Di Sản Hồ Chí Minh
Ký sự đường dài: những cuộc viếng thăm TPB VNCH – Tập 5
VRNs (15.04.2015) – Chuyển từ miền Đông Nam Bộ sang miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tiếp xúc với một nền văn hóa, tập tục khác hẳn. Người miền Tây (Miền Nam – Đồng Bằng Sông Cửu Long) vồn vã hiếu khách, tính tình khoáng đạt và luôn lạc quan vui tươi. Xem ra do định cư lâu năm nên tình làng nghĩa xóm có phần nồng thắm.
Mỗi lần chúng tôi đến một nơi nào dừng lại để hỏi đường đi, không chỉ một người được hỏi trả lời nhưng những người khác biết được cũng chạy ra và vui vẻ nhiệt tình trả lời. Mỗi lần chúng tôi đến nhà của một vị TPB thì ngay từ đầu xóm, người ta đã bàn tán xì xầm và dõi mắt theo bước chân của chúng tôi. Có những người còn lớn tiếng kêu gọi chúng tôi giúp đỡ người TPB ấy vì hoàn cảnh quá khó khăn. Họ kêu gọi như kêu gọi cho chính những người thân của họ.
Nhưng công cuộc tìm kiếm địa chỉ của nền văn hóa này cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì chúng tôi chỉ có tên tuổi của người TPB theo hồ sơ, nhưng người dân địa phương thì không bao giờ gọi tên của người TPB ấy, mà họ chỉ nói và nói một cách lành mạnh về một ông khuyết tật nào đó có tên gọi là ‘Sáu Nhỏng, Tư Em, hoặc Năm Đen…” vì thế chúng tôi cứ phải liên lạc bằng điện thoại với người thân của TPB này và xin cho biết tên mà người trong xóm thường gọi.
Một khó khăn khác đó là đường xá nông thôn và việc xây dựng nhà cửa trong những năm gần đây đã thay đổi rất nhiều. Nhất là con đường cao tốc Trung Lương đã làm thay đổi bản đồ giao thông của Long An – Tiền Giang (Mỹ Tho). Nhưng hình ảnh trong đầu của người TPB mù mắt, cụt hai chân hơn 40 năm không ra khỏi nhà, nay không còn chính xác nữa, những con lộ mà các ông hướng dẫn chúng tôi đi đã thay đổi rất nhiều, hài hước hơn là những cọc mốc mà các ông hướng dẫn chỉ toàn là: đi qua ba cây dừa quẹo phải, căn nhà màu xanh (chúng tôi đang đứng trước cả một chục căn nhà màu xanh, chạy dọc theo một con lộ), hàng rào dâm bụt (cái hàng rào hơn 40 năm trước nay còn đâu!), cái lộ lót đan nhỏ (nay là con đường rộng cán xi măng ngang 4 mét),…
Chúng tôi khởi sự chuyến đi về Đồng Bằng Sông Cửu Long từ những địa chỉ gần nhất với Sài Gòn: tỉnh Long An. Người TPB chúng tôi gặp gỡ đầu tiên là ông TPB Nguyễn Văn Một, SN 1942, 73 tuổi, Địa Phương Quân, Tiểu khu Long An. Ông bị thương ở Cai Lậy, Tiền Giang, bị tật ở bàn tay và nhiều vết thương trên đầu. Sức khỏe suy yếu theo năm tháng cùng với tuổi già ông liên tiếp bị tai biến nên nói rất khó khăn, không thể di chuyển được, quanh quẩn trên chiếc xe lăn với sự trợ giúp của gia đình. Sau khi để lại cho ông một phần quà, chúng tôi mời gia đình lên SG để nhận chiếc xe lăn mới cho ông. Và ngay sau đó bà đã đến nhận về chiếc xe lăn mới để thay thế chiếc xe lăn cũ đã hư hỏng. Hy vọng chuyến viếng thăm, món quà nhỏ bé và chiếc xe lăn sẽ làm cho ông được vui mừng, sống những ngày tháng còn lại. Chúng tôi nhận được sự tiếp đãi chân tình và nồng hậu của gia đình ông.
