Quán Bên Đường
Kỷ Nguyên Tái Thiết - BĐQ NGUYỄN CHÁNH DẬT
ĐQ NGUYỄN CHÁNH DẬT
Chân Dung Tác Giả
- Sinh năm 1941 tại Vỹ Dạ, Huế.
- Cựu học sinh trường Quốc Học (1958-1961)
- Cựu SVSQ khoá 18 TVBQGVN (61-63).
- Phục vụ trong binh chủng BĐQ từ tháng 12/ 63 đến 30/4/ 75.
- Chức vụ cuối cùng: Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 51 BĐQ /Liên đoàn 6 BĐQ.
- Bị CS Bắc Việt cầm tù từ 1975 đến 1981 tại các nhà tù Hoàng Liên Sơn, và Nghệ Tĩnh.
- Tỵ nạn tại Hoa Kỳ theo diện HO 4 vào tháng 11/1990.
***
Trong lịch sử Hoa Kỳ, Kỷ Nguyên Tái Thiết chỉ khoảng thời gian từ năm 1863 - Năm tuyên ngôn giải phóng nô lệ (Emancipation proclamation ) có hiệu lực (ngày 1/1/1863) cho đến năm 1877 với sự ra đời của Thỏa Hiệp 1877 (Compromise of 1877) chọn ứng cử viên Cộng Hòa Rutherford Hayes làm Tổng thống thứ 19 thay vì ứng cử viên Dân chủ Samuel J. Tilden. Thỏa hiệp bất thành văn hầu giải quyết một cuộc khủng hoảng về chính trị tưởng chừng như bế tắc với sự cam kết bốn điều kiện phải được thực thi.
Đây là một giai đoạn quan trọng, vì trong suốt thời gian này chính phủ Liên bang phải tập trung mọi nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh; tái thiết đất nước qua nhiều lãnh vực như bãi bỏ chế độ nô lệ, dẹp tan các tiểu bang ly khai trước đây, tu chính hiến pháp, hòa hợp hòa giải dân tộc bằng cách khoan hồng cho các thủ lãnh cũng như các cựu chiến binh miền Nam, trả lại tài sản bị chiếm đoạt hoặc trưng dụng trước đây; mở đường cho các tiểu bang ly khai trước đây được tái gia nhập vào Liên bang, bảo đảm cho việc thực thi các tu chính án 13, 14 và 15.
Kỷ Nguyên Tái Thiết được chia làm 3 giai đoạn chính:- GIAI ĐOẠN I (Từ 1863 đến 1866): PRESIDENTIAL RECONSTRUCTION
- GIAI ĐOẠN II (Từ 1866 đến 1873): CONGRESSIONAL RECONSTRUCTION.
- GIAI ĐOẠN III (Từ 1873 đến 1877): REDEMTION RECONSTRUCTION.
Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ (Emancipation Proclamation)
Hiệu lực từ ngày 1/01/1863. (Lincoln’s Presidential Reconstruction) Tu Chính Án 13 (1865), 14 (1868), 15 (1870) (Johnson‘s Presidential Reconstruction) KỶ NGUYÊN TÁI THIẾT (1863-1877) Đạo Luật Tái Phối Trí Quân Đội (The Military Reconstruction Act) 7/03/1867 Đạo luật Tái Thiết Toàn Diện (The Omnibus Reconstruction Act) 25/06/1868 Đạo Luật Khoan Hồng (The Amnesty Reconstruction Act) 5/ 1872 Thỏa Hiệp 1877 (The Compromise of 1877) I. TUYÊN NGÔN GIẢI PHÓNG NÔ LỆ (EMANCIPATION PROCLAMATION)
***
Tuyên ngôn giải phóng nô lệ gồm 2 sắc lệnh (EXECUTIVE ORDERS) ban hành bởi Tổng thống Abraham Lincoln khi cuộc nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865) bước vào giai đoạn quyết định.
Sắc lệnh thứ nhất được ban hành vào ngày 22/9/1862. Thể theo lời khuyên của Ngoại Trưởng William H. Seward, chính phủ phải đợi chờ một chiến thắng lớn làm hậu thuẫn. Đó là chiến thắng trận Antietam ngày 17/9/1862 tại Maryland. Sắc lệnh này tuyên bố giải thoát hết nô lệ ở bất cứ tiểu bang nào của Miền nam.
Sắc lệnh thứ hai ban hành ngày 1/1/1863 chỉ đích danh những tiểu bang bị chi phối bởi sắc lệnh này đó là các tiểu bang North Carolina, South Carolina, Mississippi, Florida, Alabama, Georgia, Louisiana, Texas, Virginia, Arkansas, .., Với tư cách Tổng Tư lệnh quân đội (Army and Navy) Tổng thống Abraham Lincoln đã ban hành sắc lệnh chiếu theo Article II, Section 2 của Hiến Pháp Hoa Kỳ (The United States Constitution).
