Nhân Vật
"Kỳ nhân" Huỳnh Uy Dũng
Mỗi đêm Huỳnh Uy Dũng (ông đổi tên đệm từ Phi thành Uy) làm hàng chục bài thơ nhập đồng và cho in dán khắp nơi trong văn phòng công ty. Huỳnh Uy Dũng tuyển chọn một tập thơ
Mỗi đêm Huỳnh Uy Dũng (ông đổi tên đệm từ Phi thành Uy) làm hàng chục bài thơ nhập đồng và cho in dán khắp nơi trong văn phòng công ty. Huỳnh Uy Dũng tuyển chọn một tập thơ “Tâm Linh” cho Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành và tuyên bố rằng : “Tôi thách các nhà thơ Việt Nam làm được thơ hay như thơ tôi”. Xin trích bốn câu thơ “tuyệt tác” của ông chủ khu du lịch Đại Nam Văn Hiến lừng lẫy với bút danh Huỳnh Công: “Về thăm Văn Hiến Quạt Mo. Thằng Bờm không đổi dù cho ba bè. Phú ông chớ ỉ giàu nghe. Quạt Mo không đổi ba bè gỗ lim”. Ngoài làm thơ tâm linh, Huỳnh Phi Dũng còn sáng tác kinh Phật mới, quốc ca mới và đặc biệt có khả năng gọi mưa ngăn bão…
Mười sáu năm trước. Tôi nhận được lá thư bạn đọc phản ảnh việc Huỳnh Phi Dũng, giám đốc công ty Thanh Lễ lấy tiền nhà nước về quê làm đường với danh nghĩa cá nhân, nên tìm đến Bình Dương gặp Dũng để tìm hiểu sự thật. Khi nghe tôi nói nội dung bạn đọc, Dũng cười không nói gì, rồi bỏ vào phòng trong… Khoảng ba bốn phút sau Dũng quay ra pha bình trà mới và nói chuyện tiếu lâm, chẳng hề quan tâm đến việc tôi vừa hỏi
Bỗng một chiếc xe du lịch xuất hiện trước sân và đồng chí Nguyễn Minh Triết – Bí thư tỉnh ủy Bình Dương (sau này là Chủ tịch nước ) xuất hiện, tôi và Huỳnh Phi Dũng vội vã ra chào đón. Đồng chí Nguyễn Minh Triết tên thân mật là Sáu Phong, nguyên Bí thư Trung ương đoàn, thủ trưởng cũ của tôi.
Tôi tưởng hôm nay tình cờ gặp thủ trưởng cũ, nhưng không phải, anh Sáu Phong tới đây là do cú điện thoại của Huỳnh Phi Dũng lúc bỏ vào phòng trong. Tôi không ngờ một việc nhỏ chưa đâu ra đâu như vậy mà Huỳnh Phi Dũng cũng nhờ Bí thư tỉnh ủy can thiệp? Anh Sáu Phong nói ngay với tôi: “Thôi không viết lách gì về chuyện đó nữa nghe Minh Diện! ”. Anh Sáu Phong cho biết: Việc Huỳnh Phi Dũng mang tiền về Bình Định giúp quê hương là có thật, nhưng đó là món quà của chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương dành cho nhân dân tỉnh Bình Định, để tỏ lòng biết ơn vì đã cho Bình Dương một doanh nhân có tài, có tâm góp phần vào sự phát triển Bình Dương.
Câu chuyện dừng ở đó, Huỳnh Phi Dũng mời mọi người ăn trưa rồi vui vẻ chia tay. Tôi phải quên lá thư đi và từ đó cứ canh cánh trong lòng như một món nợ chưa trả. Tuy nhiên nhờ mối quan hệ mới mà tôi biết được ít nhiều về cách làm giàu cũng như nhân cách của vị Huỳnh Phi Dũng, người mà nhà sử học Dương Trung Quốc gọi là “kỳ nhân” này.
Chuyện tiền bạc mênh mông
Huỳnh Phi Dũng tuổi Nhâm Dần (1962), học chưa hết phổ thông, đi bộ đội tham gia chiến đấu ở Campuchia mấy năm, khi được xuất ngũ vào sinh sống ở Bình Dương và kết hôn với Trần Thị Tuyết lớn hơn Dũng 6 tuổi, là con gái một cán bộ lãnh đạo cấp sở. Tài sản lớn nhất của vợ chồng Huỳnh Phi Dũng lúc đó là chiếc xe máy cũ trị giá ba chỉ rưỡi vàng của bố mẹ vợ cho làm của hồi môn. Ông bố vợ xin cho con rể vào làm nhân viên ở Phòng tổ chức cán bộ Công an tỉnh Bình Dương, một thời gian sau Dũng được chuyển qua phòng hậu cần.
Đó là những năm tháng cuối thời bao cấp, nghèo đói và khắt khe Nhiệm vụ của người lính hậu cần là làm sao mỗi bữa ăn của cán bộ chiến sĩ thêm con cá, bìa đậu. Ngày ấy xi măng là loại vật tư quý hiếm nằm trong danh mục phân phối theo tiêu chuẩn đặc biệt. Huỳnh Phi Dũng đã từng làm phụ hồ một thời gian nên biết vôi có thể thay thế xi măng trong xây dưng. Và thế là Dũng xin lãnh đạo cho đắp lò nung vôi. Lúc đầu chả ai tin, nhưng khi mẻ vôi đầu tiên ra lò bán hết veo thì mọi người đều phục sự nhạy bén của Dũng. Từ một lò vôi được nhân lên bốn năm lò vôi và Huỳnh Phi Dũng thành “Dũng lò vôi” từ đó.
Việc kinh doanh vôi mang lại hiệu quả cao, ngoài tăng tiền ăn cho anh em hằng ngày, còn tích lũy được 300 triệu đồng, một số tiền không nhỏ thời kỳ đó. Huỳnh Phi Dũng còn phát triển thêm ngành nghề khác như sản xuất đồ gỗ, chế biến hạt điều xuất khẩu.. v.v… Như một bà đỡ mát tay, nghề nào Dũng mở ra cũng làm ăn phát đạt.
Ngay từ thời điểm đó, Dũng đã tận dụng sự “mát tay” của mình để vừa làm việc công vừa lo việc tư. Song song với việc sản xuất kinh doanh của đơn vị do Dũng phụ trách là những tổ sản xuất của Trần Thị Tuyết – vợ Dũng. Dũng đã tạo cho mình cái thế “chân trong chân ngoài” mà sau này nó cực kỳ hiệu quả trong việc thâu tóm lợi nhuận.