Vợ ông TPB Nguyễn Văn Một lên Sài Gòn nhận chiếc xe lăn mới thay cho ông
Một địa chỉ khác mà chúng tôi tìm đến đúng là một địa chỉ vùng sâu vùng xa, sau khi vượt qua những bờ ruộng chông chênh mà bước chân của những người thành phố khó mà có thể đi vững vàng. Vào cuối một xóm nhỏ sát bên bờ kênh có một căn nhà nhỏ, ấm cúng, hạnh phúc. Chúng tôi nói ấm cúng và hạnh phúc vì người TPB có tên là Nguyễn Văn Ngộ, SN 1954, 61 tuổi, đã có trong cuộc đời của mình một mối tình hết sức thi vị và kiên vững. Chúng tôi nghe bà Nguyễn Thị Phượng Hồng -vợ ông TPB Ngộ chia sẻ với chúng tôi: “Lúc đầu sống với nhau là cả một vấn đề. Nhờ ơn Chúa mà chúng tôi mới vượt qua được tất cả các khó khăn. Nếu như tôi chọn cuộc sống bon chen thì tôi sẽ không thương anh ấy suốt cuộc đời đâu.” Theo như ông bà kể, bà gặp ông ở Tổng y viện Cộng Hòa khi đi thăm nuôi một người anh của bà, tình yêu nảy nở giữa một người em gái của người bạn nằm cạnh giường bệnh với người TPB tên Ngộ cụt cả hai chân, đã bắt đầu một cuộc tình đầy sóng gió mà chỉ có tình yêu thực sự mà họ dành cho nhau mới có thể vượt qua được.
Bây giờ, 43 năm qua rồi, kể từ ngày gặp nhau ở Tổng y viện Cộng Hòa, căn nhà nhỏ của ông bà đầy ắp tiếng cười sau những giọt mồ hôi. Người con gái gốc Bắc năm xưa giã từ gia đình, xóm làng để về làm dâu của bà con người miền Nam, học ăn, học nói, học sống kiểu phóng khoáng miền Nam nhưng tràn trề tình cảm.
Bà Hồng cho biết: “Anh ngồi trên xuồng giăng lưới, đánh bắt cá được mười mấy năm rồi để nuôi con ăn học. Nghề giăng lưới cắn câu là nghề chính của ông ấy.” Bây giờ, chiếc xuồng cũ đã hư hỏng, ước mong của ông là có một chiếc xuồng mới đẩy ra con rạch sau nhà để bắt con tôm, con cá phụ với bà bữa cơm hằng ngày. Chúng tôi rất vui mừng vì có thể chia sẻ một cách cụ thể và làm cho ước mong ấy được trọn vẹn. Một tuần sau, người đàn ông ấy đã có thể bơi chiếc xuồng nhỏ của mình cùng với một tấm lưới mới tinh và lại tiếp tục sự nghiệp với mớ tôm, con tép.
Cùng với chiếc xuồng, chúng tôi cũng gửi cho ông một chiếc xe lăn để dùng làm phương tiện di chuyển trên đất liền thăm bà con lối xóm.
