Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Kỷ lục gia thư pháp... không biết chữ

Được sinh ra với cân nặng chỉ 400gr, các nhà khoa học dự đoán không thể sống qua tuổi 13, nhưng thầy Nhuận Pháp đã thách thức số phận, sống khỏe mạnh

 

Được sinh ra với cân nặng chỉ 400gr, các nhà khoa học dự đoán không thể sống qua tuổi 13, nhưng thầy Nhuận Pháp đã thách thức số phận, sống khỏe mạnh đến nay, đã 28 tuổi. Thầy còn được ghi tên vào danh sách kỷ lục Guinness Việt là “Ông đồ nhỏ nhất Việt Nam”. Tuy nhiên, có một bất ngờ là ông đồ đó lại không hề... biết chữ.

Cơ thể nhỏ nhắn, tương đương các bé 3 - 4 tuổi, đôi mắt bé xíu xiu, giọng nói khàn khàn, thầy Nhuận Pháp xuất hiện nhỏ hơn rất nhiều so với tưởng tượng ban đầu của tôi. Đôi chân nhỏ nhắn, nhanh thoăn thoắt, bước đi nhẹ tênh, thầy dẫn tôi lên lầu, giới thiệu về gian phòng là nơi phục vụ cơm chay, xung quanh trưng bày những bức tranh thư pháp, trong đó có nhiều bức đề dòng chữ “Kỷ lục gia Thích Nhuận Pháp”.

Ca thứ 17 trên thế giới sinh từ 400 - 600gr được dưỡng nuôi bình thường

Thầy Nhuận Pháp, tên thật là Duy Phương, được sinh ra (năm 1985) chỉ vỏn vẹn 400gr, lớn bằng nắm tay, ví như “cục thịt có sự sống”. Nhìn đứa con có số phận thiệt thòi, cô Đinh Thị Anh (53 tuổi) cảm thấy quanh mình một bầu trời tối đen như mực. Nhưng cô Anh không cho phép mình gục ngã. “Cô rất khó bế Pháp. Phải cuốn chú vào chiếc khăn cho có cảm giác trọng lượng mới có thể bế được trên tay. Mỗi khi chú khát sữa, cũng rất khó khăn mới giúp chú mớm được. Vì vú mẹ thì to, miệng chú lại vô cùng nhỏ. Đến nỗi, chú chỉ cần mớm được một giọt sữa mẹ thôi là đã no rồi. Lạ một điều, thể trạng nhỏ nhưng chú không bao giờ bị đau yếu, bệnh tật gì”, cô Anh chia sẻ.

Kỷ lục gia thư pháp... không biết chữ, Phi thường - kỳ quặc, Viet thu phap, thu phap, thay nhuan phap, ong do, ky luc, ky luc viet nam, Chuyen la, chuyen la 2013, video chuyen la, video clip chuyen la, chuyen la moi nhat, chuyện lạ, chuyenla, chuyen la the gioi, chuyen la the gioi 2013, chuyen la viet nam, chuyen la viet nam 2013, chuyen la bon phuong, chuyen la co that, chuyen la kho tin, hien tuong la trong tu nhien, hien tuong la trong thien nhien, tin sock, bao

Chính nghệ sĩ Kim Cương đã đề xuất với thầy Giác Thiện, cử thầy Nhuận Pháp tham gia Hội ngộ ông đồ lần 2 được tổ chức tại Vũng Tàu. Nhờ lần hội ngộ đó, thầy được trao giải Guiness Ông đồ nhỏ nhất Việt Nam.

Tuy nhiên, tất cả điều đó chưa là gì cả so với những tháng ngày mẹ con cô Anh bị thị phi bủa vây. Có người thiện tâm thì bảo đó là thần linh giáng thế. Người ác miệng cho rằng, cha mẹ tạo “nghiệp” nặng kiếp trước nên kiếp này con mới chịu hậu quả. Cô không quan tâm, chỉ ngại con lớn lên sẽ đau khổ vì không thể vượt qua miệng lưỡi của người đời. Sau bao đêm suy nghĩ, cô Anh cùng chồng quyết định rời quê hương Hoài Nhơn, Bình Định vào Sài Gòn sinh sống (năm 1987). Nhưng vào đây rồi, gia đình cô vẫn không thoát khỏi những lời cay độc của miệng đời. Người ta lại tiếp tục truyền tai nhau rằng Nhuận Pháp là ma quỷ đầu thai hoặc người ngoài hành tinh. Biết mình “chạy trời không khỏi nắng”, cô Anh ổn định tâm lý, cố gắng gìn giữ sức khỏe, mong sao bảo vệ được đứa con bạc phước của mình.