Năm 1992, Bình Dương có công ty sơn mài Thanh Lễ làm ăn thua lỗ, nội bộ lủng củng, công nhân bỏ việc, giám đốc bị kỷ luật. Uỷ ban nhân dân tỉnh làm việc với bên Công an và “mượn” Dũng sang làm giám đốc công ty Thành Lễ. Nhận chức, Huỳnh Phi Dũng ra điều kiện, nếu lỗ sẽ bồi thường, có lời chia nhà nước bảy, Dũng ba. Chi tiết này Huỳnh Phi Dũng nói với chúng tôi trong lúc vui chuyện chứ không có văn bản nào ghi nhận. Có điều Dũng quả là một doanh nhân bẩm sinh có tài đoán trước tình thế và luôn gặp may trong chuyện làm giàu. Dũng về làm giám đốc công ty Thành Lễ không lâu thì nội bộ lãnh đạo Bình Dương có nhiều thay đổi và làn gió đổi mới thông thoáng hẳn lên. Thành Lễ không còn là một công ty sản xuất sơn mài đơn điệu mà là một Công ty thương mại xuất nhập khẩu tổng hợp. Nhanh nhạy nắm thị trường, Huỳnh Phi Dũng mở rộng kinh doanh xăng dầu, cao su, đồ gỗ. Mặt hàng thu nhiều lợi nhuận nhất của Thanh Lễ là xăng dầu vì giữ thế độc quyền. Những kho xăng, dầu của Thanh Lễ lúc bấy giờ chả kém cạnh gì kho xăng Nhà Bè. Và đây cũng là lúc Huỳnh Phi Dũng thực hiện chiến thuật “chân trong chân ngoài” rất hiệu quả. Dũng dành cho công ty của vợ làm đại lý độc quyền phân phối xăng dầu của công ty Thành Lễ với triết khấu hao hụt và tỷ lệ hoa hồng các nơi khác nằm mơ cũng không thấy. Mỗi ngày hàng triệu lít xăng dầu từ kho Thanh Lễ qua tay gia đình Huỳnh Phi Dũng chảy khắp Bình Dương, Bình Phước lên tận Đak Nông, Đak lắc và vượt biên giới qua Campuchia. Có lần chị Tuyết nói thật với tôi : “Ngày ấy làm xăng dầu sướng không thể tả được! Mỗi buổi chiều đánh xe đi gom từng bao tiền về không đếm xuể”. Nhưng, đó chỉ là những đồng tiền lẻ so với lợi nhuận từ đất sau này.
Bình Dương trở thành điểm đến hấp dẫn khi ông Nguyễn Minh Triết tuyên bố trải thảm đỏ đón các nhà đấu tư. Tấm “thảm đỏ” đầu tiên rộng 160 ha ở Sóng Thần và người được sử dụng nó chính là Huỳnh Phi Dũng. Với 160 ha đất được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Công ty Thanh Lễ, Huỳnh Phi Dũng đã ký hợp đồng với công ty Phi Long xây dựng hạ tầng cơ sở với tỷ lệ ăn chia 50/50. Người ta nói Huỳnh Phi Dũng ký bằng hai tay: Tay phải đại diện doanh nghiệp nhà nước là công ty Thanh Lễ, tay trái đại diên cộng ty Phi Long của gia đình mình. Công ty Phi Long được hưởng quyền như công ty Thanh Lễ là không phải nộp tiền sử đất, mà chỉ góp vốn xây dựng hạ tầng rồi phân lô cho thuê, thực chất là chuyển nhượng bất hợp pháp quyền sử dụng đất. Thông qua 57 hợp đồng cho 13 đơn vị và cá nhân “thuê”, trong đó có nhiều hợp đồng với công ty Minh Phụng – Epco, Huỳnh Phi Dũng đã thu được 130 tỷ đồng, công ty Phi Long của gia đình Dũng lãi ròng 30 tỷ, tương đương 300 triệu đô la Mỹ thời kỳ đó.
Huỳnh Uy Dũng và vợ hai - Hằng Canada |
Thừa thắng xông lên , tháng 9-1995 Huỳnh Phi Dũng mở tiếp khu Sóng Thần 1 với điên tích 178 ha và cho thuê ngay sau đó đạt tỷ lệ 104%
Có lẽ thấy hình thức liên doanh vừa phải chia chác lợi nhuận vừa phức tạp nên khi mở khu công nghiệp Sóng Thần 2 diện tích 279 ha và Sóng thần 3 diện tích 533 ha, cũng như khu du lịch sinh thái diện tích 467 ha, Huỳnh Phi Dũng dành trọn quyền đầu tư cho các công ty của mình là Hoàng Gia, Đại Nam. Từng vùng dân cư cũng như đất nông nghiệp đã được “quy hoạch” cho Huỳnh Phi Dũng dễ như trở bàn tay. Người ta nói đất Bình Dương chỗ nào ngon nhất thì đều về tay Huỳnh Phi Dũng và biết bao gia đình đã phải lặng lẽ gạt nước mắt ra đi từ bỏ vườn tược ruộng đồng của mình vi “vòi bạch tuộc” ấy.
Không biết có nhà báo nào bị “há miệng mắc quai” như tôi không, nhưng quả thật rất ít báo lên tiếng về Huỳnh Phi Dũng. Trong thời gian vụ án Minh Phung-Epco, có một vài bài trên báo Tuổi Trẻ, nhưng bị chìm vào im lặng. Và rồi Huỳnh Phi Dũng được bầu làm đại biểu Quốc Hội, khoác lên mình bộ cánh chính khách và cái quyền bất khả xâm phạm !
Chuyện tài năng khó hiểu
Mỗi đêm Dũng làm hàng chục bài thơ nhập đồng và cho in dán khắp nơi trong văn phòng công ty. Huỳnh Phi Dũng tuyển chọn một tập thơ “Tâm Linh” cho Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành và tuyên bố rằng: “Tôi thách các nhà thơ Việt Nam làm được thơ hay như thơ tôi”. Xin trích bốn câu thơ “tuyệt tác” của Huỳnh Phi Dũng với bút danh Huỳnh Công:
Về thăm Văn Hiến Quạt Mo
Thằng Bờm không đổi dù cho ba bè
Phú ông chớ ỉ giàu nghe
Quạt Mo không đổi ba bè gỗ lim.