Ngay sau khi Tuyên ngôn giải phóng nô lệ có hiệu lực 1/1/1863; những nô lệ trước đây nay được giải thoát đã ghi tên đầu quân vào lực lượng chiến đấu Liên Bang. Con số theo ước tính có thể lên đến 200,000 người. Sự đóng góp của họ đã giúp cho miền Bắc có một nguồn nhân lực đáng kể khi tình hình chiến sự đòi hỏi.
Miền Nam không cho phép nô lệ gia nhập vào quân đôi vì sợ sẽ bị họ tạo phản. Tuy nhiên vài tháng trước ngày cuộc chiến chấm dứt họ lại bổ sung nguồn nhân lực bằng các nô lê tại những khu vực họ đang chiếm đóng.
***
II. NHỮNG TU CHÍNH ÁN THỜI HẬU CHIẾN (RECONSTRUCTION AMENDMENTS)
Hiến Pháp Hoa Kỳ được tô đậm những nét son với sự ra đời của các tu chính án sau đây:
- Tu chính án thứ 13 (13nd Amendment): Chấm dứt tình trạng nô lệ tại Hoa Kỳ, được phê chuẩn ngày 6/12/1865. (Dưới thời Tổng Thống Andrew Johnson).
- Tu chính án thứ 14 (14th Amendment): bảo đảm các quyền cho những người đã từng là nô lệ, được phê chuẩn ngày 9/6/ 1862. (Dưới thời Tổng Thống Andrew Johnson)
- Tu chính án thứ 15 (15th Amendment): cho phép người da đen được quyền đi bầu phiếu, phê chuẩn ngày 3/2/1870. (Dưới thời Tổng Thống Grant)
- Tu chính án thứ 13, 14, 15 cũng còn được gọi là Tu Chính Án thời Hậu Chiến (The Post Civil War Amendments hay The Reconstruction Amendments).
III. ĐẠO LUẬT TÁI PHỐI TRÍ QUÂN ĐỘI (THE MILITARY RECONSTRUCTION ACT) (7/3/1867).
***
Quốc hội Hoa Kỳ dưới sự kiểm soát của phe Cộng Hòa Cấp tiến đã thông qua Đạo Luật Tái Phối Trí Quân Đội (ĐLTPTQĐ) vào ngày 7/3/1867. ĐLTPTQĐ đã chia các lãnh thổ các tiểu bang miền Nam thành 5 khu quân sự đặt dưới quyền kiểm soát của quân đội Liên Bang nhằm bảo đảm việc thực thi các tu chính án 13,14, và 15 cũng như ngăn ngừa các cuộc nổi dậy của các lực lượng miền Nam trong tương lai.
Đạo luật này cũng bảo đảm cho các đại biểu miền Nam được tham gia vào chính quyền Liên Bang mặc dầu trên thực tế cũng có nhiều căng thẳng và va chạm giữa các đại biểu miền Bắc đối với các đại biểu miền Nam, vì miền Bắc cho rằng trước đây không lâu, những đại biểu của miền Nam đã cầm súng chống lại họ.
Để bảo đảm cho việc thực thi nghiêm chỉnh đạo luật này, chính phủ Liên Bang triển khai một lực lượng 20,000 binh sĩ đặt dưới quyền của các vị tướng nổi danh.
1/- Quân Khu I (First Military District) dành cho Virginia nơi được xem như chiếc nôi của cuộc nội chiến, dưới quyền chỉ huy của Tướng John Schofield.
2/- Quân Khu II ( Second Military District) dành cho North, và South Carolinas dưới quyền chỉ huy của Tướng Daniel Sickles.
3/- Quân Khu III (Third Military District) dành cho Georgia, Alabama, Florida dưới quyền chỉ huy của Tướng John Pope.
4/- Quân Khu IV (Fourth Military District) dành cho Arkansas, Mississippi dưới quyền chỉ huy của Tướng Edward Ord.
5/- Quân Khu V (Fifth Military District) dành cho Texas, và Lousiana dưới quyền chỉ huy của Tướng Philip Sheridan, và Winfield Scott Hancock.
6/- Riêng Tiểu bang Tennessee đã tái gia nhập vào Liên bang ngày 24/6/1866 nên không bị chi phối bởi đạo luật này.
****
*- Border States: chỉ các tiểu bang Delaware, Maryland, West Virginia
*- Dual- Government States: chỉ các Tiểu bang Kentucky và Missouri. Mỗi tiểu bang có hai chính quyền, một thiên về miền Bắc (Pro-Union) và một thiên về miền nam (Pro- Confederate).
*- Upper South States: chỉ các Tiểu bang Virginia, North Carolina, Tennessee, Arkansas, là các tiểu bang có ít người nô lệ hơn khi so với trước khi có Nội chiến, đã ly khai trước khi phát súng đầu tiên xảy ra tại Fort Sumter.
