Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Kỹ thuật khai thác dầu trên thế giới
Việc đổi mới công nghệ khai thác dầu đã làm cho Hoa kỳ trở thành một cường quốc dầu mỏ hùng mạnh. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến kinh tế và cả chính trị thế giới.
Việc đổi mới công nghệ khai thác dầu đã làm cho Hoa kỳ trở thành một cường quốc dầu mỏ hùng mạnh. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến kinh tế và cả chính trị thế giới.
Đột phá trong kỹ thuật khai thác
Giá dầu thô thế giới lại tiếp tục xuống thấp chỉ còn khoảng hơn 70 đô la một thùng, so với lúc cao nhất trong thời gian gần đây là 120 đô la một thùng. Việc sụt giảm này có nguyên nhân từ sự phát triển chậm lại của kinh tế Trung quốc, một nơi tiêu thụ rất nhiều năng lượng, và sự suy thoái kinh tế của châu Âu và Nhật bản. Nhưng một tác nhân quan trọng nữa là mức độ sản xuất của Hoa kỳ tăng lên mạnh mẽ, quan trọng nhất là việc khai thác những khu vực đá phiến dầu (shale) mênh mông tại Bắc Mỹ. Việc khai thác này trước đây không thực hiện được vì không có kỹ thuật thích hợp. Kỹ sư trưởng Trần Thái Hiệp, hiện làm việc tại công ty Schlumberger khoan dầu trong vùng vịnh Mexico nói:
“Hồi đó chỉ có khai thác dầu trong sandstone tức là đá cát thôi, vì loại đá này có lổ hổng nhiều (dễ hút dầu lên), còn đá phiến dầu thì không có lổ hổng. Nhưng mấy năm nay người ta có kỹ thuật mới gọi là fracking, người ta khoan ngang rồi đưa áp suất xuống frack (phá) đá để mà hút dầu lên.”
Nước Mỹ đã bắt đầu tìm cách khai thác thế mạnh của mình trong vài thập niên trước, cùng với sự cố gắng của các đại công ty dầu hỏa và sự trợ giúp nghiên cứu của chính phủ. Sự thành công trong việc khai thác được dầu và khí từ các lớp đá phiến dưới lòng đất đã thực sự trao cho nước Mỹ một lợi thế trên bàn cờ chính trị kinh tế thế giới, nhất là đối với các quốc gia hay sử dụng nguồn tài nguyên dầu hỏa để gây áp lực lên nước Mỹ như Iran hay Venezuela.
Kỹ sư Hiệp cho biết thêm là hiện nay nước Mỹ tiêu thụ khoảng 20 triệu thùng dầu một ngày, trong khi lượng dầu khai thác được đã lên đến 7, 8 triệu thùng, do đó lượng dầu nhập cảng đã giảm rất nhiều, gây tác động lớn đến giá dầu toàn thế giới, và dự trù là vào khoảng năm 2020 nước Mỹ có thể sản xuất đến 20 triệu thùng một ngày.
Việc giá dầu sụt giảm đã và đang gây khốn đốn cho các quốc gia như Venezuela, Ecuador, vốn phụ thuộc vào việc xuất khẩu. Việc này cũng gây khốn khó cho nước Nga, và làm mạnh thêm sự cấm vận của phương Tây đối với nước Nga trong vấn đề Ukraine.
Công nghiệp khai thác dầu khí Việt Nam
Việt Nam cũng là một quốc gia xuất khẩu dầu với tỉ trọng trong tổng hàng xuất khẩu, theo nhiều chuyên gia lên đến 20 đến 25%.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đánh giá về sự thiệt hại của Việt Nam do giá dầu sụt giảm.
“Việt Nam năm nay khai thác vượt mức một triệu tấn dầu, nhưng rất không may là không đạt được cái giá bán mà Việt Nam dự kiến, tức là dự trù khoảng 100 đô la một thùng mà nay chỉ có giá vào khoảng 73, 75 đô la một thùng thôi.”