Ngoài làm thơ tâm linh, Dũng còn sáng tác kinh Phật mới, quốc ca mới và đặc biệt có khả năng gọi mưa ngăn bão. Dũng từng khẳng định rằng, bất kỳ cơn bão nào sắp đổ bộ vào nước ta Dũng đều có thể lái trệch đi hướng khác!? Huỳnh Phi Dũng cũng có tài tiên đoán tình hình đất nước mười năm, hai, ba mươi năm như Trạng Trình tái thế .
Có lẽ không doanh nhân nào nói nhiều về lòng yêu nước thương dân như Huỳnh Phi Dũng. Cũng có lẽ không doanh nhân nào nói về lòng vị tha và đức độ của mình như Huỳnh Phi Dũng.
Huỳnh Phi Dũng tuyên bố bỏ từ bỏ kinh doanh, dành toàn bộ tâm lưc xây dựng Đại Nam Văn Hiến để thức tỉnh nhân tâm, chấn hưng nước Việt và chặn đứng mọi mưu mô của Trung Quốc !?
Từ khi khởi công xây dựng công trình đến lúc cơ bản hoàn thành, Huỳnh Phi Dũng ăn chay trường và không rời khỏi công trình. Tất cả hình mẫu núi non, chùa chiền, tranh, tượng đều làm theo ý tưởng của Dũng. Huỳnh Phi Dũng xây dựng hẳn một xưởng sản xuất gạch ngói riêng để xây chùa để gĩu tinh khiết. Công trình ngốn tiền như nước và người cung ứng tiền bạc chính là chị Trần Thị Tuyết – vợ Dũng. Huỳnh Phi Dũng nói với mọi người “Vợ chồng tôi đã nguyện dù phải bán hết tài sản cũng xây dựng xong công trình tâm linh này!”. Dũng tuyên bố không thu bất kỳ một khoản tiền nào khi mọi người đến thăm quan Đại Nam Văn Hiến
Quả thật ở nước ta chưa có ngôi chùa nào to và dát vàng nhiều như Đại Nam Văn Hiến của Huỳnh Phi Dũng. Chùa có diện tích 3000 m2, dưới dãy núi Ngũ Hành Sơn đắp bằng xi măng cốt thép cao 75 mét. Trong chùa những cánh cửa gỗ quý nặng hàng tấn, những bức tượng, hoành phi, câu đối và những tác phẩm thơ tâm linh của Huỳnh Phi Dũng đều thiếp vàng. Chính điện thờ Phật Tổ Như Lai trên cùng, ở giữa Vua Hùng kế đến Hồ Chủ Tịch, phía tay phải thờ bách gia trăm họ và Mẹ Âu Cơ, phía trái thờ gia tộc Trần –Huỳnh. Rất nhiều ý kiến phản đối việc thờ Phật, thờ Thần, thờ lãnh tụ và tổ tiên lẫn lộn trong một nơi gọi là “chùa” của Huỳnh Phi Dũng, vì vậy Dũng đã thay đổi cách trưng bày.
Nhiều vị lãnh đạo đã đến thăm chùa và tặng lẵng hoa. Khi hoa héo, Huỳnh Phi Dũng thuê nghệ nhân làm những lẵng hoa giả giống y hệt rồi khắc tên vị lãnh đạo đó để lưu lại lâu dài. Ngoài sân có hàng chục cây cảnh quý cũng được khắc tên từng vị quan chức trên biển đồng, như một thứ cầu chứng cho địa vị cao sang và phẩm chất tốt đẹp của ông chủ Huỳnh Phi Dũng.
Thay cho lễ khánh thành Đại Nam Văn Hiến, Huỳnh Phi Dũng tổ chức lễ mừng thọ mẹ. Tôi chưa từng nhìn thấy bữa tiệc mừng thọ nào hoành tráng thế: Trên quảng trường Đại Nam Văn Hiến, 1000 bàn tiệc và 10.000 thực khách. Trong đêm long trọng ấy mọi người được nghe những bài thơ, bài hát do Huỳnh Phi Dũng sáng tác qua giọng ngâm và tiếng hát của của các nghệ sỹ nổi tiếng. Khi chiếc kiệu rước bà mẹ lên sân khấu, đích thân Huỳnh Phi Dũng đọc “Bài thơ tăng mẹ” nghe sang sảng như tiếng chuông.
Tôi hoàn toàn không ngờ sau cái đêm hoành tráng ấy không lâu thì bà mẹ Huỳnh Phi Dũng cùng chị Tuyết vợ Dũng lên Sài Gòn thăm tôi và cho biết Huỳnh Phi Dũng đã quyết định chia tay với chị Trần Thị Tuyết. Bà mẹ Dũng cũng như toàn thể gia đình phản đối quyết liệt nhưng Dũng bất chấp tất cả để đi theo một người đàn bà khác. Người đàn bà nào đã làm cho Huỳnh Phi Dũng say mê đến quay quắt đến thế?
Chuyện tình yêu nức nở
Vào một buổi sáng, tôi cùng Hồng Quang ở Đài truyền hình Việt Nam đang ngồi chơi ở văn phòng của Huỳnh Phi Dũng, thì một chiếc xe Luxus chạy tới và từ trong xe bước ra hai phụ nữ và một người đàn ông. Họ vào phòng đon đả chào mọi người. Người phụ nữ có khuôn mặt trái soan, nước da trắng giới thiệu: “Tên em là Hằng, mọi người quen goi Hăng Canada vì em ở Canada. Còn đây là chị gái và anh trai em”. Hồng Quang nắm bàn tay nhỏ nhắn của Hằng Canada và nói vui: “Có lẽ hoa hậu còn phải gọi em bằng chị đó nghe!”. Hằng cười tươi như hoa và nói : “Em đẹp thiệt hôn mấy anh? ”.
Huỳnh Phi Dũng kể rằng Hằng sang Canada từ nhỏ, năm 18 tuổi lấy chồng người Hoa, được một đứa con trai 16 tuổi thì chồng chết. Gia đình chồng muốn Hằng lấy đứa em chồng, Hằng không chịu thì một đêm tay này toan cưỡng bức cô, vì thế Hằng đưa con và mang theo 18 triệu đô la về nước thành lập công ty kinh doanh bất động sản và trồng cao su. Hôm nay Hằng tới công ty để làm hợp đồng thuê 400 m2 đất trong khuôn viên Đại Nam Văn Hiến mở siêu thị thời trang.