*- Deep South States: chỉ các Tiểu bang South Carolina, Georgia, Alabama, Mississippi, Louisiana, Florida. Tất cả các tiểu bang này đã ly khai trước khi phát súng đầu tiên xảy ra tại Fort Sumter.
IV. ĐẠO LUẬT TÁI THIẾT TOÀN DIỆN (THE OMNIBUS RECONSTRUCTION ACT). (25/6/1868) **** Hiến pháp Hoa Kỳ không cho phép bất cứ một tiểu bang nào, hoặc một liên minh các tiểu bang ly khai khỏi chính quyền Liên Bang (any state or group of states had the right to withdraw from the union) và chính các nhà soạn thảo Hiến pháp cũng không ngờ chuyện đó có thể xẩy ra. Nằm trong tinh thần hòa giải, hòa hợp hai miền nam bắc, chính phủ Liên bang đã cho các tiểu bang ly khai trước đây được tái gia nhập vào Liên bang.
Tiểu Bang |
Chính thức ly khai | Tái gia nhập |
South Carolina | 20/12/1860 | 9/07/1868 |
Mississippi | 09/01/1861 | 23/02/1870 |
Florida | 10/01/1861 | 25/06/1868 |
Alabama | 11/01/1861 | 14/07/1868 |
Georgia | 19/01/1861 | 15/07/1870 |
Louisiana | 26/01/1861 | 25/6, hay 9/7/1868 |
Texas | 01/02/1861 | 30/03/1870 |
Arkansas | 06/05/1861 | 22/06/1868 |
North Carolina | 21/05/1861 | 04/07/1868 |
Tennessee |
08/06/ 1861 | 24/07/1866 |
V. ĐẠO LUẬT KHOAN HỒNG TOÀN DIỆN (RECONSTRUCTION GENERAL AMNESTY ACT), 5/1872
Được xem như một trong những yếu tố chính để tiến tới hòa giải hòa hợp dân tộc hai miền, từ từ xóa bỏ hận thù để đoàn kết dân tộc. Amnesty Act được Quốc hội thông qua ngày 22/3/ 1872. Đạo luật này đã khoan hồng hơn 150,000 cựu chiến binh miền Nam, phục hồi đầy đủ quyền công dân, được quyền đi bầu và giữ được những chức vụ trong chính quyền tiểu bang và Liên bang, chỉ có 750 người bị cấm bởi họ đã ngoan cố chống đối lại Hiếp pháp của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
VI- THỎA HIỆP 1877 (COMPROMISE OF 1877)
Cuộc bầu cử để chọn vị Tổng Thống thứ 19 của Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày 7/11/ 1876 giữa các liên danh Dân chủ (Democratic Ticket) Samuel J.Tilden - Thomas A. Hendricks và liên danh Cộng hòa (Republic Ticket) Rutherford B. Hayes - William A. Wheeler.
Qua ngày thứ nhất tin tức cho biết Tilden đã dành phần thắng. Tuy nhiên cũng có nhiều tờ báo lớn và uy tín xuất bản sớm ngày hôm sau vẫn còn loan báo tin một cách dè dặt, như tờ THE NEW YORK TIMES loan tin với tựa đề “The results still uncertain”. Kết quả sơ khởi cho thấy ứng cử viênTilden đã đạt được 184/185 PHIẾU CUẢ CỬ TRI ĐOÀN (CTĐ)(Electoral votes) trong khi đó ứng viên Hayes chỉ đạt được 165/185 CTĐ. Như vậy thì Tilden chỉ còn 1 CTĐ nữa thì đắc cử, trong khi đó Hayes còn thiếu 20 CTĐ còn nằm ở các tiểu bang Florida 4, Louisiana 8, South Carolina 7, và Oregon 1. Cả hai đều cho 20 CTĐ này thuộc về mình.
Cuộc tranh chấp 20 phiếu này tưởng chừng như đưa nước Mỹ vào cuộc khủng hoảng chính trị chưa bao giờ thấy, và nếu không được giải quyết ổn thỏa sẽ dẫn đến nội chiến. Nhiều đảng viên dân chủ quyết ăn thua đủ để dành phần thắng cho Tilden. “Tilden hay War” dân biểu Henry watlerson của tiểu bang Kentucky đã lớn tiếng tuyên bố. 100.000 binh sĩ đang chuẩn bị tiến về Washington DC nếu Tilden thua cuộc. Phải tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng này và Quốc hội được giao phó trọng trách giải quyết. Cuối cùng Quốc hội đã chọn phương thức giải quyết bằng cách thành lập một ủy ban gọi là “Electoral Commission” gồm 15 thành viên để giải quyết 20 phiếu còn tranh cãi về ai và được bao nhiêu? Ngày 29/1/1877, Tổng thống Grant đã ký sắc lệnh thành lập.