Ở Sài Gòn, cô vẫn luôn nuôi hy vọng về một phép màu, mong con có cơ hội phát triển như những đứa trẻ bình thường. “Lúc Nhuận Pháp lên 5 tuổi, cô bế con đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 kiểm tra, được bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2) trực tiếp khám và phát hiện đây là ca đặc biệt nên làm hồ sơ nuôi dưỡng. Sau đó, Bệnh viện Nhi Đồng 2 không có nơi lưu trú nên chuyển qua Bệnh viện Từ Dũ, sống chung với 2 cháu Việt - Đức (cặp song sinh dính nhau hiếm gặp ở Việt Nam), để các nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu. Cho đến khi chuẩn bị ca mổ Việt - Đức thì Nhuận Pháp được chuyển về Trung tâm phục hồi chức năng trẻ mồ côi và suy dinh dưỡng (38 Tú Xương) để tiện chăm sóc và học chữ. Nơi đây, bác sĩ Nguyễn Hồng Nga trực tiếp làm hồ sơ bệnh án nghiên cứu khoa học. Chú là ca thứ 17 trên thế giới của thế kỷ 20 sinh từ 400gr - 600gr mà nuôi bình thường được”, cô Anh nói.

Sống vượt ngưỡng tuổi 13

Thời gian sống cùng thầy Nhuận Pháp ở Bệnh viện Từ Dũ, cô Anh được các nhà nghiên cứu khoa học cho biết: “Ca bệnh dạng này không thể nào sống vượt ngưỡng tuổi 13”. Sự thật như tiếng sét ngang tai, chẳng khác nào bản án tử đã dành sẵn cho Nhuận Pháp, nhưng cô Anh vẫn dũng cảm chấp nhận. Cuộc sống thiếu trước hụt sau, không cho phép cô dành hết thời gian trong bệnh viện với Nhuận Pháp. Ai thuê việc gì, cô làm việc ấy. Bởi cô vẫn còn đứa con trai lớn lúc đó đang học lớp một. “Thời gian đó, gia cảnh của cô cơ cực đến độ phải sống nhờ ở gầm cầu thang, nơi hiện giờ nằm trong khuôn viên Khu du lịch Kỳ Hòa”, cô Anh nói giọng nghẹn ngào.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi. Cô Anh lúc nào cũng hoang mang bởi thông tin về cái chết được báo trước của con trai. Riêng Nhuận Pháp, phần vì trí nhớ kém, phần vì không thể thích nghi với môi trường học tập, mãi đến năm 10 tuổi, thầy vẫn không thể nhớ mặt chữ. “Cô không dạy được chú đâu, vì mỗi lần thấy chú nhỏ nhắn, dễ thương như thế, cô lại không thể nào nghiêm khắc với việc học của chú được. Khi chú được 10 tuổi, cô đã gửi vào chùa”, cô Anh phân bua. Khi vượt ngưỡng tuổi 13, năm 17 tuổi, chú Pháp được xuất gia tại chùa Bát Nhã.

Quá khứ của thầy Nhuận Pháp giống như cuốn lịch ngày. Mỗi ngày trôi qua, một tờ lịch lại được xé đi, tất cả đều chìm vào quên lãng. “Những chuyện xảy ra trong quá khứ, chú không muốn nhớ làm chi. Vậy nên, chú chỉ nhớ được chuyện của hiện tại. Cuộc sống của chú bây giờ không lo, không nghĩ gì cả. Nếu số phận cho chú sự hồn nhiên như đứa trẻ thì cứ sống như thế cho nhẹ nhàng. Có gì không hiểu thì hỏi mẹ chú vậy”, Nhuận Pháp nói.

Kỷ lục gia thư pháp... không biết chữ, Phi thường - kỳ quặc, Viet thu phap, thu phap, thay nhuan phap, ong do, ky luc, ky luc viet nam, Chuyen la, chuyen la 2013, video chuyen la, video clip chuyen la, chuyen la moi nhat, chuyện lạ, chuyenla, chuyen la the gioi, chuyen la the gioi 2013, chuyen la viet nam, chuyen la viet nam 2013, chuyen la bon phuong, chuyen la co that, chuyen la kho tin, hien tuong la trong tu nhien, hien tuong la trong thien nhien, tin sock, bao

Thầy Nhuận Pháp và mẹ

Mãi nghe thầy Nhuận Pháp nhắc đến mẹ, thiếu vắng người cha trong câu chuyện đời. Tôi được cô Anh chia sẻ thêm về cuộc hôn nhân không hạnh phúc. “Vợ chồng cô quyết định vào Sài Gòn bươn chải lo cho các con và mong tránh được tiếng đời không hay về gia đình mình. Song, cái tâm hướng Phật của cô quá lớn, chồng cô lại hay chè chén say sưa, không có thời gian quan tâm đến các con. Cô sợ hình ảnh người cha không gương mẫu sẽ làm cản trở bước tiến của Nhuận Pháp hòa nhập vào xã hội. Vậy nên cô chọn cách giải thoát cho cả hai người. Chỉ mong chú có ý chí vươn lên trong cuộc sống”. Hiện nay, ba của Nhuận Pháp đã có gia đình mới. Thỉnh thoảng ông cũng ghé thăm con, nhưng sợi dây tình cảm cha con khá lỏng lẻo.