Bữa cơm trưa hôm đó có cả vợ con Huỳnh Phi Dũng và một ông cán bộ tỉnh Bình Dương. Dũng nhắc đi nhắc lại câu “giàu không bỏ bạn sang không bỏ vợ”. Âý thế mà chỉ mấy tháng sau, Hằng Canada không chỉ thuê đất mở siêu thị mà muốn làm bà chủ của Đại Nam Văn Hiến.
Vì Huỳnh Phi Dũng tin vào tâm linh, nên chị Trần Thị Tuyết cũng muôn dùng tâm linh để hóa giải cơn mê tâm của chồng. Bà Chín và chị Tuyết nhờ tôi đưa tới gặp Hòa Thượng Thích Như Niệm ở chùa Pháp Hoa quận Phú Nhuận – TPHCM, một cao tăng nổi tiếng mà tôi biết. Hòa thượng Thích Như Niệm nói: “Cái nhân quả như vậy, như vậy” và chỉ khuyên bà Chín và chị Tuyết về cố gắng làm việc thiện và đọc Chú Đại Bi. Ít lâu sau chị Tuyết cho biết chị đã đồng ý ra tòa ly dị bởi không ai có thể nứu kéo được Huỳnh Phi Dũng. Chị Tuyết kể có lần anh Sáu Phong đến, mà Dũng còn ngoảnh mặt quay đi.
Tôi gặp chị Tuyết ở bệnh viên Chợ Rẫy mấy ngày sau phiên tòa xử vụ ly hôn của chị và Huỳnh Phi Dũng. Chị Tuyết cho biết gay go nhất là việc phân chia tài sản. Theo ý chị là phải thuê kiểm toán toàn bộ tài sản sau đó phân chia theo luật định nhưng Huỳnh Phi Dũng muốn tự mình phân chia không cần kiểm toán. Chị Tuyết kể: “Ông ta quỳ xuống khóc lạy tôi và ba đứa con. Các con tôi nói, thôi má ơi làm theo ý ba đi, và tôi đồng ý”. Chị Tuyết cho biết chị chỉ được nhận khối nhà xưởng của ở công ty Hoàng Gia, ba đứa con đươc mấy hec-ta cao su còn bao nhiêu tài sản thuộc Huỳnh Phi Dũng hết. Thật mỉa mai khi Huỳnh Phi Dũng vẫn rêu rao dạy đời: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời !?”
Từ ngày ấy Dũng chấm dứt quan hệ với bạn bè cũ. Dũng tuyên bố đoạn tuyệt với quá khứ, và để khằng định điều đó Huỳnh Phi Dũng đổi tên thành Huỳnh Uy Dũng. Dũng nói Huỳnh Phi Dũng đã chết rồi !?.
Huỳnh Uy Dũng tuyên bố đã trả hết nợ hàng trăm tỷ và đang tiếp tục hoàn thiện thêm công trình tâm linh Đại Nam Văn Hiến. Có điều mọi người đừng tin lời Huỳnh Phi Dũng nói trước kia là đến thăm quan không mất tiền. Ở đây bây giờ mọi thứ đều có giá cắt cổ hơn các nơi khác.
Bữa cơm trưa hôm đó có cả vợ con Huỳnh Phi Dũng và một ông cán bộ tỉnh Bình Dương. Dũng nhắc đi nhắc lại câu “giàu không bỏ bạn sang không bỏ vợ”. Âý thế mà chỉ mấy tháng sau, Hằng Canada không chỉ thuê đất mở siêu thị mà muốn làm bà chủ của Đại Nam Văn Hiến.
Vì Huỳnh Phi Dũng tin vào tâm linh, nên chị Trần Thị Tuyết cũng muôn dùng tâm linh để hóa giải cơn mê tâm của chồng. Bà Chín và chị Tuyết nhờ tôi đưa tới gặp Hòa Thượng Thích Như Niệm ở chùa Pháp Hoa quận Phú Nhuận – TPHCM, một cao tăng nổi tiếng mà tôi biết. Hòa thượng Thích Như Niệm nói: “Cái nhân quả như vậy, như vậy” và chỉ khuyên bà Chín và chị Tuyết về cố gắng làm việc thiện và đọc Chú Đại Bi. Ít lâu sau chị Tuyết cho biết chị đã đồng ý ra tòa ly dị bởi không ai có thể nứu kéo được Huỳnh Phi Dũng. Chị Tuyết kể có lần anh Sáu Phong đến, mà Dũng còn ngoảnh mặt quay đi.
Tôi gặp chị Tuyết ở bệnh viên Chợ Rẫy mấy ngày sau phiên tòa xử vụ ly hôn của chị và Huỳnh Phi Dũng. Chị Tuyết cho biết gay go nhất là việc phân chia tài sản. Theo ý chị là phải thuê kiểm toán toàn bộ tài sản sau đó phân chia theo luật định nhưng Huỳnh Phi Dũng muốn tự mình phân chia không cần kiểm toán. Chị Tuyết kể: “Ông ta quỳ xuống khóc lạy tôi và ba đứa con. Các con tôi nói, thôi má ơi làm theo ý ba đi, và tôi đồng ý”. Chị Tuyết cho biết chị chỉ được nhận khối nhà xưởng của ở công ty Hoàng Gia, ba đứa con đươc mấy hec-ta cao su còn bao nhiêu tài sản thuộc Huỳnh Phi Dũng hết. Thật mỉa mai khi Huỳnh Phi Dũng vẫn rêu rao dạy đời: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời !?”
Từ ngày ấy Dũng chấm dứt quan hệ với bạn bè cũ. Dũng tuyên bố đoạn tuyệt với quá khứ, và để khằng định điều đó Huỳnh Phi Dũng đổi tên thành Huỳnh Uy Dũng. Dũng nói Huỳnh Phi Dũng đã chết rồi !?.
Huỳnh Uy Dũng tuyên bố đã trả hết nợ hàng trăm tỷ và đang tiếp tục hoàn thiện thêm công trình tâm linh Đại Nam Văn Hiến. Có điều mọi người đừng tin lời Huỳnh Phi Dũng nói trước kia là đến thăm quan không mất tiền. Ở đây bây giờ mọi thứ đều có giá cắt cổ hơn các nơi khác.