Khai thác dầu tại Monterey Shale, California với kỹ thuật fracking hôm 24/3/2014. AFP photo |
Đột phá trong kỹ thuật khai thác
Giá dầu thô thế giới lại tiếp tục xuống thấp chỉ còn khoảng hơn 70 đô la một thùng, so với lúc cao nhất trong thời gian gần đây là 120 đô la một thùng. Việc sụt giảm này có nguyên nhân từ sự phát triển chậm lại của kinh tế Trung quốc, một nơi tiêu thụ rất nhiều năng lượng, và sự suy thoái kinh tế của châu Âu và Nhật bản. Nhưng một tác nhân quan trọng nữa là mức độ sản xuất của Hoa kỳ tăng lên mạnh mẽ, quan trọng nhất là việc khai thác những khu vực đá phiến dầu (shale) mênh mông tại Bắc Mỹ. Việc khai thác này trước đây không thực hiện được vì không có kỹ thuật thích hợp. Kỹ sư trưởng Trần Thái Hiệp, hiện làm việc tại công ty Schlumberger khoan dầu trong vùng vịnh Mexico nói:
“Hồi đó chỉ có khai thác dầu trong sandstone tức là đá cát thôi, vì loại đá này có lổ hổng nhiều (dễ hút dầu lên), còn đá phiến dầu thì không có lổ hổng. Nhưng mấy năm nay người ta có kỹ thuật mới gọi là fracking, người ta khoan ngang rồi đưa áp suất xuống frack (phá) đá để mà hút dầu lên.”
Nhưng mấy năm nay người ta có kỹ thuật mới gọi là fracking, người ta khoan ngang rồi đưa áp suất xuống frack (phá) đá để mà hút dầu lên. - KS. Trần Thái HiệpKỹ sư Hiệp nói rằng chúng ta hãy tưởng tượng rằng những mỏ dầu truyền thống mà con người khai thác từ trước đến nay là dầu ở dạng lỏng nằm sẵn trong các lổ hổng của các tầng cát, người ta cứ việc khoan xuống rồi bơm lên. Còn các mỏ đá phiến dầu hiện nay thì dầu không ở dạng lỏng có sẵn, cho nên người ta phải dùng áp lực phá đá ra, tạo lỗ hổng để dầu chảy vào đó rồi hút lên.
Nước Mỹ đã bắt đầu tìm cách khai thác thế mạnh của mình trong vài thập niên trước, cùng với sự cố gắng của các đại công ty dầu hỏa và sự trợ giúp nghiên cứu của chính phủ. Sự thành công trong việc khai thác được dầu và khí từ các lớp đá phiến dưới lòng đất đã thực sự trao cho nước Mỹ một lợi thế trên bàn cờ chính trị kinh tế thế giới, nhất là đối với các quốc gia hay sử dụng nguồn tài nguyên dầu hỏa để gây áp lực lên nước Mỹ như Iran hay Venezuela.
Kỹ sư Hiệp cho biết thêm là hiện nay nước Mỹ tiêu thụ khoảng 20 triệu thùng dầu một ngày, trong khi lượng dầu khai thác được đã lên đến 7, 8 triệu thùng, do đó lượng dầu nhập cảng đã giảm rất nhiều, gây tác động lớn đến giá dầu toàn thế giới, và dự trù là vào khoảng năm 2020 nước Mỹ có thể sản xuất đến 20 triệu thùng một ngày.
Việc giá dầu sụt giảm đã và đang gây khốn đốn cho các quốc gia như Venezuela, Ecuador, vốn phụ thuộc vào việc xuất khẩu. Việc này cũng gây khốn khó cho nước Nga, và làm mạnh thêm sự cấm vận của phương Tây đối với nước Nga trong vấn đề Ukraine.
Công nghiệp khai thác dầu khí Việt Nam
Việt Nam cũng là một quốc gia xuất khẩu dầu với tỉ trọng trong tổng hàng xuất khẩu, theo nhiều chuyên gia lên đến 20 đến 25%.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đánh giá về sự thiệt hại của Việt Nam do giá dầu sụt giảm.
“Việt Nam năm nay khai thác vượt mức một triệu tấn dầu, nhưng rất không may là không đạt được cái giá bán mà Việt Nam dự kiến, tức là dự trù khoảng 100 đô la một thùng mà nay chỉ có giá vào khoảng 73, 75 đô la một thùng thôi.”