Có những tình huống hết sức bất ngờ hoàn toàn không tiên liệu được, chúng tôi khó nhọc, vất vả để tìm ra địa chỉ nhà của ông TPB Trần Văn Kiểm, SN 1945, 70 tuổi. Cuối cùng thì cũng tìm ra nhưng người đưa chúng tôi đến nhà ông lại là công an xã. Chả là khi chúng tôi đến gần địa chỉ, đang khi hỏi người địa phương bà con nhiệt tình dẫn chúng tôi vào thẳng công an xã và người công an xã cũng rất nhiệt tình bảo chúng tôi lên xe hai bánh của anh ta và chở thẳng lên nhà ông. Không biết người công an xã đơn sơ hay cố tình theo dõi cuộc thăm viếng. Ông ta cứ ngồi đối diện với chúng tôi và ông Kiểm quan sát và lắng nghe. Chúng tôi không nói năng gì được cả chỉ nói rằng, một nhóm từ thiện biết ông bị khuyết tật và nghèo nên đến thăm cùng biếu quà. Nhanh trí chúng tôi xin số điện thoại của con trai ông. Sau khi ra khỏi nhà, đi một quãng đường xa và bảo đảm rằng không bị theo dõi, chúng tôi gọi điện thoại ngược lại gia đình ông và nói sự thật về cuộc viếng thăm của chương trình ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’. Thật đáng tiếc, cuộc trao đổi rất khách sáo và đầy tính tự vệ thiếu hẳn sự thân tình.
Chúng tôi lần lượt thăm viếng các ông TPB Bùi Văn Chẳng, SN 1953, 62 tuổi, Nghĩa quân tiểu khu Long An. Ông bị gẫy mất một chân vào năm 1970. Nay sức khỏe yếu, bị khớp và bị lao phổi, phải uống thuốc thường xuyên. Và ông ông TPB Trần Văn Thảnh, SN 1950, 65 tuổi. Ông là lính Mỹ thuộc Sư đoàn 9 Hoa Kỳ. Ông bị cụt mất hai chân. Chúng tôi thăm viếng và gửi quà đến các ông.
Chúng tôi tìm ra địa chỉ nhà ông TPB Phạm Văn Quang, SN 1953, 62 tuổi. Rất thú vị. Đến nơi hỏi ông Phạm Văn Quang cụt chân không ai biết, nhưng người dân miền Tây nhiệt thành cho chúng tôi biết: “ở đây có ông ‘Sáu Nhòng cụt’ nhà ở tút trong ruộng”. Và theo sự chỉ dẫn của bà con, ông Phạm Văn Quang chính là ông ‘Sáu Nhòng cụt’.
Hoàn toàn trái ngược với khung cảnh sống, một căn nhà vách tôn tồi tàn, không có đến một cái ghế để tiếp khách. Chiếc bàn Thiên được dựng bằng một khúc cây khô. ‘Sáu Nhòng cụt’ lại rất lạc quan vui vẻ, trong trò chuyện ông không hề buồn bã hay ta thán về thân phận của mình một tí nào. Bà -người bạn đời của ông- đã ra đi 16 năm. Duy nhất có giây phút nói về điều này giọng ông xúc động khựng lại. Ông sống đơn giản với mảnh vườn vài cây dừa, vài cây mận sai trái. Ông ngỏ ý đãi chúng tôi nước dừa và chúng tôi hoàn toàn không ngờ được là ông nói ông vẫn thường leo cây để hái. Dân thành phố mê những trái mận ngọt lịm của ông hơn.
Ông đã từng lên tham dự các buổi tri ân và tầm soát sức khỏe của chương trình ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’. Mỗi lần đi lên SG là cả một vấn đề về tài chánh và sức khỏe, nhưng ông vẫn muốn tham dự để được gặp gỡ anh em. Chúng tôi, tất cả mọi người khi chia tay ông đều nhận ra rằng, ông thật dễ mến bởi sự đơn sơ, vui vẻ và thân tình của ông. Thật là một nhân cách đáng quý trọng của người lính VNCH.
Tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang đã khép lại một ngày buồn vui lẫn lộn của chúng tôi. Đêm nay, nghỉ chân tại Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Mỹ Thuận. Ngài mai, chúng tôi sẽ tiếp tục hành trình đến một tỉnh xa nhất trong chuyến đi này là An Giang.