MINH DIỆN
(Blog Lê Thiếu Nhơn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
"Kỳ nhân" Huỳnh Uy Dũng
Mỗi đêm Huỳnh Uy Dũng (ông đổi tên đệm từ Phi thành Uy) làm hàng chục bài thơ nhập đồng và cho in dán khắp nơi trong văn phòng công ty. Huỳnh Uy Dũng tuyển chọn một tập thơ
Mỗi đêm Huỳnh Uy Dũng (ông đổi tên đệm từ Phi thành Uy) làm hàng chục bài thơ nhập đồng và cho in dán khắp nơi trong văn phòng công ty. Huỳnh Uy Dũng tuyển chọn một tập thơ “Tâm Linh” cho Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành và tuyên bố rằng : “Tôi thách các nhà thơ Việt Nam làm được thơ hay như thơ tôi”. Xin trích bốn câu thơ “tuyệt tác” của ông chủ khu du lịch Đại Nam Văn Hiến lừng lẫy với bút danh Huỳnh Công: “Về thăm Văn Hiến Quạt Mo. Thằng Bờm không đổi dù cho ba bè. Phú ông chớ ỉ giàu nghe. Quạt Mo không đổi ba bè gỗ lim”. Ngoài làm thơ tâm linh, Huỳnh Phi Dũng còn sáng tác kinh Phật mới, quốc ca mới và đặc biệt có khả năng gọi mưa ngăn bão…
Mười sáu năm trước. Tôi nhận được lá thư bạn đọc phản ảnh việc Huỳnh Phi Dũng, giám đốc công ty Thanh Lễ lấy tiền nhà nước về quê làm đường với danh nghĩa cá nhân, nên tìm đến Bình Dương gặp Dũng để tìm hiểu sự thật. Khi nghe tôi nói nội dung bạn đọc, Dũng cười không nói gì, rồi bỏ vào phòng trong… Khoảng ba bốn phút sau Dũng quay ra pha bình trà mới và nói chuyện tiếu lâm, chẳng hề quan tâm đến việc tôi vừa hỏi
Bỗng một chiếc xe du lịch xuất hiện trước sân và đồng chí Nguyễn Minh Triết – Bí thư tỉnh ủy Bình Dương (sau này là Chủ tịch nước ) xuất hiện, tôi và Huỳnh Phi Dũng vội vã ra chào đón. Đồng chí Nguyễn Minh Triết tên thân mật là Sáu Phong, nguyên Bí thư Trung ương đoàn, thủ trưởng cũ của tôi.
Tôi tưởng hôm nay tình cờ gặp thủ trưởng cũ, nhưng không phải, anh Sáu Phong tới đây là do cú điện thoại của Huỳnh Phi Dũng lúc bỏ vào phòng trong. Tôi không ngờ một việc nhỏ chưa đâu ra đâu như vậy mà Huỳnh Phi Dũng cũng nhờ Bí thư tỉnh ủy can thiệp? Anh Sáu Phong nói ngay với tôi: “Thôi không viết lách gì về chuyện đó nữa nghe Minh Diện! ”. Anh Sáu Phong cho biết: Việc Huỳnh Phi Dũng mang tiền về Bình Định giúp quê hương là có thật, nhưng đó là món quà của chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương dành cho nhân dân tỉnh Bình Định, để tỏ lòng biết ơn vì đã cho Bình Dương một doanh nhân có tài, có tâm góp phần vào sự phát triển Bình Dương.
Câu chuyện dừng ở đó, Huỳnh Phi Dũng mời mọi người ăn trưa rồi vui vẻ chia tay. Tôi phải quên lá thư đi và từ đó cứ canh cánh trong lòng như một món nợ chưa trả. Tuy nhiên nhờ mối quan hệ mới mà tôi biết được ít nhiều về cách làm giàu cũng như nhân cách của vị Huỳnh Phi Dũng, người mà nhà sử học Dương Trung Quốc gọi là “kỳ nhân” này.
Chuyện tiền bạc mênh mông
Huỳnh Phi Dũng tuổi Nhâm Dần (1962), học chưa hết phổ thông, đi bộ đội tham gia chiến đấu ở Campuchia mấy năm, khi được xuất ngũ vào sinh sống ở Bình Dương và kết hôn với Trần Thị Tuyết lớn hơn Dũng 6 tuổi, là con gái một cán bộ lãnh đạo cấp sở. Tài sản lớn nhất của vợ chồng Huỳnh Phi Dũng lúc đó là chiếc xe máy cũ trị giá ba chỉ rưỡi vàng của bố mẹ vợ cho làm của hồi môn. Ông bố vợ xin cho con rể vào làm nhân viên ở Phòng tổ chức cán bộ Công an tỉnh Bình Dương, một thời gian sau Dũng được chuyển qua phòng hậu cần.
Đó là những năm tháng cuối thời bao cấp, nghèo đói và khắt khe Nhiệm vụ của người lính hậu cần là làm sao mỗi bữa ăn của cán bộ chiến sĩ thêm con cá, bìa đậu. Ngày ấy xi măng là loại vật tư quý hiếm nằm trong danh mục phân phối theo tiêu chuẩn đặc biệt. Huỳnh Phi Dũng đã từng làm phụ hồ một thời gian nên biết vôi có thể thay thế xi măng trong xây dưng. Và thế là Dũng xin lãnh đạo cho đắp lò nung vôi. Lúc đầu chả ai tin, nhưng khi mẻ vôi đầu tiên ra lò bán hết veo thì mọi người đều phục sự nhạy bén của Dũng. Từ một lò vôi được nhân lên bốn năm lò vôi và Huỳnh Phi Dũng thành “Dũng lò vôi” từ đó.
Việc kinh doanh vôi mang lại hiệu quả cao, ngoài tăng tiền ăn cho anh em hằng ngày, còn tích lũy được 300 triệu đồng, một số tiền không nhỏ thời kỳ đó. Huỳnh Phi Dũng còn phát triển thêm ngành nghề khác như sản xuất đồ gỗ, chế biến hạt điều xuất khẩu.. v.v… Như một bà đỡ mát tay, nghề nào Dũng mở ra cũng làm ăn phát đạt.
Ngay từ thời điểm đó, Dũng đã tận dụng sự “mát tay” của mình để vừa làm việc công vừa lo việc tư. Song song với việc sản xuất kinh doanh của đơn vị do Dũng phụ trách là những tổ sản xuất của Trần Thị Tuyết – vợ Dũng. Dũng đã tạo cho mình cái thế “chân trong chân ngoài” mà sau này nó cực kỳ hiệu quả trong việc thâu tóm lợi nhuận.