Ủy ban gồm 15 người được chia như sau: 5 dân biểu do Hạ viện chọn, 5 thượng nghị sĩ do Thượng viện chọn, 4 thẩm phán Tối cao Pháp viện, người thứ 5 của Tối Cao Pháp viện do 4 người kia chọn. Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện nào thâm niên nhất sẽ làm chủ tịch ủy ban (Democrat Nathan Clifford của Maine). Kết quả có 8 thuộc cộng Hòa, và 7 thuộc Dân chủ. Như vậy sự công bằng kể như đã đạt được. Ủy ban họp tại phòng họp của Tối cao Pháp Viện. Cách thức giống như một phiên tòa, cả hai đảng đều có những luật sư danh tiếng đại diện. Tilden được các luật sư sau đây đại diện: Jeremich S.Black, Montgomery Blair, John Archibald Campbell, Matthew H Carpenter, Ashbel Green, George Hoadley, Richard T. Merrick, Charles O’Conor, Lyman Trumbuld, và William C. Whitney. Đại diện cho Hayes có các luật sư William M. Ewarts, Stanley Matthews, Samuel Shellabarger, và E. W. Stoughton.
Phiên họp mở đầu cho cuộc tranh luận vào ngày 1/2/ 1877. Kết thúc cuộc tranh luận kéo dài hơn một tháng, Ủy ban đã đạt được một số phiếu 8-7 dành 20 Electoral votes cho Ứng viên Hayes. Quyết định của Ủy ban coi như Chung thẩm. Vào lúc 4:10 sáng ngày 2/3/1877, Thượng nghị sĩ Ferry tuyên bố Hayes thắng cử chạy đua vào Bạch Ốc với CTĐ 185, Tilden thua sát nút với 184. Như vậy Hayes sẽ là Tổng Thống thứ 19 và Wheeler là Phó Tổng Thống. Quyết định của Ủy ban đã làm cho đảng Dân Chủ bị xúc phạm một cách trầm trọng, vì vậy họ sẽ tìm đủ mọi cách ở nghị trường hầu ngăn cản Quốc Hội không thừa nhận kết quả đó của Ủy ban, trong khi đó thì ngày tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống vào ngày 4/3/ 1877 đã gần kề. Lãnh tụ cả hai đảng đồng ý họp tại khách sạn Wormley (*) nằm ở góc đường H và 15 gần Tòa Bạch Ốc để thương thảo một thỏa hiệp đặng chấm dứt cuộc khủng hoảng hầu như bế tắc.
Để Hayes làm Tổng Thống, đảng Cộng Hòa phải đáp ứng những đòi hỏi sau đây của đảng Dân Chủ:
1/- Phải rút hết quân đội Liện bang ra khỏi các tiểu bang miền Nam (Confederate States of America): Louisiana, South Carolina, Florida. Trên thực tế vào lúc này Tổng Thống Grant đã cho rút quân đội ra khỏi Florida.
2/- Phải bổ nhiệm ít nhất một đảng viên Dân chủ miền Nam (Southern Democrat) vào nội các của Hayes đó là Davis M. Key của bang Tenessee trở thành Tổng giám đốc Bưu Điện (Post Master General).
3/- Tái thiết các hệ thống hỏa xa, Liên bang phải xử dụng công ty Texas and Pacific của miền nam.
4/- Lập Pháp phải có chương trình kỹ nghệ hóa miền Nam.
Hayes tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 19 vào thứ hai ngày 5/03/ 1877, ở East Portico của điện Capitol. Trước đó vào ngày chủ nhật 4/03/1877 cũng có một buổi lễ ở Red Room của Bạch Ốc. Khi đã nhậm chức Tổng Thống xong, Hayes đã đền ơn đáp nghĩa cho những luật sư đã giúp ông thắng cử, vào các chức vụ sau đây:
- Luật sư William M.Ewarts được đề cử làm Ngoại Trưởng, một chức vụ mở đầu cho cuộc hành trình vào Bạch Ốc mà qua các sử liệu chúng ta đã thấy ở các trào Tổng thống trước đây như Jefferson, Madison, Monroe, và Quincy Adams.
- Luật sư Stanley Matthews được đề cử vào Supreme Court.
Cũng vì đền ơn đáp nghĩa hậu hĩ như vậy nên cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1876 còn được biết dưới một cái tên đầy mỉa mai và châm biếm “Corrupt Bargain”, giống như cuộc bầu cử Tổng Thống vào năm 1824 giữa John Quincy Adams và Andrew Jackson.
Sau Thỏa Hiệp 1877 thì Kỷ Nguyên Tái Thiết cũng chấm dứt luôn.
(*) còn gọi là Wormley’s Agreement.