Xin mời Quý vị dõi theo video tường trình:
Pv.VRNs
Ảnh: Phạm Đức Hiệp
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Ký sự đường dài: những cuộc viếng thăm TPB VNCH – Tập 5
VRNs (15.04.2015) – Chuyển từ miền Đông Nam Bộ sang miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tiếp xúc với một nền văn hóa, tập tục khác hẳn. Người miền Tây (Miền Nam – Đồng Bằng Sông Cửu Long) vồn vã hiếu khách, tính tình khoáng đạt và luôn lạc quan vui tươi. Xem ra do định cư lâu năm nên tình làng nghĩa xóm có phần nồng thắm.
Mỗi lần chúng tôi đến một nơi nào dừng lại để hỏi đường đi, không chỉ một người được hỏi trả lời nhưng những người khác biết được cũng chạy ra và vui vẻ nhiệt tình trả lời. Mỗi lần chúng tôi đến nhà của một vị TPB thì ngay từ đầu xóm, người ta đã bàn tán xì xầm và dõi mắt theo bước chân của chúng tôi. Có những người còn lớn tiếng kêu gọi chúng tôi giúp đỡ người TPB ấy vì hoàn cảnh quá khó khăn. Họ kêu gọi như kêu gọi cho chính những người thân của họ.
Nhưng công cuộc tìm kiếm địa chỉ của nền văn hóa này cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì chúng tôi chỉ có tên tuổi của người TPB theo hồ sơ, nhưng người dân địa phương thì không bao giờ gọi tên của người TPB ấy, mà họ chỉ nói và nói một cách lành mạnh về một ông khuyết tật nào đó có tên gọi là ‘Sáu Nhỏng, Tư Em, hoặc Năm Đen…” vì thế chúng tôi cứ phải liên lạc bằng điện thoại với người thân của TPB này và xin cho biết tên mà người trong xóm thường gọi.
Một khó khăn khác đó là đường xá nông thôn và việc xây dựng nhà cửa trong những năm gần đây đã thay đổi rất nhiều. Nhất là con đường cao tốc Trung Lương đã làm thay đổi bản đồ giao thông của Long An – Tiền Giang (Mỹ Tho). Nhưng hình ảnh trong đầu của người TPB mù mắt, cụt hai chân hơn 40 năm không ra khỏi nhà, nay không còn chính xác nữa, những con lộ mà các ông hướng dẫn chúng tôi đi đã thay đổi rất nhiều, hài hước hơn là những cọc mốc mà các ông hướng dẫn chỉ toàn là: đi qua ba cây dừa quẹo phải, căn nhà màu xanh (chúng tôi đang đứng trước cả một chục căn nhà màu xanh, chạy dọc theo một con lộ), hàng rào dâm bụt (cái hàng rào hơn 40 năm trước nay còn đâu!), cái lộ lót đan nhỏ (nay là con đường rộng cán xi măng ngang 4 mét),…
Chúng tôi khởi sự chuyến đi về Đồng Bằng Sông Cửu Long từ những địa chỉ gần nhất với Sài Gòn: tỉnh Long An. Người TPB chúng tôi gặp gỡ đầu tiên là ông TPB Nguyễn Văn Một, SN 1942, 73 tuổi, Địa Phương Quân, Tiểu khu Long An. Ông bị thương ở Cai Lậy, Tiền Giang, bị tật ở bàn tay và nhiều vết thương trên đầu. Sức khỏe suy yếu theo năm tháng cùng với tuổi già ông liên tiếp bị tai biến nên nói rất khó khăn, không thể di chuyển được, quanh quẩn trên chiếc xe lăn với sự trợ giúp của gia đình. Sau khi để lại cho ông một phần quà, chúng tôi mời gia đình lên SG để nhận chiếc xe lăn mới cho ông. Và ngay sau đó bà đã đến nhận về chiếc xe lăn mới để thay thế chiếc xe lăn cũ đã hư hỏng. Hy vọng chuyến viếng thăm, món quà nhỏ bé và chiếc xe lăn sẽ làm cho ông được vui mừng, sống những ngày tháng còn lại. Chúng tôi nhận được sự tiếp đãi chân tình và nồng hậu của gia đình ông.