Năm 1992, Bình Dương có công ty sơn mài Thanh Lễ làm ăn thua lỗ, nội bộ lủng củng, công nhân bỏ việc, giám đốc bị kỷ luật. Uỷ ban nhân dân tỉnh làm việc với bên Công an và “mượn” Dũng sang làm giám đốc công ty Thành Lễ. Nhận chức, Huỳnh Phi Dũng ra điều kiện, nếu lỗ sẽ bồi thường, có lời chia nhà nước bảy, Dũng ba. Chi tiết này Huỳnh Phi Dũng nói với chúng tôi trong lúc vui chuyện chứ không có văn bản nào ghi nhận. Có điều Dũng quả là một doanh nhân bẩm sinh có tài đoán trước tình thế và luôn gặp may trong chuyện làm giàu. Dũng về làm giám đốc công ty Thành Lễ không lâu thì nội bộ lãnh đạo Bình Dương có nhiều thay đổi và làn gió đổi mới thông thoáng hẳn lên. Thành Lễ không còn là một công ty sản xuất sơn mài đơn điệu mà là một Công ty thương mại xuất nhập khẩu tổng hợp. Nhanh nhạy nắm thị trường, Huỳnh Phi Dũng mở rộng kinh doanh xăng dầu, cao su, đồ gỗ. Mặt hàng thu nhiều lợi nhuận nhất của Thanh Lễ là xăng dầu vì giữ thế độc quyền. Những kho xăng, dầu của Thanh Lễ lúc bấy giờ chả kém cạnh gì kho xăng Nhà Bè. Và đây cũng là lúc Huỳnh Phi Dũng thực hiện chiến thuật “chân trong chân ngoài” rất hiệu quả. Dũng dành cho công ty của vợ làm đại lý độc quyền phân phối xăng dầu của công ty Thành Lễ với triết khấu hao hụt và tỷ lệ hoa hồng các nơi khác nằm mơ cũng không thấy. Mỗi ngày hàng triệu lít xăng dầu từ kho Thanh Lễ qua tay gia đình Huỳnh Phi Dũng chảy khắp Bình Dương, Bình Phước lên tận Đak Nông, Đak lắc và vượt biên giới qua Campuchia. Có lần chị Tuyết nói thật với tôi : “Ngày ấy làm xăng dầu sướng không thể tả được! Mỗi buổi chiều đánh xe đi gom từng bao tiền về không đếm xuể”. Nhưng, đó chỉ là những đồng tiền lẻ so với lợi nhuận từ đất sau này.
Bình Dương trở thành điểm đến hấp dẫn khi ông Nguyễn Minh Triết tuyên bố trải thảm đỏ đón các nhà đấu tư. Tấm “thảm đỏ” đầu tiên rộng 160 ha ở Sóng Thần và người được sử dụng nó chính là Huỳnh Phi Dũng. Với 160 ha đất được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Công ty Thanh Lễ, Huỳnh Phi Dũng đã ký hợp đồng với công ty Phi Long xây dựng hạ tầng cơ sở với tỷ lệ ăn chia 50/50. Người ta nói Huỳnh Phi Dũng ký bằng hai tay: Tay phải đại diện doanh nghiệp nhà nước là công ty Thanh Lễ, tay trái đại diên cộng ty Phi Long của gia đình mình. Công ty Phi Long được hưởng quyền như công ty Thanh Lễ là không phải nộp tiền sử đất, mà chỉ góp vốn xây dựng hạ tầng rồi phân lô cho thuê, thực chất là chuyển nhượng bất hợp pháp quyền sử dụng đất. Thông qua 57 hợp đồng cho 13 đơn vị và cá nhân “thuê”, trong đó có nhiều hợp đồng với công ty Minh Phụng – Epco, Huỳnh Phi Dũng đã thu được 130 tỷ đồng, công ty Phi Long của gia đình Dũng lãi ròng 30 tỷ, tương đương 300 triệu đô la Mỹ thời kỳ đó.
Huỳnh Uy Dũng và vợ hai - Hằng Canada |
Thừa thắng xông lên , tháng 9-1995 Huỳnh Phi Dũng mở tiếp khu Sóng Thần 1 với điên tích 178 ha và cho thuê ngay sau đó đạt tỷ lệ 104%
Có lẽ thấy hình thức liên doanh vừa phải chia chác lợi nhuận vừa phức tạp nên khi mở khu công nghiệp Sóng Thần 2 diện tích 279 ha và Sóng thần 3 diện tích 533 ha, cũng như khu du lịch sinh thái diện tích 467 ha, Huỳnh Phi Dũng dành trọn quyền đầu tư cho các công ty của mình là Hoàng Gia, Đại Nam. Từng vùng dân cư cũng như đất nông nghiệp đã được “quy hoạch” cho Huỳnh Phi Dũng dễ như trở bàn tay. Người ta nói đất Bình Dương chỗ nào ngon nhất thì đều về tay Huỳnh Phi Dũng và biết bao gia đình đã phải lặng lẽ gạt nước mắt ra đi từ bỏ vườn tược ruộng đồng của mình vi “vòi bạch tuộc” ấy.
Không biết có nhà báo nào bị “há miệng mắc quai” như tôi không, nhưng quả thật rất ít báo lên tiếng về Huỳnh Phi Dũng. Trong thời gian vụ án Minh Phung-Epco, có một vài bài trên báo Tuổi Trẻ, nhưng bị chìm vào im lặng. Và rồi Huỳnh Phi Dũng được bầu làm đại biểu Quốc Hội, khoác lên mình bộ cánh chính khách và cái quyền bất khả xâm phạm !
Chuyện tài năng khó hiểu
Mỗi đêm Dũng làm hàng chục bài thơ nhập đồng và cho in dán khắp nơi trong văn phòng công ty. Huỳnh Phi Dũng tuyển chọn một tập thơ “Tâm Linh” cho Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành và tuyên bố rằng: “Tôi thách các nhà thơ Việt Nam làm được thơ hay như thơ tôi”. Xin trích bốn câu thơ “tuyệt tác” của Huỳnh Phi Dũng với bút danh Huỳnh Công:
Về thăm Văn Hiến Quạt Mo
Thằng Bờm không đổi dù cho ba bè
Phú ông chớ ỉ giàu nghe
Quạt Mo không đổi ba bè gỗ lim.