Điều kỳ diệu từ năng khiếu thiên bẩm

Cơ duyên đưa Nhuận Pháp đến với nghệ thuật thư pháp cũng nhờ mẹ của thầy. Cô Anh thường xuyên tham gia các chuyến đi thiện nguyện. Trong những chuyến đi ấy, có thầy Thích Giác Thiện, là một nghệ sĩ thư pháp cùng song hành. “Cô nghĩ việc phổ biến thư pháp giúp con người nhìn nhận sâu hơn về những giá trị đạo đức trong cuộc sống. Vì thế, cô quyết định giúp thầy Giác Thiện phát triển lĩnh vực này, mở ra hội quán Thạch Thiện. Cô cũng thuyết phục thầy Giác Thiện đồng ý dạy chữ cho Nhuận Pháp. Qua quá trình dạy chữ, thầy Giác Thiện phát hiện Nhuận Pháp đam mê và có khả năng viết được chữ thư pháp. Thầy đã đem hết tâm huyết để truyền thụ những kỹ thuật đầu tiên về nét ngang, nét dọc, nét cong, nét móc... Sau đó, chú Pháp phải học hết bộ chữ cái, ráp vần và rèn viết chữ tâm, nhẫn, ngộ...”, cô Anh kể. Được viết đi viết lại nhiều lần, Nhuận Pháp dần nhớ hình dáng con chữ. Nhìn những đường nét uyển chuyển, mềm mại, thật khó có thể tin nổi được nó xuất phát từ một người hoàn toàn không biết chữ.

Chính nghệ sĩ Kim Cương đã đề xuất với thầy Giác Thiện, cử thầy Nhuận Pháp tham gia Hội ngộ ông đồ lần 2 được tổ chức tại Vũng Tàu. Nhờ lần hội ngộ đó, thầy được trao giải Guiness Ông đồ nhỏ nhất Việt Nam.

Nói thêm về việc luyện chữ thư pháp, thầy Nhuận Pháp cho biết: “Với chú, việc lưu lại chữ có tác dụng tích cực. Mọi người nhìn gương chú sẽ hiểu, chú không học chữ mà vẫn viết được. Thế thì không có lý do gì mà những người không biết chữ lại không cố gắng học chữ. Ngoài ra, chú muốn viết chữ, học chữ để mang đến niềm vui cho sư phụ và mẹ”.

Do trí nhớ kém, hơn 10 năm trời sống nơi cửa Phật, Nhuận Pháp chỉ có thể thuộc sơ bài Chú Đại Bi. Những bài chú khác, hàng ngày, thầy đều nhờ mẹ, hoặc là quý thầy đọc cho nghe.

Kỷ lục gia thư pháp... không biết chữ, Phi thường - kỳ quặc, Viet thu phap, thu phap, thay nhuan phap, ong do, ky luc, ky luc viet nam, Chuyen la, chuyen la 2013, video chuyen la, video clip chuyen la, chuyen la moi nhat, chuyện lạ, chuyenla, chuyen la the gioi, chuyen la the gioi 2013, chuyen la viet nam, chuyen la viet nam 2013, chuyen la bon phuong, chuyen la co that, chuyen la kho tin, hien tuong la trong tu nhien, hien tuong la trong thien nhien, tin sock, bao

Ngoài niềm đam mê với thư pháp, Nhuận Pháp còn thích thú với môn võ thuật.

Ngoài niềm đam mê với thư pháp, thầy Nhuận Pháp còn thích thú võ thuật. Từ ý định tập luyện ban đầu là rèn sức khỏe, thầy dần phát triển sở thích bằng cách mua nhiều băng đĩa, sách hình về võ thuật để bắt chước theo. Anh trai thầy, Nguyễn Tuấn Chính (32 tuổi), cũng chỉ thêm cho thầy một vài thế võ của Karate và Taekwondo. Song, hầu hết võ thuật mà thầy học được đều tự bản thân, không được qua đào tạo bài bản. Dù thế, khả năng đi quyền của thầy cũng chuyên nghiệp không kém những chú tiểu Thiếu Lâm trong phim.

Lấy võ thuật, thư pháp làm niềm vui, thầy Nhuận Pháp không bao giờ suy nghĩ xa xôi mình sẽ có dự định gì, chỉ mong sao hai niềm đam mê luôn vẹn cả đôi đường. Thầy nói: “Chuyện gì tới thì sẽ tới, chú không bao giờ trông đợi làm gì cả. Với lễ hội văn hóa quốc tế triển lãm Vermon (New York, Mỹ) cũng vậy, người ta mời thì chú đi. Chú không cảm thấy vui hơn gì cả, cảm xúc bình thường thôi”. Tôi quay sang nhìn cô Anh, nụ cười tươi như hoa của cô hiện rõ lên khuôn mặt. Cô nói: “Trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời, giờ đây cô cũng có được niềm an ủi”. Thầy Nhuận Pháp sẽ còn tạo ra nhiều bất ngờ từ nghị lực của mình. Cô Anh tin như thế. Và người viết cũng tin như thế.