Vợ ông TPB Nguyễn Văn Một lên Sài Gòn nhận chiếc xe lăn mới thay cho ông
Một địa chỉ khác mà chúng tôi tìm đến đúng là một địa chỉ vùng sâu vùng xa, sau khi vượt qua những bờ ruộng chông chênh mà bước chân của những người thành phố khó mà có thể đi vững vàng. Vào cuối một xóm nhỏ sát bên bờ kênh có một căn nhà nhỏ, ấm cúng, hạnh phúc. Chúng tôi nói ấm cúng và hạnh phúc vì người TPB có tên là Nguyễn Văn Ngộ, SN 1954, 61 tuổi, đã có trong cuộc đời của mình một mối tình hết sức thi vị và kiên vững. Chúng tôi nghe bà Nguyễn Thị Phượng Hồng -vợ ông TPB Ngộ chia sẻ với chúng tôi: “Lúc đầu sống với nhau là cả một vấn đề. Nhờ ơn Chúa mà chúng tôi mới vượt qua được tất cả các khó khăn. Nếu như tôi chọn cuộc sống bon chen thì tôi sẽ không thương anh ấy suốt cuộc đời đâu.” Theo như ông bà kể, bà gặp ông ở Tổng y viện Cộng Hòa khi đi thăm nuôi một người anh của bà, tình yêu nảy nở giữa một người em gái của người bạn nằm cạnh giường bệnh với người TPB tên Ngộ cụt cả hai chân, đã bắt đầu một cuộc tình đầy sóng gió mà chỉ có tình yêu thực sự mà họ dành cho nhau mới có thể vượt qua được.
Bây giờ, 43 năm qua rồi, kể từ ngày gặp nhau ở Tổng y viện Cộng Hòa, căn nhà nhỏ của ông bà đầy ắp tiếng cười sau những giọt mồ hôi. Người con gái gốc Bắc năm xưa giã từ gia đình, xóm làng để về làm dâu của bà con người miền Nam, học ăn, học nói, học sống kiểu phóng khoáng miền Nam nhưng tràn trề tình cảm.
Bà Hồng cho biết: “Anh ngồi trên xuồng giăng lưới, đánh bắt cá được mười mấy năm rồi để nuôi con ăn học. Nghề giăng lưới cắn câu là nghề chính của ông ấy.” Bây giờ, chiếc xuồng cũ đã hư hỏng, ước mong của ông là có một chiếc xuồng mới đẩy ra con rạch sau nhà để bắt con tôm, con cá phụ với bà bữa cơm hằng ngày. Chúng tôi rất vui mừng vì có thể chia sẻ một cách cụ thể và làm cho ước mong ấy được trọn vẹn. Một tuần sau, người đàn ông ấy đã có thể bơi chiếc xuồng nhỏ của mình cùng với một tấm lưới mới tinh và lại tiếp tục sự nghiệp với mớ tôm, con tép.
Cùng với chiếc xuồng, chúng tôi cũng gửi cho ông một chiếc xe lăn để dùng làm phương tiện di chuyển trên đất liền thăm bà con lối xóm.