Ngoài làm thơ tâm linh, Dũng còn sáng tác kinh Phật mới, quốc ca mới và đặc biệt có khả năng gọi mưa ngăn bão. Dũng từng khẳng định rằng, bất kỳ cơn bão nào sắp đổ bộ vào nước ta Dũng đều có thể lái trệch đi hướng khác!? Huỳnh Phi Dũng cũng có tài tiên đoán tình hình đất nước mười năm, hai, ba mươi năm như Trạng Trình tái thế .
Có lẽ không doanh nhân nào nói nhiều về lòng yêu nước thương dân như Huỳnh Phi Dũng. Cũng có lẽ không doanh nhân nào nói về lòng vị tha và đức độ của mình như Huỳnh Phi Dũng.
Huỳnh Phi Dũng tuyên bố bỏ từ bỏ kinh doanh, dành toàn bộ tâm lưc xây dựng Đại Nam Văn Hiến để thức tỉnh nhân tâm, chấn hưng nước Việt và chặn đứng mọi mưu mô của Trung Quốc !?
Từ khi khởi công xây dựng công trình đến lúc cơ bản hoàn thành, Huỳnh Phi Dũng ăn chay trường và không rời khỏi công trình. Tất cả hình mẫu núi non, chùa chiền, tranh, tượng đều làm theo ý tưởng của Dũng. Huỳnh Phi Dũng xây dựng hẳn một xưởng sản xuất gạch ngói riêng để xây chùa để gĩu tinh khiết. Công trình ngốn tiền như nước và người cung ứng tiền bạc chính là chị Trần Thị Tuyết – vợ Dũng. Huỳnh Phi Dũng nói với mọi người “Vợ chồng tôi đã nguyện dù phải bán hết tài sản cũng xây dựng xong công trình tâm linh này!”. Dũng tuyên bố không thu bất kỳ một khoản tiền nào khi mọi người đến thăm quan Đại Nam Văn Hiến
Quả thật ở nước ta chưa có ngôi chùa nào to và dát vàng nhiều như Đại Nam Văn Hiến của Huỳnh Phi Dũng. Chùa có diện tích 3000 m2, dưới dãy núi Ngũ Hành Sơn đắp bằng xi măng cốt thép cao 75 mét. Trong chùa những cánh cửa gỗ quý nặng hàng tấn, những bức tượng, hoành phi, câu đối và những tác phẩm thơ tâm linh của Huỳnh Phi Dũng đều thiếp vàng. Chính điện thờ Phật Tổ Như Lai trên cùng, ở giữa Vua Hùng kế đến Hồ Chủ Tịch, phía tay phải thờ bách gia trăm họ và Mẹ Âu Cơ, phía trái thờ gia tộc Trần –Huỳnh. Rất nhiều ý kiến phản đối việc thờ Phật, thờ Thần, thờ lãnh tụ và tổ tiên lẫn lộn trong một nơi gọi là “chùa” của Huỳnh Phi Dũng, vì vậy Dũng đã thay đổi cách trưng bày.
Nhiều vị lãnh đạo đã đến thăm chùa và tặng lẵng hoa. Khi hoa héo, Huỳnh Phi Dũng thuê nghệ nhân làm những lẵng hoa giả giống y hệt rồi khắc tên vị lãnh đạo đó để lưu lại lâu dài. Ngoài sân có hàng chục cây cảnh quý cũng được khắc tên từng vị quan chức trên biển đồng, như một thứ cầu chứng cho địa vị cao sang và phẩm chất tốt đẹp của ông chủ Huỳnh Phi Dũng.
Thay cho lễ khánh thành Đại Nam Văn Hiến, Huỳnh Phi Dũng tổ chức lễ mừng thọ mẹ. Tôi chưa từng nhìn thấy bữa tiệc mừng thọ nào hoành tráng thế: Trên quảng trường Đại Nam Văn Hiến, 1000 bàn tiệc và 10.000 thực khách. Trong đêm long trọng ấy mọi người được nghe những bài thơ, bài hát do Huỳnh Phi Dũng sáng tác qua giọng ngâm và tiếng hát của của các nghệ sỹ nổi tiếng. Khi chiếc kiệu rước bà mẹ lên sân khấu, đích thân Huỳnh Phi Dũng đọc “Bài thơ tăng mẹ” nghe sang sảng như tiếng chuông.
Tôi hoàn toàn không ngờ sau cái đêm hoành tráng ấy không lâu thì bà mẹ Huỳnh Phi Dũng cùng chị Tuyết vợ Dũng lên Sài Gòn thăm tôi và cho biết Huỳnh Phi Dũng đã quyết định chia tay với chị Trần Thị Tuyết. Bà mẹ Dũng cũng như toàn thể gia đình phản đối quyết liệt nhưng Dũng bất chấp tất cả để đi theo một người đàn bà khác. Người đàn bà nào đã làm cho Huỳnh Phi Dũng say mê đến quay quắt đến thế?
Chuyện tình yêu nức nở
Vào một buổi sáng, tôi cùng Hồng Quang ở Đài truyền hình Việt Nam đang ngồi chơi ở văn phòng của Huỳnh Phi Dũng, thì một chiếc xe Luxus chạy tới và từ trong xe bước ra hai phụ nữ và một người đàn ông. Họ vào phòng đon đả chào mọi người. Người phụ nữ có khuôn mặt trái soan, nước da trắng giới thiệu: “Tên em là Hằng, mọi người quen goi Hăng Canada vì em ở Canada. Còn đây là chị gái và anh trai em”. Hồng Quang nắm bàn tay nhỏ nhắn của Hằng Canada và nói vui: “Có lẽ hoa hậu còn phải gọi em bằng chị đó nghe!”. Hằng cười tươi như hoa và nói : “Em đẹp thiệt hôn mấy anh? ”.
Huỳnh Phi Dũng kể rằng Hằng sang Canada từ nhỏ, năm 18 tuổi lấy chồng người Hoa, được một đứa con trai 16 tuổi thì chồng chết. Gia đình chồng muốn Hằng lấy đứa em chồng, Hằng không chịu thì một đêm tay này toan cưỡng bức cô, vì thế Hằng đưa con và mang theo 18 triệu đô la về nước thành lập công ty kinh doanh bất động sản và trồng cao su. Hôm nay Hằng tới công ty để làm hợp đồng thuê 400 m2 đất trong khuôn viên Đại Nam Văn Hiến mở siêu thị thời trang.