Thầy Nhuận Pháp ví chiếc bút lông viết thư pháp cũng giống như binh khí trong võ thuật, nếu không kiểm soát được sẽ hóa ra vô nghĩa. Song, khi đã điều khiển được, nó sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp chúng ta hoàn thành tốt công việc. Như để chứng thực cho ý kiến của mình, thầy Nhuận Pháp chọn lấy một chiếc bút khá to, tương phản với thân hình nhỏ nhắn của thầy, thử viết một vài chữ. Cầm chiếc bút trong tay, thầy di chuyển bàn tay rất điêu luyện. Lúc cần lực thì có lực, lúc cần uyển chuyển thì lại thanh thoát, nhẹ nhàng. Thoáng chốc, bức tranh chữ đã hiện ra với dòng “Chùa Bát Nhã” thật nho nhã. Để viết được nhanh chóng như vậy, bên cạnh thầy có sẵn bảng chữ mẫu để “họa” lại con chữ. Cũng vì điều này, thầy ví von mình là chiếc máy photo và đôi mắt có chức năng quét qua sự vật để ghi nhận lại hình ảnh, tạo ra một bản sao mới.

Chưa bao giờ tự ti về bản thân

Từ lúc hiểu chuyện, biết mình có cuộc sống khác biệt người bình thường, thầy có cảm giác thế nào?

Chú xuất gia từ nhỏ rồi, lánh xa cuộc sống trần tục, nhìn đời rất nhẹ nhàng. Chú chưa từng mang cảm giác buồn bã, tự ti về con người mình cả. Chú cũng biết tình cảm anh em thì phải thương yêu nhau, nhưng quả thực chú đối với anh trai cũng giống như với mọi người thôi. Khi chú cần anh mua giúp điện thoại hay thứ gì đó thì anh mua ngay. Chỉ như vậy thôi, chứ chú không nhờ anh giúp đỡ gì hết.

Thầy phát hiện mình có năng khiếu hội họa và bắt chước thư pháp từ bao giờ?

Chú nhìn thầy Giác Thiện viết, mới cầm bút viết thử vài nét. Chú thấy mình bắt chước được. Vậy là thầy Giác Thiện chỉ dạy thêm thôi. Còn về mốc thời gian, chú chẳng nhớ đâu. Thầy Giác Thiện từ từ dạy cho chú các nét đầu tiên, chú cứ thế mà tập viết theo. Sau đó, thầy cho chú viết đi viết lại một chữ nào đó, viết quen rồi thì sẽ nhớ thôi.

Bức thư pháp đầu tiên của thầy là gì?

Là chữ “Phật tâm”. Chữ này chú luyện viết nhiều rồi nên khi thực hiện cũng nhanh thôi, chỉ mất vài phút. Bức tranh đầu tiên của chú là cây đào, chú tự nghĩ ra, không bắt chước ai hết.

Từ khi đạt kỷ lục là Ông đồ nhỏ nhất Việt Nam, cuộc sống của thầy có thay đổi gì không?

Cuộc sống vẫn bình thường như mọi ngày thôi. Mọi người nhìn chú có vẻ hiếu kỳ, nhưng đó là chuyện của họ. Riêng chú, nếu có ai mời đi biểu diễn phục vụ, chú sẽ đi ngay. Chú muốn đem niềm vui đến cho nhiều người, dù đó là biểu diễn võ thuật hay kỹ thuật viết thư pháp.

Cô Anh đã cùng thầy trải qua những thăng trầm cuộc đời, thầy suy nghĩ gì về mẹ?

Chú biết mẹ yêu thương chú, chú cũng vậy. Mẹ rất muốn chú viết được chữ nên chú luôn cố gắng. Tính chú cũng hay cáu, đã cáu là không muốn làm gì hết. Có lần chú bỏ dở luôn việc viết thư pháp, nhưng rồi lại thấy điều đó tốt với mình, vì rèn luyện được tính kiên trì, vừa làm cho sư phụ và mẹ vui nên chú lại tiếp tục.

Chuyện đời của mẹ con cô như một câu chuyện thần kỳ không hề tồn tại trong nhân gian. Mọi người sẽ không thể nào tin được cô có đủ nghị lực để vượt qua tiếng đời cay nghiệt để nuôi con sống tốt. Khi đã không có lòng tin, dù báo chí có đưa tin về kỷ lục của chú, mọi người ở quê cũng xem đó như tin giật gân, thổi phồng sự thật mà thôi. Do đó, họ hàng chẳng ai hỏi thăm hay có thái độ nào cả. Giờ đây, con trai lớn của cô đang là kỹ sư tin học, cuộc sống rất ổn định. Con trai nhỏ học viết thư pháp có nhiều tiến bộ. Cô cảm thấy vui và hài lòng lắm”, cô Anh chia sẻ.