Có những tình huống hết sức bất ngờ hoàn toàn không tiên liệu được, chúng tôi khó nhọc, vất vả để tìm ra địa chỉ nhà của ông TPB Trần Văn Kiểm, SN 1945, 70 tuổi. Cuối cùng thì cũng tìm ra nhưng người đưa chúng tôi đến nhà ông lại là công an xã. Chả là khi chúng tôi đến gần địa chỉ, đang khi hỏi người địa phương bà con nhiệt tình dẫn chúng tôi vào thẳng công an xã và người công an xã cũng rất nhiệt tình bảo chúng tôi lên xe hai bánh của anh ta và chở thẳng lên nhà ông. Không biết người công an xã đơn sơ hay cố tình theo dõi cuộc thăm viếng. Ông ta cứ ngồi đối diện với chúng tôi và ông Kiểm quan sát và lắng nghe. Chúng tôi không nói năng gì được cả chỉ nói rằng, một nhóm từ thiện biết ông bị khuyết tật và nghèo nên đến thăm cùng biếu quà. Nhanh trí chúng tôi xin số điện thoại của con trai ông. Sau khi ra khỏi nhà, đi một quãng đường xa và bảo đảm rằng không bị theo dõi, chúng tôi gọi điện thoại ngược lại gia đình ông và nói sự thật về cuộc viếng thăm của chương trình ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’. Thật đáng tiếc, cuộc trao đổi rất khách sáo và đầy tính tự vệ thiếu hẳn sự thân tình.
Chúng tôi lần lượt thăm viếng các ông TPB Bùi Văn Chẳng, SN 1953, 62 tuổi, Nghĩa quân tiểu khu Long An. Ông bị gẫy mất một chân vào năm 1970. Nay sức khỏe yếu, bị khớp và bị lao phổi, phải uống thuốc thường xuyên. Và ông ông TPB Trần Văn Thảnh, SN 1950, 65 tuổi. Ông là lính Mỹ thuộc Sư đoàn 9 Hoa Kỳ. Ông bị cụt mất hai chân. Chúng tôi thăm viếng và gửi quà đến các ông.
Chúng tôi tìm ra địa chỉ nhà ông TPB Phạm Văn Quang, SN 1953, 62 tuổi. Rất thú vị. Đến nơi hỏi ông Phạm Văn Quang cụt chân không ai biết, nhưng người dân miền Tây nhiệt thành cho chúng tôi biết: “ở đây có ông ‘Sáu Nhòng cụt’ nhà ở tút trong ruộng”. Và theo sự chỉ dẫn của bà con, ông Phạm Văn Quang chính là ông ‘Sáu Nhòng cụt’.
Hoàn toàn trái ngược với khung cảnh sống, một căn nhà vách tôn tồi tàn, không có đến một cái ghế để tiếp khách. Chiếc bàn Thiên được dựng bằng một khúc cây khô. ‘Sáu Nhòng cụt’ lại rất lạc quan vui vẻ, trong trò chuyện ông không hề buồn bã hay ta thán về thân phận của mình một tí nào. Bà -người bạn đời của ông- đã ra đi 16 năm. Duy nhất có giây phút nói về điều này giọng ông xúc động khựng lại. Ông sống đơn giản với mảnh vườn vài cây dừa, vài cây mận sai trái. Ông ngỏ ý đãi chúng tôi nước dừa và chúng tôi hoàn toàn không ngờ được là ông nói ông vẫn thường leo cây để hái. Dân thành phố mê những trái mận ngọt lịm của ông hơn.
Ông đã từng lên tham dự các buổi tri ân và tầm soát sức khỏe của chương trình ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’. Mỗi lần đi lên SG là cả một vấn đề về tài chánh và sức khỏe, nhưng ông vẫn muốn tham dự để được gặp gỡ anh em. Chúng tôi, tất cả mọi người khi chia tay ông đều nhận ra rằng, ông thật dễ mến bởi sự đơn sơ, vui vẻ và thân tình của ông. Thật là một nhân cách đáng quý trọng của người lính VNCH.
Tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang đã khép lại một ngày buồn vui lẫn lộn của chúng tôi. Đêm nay, nghỉ chân tại Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Mỹ Thuận. Ngài mai, chúng tôi sẽ tiếp tục hành trình đến một tỉnh xa nhất trong chuyến đi này là An Giang.
Xin mời Quý vị dõi theo video tường trình:
Pv.VRNs
Ảnh: Phạm Đức Hiệp