Bữa cơm trưa hôm đó có cả vợ con Huỳnh Phi Dũng và một ông cán bộ tỉnh Bình Dương. Dũng nhắc đi nhắc lại câu “giàu không bỏ bạn sang không bỏ vợ”. Âý thế mà chỉ mấy tháng sau, Hằng Canada không chỉ thuê đất mở siêu thị mà muốn làm bà chủ của Đại Nam Văn Hiến.
Vì Huỳnh Phi Dũng tin vào tâm linh, nên chị Trần Thị Tuyết cũng muôn dùng tâm linh để hóa giải cơn mê tâm của chồng. Bà Chín và chị Tuyết nhờ tôi đưa tới gặp Hòa Thượng Thích Như Niệm ở chùa Pháp Hoa quận Phú Nhuận – TPHCM, một cao tăng nổi tiếng mà tôi biết. Hòa thượng Thích Như Niệm nói: “Cái nhân quả như vậy, như vậy” và chỉ khuyên bà Chín và chị Tuyết về cố gắng làm việc thiện và đọc Chú Đại Bi. Ít lâu sau chị Tuyết cho biết chị đã đồng ý ra tòa ly dị bởi không ai có thể nứu kéo được Huỳnh Phi Dũng. Chị Tuyết kể có lần anh Sáu Phong đến, mà Dũng còn ngoảnh mặt quay đi.
Tôi gặp chị Tuyết ở bệnh viên Chợ Rẫy mấy ngày sau phiên tòa xử vụ ly hôn của chị và Huỳnh Phi Dũng. Chị Tuyết cho biết gay go nhất là việc phân chia tài sản. Theo ý chị là phải thuê kiểm toán toàn bộ tài sản sau đó phân chia theo luật định nhưng Huỳnh Phi Dũng muốn tự mình phân chia không cần kiểm toán. Chị Tuyết kể: “Ông ta quỳ xuống khóc lạy tôi và ba đứa con. Các con tôi nói, thôi má ơi làm theo ý ba đi, và tôi đồng ý”. Chị Tuyết cho biết chị chỉ được nhận khối nhà xưởng của ở công ty Hoàng Gia, ba đứa con đươc mấy hec-ta cao su còn bao nhiêu tài sản thuộc Huỳnh Phi Dũng hết. Thật mỉa mai khi Huỳnh Phi Dũng vẫn rêu rao dạy đời: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời !?”
Từ ngày ấy Dũng chấm dứt quan hệ với bạn bè cũ. Dũng tuyên bố đoạn tuyệt với quá khứ, và để khằng định điều đó Huỳnh Phi Dũng đổi tên thành Huỳnh Uy Dũng. Dũng nói Huỳnh Phi Dũng đã chết rồi !?.
Huỳnh Uy Dũng tuyên bố đã trả hết nợ hàng trăm tỷ và đang tiếp tục hoàn thiện thêm công trình tâm linh Đại Nam Văn Hiến. Có điều mọi người đừng tin lời Huỳnh Phi Dũng nói trước kia là đến thăm quan không mất tiền. Ở đây bây giờ mọi thứ đều có giá cắt cổ hơn các nơi khác.
Bữa cơm trưa hôm đó có cả vợ con Huỳnh Phi Dũng và một ông cán bộ tỉnh Bình Dương. Dũng nhắc đi nhắc lại câu “giàu không bỏ bạn sang không bỏ vợ”. Âý thế mà chỉ mấy tháng sau, Hằng Canada không chỉ thuê đất mở siêu thị mà muốn làm bà chủ của Đại Nam Văn Hiến.
Vì Huỳnh Phi Dũng tin vào tâm linh, nên chị Trần Thị Tuyết cũng muôn dùng tâm linh để hóa giải cơn mê tâm của chồng. Bà Chín và chị Tuyết nhờ tôi đưa tới gặp Hòa Thượng Thích Như Niệm ở chùa Pháp Hoa quận Phú Nhuận – TPHCM, một cao tăng nổi tiếng mà tôi biết. Hòa thượng Thích Như Niệm nói: “Cái nhân quả như vậy, như vậy” và chỉ khuyên bà Chín và chị Tuyết về cố gắng làm việc thiện và đọc Chú Đại Bi. Ít lâu sau chị Tuyết cho biết chị đã đồng ý ra tòa ly dị bởi không ai có thể nứu kéo được Huỳnh Phi Dũng. Chị Tuyết kể có lần anh Sáu Phong đến, mà Dũng còn ngoảnh mặt quay đi.
Tôi gặp chị Tuyết ở bệnh viên Chợ Rẫy mấy ngày sau phiên tòa xử vụ ly hôn của chị và Huỳnh Phi Dũng. Chị Tuyết cho biết gay go nhất là việc phân chia tài sản. Theo ý chị là phải thuê kiểm toán toàn bộ tài sản sau đó phân chia theo luật định nhưng Huỳnh Phi Dũng muốn tự mình phân chia không cần kiểm toán. Chị Tuyết kể: “Ông ta quỳ xuống khóc lạy tôi và ba đứa con. Các con tôi nói, thôi má ơi làm theo ý ba đi, và tôi đồng ý”. Chị Tuyết cho biết chị chỉ được nhận khối nhà xưởng của ở công ty Hoàng Gia, ba đứa con đươc mấy hec-ta cao su còn bao nhiêu tài sản thuộc Huỳnh Phi Dũng hết. Thật mỉa mai khi Huỳnh Phi Dũng vẫn rêu rao dạy đời: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời !?”
Từ ngày ấy Dũng chấm dứt quan hệ với bạn bè cũ. Dũng tuyên bố đoạn tuyệt với quá khứ, và để khằng định điều đó Huỳnh Phi Dũng đổi tên thành Huỳnh Uy Dũng. Dũng nói Huỳnh Phi Dũng đã chết rồi !?.
Huỳnh Uy Dũng tuyên bố đã trả hết nợ hàng trăm tỷ và đang tiếp tục hoàn thiện thêm công trình tâm linh Đại Nam Văn Hiến. Có điều mọi người đừng tin lời Huỳnh Phi Dũng nói trước kia là đến thăm quan không mất tiền. Ở đây bây giờ mọi thứ đều có giá cắt cổ hơn các nơi khác.
MINH DIỆN
(Blog Lê Thiếu Nhơn)