Theo số liệu mới nhất về nợ xấu của các công ty nhà nước Việt Nam thì đứng đầu lại là Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Tiếp theo là Tập đoàn than và khoáng sản. Cả hai đều là những công ty có trách nhiệm khai thác tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Tiến sĩ địa chất Nguyễn Thanh Giang, người làm việc lâu năm trong ngành địa chất và khoáng sản nói rằng việc khai thác tài nguyên khoáng sản như vậy mà mang nợ xấu thì khó có thể chấp nhận được, và ông cho rằng đó là do quản lý kém và tham nhũng.
Việc giá dầu giảm có thể làm chuyện nợ nần của Tập đoàn dầu khí Việt Nam thêm khó khăn, nhưng nguyên nhân của nợ không chỉ là do giá dầu giảm. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận xét về việc mang nợ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam như sau:
“Dầu khí và khai thác khoáng sản mà có nợ thì điều ấy tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên. Vì thời gian qua dầu khí có dầu tư ra nước ngoài nhiều, ngoài ra còn đầu tư vào đa ngành, vượt ra ngoài lĩnh vực dầu khí. Có lĩnh vực thành công, có những lĩnh vực không thành công. Ví dụ như vừa rồi việc đầu tư sang Venezuela là không thành công.”
Việc thành công của Hoa Kỳ trong việc khai thác dầu khí trong đá phiến khiến cho nhiều quốc gia cũng chú trọng vào việc nghiên cứu kỹ thuật mới để khai thác loại tài nguyên này nhằm có nhiên liệu giá rẻ cho nền kinh tế. Nhưng việc này không dễ dàng. Trung Quốc đã thực hiện việc này nhưng cho đến nay thì chi phí để có dầu từ đá phiến của họ cao hơn giá dầu nhập cảng từ nước Nga. Việt Nam thì hiện không có kỹ thuật này.
Ngoài việc tìm kiếm các mỏ đá phiến dầu, các công ty dầu khí còn có một cách nữa để tăng sản lượng dầu khai thác là tiến ra vùng biển sâu. Theo kỹ sư Hiệp, người cũng từng nhiều năm làm việc trên các giàn khoan dầu ở biển Đông, thì mặc dù theo các tài liệu địa chất thì biển Đông có tiềm năng dầu khí, nhưng hiện Việt Nam chỉ khai thác trong vùng biển cạn vài trăm mét nước mà chưa có năng lực và vốn liếng để khoan dầu ở vùng biển sâu. Và theo thông tin từ báo chí Việt Nam trong thời gian gần đây thì những mỏ dầu ở vùng nước cạn này cũng đang dần dần giảm sản lượng.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang thì nói rằng mặc dù yếu kém về năng lực và tài chính nhưng lẽ ra Việt Nam đã có thể hợp tác với các công ty có kỹ thuật khoan dầu ở biển sâu của Hoa Kỳ hay Anh quốc:
“Nếu bình thường thì cũng có thể vươn ra tới biển sâu, nhưng bởi vì sự quan hệ nó vẫn chưa thật là thân thiết. Thứ hai là vẫn còn có sự chập chờn do khống chế của Trung quốc trên biển Đông.”
Phát biểu của ông Nguyễn Thanh Giang nhắc mọi người nhớ lại chuyện tranh chấp giữa Việt Nam và Trung quốc trong việc gọi thầu khoan dầu ở các vùng ngoài khơi Việt Nam hiện nay. Và sự việc cụ thể gần gủi nhất là vào tháng năm năm nay Trung quốc triển khai giàn khoan dầu nước sâu của họ trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, gây ra một cuộc khủng hoảng quan hệ chính trị và cả kinh tế giữa Trung quốc và Việt Nam, mà cả khu vực biển Đông và thế giới đều tỏ ý lo lắng.
Nhiều người trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang lo ngại rằng tương lai của ngành dầu khí Việt Nam lệ thuộc vào chuyện chính trị, mà nếu Việt Nam không có một giải pháp hay một thay đổi lớn nào để có thể đối trọng với Trung Quốc thì có khả năng Trung quốc sẽ lấn lướt khai thác toàn bộ tài nguyên dầu khí tại vùng biển sâu của biển Đông.