Theo Bích Vân (Mốt & Cuộc Sống)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Kỷ lục gia thư pháp... không biết chữ

Được sinh ra với cân nặng chỉ 400gr, các nhà khoa học dự đoán không thể sống qua tuổi 13, nhưng thầy Nhuận Pháp đã thách thức số phận, sống khỏe mạnh

 

Được sinh ra với cân nặng chỉ 400gr, các nhà khoa học dự đoán không thể sống qua tuổi 13, nhưng thầy Nhuận Pháp đã thách thức số phận, sống khỏe mạnh đến nay, đã 28 tuổi. Thầy còn được ghi tên vào danh sách kỷ lục Guinness Việt là “Ông đồ nhỏ nhất Việt Nam”. Tuy nhiên, có một bất ngờ là ông đồ đó lại không hề... biết chữ.

Cơ thể nhỏ nhắn, tương đương các bé 3 - 4 tuổi, đôi mắt bé xíu xiu, giọng nói khàn khàn, thầy Nhuận Pháp xuất hiện nhỏ hơn rất nhiều so với tưởng tượng ban đầu của tôi. Đôi chân nhỏ nhắn, nhanh thoăn thoắt, bước đi nhẹ tênh, thầy dẫn tôi lên lầu, giới thiệu về gian phòng là nơi phục vụ cơm chay, xung quanh trưng bày những bức tranh thư pháp, trong đó có nhiều bức đề dòng chữ “Kỷ lục gia Thích Nhuận Pháp”.

Ca thứ 17 trên thế giới sinh từ 400 - 600gr được dưỡng nuôi bình thường

Thầy Nhuận Pháp, tên thật là Duy Phương, được sinh ra (năm 1985) chỉ vỏn vẹn 400gr, lớn bằng nắm tay, ví như “cục thịt có sự sống”. Nhìn đứa con có số phận thiệt thòi, cô Đinh Thị Anh (53 tuổi) cảm thấy quanh mình một bầu trời tối đen như mực. Nhưng cô Anh không cho phép mình gục ngã. “Cô rất khó bế Pháp. Phải cuốn chú vào chiếc khăn cho có cảm giác trọng lượng mới có thể bế được trên tay. Mỗi khi chú khát sữa, cũng rất khó khăn mới giúp chú mớm được. Vì vú mẹ thì to, miệng chú lại vô cùng nhỏ. Đến nỗi, chú chỉ cần mớm được một giọt sữa mẹ thôi là đã no rồi. Lạ một điều, thể trạng nhỏ nhưng chú không bao giờ bị đau yếu, bệnh tật gì”, cô Anh chia sẻ.

Kỷ lục gia thư pháp... không biết chữ, Phi thường - kỳ quặc, Viet thu phap, thu phap, thay nhuan phap, ong do, ky luc, ky luc viet nam, Chuyen la, chuyen la 2013, video chuyen la, video clip chuyen la, chuyen la moi nhat, chuyện lạ, chuyenla, chuyen la the gioi, chuyen la the gioi 2013, chuyen la viet nam, chuyen la viet nam 2013, chuyen la bon phuong, chuyen la co that, chuyen la kho tin, hien tuong la trong tu nhien, hien tuong la trong thien nhien, tin sock, bao

Chính nghệ sĩ Kim Cương đã đề xuất với thầy Giác Thiện, cử thầy Nhuận Pháp tham gia Hội ngộ ông đồ lần 2 được tổ chức tại Vũng Tàu. Nhờ lần hội ngộ đó, thầy được trao giải Guiness Ông đồ nhỏ nhất Việt Nam.

Tuy nhiên, tất cả điều đó chưa là gì cả so với những tháng ngày mẹ con cô Anh bị thị phi bủa vây. Có người thiện tâm thì bảo đó là thần linh giáng thế. Người ác miệng cho rằng, cha mẹ tạo “nghiệp” nặng kiếp trước nên kiếp này con mới chịu hậu quả. Cô không quan tâm, chỉ ngại con lớn lên sẽ đau khổ vì không thể vượt qua miệng lưỡi của người đời. Sau bao đêm suy nghĩ, cô Anh cùng chồng quyết định rời quê hương Hoài Nhơn, Bình Định vào Sài Gòn sinh sống (năm 1987). Nhưng vào đây rồi, gia đình cô vẫn không thoát khỏi những lời cay độc của miệng đời. Người ta lại tiếp tục truyền tai nhau rằng Nhuận Pháp là ma quỷ đầu thai hoặc người ngoài hành tinh. Biết mình “chạy trời không khỏi nắng”, cô Anh ổn định tâm lý, cố gắng gìn giữ sức khỏe, mong sao bảo vệ được đứa con bạc phước của mình.