MÙA TẠ ƠN 2010
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/kynguyentaithiet.htm
Sinh Tồn chuyển
Kỷ Nguyên Tái Thiết - BĐQ NGUYỄN CHÁNH DẬT
ĐQ NGUYỄN CHÁNH DẬT
Chân Dung Tác Giả
- Sinh năm 1941 tại Vỹ Dạ, Huế.
- Cựu học sinh trường Quốc Học (1958-1961)
- Cựu SVSQ khoá 18 TVBQGVN (61-63).
- Phục vụ trong binh chủng BĐQ từ tháng 12/ 63 đến 30/4/ 75.
- Chức vụ cuối cùng: Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 51 BĐQ /Liên đoàn 6 BĐQ.
- Bị CS Bắc Việt cầm tù từ 1975 đến 1981 tại các nhà tù Hoàng Liên Sơn, và Nghệ Tĩnh.
- Tỵ nạn tại Hoa Kỳ theo diện HO 4 vào tháng 11/1990.
***
Trong lịch sử Hoa Kỳ, Kỷ Nguyên Tái Thiết chỉ khoảng thời gian từ năm 1863 - Năm tuyên ngôn giải phóng nô lệ (Emancipation proclamation ) có hiệu lực (ngày 1/1/1863) cho đến năm 1877 với sự ra đời của Thỏa Hiệp 1877 (Compromise of 1877) chọn ứng cử viên Cộng Hòa Rutherford Hayes làm Tổng thống thứ 19 thay vì ứng cử viên Dân chủ Samuel J. Tilden. Thỏa hiệp bất thành văn hầu giải quyết một cuộc khủng hoảng về chính trị tưởng chừng như bế tắc với sự cam kết bốn điều kiện phải được thực thi.
Đây là một giai đoạn quan trọng, vì trong suốt thời gian này chính phủ Liên bang phải tập trung mọi nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh; tái thiết đất nước qua nhiều lãnh vực như bãi bỏ chế độ nô lệ, dẹp tan các tiểu bang ly khai trước đây, tu chính hiến pháp, hòa hợp hòa giải dân tộc bằng cách khoan hồng cho các thủ lãnh cũng như các cựu chiến binh miền Nam, trả lại tài sản bị chiếm đoạt hoặc trưng dụng trước đây; mở đường cho các tiểu bang ly khai trước đây được tái gia nhập vào Liên bang, bảo đảm cho việc thực thi các tu chính án 13, 14 và 15.
Kỷ Nguyên Tái Thiết được chia làm 3 giai đoạn chính:- GIAI ĐOẠN I (Từ 1863 đến 1866): PRESIDENTIAL RECONSTRUCTION
- GIAI ĐOẠN II (Từ 1866 đến 1873): CONGRESSIONAL RECONSTRUCTION.
- GIAI ĐOẠN III (Từ 1873 đến 1877): REDEMTION RECONSTRUCTION.
Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ (Emancipation Proclamation)
Hiệu lực từ ngày 1/01/1863. (Lincoln’s Presidential Reconstruction) Tu Chính Án 13 (1865), 14 (1868), 15 (1870) (Johnson‘s Presidential Reconstruction) KỶ NGUYÊN TÁI THIẾT (1863-1877) Đạo Luật Tái Phối Trí Quân Đội (The Military Reconstruction Act) 7/03/1867 Đạo luật Tái Thiết Toàn Diện (The Omnibus Reconstruction Act) 25/06/1868 Đạo Luật Khoan Hồng (The Amnesty Reconstruction Act) 5/ 1872 Thỏa Hiệp 1877 (The Compromise of 1877) I. TUYÊN NGÔN GIẢI PHÓNG NÔ LỆ (EMANCIPATION PROCLAMATION)
***
Tuyên ngôn giải phóng nô lệ gồm 2 sắc lệnh (EXECUTIVE ORDERS) ban hành bởi Tổng thống Abraham Lincoln khi cuộc nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865) bước vào giai đoạn quyết định.
Sắc lệnh thứ nhất được ban hành vào ngày 22/9/1862. Thể theo lời khuyên của Ngoại Trưởng William H. Seward, chính phủ phải đợi chờ một chiến thắng lớn làm hậu thuẫn. Đó là chiến thắng trận Antietam ngày 17/9/1862 tại Maryland. Sắc lệnh này tuyên bố giải thoát hết nô lệ ở bất cứ tiểu bang nào của Miền nam.
Sắc lệnh thứ hai ban hành ngày 1/1/1863 chỉ đích danh những tiểu bang bị chi phối bởi sắc lệnh này đó là các tiểu bang North Carolina, South Carolina, Mississippi, Florida, Alabama, Georgia, Louisiana, Texas, Virginia, Arkansas, .., Với tư cách Tổng Tư lệnh quân đội (Army and Navy) Tổng thống Abraham Lincoln đã ban hành sắc lệnh chiếu theo Article II, Section 2 của Hiến Pháp Hoa Kỳ (The United States Constitution).