Việc giá dầu giảm có thể làm chuyện nợ nần của Tập đoàn dầu khí Việt Nam thêm khó khăn, nhưng nguyên nhân của nợ không chỉ là do giá dầu giảm. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận xét về việc mang nợ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam như sau:
Nếu bình thường thì cũng có thể vươn ra tới biển sâu, nhưng bởi vì sự quan hệ nó vẫn chưa thật là thân thiết. Thứ hai là vẫn còn có sự chập chờn do khống chế của Trung quốc trên biển Đông.”
- TS. Nguyễn Thanh Giang
“Dầu khí và khai thác khoáng sản mà có nợ thì điều ấy tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên. Vì thời gian qua dầu khí có dầu tư ra nước ngoài nhiều, ngoài ra còn đầu tư vào đa ngành, vượt ra ngoài lĩnh vực dầu khí. Có lĩnh vực thành công, có những lĩnh vực không thành công. Ví dụ như vừa rồi việc đầu tư sang Venezuela là không thành công.”
Việc thành công của Hoa Kỳ trong việc khai thác dầu khí trong đá phiến khiến cho nhiều quốc gia cũng chú trọng vào việc nghiên cứu kỹ thuật mới để khai thác loại tài nguyên này nhằm có nhiên liệu giá rẻ cho nền kinh tế. Nhưng việc này không dễ dàng. Trung Quốc đã thực hiện việc này nhưng cho đến nay thì chi phí để có dầu từ đá phiến của họ cao hơn giá dầu nhập cảng từ nước Nga. Việt Nam thì hiện không có kỹ thuật này.
Ngoài việc tìm kiếm các mỏ đá phiến dầu, các công ty dầu khí còn có một cách nữa để tăng sản lượng dầu khai thác là tiến ra vùng biển sâu. Theo kỹ sư Hiệp, người cũng từng nhiều năm làm việc trên các giàn khoan dầu ở biển Đông, thì mặc dù theo các tài liệu địa chất thì biển Đông có tiềm năng dầu khí, nhưng hiện Việt Nam chỉ khai thác trong vùng biển cạn vài trăm mét nước mà chưa có năng lực và vốn liếng để khoan dầu ở vùng biển sâu. Và theo thông tin từ báo chí Việt Nam trong thời gian gần đây thì những mỏ dầu ở vùng nước cạn này cũng đang dần dần giảm sản lượng.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang thì nói rằng mặc dù yếu kém về năng lực và tài chính nhưng lẽ ra Việt Nam đã có thể hợp tác với các công ty có kỹ thuật khoan dầu ở biển sâu của Hoa Kỳ hay Anh quốc:
“Nếu bình thường thì cũng có thể vươn ra tới biển sâu, nhưng bởi vì sự quan hệ nó vẫn chưa thật là thân thiết. Thứ hai là vẫn còn có sự chập chờn do khống chế của Trung quốc trên biển Đông.”
Phát biểu của ông Nguyễn Thanh Giang nhắc mọi người nhớ lại chuyện tranh chấp giữa Việt Nam và Trung quốc trong việc gọi thầu khoan dầu ở các vùng ngoài khơi Việt Nam hiện nay. Và sự việc cụ thể gần gủi nhất là vào tháng năm năm nay Trung quốc triển khai giàn khoan dầu nước sâu của họ trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, gây ra một cuộc khủng hoảng quan hệ chính trị và cả kinh tế giữa Trung quốc và Việt Nam, mà cả khu vực biển Đông và thế giới đều tỏ ý lo lắng.
Nhiều người trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang lo ngại rằng tương lai của ngành dầu khí Việt Nam lệ thuộc vào chuyện chính trị, mà nếu Việt Nam không có một giải pháp hay một thay đổi lớn nào để có thể đối trọng với Trung Quốc thì có khả năng Trung quốc sẽ lấn lướt khai thác toàn bộ tài nguyên dầu khí tại vùng biển sâu của biển Đông.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-12-05
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Kỹ thuật khai thác dầu trên thế giới
Việc đổi mới công nghệ khai thác dầu đã làm cho Hoa kỳ trở thành một cường quốc dầu mỏ hùng mạnh. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến kinh tế và cả chính trị thế giới.