Ở Sài Gòn, cô vẫn luôn nuôi hy vọng về một phép màu, mong con có cơ hội phát triển như những đứa trẻ bình thường. “Lúc Nhuận Pháp lên 5 tuổi, cô bế con đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 kiểm tra, được bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2) trực tiếp khám và phát hiện đây là ca đặc biệt nên làm hồ sơ nuôi dưỡng. Sau đó, Bệnh viện Nhi Đồng 2 không có nơi lưu trú nên chuyển qua Bệnh viện Từ Dũ, sống chung với 2 cháu Việt - Đức (cặp song sinh dính nhau hiếm gặp ở Việt Nam), để các nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu. Cho đến khi chuẩn bị ca mổ Việt - Đức thì Nhuận Pháp được chuyển về Trung tâm phục hồi chức năng trẻ mồ côi và suy dinh dưỡng (38 Tú Xương) để tiện chăm sóc và học chữ. Nơi đây, bác sĩ Nguyễn Hồng Nga trực tiếp làm hồ sơ bệnh án nghiên cứu khoa học. Chú là ca thứ 17 trên thế giới của thế kỷ 20 sinh từ 400gr - 600gr mà nuôi bình thường được”, cô Anh nói.

Sống vượt ngưỡng tuổi 13

Thời gian sống cùng thầy Nhuận Pháp ở Bệnh viện Từ Dũ, cô Anh được các nhà nghiên cứu khoa học cho biết: “Ca bệnh dạng này không thể nào sống vượt ngưỡng tuổi 13”. Sự thật như tiếng sét ngang tai, chẳng khác nào bản án tử đã dành sẵn cho Nhuận Pháp, nhưng cô Anh vẫn dũng cảm chấp nhận. Cuộc sống thiếu trước hụt sau, không cho phép cô dành hết thời gian trong bệnh viện với Nhuận Pháp. Ai thuê việc gì, cô làm việc ấy. Bởi cô vẫn còn đứa con trai lớn lúc đó đang học lớp một. “Thời gian đó, gia cảnh của cô cơ cực đến độ phải sống nhờ ở gầm cầu thang, nơi hiện giờ nằm trong khuôn viên Khu du lịch Kỳ Hòa”, cô Anh nói giọng nghẹn ngào.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi. Cô Anh lúc nào cũng hoang mang bởi thông tin về cái chết được báo trước của con trai. Riêng Nhuận Pháp, phần vì trí nhớ kém, phần vì không thể thích nghi với môi trường học tập, mãi đến năm 10 tuổi, thầy vẫn không thể nhớ mặt chữ. “Cô không dạy được chú đâu, vì mỗi lần thấy chú nhỏ nhắn, dễ thương như thế, cô lại không thể nào nghiêm khắc với việc học của chú được. Khi chú được 10 tuổi, cô đã gửi vào chùa”, cô Anh phân bua. Khi vượt ngưỡng tuổi 13, năm 17 tuổi, chú Pháp được xuất gia tại chùa Bát Nhã.

Quá khứ của thầy Nhuận Pháp giống như cuốn lịch ngày. Mỗi ngày trôi qua, một tờ lịch lại được xé đi, tất cả đều chìm vào quên lãng. “Những chuyện xảy ra trong quá khứ, chú không muốn nhớ làm chi. Vậy nên, chú chỉ nhớ được chuyện của hiện tại. Cuộc sống của chú bây giờ không lo, không nghĩ gì cả. Nếu số phận cho chú sự hồn nhiên như đứa trẻ thì cứ sống như thế cho nhẹ nhàng. Có gì không hiểu thì hỏi mẹ chú vậy”, Nhuận Pháp nói.

Kỷ lục gia thư pháp... không biết chữ, Phi thường - kỳ quặc, Viet thu phap, thu phap, thay nhuan phap, ong do, ky luc, ky luc viet nam, Chuyen la, chuyen la 2013, video chuyen la, video clip chuyen la, chuyen la moi nhat, chuyện lạ, chuyenla, chuyen la the gioi, chuyen la the gioi 2013, chuyen la viet nam, chuyen la viet nam 2013, chuyen la bon phuong, chuyen la co that, chuyen la kho tin, hien tuong la trong tu nhien, hien tuong la trong thien nhien, tin sock, bao

Thầy Nhuận Pháp và mẹ

Mãi nghe thầy Nhuận Pháp nhắc đến mẹ, thiếu vắng người cha trong câu chuyện đời. Tôi được cô Anh chia sẻ thêm về cuộc hôn nhân không hạnh phúc. “Vợ chồng cô quyết định vào Sài Gòn bươn chải lo cho các con và mong tránh được tiếng đời không hay về gia đình mình. Song, cái tâm hướng Phật của cô quá lớn, chồng cô lại hay chè chén say sưa, không có thời gian quan tâm đến các con. Cô sợ hình ảnh người cha không gương mẫu sẽ làm cản trở bước tiến của Nhuận Pháp hòa nhập vào xã hội. Vậy nên cô chọn cách giải thoát cho cả hai người. Chỉ mong chú có ý chí vươn lên trong cuộc sống”. Hiện nay, ba của Nhuận Pháp đã có gia đình mới. Thỉnh thoảng ông cũng ghé thăm con, nhưng sợi dây tình cảm cha con khá lỏng lẻo.