Ngay sau khi Tuyên ngôn giải phóng nô lệ có hiệu lực 1/1/1863; những nô lệ trước đây nay được giải thoát đã ghi tên đầu quân vào lực lượng chiến đấu Liên Bang. Con số theo ước tính có thể lên đến 200,000 người. Sự đóng góp của họ đã giúp cho miền Bắc có một nguồn nhân lực đáng kể khi tình hình chiến sự đòi hỏi.
Miền Nam không cho phép nô lệ gia nhập vào quân đôi vì sợ sẽ bị họ tạo phản. Tuy nhiên vài tháng trước ngày cuộc chiến chấm dứt họ lại bổ sung nguồn nhân lực bằng các nô lê tại những khu vực họ đang chiếm đóng.
***
II. NHỮNG TU CHÍNH ÁN THỜI HẬU CHIẾN (RECONSTRUCTION AMENDMENTS)
Hiến Pháp Hoa Kỳ được tô đậm những nét son với sự ra đời của các tu chính án sau đây:
- Tu chính án thứ 13 (13nd Amendment): Chấm dứt tình trạng nô lệ tại Hoa Kỳ, được phê chuẩn ngày 6/12/1865. (Dưới thời Tổng Thống Andrew Johnson).
- Tu chính án thứ 14 (14th Amendment): bảo đảm các quyền cho những người đã từng là nô lệ, được phê chuẩn ngày 9/6/ 1862. (Dưới thời Tổng Thống Andrew Johnson)
- Tu chính án thứ 15 (15th Amendment): cho phép người da đen được quyền đi bầu phiếu, phê chuẩn ngày 3/2/1870. (Dưới thời Tổng Thống Grant)
- Tu chính án thứ 13, 14, 15 cũng còn được gọi là Tu Chính Án thời Hậu Chiến (The Post Civil War Amendments hay The Reconstruction Amendments).
III. ĐẠO LUẬT TÁI PHỐI TRÍ QUÂN ĐỘI (THE MILITARY RECONSTRUCTION ACT) (7/3/1867).
***
Quốc hội Hoa Kỳ dưới sự kiểm soát của phe Cộng Hòa Cấp tiến đã thông qua Đạo Luật Tái Phối Trí Quân Đội (ĐLTPTQĐ) vào ngày 7/3/1867. ĐLTPTQĐ đã chia các lãnh thổ các tiểu bang miền Nam thành 5 khu quân sự đặt dưới quyền kiểm soát của quân đội Liên Bang nhằm bảo đảm việc thực thi các tu chính án 13,14, và 15 cũng như ngăn ngừa các cuộc nổi dậy của các lực lượng miền Nam trong tương lai.
Đạo luật này cũng bảo đảm cho các đại biểu miền Nam được tham gia vào chính quyền Liên Bang mặc dầu trên thực tế cũng có nhiều căng thẳng và va chạm giữa các đại biểu miền Bắc đối với các đại biểu miền Nam, vì miền Bắc cho rằng trước đây không lâu, những đại biểu của miền Nam đã cầm súng chống lại họ.
Để bảo đảm cho việc thực thi nghiêm chỉnh đạo luật này, chính phủ Liên Bang triển khai một lực lượng 20,000 binh sĩ đặt dưới quyền của các vị tướng nổi danh.
1/- Quân Khu I (First Military District) dành cho Virginia nơi được xem như chiếc nôi của cuộc nội chiến, dưới quyền chỉ huy của Tướng John Schofield.
2/- Quân Khu II ( Second Military District) dành cho North, và South Carolinas dưới quyền chỉ huy của Tướng Daniel Sickles.
3/- Quân Khu III (Third Military District) dành cho Georgia, Alabama, Florida dưới quyền chỉ huy của Tướng John Pope.
4/- Quân Khu IV (Fourth Military District) dành cho Arkansas, Mississippi dưới quyền chỉ huy của Tướng Edward Ord.
5/- Quân Khu V (Fifth Military District) dành cho Texas, và Lousiana dưới quyền chỉ huy của Tướng Philip Sheridan, và Winfield Scott Hancock.
6/- Riêng Tiểu bang Tennessee đã tái gia nhập vào Liên bang ngày 24/6/1866 nên không bị chi phối bởi đạo luật này.
****
*- Border States: chỉ các tiểu bang Delaware, Maryland, West Virginia
*- Dual- Government States: chỉ các Tiểu bang Kentucky và Missouri. Mỗi tiểu bang có hai chính quyền, một thiên về miền Bắc (Pro-Union) và một thiên về miền nam (Pro- Confederate).
*- Upper South States: chỉ các Tiểu bang Virginia, North Carolina, Tennessee, Arkansas, là các tiểu bang có ít người nô lệ hơn khi so với trước khi có Nội chiến, đã ly khai trước khi phát súng đầu tiên xảy ra tại Fort Sumter.