Khai thác dầu tại Monterey Shale, California với kỹ thuật fracking hôm 24/3/2014. AFP photo |
Đột phá trong kỹ thuật khai thác
Giá dầu thô thế giới lại tiếp tục xuống thấp chỉ còn khoảng hơn 70 đô la một thùng, so với lúc cao nhất trong thời gian gần đây là 120 đô la một thùng. Việc sụt giảm này có nguyên nhân từ sự phát triển chậm lại của kinh tế Trung quốc, một nơi tiêu thụ rất nhiều năng lượng, và sự suy thoái kinh tế của châu Âu và Nhật bản. Nhưng một tác nhân quan trọng nữa là mức độ sản xuất của Hoa kỳ tăng lên mạnh mẽ, quan trọng nhất là việc khai thác những khu vực đá phiến dầu (shale) mênh mông tại Bắc Mỹ. Việc khai thác này trước đây không thực hiện được vì không có kỹ thuật thích hợp. Kỹ sư trưởng Trần Thái Hiệp, hiện làm việc tại công ty Schlumberger khoan dầu trong vùng vịnh Mexico nói:
“Hồi đó chỉ có khai thác dầu trong sandstone tức là đá cát thôi, vì loại đá này có lổ hổng nhiều (dễ hút dầu lên), còn đá phiến dầu thì không có lổ hổng. Nhưng mấy năm nay người ta có kỹ thuật mới gọi là fracking, người ta khoan ngang rồi đưa áp suất xuống frack (phá) đá để mà hút dầu lên.”
Nhưng mấy năm nay người ta có kỹ thuật mới gọi là fracking, người ta khoan ngang rồi đưa áp suất xuống frack (phá) đá để mà hút dầu lên. - KS. Trần Thái HiệpKỹ sư Hiệp nói rằng chúng ta hãy tưởng tượng rằng những mỏ dầu truyền thống mà con người khai thác từ trước đến nay là dầu ở dạng lỏng nằm sẵn trong các lổ hổng của các tầng cát, người ta cứ việc khoan xuống rồi bơm lên. Còn các mỏ đá phiến dầu hiện nay thì dầu không ở dạng lỏng có sẵn, cho nên người ta phải dùng áp lực phá đá ra, tạo lỗ hổng để dầu chảy vào đó rồi hút lên.
Nước Mỹ đã bắt đầu tìm cách khai thác thế mạnh của mình trong vài thập niên trước, cùng với sự cố gắng của các đại công ty dầu hỏa và sự trợ giúp nghiên cứu của chính phủ. Sự thành công trong việc khai thác được dầu và khí từ các lớp đá phiến dưới lòng đất đã thực sự trao cho nước Mỹ một lợi thế trên bàn cờ chính trị kinh tế thế giới, nhất là đối với các quốc gia hay sử dụng nguồn tài nguyên dầu hỏa để gây áp lực lên nước Mỹ như Iran hay Venezuela.
Kỹ sư Hiệp cho biết thêm là hiện nay nước Mỹ tiêu thụ khoảng 20 triệu thùng dầu một ngày, trong khi lượng dầu khai thác được đã lên đến 7, 8 triệu thùng, do đó lượng dầu nhập cảng đã giảm rất nhiều, gây tác động lớn đến giá dầu toàn thế giới, và dự trù là vào khoảng năm 2020 nước Mỹ có thể sản xuất đến 20 triệu thùng một ngày.
Việc giá dầu sụt giảm đã và đang gây khốn đốn cho các quốc gia như Venezuela, Ecuador, vốn phụ thuộc vào việc xuất khẩu. Việc này cũng gây khốn khó cho nước Nga, và làm mạnh thêm sự cấm vận của phương Tây đối với nước Nga trong vấn đề Ukraine.
Công nghiệp khai thác dầu khí Việt Nam
Việt Nam cũng là một quốc gia xuất khẩu dầu với tỉ trọng trong tổng hàng xuất khẩu, theo nhiều chuyên gia lên đến 20 đến 25%.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đánh giá về sự thiệt hại của Việt Nam do giá dầu sụt giảm.