Điều kỳ diệu từ năng khiếu thiên bẩm

Cơ duyên đưa Nhuận Pháp đến với nghệ thuật thư pháp cũng nhờ mẹ của thầy. Cô Anh thường xuyên tham gia các chuyến đi thiện nguyện. Trong những chuyến đi ấy, có thầy Thích Giác Thiện, là một nghệ sĩ thư pháp cùng song hành. “Cô nghĩ việc phổ biến thư pháp giúp con người nhìn nhận sâu hơn về những giá trị đạo đức trong cuộc sống. Vì thế, cô quyết định giúp thầy Giác Thiện phát triển lĩnh vực này, mở ra hội quán Thạch Thiện. Cô cũng thuyết phục thầy Giác Thiện đồng ý dạy chữ cho Nhuận Pháp. Qua quá trình dạy chữ, thầy Giác Thiện phát hiện Nhuận Pháp đam mê và có khả năng viết được chữ thư pháp. Thầy đã đem hết tâm huyết để truyền thụ những kỹ thuật đầu tiên về nét ngang, nét dọc, nét cong, nét móc... Sau đó, chú Pháp phải học hết bộ chữ cái, ráp vần và rèn viết chữ tâm, nhẫn, ngộ...”, cô Anh kể. Được viết đi viết lại nhiều lần, Nhuận Pháp dần nhớ hình dáng con chữ. Nhìn những đường nét uyển chuyển, mềm mại, thật khó có thể tin nổi được nó xuất phát từ một người hoàn toàn không biết chữ.

Chính nghệ sĩ Kim Cương đã đề xuất với thầy Giác Thiện, cử thầy Nhuận Pháp tham gia Hội ngộ ông đồ lần 2 được tổ chức tại Vũng Tàu. Nhờ lần hội ngộ đó, thầy được trao giải Guiness Ông đồ nhỏ nhất Việt Nam.

Nói thêm về việc luyện chữ thư pháp, thầy Nhuận Pháp cho biết: “Với chú, việc lưu lại chữ có tác dụng tích cực. Mọi người nhìn gương chú sẽ hiểu, chú không học chữ mà vẫn viết được. Thế thì không có lý do gì mà những người không biết chữ lại không cố gắng học chữ. Ngoài ra, chú muốn viết chữ, học chữ để mang đến niềm vui cho sư phụ và mẹ”.

Do trí nhớ kém, hơn 10 năm trời sống nơi cửa Phật, Nhuận Pháp chỉ có thể thuộc sơ bài Chú Đại Bi. Những bài chú khác, hàng ngày, thầy đều nhờ mẹ, hoặc là quý thầy đọc cho nghe.

Kỷ lục gia thư pháp... không biết chữ, Phi thường - kỳ quặc, Viet thu phap, thu phap, thay nhuan phap, ong do, ky luc, ky luc viet nam, Chuyen la, chuyen la 2013, video chuyen la, video clip chuyen la, chuyen la moi nhat, chuyện lạ, chuyenla, chuyen la the gioi, chuyen la the gioi 2013, chuyen la viet nam, chuyen la viet nam 2013, chuyen la bon phuong, chuyen la co that, chuyen la kho tin, hien tuong la trong tu nhien, hien tuong la trong thien nhien, tin sock, bao

Ngoài niềm đam mê với thư pháp, Nhuận Pháp còn thích thú với môn võ thuật.

Ngoài niềm đam mê với thư pháp, thầy Nhuận Pháp còn thích thú võ thuật. Từ ý định tập luyện ban đầu là rèn sức khỏe, thầy dần phát triển sở thích bằng cách mua nhiều băng đĩa, sách hình về võ thuật để bắt chước theo. Anh trai thầy, Nguyễn Tuấn Chính (32 tuổi), cũng chỉ thêm cho thầy một vài thế võ của Karate và Taekwondo. Song, hầu hết võ thuật mà thầy học được đều tự bản thân, không được qua đào tạo bài bản. Dù thế, khả năng đi quyền của thầy cũng chuyên nghiệp không kém những chú tiểu Thiếu Lâm trong phim.

Lấy võ thuật, thư pháp làm niềm vui, thầy Nhuận Pháp không bao giờ suy nghĩ xa xôi mình sẽ có dự định gì, chỉ mong sao hai niềm đam mê luôn vẹn cả đôi đường. Thầy nói: “Chuyện gì tới thì sẽ tới, chú không bao giờ trông đợi làm gì cả. Với lễ hội văn hóa quốc tế triển lãm Vermon (New York, Mỹ) cũng vậy, người ta mời thì chú đi. Chú không cảm thấy vui hơn gì cả, cảm xúc bình thường thôi”. Tôi quay sang nhìn cô Anh, nụ cười tươi như hoa của cô hiện rõ lên khuôn mặt. Cô nói: “Trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời, giờ đây cô cũng có được niềm an ủi”. Thầy Nhuận Pháp sẽ còn tạo ra nhiều bất ngờ từ nghị lực của mình. Cô Anh tin như thế. Và người viết cũng tin như thế.