*- Deep South States: chỉ các Tiểu bang South Carolina, Georgia, Alabama, Mississippi, Louisiana, Florida. Tất cả các tiểu bang này đã ly khai trước khi phát súng đầu tiên xảy ra tại Fort Sumter.
IV. ĐẠO LUẬT TÁI THIẾT TOÀN DIỆN (THE OMNIBUS RECONSTRUCTION ACT). (25/6/1868) **** Hiến pháp Hoa Kỳ không cho phép bất cứ một tiểu bang nào, hoặc một liên minh các tiểu bang ly khai khỏi chính quyền Liên Bang (any state or group of states had the right to withdraw from the union) và chính các nhà soạn thảo Hiến pháp cũng không ngờ chuyện đó có thể xẩy ra. Nằm trong tinh thần hòa giải, hòa hợp hai miền nam bắc, chính phủ Liên bang đã cho các tiểu bang ly khai trước đây được tái gia nhập vào Liên bang.
Tiểu Bang |
Chính thức ly khai | Tái gia nhập |
South Carolina | 20/12/1860 | 9/07/1868 |
Mississippi | 09/01/1861 | 23/02/1870 |
Florida | 10/01/1861 | 25/06/1868 |
Alabama | 11/01/1861 | 14/07/1868 |
Georgia | 19/01/1861 | 15/07/1870 |
Louisiana | 26/01/1861 | 25/6, hay 9/7/1868 |
Texas | 01/02/1861 | 30/03/1870 |
Arkansas | 06/05/1861 | 22/06/1868 |
North Carolina | 21/05/1861 | 04/07/1868 |
Tennessee |
08/06/ 1861 | 24/07/1866 |
V. ĐẠO LUẬT KHOAN HỒNG TOÀN DIỆN (RECONSTRUCTION GENERAL AMNESTY ACT), 5/1872
Được xem như một trong những yếu tố chính để tiến tới hòa giải hòa hợp dân tộc hai miền, từ từ xóa bỏ hận thù để đoàn kết dân tộc. Amnesty Act được Quốc hội thông qua ngày 22/3/ 1872. Đạo luật này đã khoan hồng hơn 150,000 cựu chiến binh miền Nam, phục hồi đầy đủ quyền công dân, được quyền đi bầu và giữ được những chức vụ trong chính quyền tiểu bang và Liên bang, chỉ có 750 người bị cấm bởi họ đã ngoan cố chống đối lại Hiếp pháp của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
VI- THỎA HIỆP 1877 (COMPROMISE OF 1877)
Cuộc bầu cử để chọn vị Tổng Thống thứ 19 của Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày 7/11/ 1876 giữa các liên danh Dân chủ (Democratic Ticket) Samuel J.Tilden - Thomas A. Hendricks và liên danh Cộng hòa (Republic Ticket) Rutherford B. Hayes - William A. Wheeler.
Qua ngày thứ nhất tin tức cho biết Tilden đã dành phần thắng. Tuy nhiên cũng có nhiều tờ báo lớn và uy tín xuất bản sớm ngày hôm sau vẫn còn loan báo tin một cách dè dặt, như tờ THE NEW YORK TIMES loan tin với tựa đề “The results still uncertain”. Kết quả sơ khởi cho thấy ứng cử viênTilden đã đạt được 184/185 PHIẾU CUẢ CỬ TRI ĐOÀN (CTĐ)(Electoral votes) trong khi đó ứng viên Hayes chỉ đạt được 165/185 CTĐ. Như vậy thì Tilden chỉ còn 1 CTĐ nữa thì đắc cử, trong khi đó Hayes còn thiếu 20 CTĐ còn nằm ở các tiểu bang Florida 4, Louisiana 8, South Carolina 7, và Oregon 1. Cả hai đều cho 20 CTĐ này thuộc về mình.
Cuộc tranh chấp 20 phiếu này tưởng chừng như đưa nước Mỹ vào cuộc khủng hoảng chính trị chưa bao giờ thấy, và nếu không được giải quyết ổn thỏa sẽ dẫn đến nội chiến. Nhiều đảng viên dân chủ quyết ăn thua đủ để dành phần thắng cho Tilden. “Tilden hay War” dân biểu Henry watlerson của tiểu bang Kentucky đã lớn tiếng tuyên bố. 100.000 binh sĩ đang chuẩn bị tiến về Washington DC nếu Tilden thua cuộc. Phải tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng này và Quốc hội được giao phó trọng trách giải quyết. Cuối cùng Quốc hội đã chọn phương thức giải quyết bằng cách thành lập một ủy ban gọi là “Electoral Commission” gồm 15 thành viên để giải quyết 20 phiếu còn tranh cãi về ai và được bao nhiêu? Ngày 29/1/1877, Tổng thống Grant đã ký sắc lệnh thành lập.