“Việt Nam năm nay khai thác vượt mức một triệu tấn dầu, nhưng rất không may là không đạt được cái giá bán mà Việt Nam dự kiến, tức là dự trù khoảng 100 đô la một thùng mà nay chỉ có giá vào khoảng 73, 75 đô la một thùng thôi.”
Theo số liệu mới nhất về nợ xấu của các công ty nhà nước Việt Nam thì đứng đầu lại là Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Tiếp theo là Tập đoàn than và khoáng sản. Cả hai đều là những công ty có trách nhiệm khai thác tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Tiến sĩ địa chất Nguyễn Thanh Giang, người làm việc lâu năm trong ngành địa chất và khoáng sản nói rằng việc khai thác tài nguyên khoáng sản như vậy mà mang nợ xấu thì khó có thể chấp nhận được, và ông cho rằng đó là do quản lý kém và tham nhũng.
Việc giá dầu giảm có thể làm chuyện nợ nần của Tập đoàn dầu khí Việt Nam thêm khó khăn, nhưng nguyên nhân của nợ không chỉ là do giá dầu giảm. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận xét về việc mang nợ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam như sau:
“Dầu khí và khai thác khoáng sản mà có nợ thì điều ấy tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên. Vì thời gian qua dầu khí có dầu tư ra nước ngoài nhiều, ngoài ra còn đầu tư vào đa ngành, vượt ra ngoài lĩnh vực dầu khí. Có lĩnh vực thành công, có những lĩnh vực không thành công. Ví dụ như vừa rồi việc đầu tư sang Venezuela là không thành công.”
Việc thành công của Hoa Kỳ trong việc khai thác dầu khí trong đá phiến khiến cho nhiều quốc gia cũng chú trọng vào việc nghiên cứu kỹ thuật mới để khai thác loại tài nguyên này nhằm có nhiên liệu giá rẻ cho nền kinh tế. Nhưng việc này không dễ dàng. Trung Quốc đã thực hiện việc này nhưng cho đến nay thì chi phí để có dầu từ đá phiến của họ cao hơn giá dầu nhập cảng từ nước Nga. Việt Nam thì hiện không có kỹ thuật này.
Ngoài việc tìm kiếm các mỏ đá phiến dầu, các công ty dầu khí còn có một cách nữa để tăng sản lượng dầu khai thác là tiến ra vùng biển sâu. Theo kỹ sư Hiệp, người cũng từng nhiều năm làm việc trên các giàn khoan dầu ở biển Đông, thì mặc dù theo các tài liệu địa chất thì biển Đông có tiềm năng dầu khí, nhưng hiện Việt Nam chỉ khai thác trong vùng biển cạn vài trăm mét nước mà chưa có năng lực và vốn liếng để khoan dầu ở vùng biển sâu. Và theo thông tin từ báo chí Việt Nam trong thời gian gần đây thì những mỏ dầu ở vùng nước cạn này cũng đang dần dần giảm sản lượng.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang thì nói rằng mặc dù yếu kém về năng lực và tài chính nhưng lẽ ra Việt Nam đã có thể hợp tác với các công ty có kỹ thuật khoan dầu ở biển sâu của Hoa Kỳ hay Anh quốc:
“Nếu bình thường thì cũng có thể vươn ra tới biển sâu, nhưng bởi vì sự quan hệ nó vẫn chưa thật là thân thiết. Thứ hai là vẫn còn có sự chập chờn do khống chế của Trung quốc trên biển Đông.”
Phát biểu của ông Nguyễn Thanh Giang nhắc mọi người nhớ lại chuyện tranh chấp giữa Việt Nam và Trung quốc trong việc gọi thầu khoan dầu ở các vùng ngoài khơi Việt Nam hiện nay. Và sự việc cụ thể gần gủi nhất là vào tháng năm năm nay Trung quốc triển khai giàn khoan dầu nước sâu của họ trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, gây ra một cuộc khủng hoảng quan hệ chính trị và cả kinh tế giữa Trung quốc và Việt Nam, mà cả khu vực biển Đông và thế giới đều tỏ ý lo lắng.