Thầy Nhuận Pháp ví chiếc bút lông viết thư pháp cũng giống như binh khí trong võ thuật, nếu không kiểm soát được sẽ hóa ra vô nghĩa. Song, khi đã điều khiển được, nó sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp chúng ta hoàn thành tốt công việc. Như để chứng thực cho ý kiến của mình, thầy Nhuận Pháp chọn lấy một chiếc bút khá to, tương phản với thân hình nhỏ nhắn của thầy, thử viết một vài chữ. Cầm chiếc bút trong tay, thầy di chuyển bàn tay rất điêu luyện. Lúc cần lực thì có lực, lúc cần uyển chuyển thì lại thanh thoát, nhẹ nhàng. Thoáng chốc, bức tranh chữ đã hiện ra với dòng “Chùa Bát Nhã” thật nho nhã. Để viết được nhanh chóng như vậy, bên cạnh thầy có sẵn bảng chữ mẫu để “họa” lại con chữ. Cũng vì điều này, thầy ví von mình là chiếc máy photo và đôi mắt có chức năng quét qua sự vật để ghi nhận lại hình ảnh, tạo ra một bản sao mới.

Chưa bao giờ tự ti về bản thân

Từ lúc hiểu chuyện, biết mình có cuộc sống khác biệt người bình thường, thầy có cảm giác thế nào?

Chú xuất gia từ nhỏ rồi, lánh xa cuộc sống trần tục, nhìn đời rất nhẹ nhàng. Chú chưa từng mang cảm giác buồn bã, tự ti về con người mình cả. Chú cũng biết tình cảm anh em thì phải thương yêu nhau, nhưng quả thực chú đối với anh trai cũng giống như với mọi người thôi. Khi chú cần anh mua giúp điện thoại hay thứ gì đó thì anh mua ngay. Chỉ như vậy thôi, chứ chú không nhờ anh giúp đỡ gì hết.

Thầy phát hiện mình có năng khiếu hội họa và bắt chước thư pháp từ bao giờ?

Chú nhìn thầy Giác Thiện viết, mới cầm bút viết thử vài nét. Chú thấy mình bắt chước được. Vậy là thầy Giác Thiện chỉ dạy thêm thôi. Còn về mốc thời gian, chú chẳng nhớ đâu. Thầy Giác Thiện từ từ dạy cho chú các nét đầu tiên, chú cứ thế mà tập viết theo. Sau đó, thầy cho chú viết đi viết lại một chữ nào đó, viết quen rồi thì sẽ nhớ thôi.

Bức thư pháp đầu tiên của thầy là gì?

Là chữ “Phật tâm”. Chữ này chú luyện viết nhiều rồi nên khi thực hiện cũng nhanh thôi, chỉ mất vài phút. Bức tranh đầu tiên của chú là cây đào, chú tự nghĩ ra, không bắt chước ai hết.

Từ khi đạt kỷ lục là Ông đồ nhỏ nhất Việt Nam, cuộc sống của thầy có thay đổi gì không?

Cuộc sống vẫn bình thường như mọi ngày thôi. Mọi người nhìn chú có vẻ hiếu kỳ, nhưng đó là chuyện của họ. Riêng chú, nếu có ai mời đi biểu diễn phục vụ, chú sẽ đi ngay. Chú muốn đem niềm vui đến cho nhiều người, dù đó là biểu diễn võ thuật hay kỹ thuật viết thư pháp.

Cô Anh đã cùng thầy trải qua những thăng trầm cuộc đời, thầy suy nghĩ gì về mẹ?

Chú biết mẹ yêu thương chú, chú cũng vậy. Mẹ rất muốn chú viết được chữ nên chú luôn cố gắng. Tính chú cũng hay cáu, đã cáu là không muốn làm gì hết. Có lần chú bỏ dở luôn việc viết thư pháp, nhưng rồi lại thấy điều đó tốt với mình, vì rèn luyện được tính kiên trì, vừa làm cho sư phụ và mẹ vui nên chú lại tiếp tục.

Chuyện đời của mẹ con cô như một câu chuyện thần kỳ không hề tồn tại trong nhân gian. Mọi người sẽ không thể nào tin được cô có đủ nghị lực để vượt qua tiếng đời cay nghiệt để nuôi con sống tốt. Khi đã không có lòng tin, dù báo chí có đưa tin về kỷ lục của chú, mọi người ở quê cũng xem đó như tin giật gân, thổi phồng sự thật mà thôi. Do đó, họ hàng chẳng ai hỏi thăm hay có thái độ nào cả. Giờ đây, con trai lớn của cô đang là kỹ sư tin học, cuộc sống rất ổn định. Con trai nhỏ học viết thư pháp có nhiều tiến bộ. Cô cảm thấy vui và hài lòng lắm”, cô Anh chia sẻ.

Theo Bích Vân (Mốt & Cuộc Sống)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm