cho rằng : "Nếu chúng ta điều chỉnh lại giá (chính thức) của bất động sản một cách chặt chẽ hơn, điều này sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng thường niên ở Trung Quốc tăng thêm 1%, với hệ quả là GDP thực tế nước này bị mất đi hơn 1.000 tỷ USD (tương đương khoảng 12% GDP năm 2012 của Trung Quốc)".
Không chỉ có giới chuyên gia ngoại quốc là không tin tưởng nhiều vào số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc. Theo AFP, chính đương kim Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, cách đây vài năm đã thừa nhận là bản thân ông cũng phải thận trọng trước các chỉ số kinh tế chính thức.
Theo một nguồn thông tin thân cận, vào năm 2007, khi còn là lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh (miền Đông Bắc Trung Quốc), ông Lý Khắc Cường đã nói rằng một vài số liệu của Trung Quốc được "chế tạo một cách thủ công" nên không đáng tin cậy.
Chính ông Lý Khắc Cường đã cho biết rằng bản thân ông, khi muốn đánh giá tình trạng kinh tế thực sự của tỉnh do ông phụ trách, ông chỉ tập trung vào ba chỉ số : Mức tiêu thụ điện, mức độ vận chuyển hàng hoá qua đường sắt và khối tín dụng đã cấp phát. Ông nói: "Tất cả con số khác, đặc biệt là số liệu thống kê về GDP, chỉ mang tính chất tham khảo để biết thông tin".
Lê Trí
(Thông Luận)