Nhiều người trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang lo ngại rằng tương lai của ngành dầu khí Việt Nam lệ thuộc vào chuyện chính trị, mà nếu Việt Nam không có một giải pháp hay một thay đổi lớn nào để có thể đối trọng với Trung Quốc thì có khả năng Trung quốc sẽ lấn lướt khai thác toàn bộ tài nguyên dầu khí tại vùng biển sâu của biển Đông.
Việc giá dầu giảm có thể làm chuyện nợ nần của Tập đoàn dầu khí Việt Nam thêm khó khăn, nhưng nguyên nhân của nợ không chỉ là do giá dầu giảm. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận xét về việc mang nợ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam như sau:
Nếu bình thường thì cũng có thể vươn ra tới biển sâu, nhưng bởi vì sự quan hệ nó vẫn chưa thật là thân thiết. Thứ hai là vẫn còn có sự chập chờn do khống chế của Trung quốc trên biển Đông.”
- TS. Nguyễn Thanh Giang
“Dầu khí và khai thác khoáng sản mà có nợ thì điều ấy tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên. Vì thời gian qua dầu khí có dầu tư ra nước ngoài nhiều, ngoài ra còn đầu tư vào đa ngành, vượt ra ngoài lĩnh vực dầu khí. Có lĩnh vực thành công, có những lĩnh vực không thành công. Ví dụ như vừa rồi việc đầu tư sang Venezuela là không thành công.”
Việc thành công của Hoa Kỳ trong việc khai thác dầu khí trong đá phiến khiến cho nhiều quốc gia cũng chú trọng vào việc nghiên cứu kỹ thuật mới để khai thác loại tài nguyên này nhằm có nhiên liệu giá rẻ cho nền kinh tế. Nhưng việc này không dễ dàng. Trung Quốc đã thực hiện việc này nhưng cho đến nay thì chi phí để có dầu từ đá phiến của họ cao hơn giá dầu nhập cảng từ nước Nga. Việt Nam thì hiện không có kỹ thuật này.
Ngoài việc tìm kiếm các mỏ đá phiến dầu, các công ty dầu khí còn có một cách nữa để tăng sản lượng dầu khai thác là tiến ra vùng biển sâu. Theo kỹ sư Hiệp, người cũng từng nhiều năm làm việc trên các giàn khoan dầu ở biển Đông, thì mặc dù theo các tài liệu địa chất thì biển Đông có tiềm năng dầu khí, nhưng hiện Việt Nam chỉ khai thác trong vùng biển cạn vài trăm mét nước mà chưa có năng lực và vốn liếng để khoan dầu ở vùng biển sâu. Và theo thông tin từ báo chí Việt Nam trong thời gian gần đây thì những mỏ dầu ở vùng nước cạn này cũng đang dần dần giảm sản lượng.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang thì nói rằng mặc dù yếu kém về năng lực và tài chính nhưng lẽ ra Việt Nam đã có thể hợp tác với các công ty có kỹ thuật khoan dầu ở biển sâu của Hoa Kỳ hay Anh quốc:
“Nếu bình thường thì cũng có thể vươn ra tới biển sâu, nhưng bởi vì sự quan hệ nó vẫn chưa thật là thân thiết. Thứ hai là vẫn còn có sự chập chờn do khống chế của Trung quốc trên biển Đông.”
Phát biểu của ông Nguyễn Thanh Giang nhắc mọi người nhớ lại chuyện tranh chấp giữa Việt Nam và Trung quốc trong việc gọi thầu khoan dầu ở các vùng ngoài khơi Việt Nam hiện nay. Và sự việc cụ thể gần gủi nhất là vào tháng năm năm nay Trung quốc triển khai giàn khoan dầu nước sâu của họ trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, gây ra một cuộc khủng hoảng quan hệ chính trị và cả kinh tế giữa Trung quốc và Việt Nam, mà cả khu vực biển Đông và thế giới đều tỏ ý lo lắng.
Nhiều người trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang lo ngại rằng tương lai của ngành dầu khí Việt Nam lệ thuộc vào chuyện chính trị, mà nếu Việt Nam không có một giải pháp hay một thay đổi lớn nào để có thể đối trọng với Trung Quốc thì có khả năng Trung quốc sẽ lấn lướt khai thác toàn bộ tài nguyên dầu khí tại vùng biển sâu của biển Đông.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-12-05