Ủy ban gồm 15 người được chia như sau: 5 dân biểu do Hạ viện chọn, 5 thượng nghị sĩ do Thượng viện chọn, 4 thẩm phán Tối cao Pháp viện, người thứ 5 của Tối Cao Pháp viện do 4 người kia chọn. Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện nào thâm niên nhất sẽ làm chủ tịch ủy ban (Democrat Nathan Clifford của Maine). Kết quả có 8 thuộc cộng Hòa, và 7 thuộc Dân chủ. Như vậy sự công bằng kể như đã đạt được. Ủy ban họp tại phòng họp của Tối cao Pháp Viện. Cách thức giống như một phiên tòa, cả hai đảng đều có những luật sư danh tiếng đại diện. Tilden được các luật sư sau đây đại diện: Jeremich S.Black, Montgomery Blair, John Archibald Campbell, Matthew H Carpenter, Ashbel Green, George Hoadley, Richard T. Merrick, Charles O’Conor, Lyman Trumbuld, và William C. Whitney. Đại diện cho Hayes có các luật sư William M. Ewarts, Stanley Matthews, Samuel Shellabarger, và E. W. Stoughton.
Phiên họp mở đầu cho cuộc tranh luận vào ngày 1/2/ 1877. Kết thúc cuộc tranh luận kéo dài hơn một tháng, Ủy ban đã đạt được một số phiếu 8-7 dành 20 Electoral votes cho Ứng viên Hayes. Quyết định của Ủy ban coi như Chung thẩm. Vào lúc 4:10 sáng ngày 2/3/1877, Thượng nghị sĩ Ferry tuyên bố Hayes thắng cử chạy đua vào Bạch Ốc với CTĐ 185, Tilden thua sát nút với 184. Như vậy Hayes sẽ là Tổng Thống thứ 19 và Wheeler là Phó Tổng Thống. Quyết định của Ủy ban đã làm cho đảng Dân Chủ bị xúc phạm một cách trầm trọng, vì vậy họ sẽ tìm đủ mọi cách ở nghị trường hầu ngăn cản Quốc Hội không thừa nhận kết quả đó của Ủy ban, trong khi đó thì ngày tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống vào ngày 4/3/ 1877 đã gần kề. Lãnh tụ cả hai đảng đồng ý họp tại khách sạn Wormley (*) nằm ở góc đường H và 15 gần Tòa Bạch Ốc để thương thảo một thỏa hiệp đặng chấm dứt cuộc khủng hoảng hầu như bế tắc.
Để Hayes làm Tổng Thống, đảng Cộng Hòa phải đáp ứng những đòi hỏi sau đây của đảng Dân Chủ:
1/- Phải rút hết quân đội Liện bang ra khỏi các tiểu bang miền Nam (Confederate States of America): Louisiana, South Carolina, Florida. Trên thực tế vào lúc này Tổng Thống Grant đã cho rút quân đội ra khỏi Florida.
2/- Phải bổ nhiệm ít nhất một đảng viên Dân chủ miền Nam (Southern Democrat) vào nội các của Hayes đó là Davis M. Key của bang Tenessee trở thành Tổng giám đốc Bưu Điện (Post Master General).
3/- Tái thiết các hệ thống hỏa xa, Liên bang phải xử dụng công ty Texas and Pacific của miền nam.
4/- Lập Pháp phải có chương trình kỹ nghệ hóa miền Nam.
Hayes tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 19 vào thứ hai ngày 5/03/ 1877, ở East Portico của điện Capitol. Trước đó vào ngày chủ nhật 4/03/1877 cũng có một buổi lễ ở Red Room của Bạch Ốc. Khi đã nhậm chức Tổng Thống xong, Hayes đã đền ơn đáp nghĩa cho những luật sư đã giúp ông thắng cử, vào các chức vụ sau đây:
- Luật sư William M.Ewarts được đề cử làm Ngoại Trưởng, một chức vụ mở đầu cho cuộc hành trình vào Bạch Ốc mà qua các sử liệu chúng ta đã thấy ở các trào Tổng thống trước đây như Jefferson, Madison, Monroe, và Quincy Adams.
- Luật sư Stanley Matthews được đề cử vào Supreme Court.
Cũng vì đền ơn đáp nghĩa hậu hĩ như vậy nên cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1876 còn được biết dưới một cái tên đầy mỉa mai và châm biếm “Corrupt Bargain”, giống như cuộc bầu cử Tổng Thống vào năm 1824 giữa John Quincy Adams và Andrew Jackson.
Sau Thỏa Hiệp 1877 thì Kỷ Nguyên Tái Thiết cũng chấm dứt luôn.
(*) còn gọi là Wormley’s Agreement.
MÙA TẠ ƠN 2010
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/kynguyentaithiet.htm
Sinh Tồn chuyển