Văn Học & Nghệ Thuật

LÁ THƯ TỪ KINH XÁNG GỞI NHÀ VĂN TRẦN HOÀI THƯ tức ANH BA CẬN THỊ

Ngày nay tui già quá mạng rồi anh Ba ơi, rồi chợt dưng mình ngồi nhớ lại chuyện đời!

 Kinh xáng Bốn Tổng ngày 22 tháng 12 năm 2017

 Thưa anh Ba,

 Ngày nay tui già quá mạng rồi anh Ba ơi, rồi chợt dưng mình ngồi nhớ lại chuyện đời! Nhớ lần đó, tui ngồi trong chiếc xuồng câu che hai tấm cà rèm bằng lá dừa nước giữa trời nắng gắt bên bờ con lộ tẻ vùng Cái Sắn-Thốt Nốt chờ cá dính lưới, rồi tui nghe tiếng chuông anh lắt mạnh khi anh đạp chiếc xe đạp cọc-cạch từ Cần Thơ lên vùng quê này bán cà-rem dạo ngày nào! Vậy mà rồi cũng trên bốn mươi mấy năm rồi đó anh Ba! Mau quá mạng, phải vậy hông anh?

 Chuyện đời ngày đó, qua những gì anh kể tui mới biết anh có những ngày lao lung vùng Kiên Lương, Luỳnh Quỳnh qua biết bao mùa gian khổ với muỗi-mòng, đỉa vắt giữa rừng tràm, ôi thôi biết cơ man nào mà kể cho xiết! Vậy mà rồi anh cứ một mực muốn “Ra Biển Gọi Thầm” hoài hà! Tui nghĩ anh là một bậc nhân tài không gặp thời nên thế thời phải vậy thôi mà! Câu thơ anh viết hồi ấy trong bài“Chiều Giáng sinh trở lại Núi Trầu”, tui còn nhớ:

 “Chiều Giáng sinh tôi trở lại Núi Trầu

Bè tràm theo kênh lên đồi Núi Sọ…”

 Phải mà“bè tràm theo kênh lên đồi núi Sọ” là hình ảnh mà tui cũng đã từng lội dưới kinh bè tràm hồi năm-nẳm đó mà! Lúc bấy giờ trời thì mưa, mình thì lạnh buốt, tay chưn vọp bẻ quá trời vậy mà phải gắng sức lôi bè tràm chìm trong nước lềnh-bềnh, bụng đói muốn run và hai đầu gối mỏi muốn sụm bà-chè luôn vậy đó anh Ba … Hồi đó anh kéo bè tràm về núi Trầu, còn tui thì kéo về rẩy khóm làm trại, làm chuồng... Nếu có ai hỏi Núi Trầu ở đâu? Thì anh đã chỉ ra đây này:

 “Núi Trầu là một địa danh ở Kinh Nhà Chung thuộc Kiên Lương- Hà Tiên. Núi Sọ là một ngọn đồi nhỏ có dựng một thập tự giá rất lớn. Đây là một xóm đạo. Chúng tôi, khoảng 30 người tù cải tạo, được lệnh bè tràm từ trong rừng tràm ra Nhà Chung. Con đường bè là con kênh dài khoảng 10 cây số. Buổi chiều trở về, nhìn từ xa, núi Sọ với chiếc thập tự giá nổi lên trên nền trời ráng đỏ. ..”(trang nhà Trần Hoài Thư, ngày 21-12-2017)

 Nghe anh tả cảnh sao mà buồn quá mạng! Nhưng rồi kết thúc một câu chuyện đã rồi hơn bốn chục năm, anh lại viết với tấm lòng mở ra vô tận:

 “Thì ra, tôi hiểu rồi. Cho dù tôi có đọc trăm ngàn pho sách, có ép mình trong tu viện, có đọc ngàn lời kinh, có lẽ tôi chắc không bao giờ “ngộ” được ý nghĩa của  cây thập tự giá như đêm hôm ấy . Có nghĩa là nó đến từ nỗi đau khổ, và nó làm mọc những nụ hoa. Nó mang nhân ái, từ tâm. Nó thể hiện lòng người. Khi người ta mang thánh giá trên cổ, không phải là mang vòng trang sức. Mà mang theo một biểu tượng về tinh thần, về tâm linh. Nó giúp con người sống theo lời răn của giáo lý…Điều huyền nhiệm là chỉ từ một vật tầm thường, nhưng nó là cả một phép lạ toát ra. Không phải cho một hai người, có công rèn luyện mà cho cả nhân loại” (trang nhà Thư Quán bản Thảo, 21-12-2017).

 Sắp tới ngày lễ Giáng Sinh mà nghe anh nhắc mùa Giáng Sinh nơi núi Trầu, núi Sọ ở Kiên Lương-Hà Tiên hồi đó quả là một đoạn đời nhiều chông gai trắc trở. Phải vậy hông anh Ba?!

 Nhưng nhắc đến anh tui không thể nào quên lần gặp anh và chị Yến, hiền thê của anh, lần đầu. Hồi ấy chị Yến kể hồi mấy chục năm trước, lúc người Việt mình chưa đông như bây giờ, lần đầu gặp bụi chuối ai trồng trên đường anh chị có dịp đi qua vậy mà rồi loài cây “bụi chuối sau hè” quê mùa ấy đã làm anh chị không cầm được mắt và cứ thế nước mắt từ ở đâu, ở đâu nó cứ tự nhiên chảy ướt mặt anh chị hoài hà! Nhắc điều này để thấy rằng quê hương chẳng phải đâu xa; mà nó nằm ngay trong bụng, trong lòng mình anh Ba à!

 “Có một ngày giữa tiểu bang mênh mông

Chúng tôi đã bàng hoàng dừng xe, thổn thức

Bụi chuối nhà ai bên đường đã mọc

Chuối mẹ chuối con , trời hỡi quê nhà

Có điều gì rưng rức trong tim ta

Khi cả một quê hương bổng nhiên trở lại

Thấy cả vườn sau cây xoài cây mận

Bụi chuối sau hè, lu nước, mương con

Chiếc gáo dừa còn để đấy héo hon

Thấy cả bụi chuối con nép mình nhỏ bé…”

(Bụi chuối bên đường, Ô Cửa, trang 244)

Thưa anh Ba,

Còn nữa, nhắc tới anh, tui hổng thể nào quên thơ anh tả cảnh tắm trăng hoặc thơ tình thời chiến mà thi tập Ô Cửa này của anh là một trong những thi phẩm mà tui mê nhứt đó! Tui lúc nào cũng nghêu ngao đọc mỗi lúc rảnh tay cày tay cuốc trên đồng. Tui hổng biết vì sao ông Trời lại cho nhà thơ cái tài dùng chữ đặt thơ vậy anh Ba?

 Chẳng hạn cảnh trời đất thiên nhiên bao la trong vũ trụ này dường như ai có mặt trên trái đất này cũng đều thấy hết trơn hết trọi hà; vậy mà rồi chỉ có người có máu văn nghệ mới viết chữ thành ra thơ văn được. Và thơ ấy từ chỗ chữ nghĩa riêng thôi vậy mà rồi hồn thơ lại thấm vào hồn người và ai có lòng đều phải nhận ra rằng thơ anh làm tôi nhớ hoài như mấy câu thơ đơn giản:

 “Ngôi trường cũ có bao nhiêu ô cửa,

Để tôi về đếm những đám mây

Tôi sẽ gọi một bầy chim sẻ nhỏ

Những con chim từ xa vắng lạc bầy.

(Ô Cửa, trang 235)

Vậy mà rồi hổng biết ngôi trường cũ của anh nó là ngôi trường cũ của tui hồi nào mà tha thiết nỗi nhớ mong quá vậy anh Ba?!?

Thêm nữa là cái vụ anh tả cảnh tắm trăng thì hết ý nhe anh Ba. Tôi nghĩ có lẽ một trong những vần thơ mô tả ánh trăng mà anh Ba đã lột tả thật thần kỳ là một buổi "chị có về bàn chân trần bỏ guốc", mà lần nào cũng như lần nào cứ mỗi lần đọc lại tôi không thể tưởng tượng nhà nghệ sĩ sao quá giàu lòng rung cảm trước cảnh người phụ nữ tắm trăng bên bờ sông im vắng ấy:

 "Chị có về bàn chân trần bỏ guốc

Dòng sông đêm trăng. Thở dài não nuột

.....

Mười sáu trăng tròn hồn chị bâng khuâng

Ðêm ra tắm ngoài bến sông im vắng

Chiếc gáo dừa. Múc trăng. Trăng động

Dòng suối trăng lai láng cả bình nguyên

Ai khỏa thân lồ lộ cả trăm miền

Chị có thẹn vì trăng nhìn trên lá...."

(Khi chị về, trong Ô Cửa, trang 75, thơ tuyển toàn tập, 2004)

 Nhớ có lần trong bộ sách Người Đọc và Người Viết, tui có nhắc thế này: “Ngắm nhìn thiên nhiên với lòng yêu trăng yêu người đến nỗi thấy "trăng nhìn trên lá" là một sự cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên đến mức tuyệt diệu mới có thể nhân cách hóa cái nhìn của trăng đang đậu trên lá trên cành. Nghệ thuật đó người Trung hoa gọi là "tỉ luận"(analogie), mà không phải "tỉ luận" bởi lẽ hòa nhập và tinh luyện đến thế chúng ta phải cảm nhận rằng người nghệ sĩ đã đạt đến cái tinh túy của cảm hứng rồi.” (trang 347, Quyển I, NĐ&NV, thàng 10-2017)

 Thêm nữa, tui nghĩ, ngồi bên bờ kinh xáng này nhắc chuyện với anh là nhớ cũng mấy chục năm trước anh có lần khuyên tui mua cái máy cũ cũ, tập đánh máy lai rai chơi như tập thể dục vậy mà; rồi cứ thích gì thì ngồi ghi lại cái nấy, như chuyện nhà quê nhà mùa, vừa giải trí vừa tập cho trí não bớt quên khi tuổi mỗi ngày mỗi thêm già... Chứ mình ngồi viết tay rồi nhờ vợ, nhờ con đánh máy lại cũng hơi phiền… Nghe lời anh vậy mà rồi tui cũng lọ mọ ngồi ghi lại được một mớ chữ nhe anh Ba! Trong số chữ nghèo nàn ấy, tui gom lại thấy cũng bộn bộn và nhờ anh giúp in cho cũng được ba cuốn mà tui “scan” hình kèm theo đây để khoe cùng anh vậy đó!

Ba bìa sách của Hai Trầu do Thư Ấn Quán của anh Ba Cận Thị ấn hành.

Mà thú thực với anh Ba nhe, nói lòng vòng là khoe với anh chơi cho vui vậy thôi, chứ thực tình là với mấy hàng chân tình này là tui muốn bày tỏ chút lòng tạ ơn anh Ba rất nhiều; bởi lẽ hổng có anh chị hồi cách nay hơn hai chục năm về trước khuyến khích thì tui làm gì ngày nay có được tới chín cuốn sách, phải hông anh Ba!

 Ông bà mình ngày trước có dạy: “Một chữ cũng Thầy, nửa chữ cũng Thầy”, vậy kính mong anh Ba nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của Hai Trầu về một lẽ đã học ở anh Ba từ buổi đầu gặp nhau trên bước đường anh bán cà rem dạo và còn tui thì giăng lưới trên cánh đồng mùa nước ngập hồi ấy đó mà và anh Ba 


chắc cũng hổng quên?!.


 Inline image

Bìa tác phẩm thứ 17 (sưu tầm và nhận định) của nhà văn Trần Hoài Thư.

 Nhơn mùa lễ Giáng Sinh cũng sắp về nay mai, và Năm Mới 2018 lại tới nữa, tui xin chân thành cầu chúc anh Ba và chị Yến có được những ngày mới an lành, may mắn giống như tác phẩm vừa mới ra lò của anh ba còn thơm mùi mực mới vậy mà!

Rất mong anh vui cùng chị nhe anh Ba!

 Kính thư,

Hai Trầu

 =======================

  I./ Thư mục của nhà xuất bản Thư Ấn Quán

do Trần Hoài Thư chủ trương và ấn hành:

 – Bộ Văn miền Nam (4 tập, tổng cộng 2200 trang)

 – Bộ Thơ miền Nam (5 tập, tổng cộng khoảng 3000 trang) gồm: Thơ miền Nam thời chiến (tập I &II), Thơ tình miền Nam, Lục bát miền Nam, Thơ tự do miền Nam.

 – Chiến tranh Việt Nam & Tôi (thơ Nguyễn Bắc Sơn)

 – Thơ Vũ Hữu Định toàn tập

 – Kỷ vật cho em (thơ Linh Phương)

 – Túy ca (thơ Hoàng Hương Trang)

 – Thơ Hoài Khanh (4 tập):

1.Hương Sắc mong manh (xb sau năm 1975)

2. Thân phận (xb trước 1975, tái bản)  

3. Lục bát (xb trước 1975, tái bản)

 4. Gió bấc, trẻ nhỏ, đóa hồng và dế (xb trước 1975, tái bản)

 – Lục bát (thơ Hoảng Xuân Sơn)

 – Những tháng năm cuồng nộ (truyện dài cùa Khuất Đẩu)

 – Người giữ nhà thờ họ (tập truyện của Khuất Đẩu)

 – Tuyển truyện Sáng Tạo

 – Văn các số 121, 125, 132, 181, 210, giai phẩm Văn tháng 10-1973, giai phẩm Văn tháng 3-1975 (số cuối cùng) , số chủ đề Thanh Tâm Tuyền, số chủ đề Hội Họa.

 – Văn Hóa Nguyệt San chủ đề Nguyễn Du (Bộ văn hóa xã hội, năm 1963, sách dày trên 360 trang khổ lớn)

 – Tạp chí Sóng số ra mắt 1973.

 – Tạp chí Thế Đứng số 2 Xuân Canh Tuất khổ tabloid

– Hiện đại tập 4 tháng 7-1960 chủ đề Saigon ban đêm

 – Toàn bộ tạp chí Sáng Tạo bộ cũ & bộ mới

 – Màu Thời Gian (tập truyện Phạm văn Nhàn)

 – Vùng Đồi (tập truyện Phạm văn Nhàn)

 – Giỡn bóng chiêm bao (thơ Trần Phù Thế)

 – Gọi khan giọng tình (thơ Trần Phù Thế)

 – Đời thủy thủ (truyện dài của Vũ Thất)

 – Cõi đá vàng (truyện dài của Nguyễn thị Thanh Sâm)

 – Sao em không về làm chim thành phố (thơ của Lâm Vị Thủy)

 – Nghề Thầy (tạp văn Cao Vị Khanh)

 – Lệ từ Nét Ngang (thơ Cao Vị Khanh)

 – Quá Giang Thuyền Ngược (thơ Lâm Anh)

 – Bi khúc (thơ Lê văn Trung)

 – Trang sách và những giấc mơ bay (nhận định văn học của Nguyễn Lệ Uyên tập I & II)

 – Chân dung tự vệ (tập truyện của Nguyễn Lệ Uyên)

 – Sông chảy về núi (tập truyện của NGuyễn Lệ Uyên)

 – Mưa trên sông Dakbla (tập truyện của Nguyễn Lệ Uyên)

 – Biển của hai người (tập truyện Mang Viên Long)

 – Vàng lạnh (thơ Nguyễn Nho Sa Mạc)

 – Tháng tư, lính không cần hớt tóc (thơ Nguyễn Phúc Sông Hương)

 – Để trăng khuya kịp rót đầy sớm mai (thơ Đặng Kim Côn)

 – Dưới trời dạ ngọc (thơ Đặng Kim Côn)

 – Một ngày, một ngàn ngày (tập truyện Đặng Kim Côn)

 – Một mình như cánh lá (thơ Hạc Thành Hoa)

 – Tuyển truyện Một Thời Ý Thức

 – Cúi mặt (truyện dài của Bùi Đăng, do Thái Phương xuất bản năm 1969)

 – Đốt tuổi (thơ Phan Nhự Thức)

 – Ca nguyện, gởi cây xương rồng trong gió (thơ Nguyễn Thanh Châu)

 – Ca oán, đến với mùa giải oan (thơ Nguyễn Thanh Châu)

 – Điệp khúc tình yêu & trái phá (thơ Kiệt Tấn)

 – Tuyển truyện Y Uyên

 – Lẽo đẽo một phương quì (thơ Từ Thế Mộng)

 – Đan tâm (thơ Phạm Ngọc Lư)

 – Vũ trụ thơ I & II (tiểu luận của Đặng Tiến)

 – Thơ từ cõi nhiễu nhương (Nhận định thi ca thời chiến – nhiều tác giả)

– Thảo Luận (nhận định văn hoc của nhóm Sáng Tạo)

– Truyện ngắn Lê văn Thiện.

– Những cơn mưa mùa đông truyện dài của Lữ Quỳnh

– Bốn ngàn năm chen lấn (tập truyện của Hoài Ziang Duy)

– Nửa khuôn mặt (thơ Khoa Hữu)

– Chàng Nho sinh dưới gốc tùng (thử bút của Lữ Kiều)

– Thanh thi (thi phẩm của Luân Hoán)

– thơ Viêm Tịnh

– Kẻ lạ ở thiên Đường (J.Paul Sartre – bản dịch của Phùng Thăng)

– Những ruồi (J.P. Sartre – bản dịch của Phùng Thăng)

– Địa ngục có thật (bút ký của Dương Nghiễm Mậu)

– 21 khuôn mặt văn nghệ miền Nam (Phạm văn Nhàn)

– Thơ Sáng Tạo (sưu tập toàn bộ thơ xuất hiện trên tạp chí Sáng Tạo)

– Thảo luận Sáng Tạo

– Tuyển truyện Sáng Tạo

– Ca nguyện. Gởi cây xương rồng trong gió (thơ Nguyễn Thanh Châu – 2009)

– Ca oán. Đến với mùa giải oan (thơ Nguyễn Thanh Châu – 2011)

– Những cơn mưa mùa đông (truyện vừa của Lữ Quỳnh)

– Cào lá giữa đêm khuya (thơ Đinh Cường)

_ Thu Hoang Đường (thơ) của Lê Văn Trung 2018.

và:

– Tạp chí Thư Quán Bản Thảo. Tạp chí ra 2 tháng ra một số, hiện nay đã vào năm thứ 17. Số mới nhất là 77 phát hành tháng 11-2017

 II./Tác phẩm của Trần Hoài Thư

 A.    Văn

 1. Ra biển gọi thầm (tập truyện)

 2, Mặc niệm chiến tranh (tập truyện)

 3. Thế hệ chiến tranh (tập truyện)

 4. Đêm Rừng Tràm (Tập truyện)

 5. Đại Đội Cũ, Trang Sách Cũ (tạp văn)

 6. Thủ Đức Gọi Ta Về (Tạp văn)

 7. Hành trình của một cổ trắng (truyện vừa)

 8. Ở Một Nơi Trên Trường Sơn (tập truyện)

 9. Truyện từ Bách Khoa

 10. Về hướng mặt trời lặn (Tập truyện)

 11. Truyện từ Văn (2012)

 12.Truyện từ Trình Bày + Khởi Hành + Văn Học+ Ý Thức+ Thời Tập

 13.Truyện từ Vấn Đề

 14.Tản mạn Văn Học tập I.

 15. Những vì sao vĩnh biệt (tập truyện – tái bản)

 16. Giấc Mơ Giáng Sinh (2015)

 17. Những Tạp Chí Văn Học Miền Nam (sưu tầm và nhận định) (2018)

 B.     Thơ:

 1. Thơ Trần Hoài Thư (1998) (tuyệt bản)

2./ Qua Sông Mùa Mận Chín (2000)

3./ Người lính (2004)

4./. Ô Cửa (thi tuyển toàn tập, 2004)

 5./  Xa xứ (2011)

(Chắc còn nữa, nhưng tui nhớ hổng hết)

VVB chuyển

 Phổ nhạc: Tình Xưa

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

LÁ THƯ TỪ KINH XÁNG GỞI NHÀ VĂN TRẦN HOÀI THƯ tức ANH BA CẬN THỊ

Ngày nay tui già quá mạng rồi anh Ba ơi, rồi chợt dưng mình ngồi nhớ lại chuyện đời!

 Kinh xáng Bốn Tổng ngày 22 tháng 12 năm 2017

 Thưa anh Ba,

 Ngày nay tui già quá mạng rồi anh Ba ơi, rồi chợt dưng mình ngồi nhớ lại chuyện đời! Nhớ lần đó, tui ngồi trong chiếc xuồng câu che hai tấm cà rèm bằng lá dừa nước giữa trời nắng gắt bên bờ con lộ tẻ vùng Cái Sắn-Thốt Nốt chờ cá dính lưới, rồi tui nghe tiếng chuông anh lắt mạnh khi anh đạp chiếc xe đạp cọc-cạch từ Cần Thơ lên vùng quê này bán cà-rem dạo ngày nào! Vậy mà rồi cũng trên bốn mươi mấy năm rồi đó anh Ba! Mau quá mạng, phải vậy hông anh?

 Chuyện đời ngày đó, qua những gì anh kể tui mới biết anh có những ngày lao lung vùng Kiên Lương, Luỳnh Quỳnh qua biết bao mùa gian khổ với muỗi-mòng, đỉa vắt giữa rừng tràm, ôi thôi biết cơ man nào mà kể cho xiết! Vậy mà rồi anh cứ một mực muốn “Ra Biển Gọi Thầm” hoài hà! Tui nghĩ anh là một bậc nhân tài không gặp thời nên thế thời phải vậy thôi mà! Câu thơ anh viết hồi ấy trong bài“Chiều Giáng sinh trở lại Núi Trầu”, tui còn nhớ:

 “Chiều Giáng sinh tôi trở lại Núi Trầu

Bè tràm theo kênh lên đồi Núi Sọ…”

 Phải mà“bè tràm theo kênh lên đồi núi Sọ” là hình ảnh mà tui cũng đã từng lội dưới kinh bè tràm hồi năm-nẳm đó mà! Lúc bấy giờ trời thì mưa, mình thì lạnh buốt, tay chưn vọp bẻ quá trời vậy mà phải gắng sức lôi bè tràm chìm trong nước lềnh-bềnh, bụng đói muốn run và hai đầu gối mỏi muốn sụm bà-chè luôn vậy đó anh Ba … Hồi đó anh kéo bè tràm về núi Trầu, còn tui thì kéo về rẩy khóm làm trại, làm chuồng... Nếu có ai hỏi Núi Trầu ở đâu? Thì anh đã chỉ ra đây này:

 “Núi Trầu là một địa danh ở Kinh Nhà Chung thuộc Kiên Lương- Hà Tiên. Núi Sọ là một ngọn đồi nhỏ có dựng một thập tự giá rất lớn. Đây là một xóm đạo. Chúng tôi, khoảng 30 người tù cải tạo, được lệnh bè tràm từ trong rừng tràm ra Nhà Chung. Con đường bè là con kênh dài khoảng 10 cây số. Buổi chiều trở về, nhìn từ xa, núi Sọ với chiếc thập tự giá nổi lên trên nền trời ráng đỏ. ..”(trang nhà Trần Hoài Thư, ngày 21-12-2017)

 Nghe anh tả cảnh sao mà buồn quá mạng! Nhưng rồi kết thúc một câu chuyện đã rồi hơn bốn chục năm, anh lại viết với tấm lòng mở ra vô tận:

 “Thì ra, tôi hiểu rồi. Cho dù tôi có đọc trăm ngàn pho sách, có ép mình trong tu viện, có đọc ngàn lời kinh, có lẽ tôi chắc không bao giờ “ngộ” được ý nghĩa của  cây thập tự giá như đêm hôm ấy . Có nghĩa là nó đến từ nỗi đau khổ, và nó làm mọc những nụ hoa. Nó mang nhân ái, từ tâm. Nó thể hiện lòng người. Khi người ta mang thánh giá trên cổ, không phải là mang vòng trang sức. Mà mang theo một biểu tượng về tinh thần, về tâm linh. Nó giúp con người sống theo lời răn của giáo lý…Điều huyền nhiệm là chỉ từ một vật tầm thường, nhưng nó là cả một phép lạ toát ra. Không phải cho một hai người, có công rèn luyện mà cho cả nhân loại” (trang nhà Thư Quán bản Thảo, 21-12-2017).

 Sắp tới ngày lễ Giáng Sinh mà nghe anh nhắc mùa Giáng Sinh nơi núi Trầu, núi Sọ ở Kiên Lương-Hà Tiên hồi đó quả là một đoạn đời nhiều chông gai trắc trở. Phải vậy hông anh Ba?!

 Nhưng nhắc đến anh tui không thể nào quên lần gặp anh và chị Yến, hiền thê của anh, lần đầu. Hồi ấy chị Yến kể hồi mấy chục năm trước, lúc người Việt mình chưa đông như bây giờ, lần đầu gặp bụi chuối ai trồng trên đường anh chị có dịp đi qua vậy mà rồi loài cây “bụi chuối sau hè” quê mùa ấy đã làm anh chị không cầm được mắt và cứ thế nước mắt từ ở đâu, ở đâu nó cứ tự nhiên chảy ướt mặt anh chị hoài hà! Nhắc điều này để thấy rằng quê hương chẳng phải đâu xa; mà nó nằm ngay trong bụng, trong lòng mình anh Ba à!

 “Có một ngày giữa tiểu bang mênh mông

Chúng tôi đã bàng hoàng dừng xe, thổn thức

Bụi chuối nhà ai bên đường đã mọc

Chuối mẹ chuối con , trời hỡi quê nhà

Có điều gì rưng rức trong tim ta

Khi cả một quê hương bổng nhiên trở lại

Thấy cả vườn sau cây xoài cây mận

Bụi chuối sau hè, lu nước, mương con

Chiếc gáo dừa còn để đấy héo hon

Thấy cả bụi chuối con nép mình nhỏ bé…”

(Bụi chuối bên đường, Ô Cửa, trang 244)

Thưa anh Ba,

Còn nữa, nhắc tới anh, tui hổng thể nào quên thơ anh tả cảnh tắm trăng hoặc thơ tình thời chiến mà thi tập Ô Cửa này của anh là một trong những thi phẩm mà tui mê nhứt đó! Tui lúc nào cũng nghêu ngao đọc mỗi lúc rảnh tay cày tay cuốc trên đồng. Tui hổng biết vì sao ông Trời lại cho nhà thơ cái tài dùng chữ đặt thơ vậy anh Ba?

 Chẳng hạn cảnh trời đất thiên nhiên bao la trong vũ trụ này dường như ai có mặt trên trái đất này cũng đều thấy hết trơn hết trọi hà; vậy mà rồi chỉ có người có máu văn nghệ mới viết chữ thành ra thơ văn được. Và thơ ấy từ chỗ chữ nghĩa riêng thôi vậy mà rồi hồn thơ lại thấm vào hồn người và ai có lòng đều phải nhận ra rằng thơ anh làm tôi nhớ hoài như mấy câu thơ đơn giản:

 “Ngôi trường cũ có bao nhiêu ô cửa,

Để tôi về đếm những đám mây

Tôi sẽ gọi một bầy chim sẻ nhỏ

Những con chim từ xa vắng lạc bầy.

(Ô Cửa, trang 235)

Vậy mà rồi hổng biết ngôi trường cũ của anh nó là ngôi trường cũ của tui hồi nào mà tha thiết nỗi nhớ mong quá vậy anh Ba?!?

Thêm nữa là cái vụ anh tả cảnh tắm trăng thì hết ý nhe anh Ba. Tôi nghĩ có lẽ một trong những vần thơ mô tả ánh trăng mà anh Ba đã lột tả thật thần kỳ là một buổi "chị có về bàn chân trần bỏ guốc", mà lần nào cũng như lần nào cứ mỗi lần đọc lại tôi không thể tưởng tượng nhà nghệ sĩ sao quá giàu lòng rung cảm trước cảnh người phụ nữ tắm trăng bên bờ sông im vắng ấy:

 "Chị có về bàn chân trần bỏ guốc

Dòng sông đêm trăng. Thở dài não nuột

.....

Mười sáu trăng tròn hồn chị bâng khuâng

Ðêm ra tắm ngoài bến sông im vắng

Chiếc gáo dừa. Múc trăng. Trăng động

Dòng suối trăng lai láng cả bình nguyên

Ai khỏa thân lồ lộ cả trăm miền

Chị có thẹn vì trăng nhìn trên lá...."

(Khi chị về, trong Ô Cửa, trang 75, thơ tuyển toàn tập, 2004)

 Nhớ có lần trong bộ sách Người Đọc và Người Viết, tui có nhắc thế này: “Ngắm nhìn thiên nhiên với lòng yêu trăng yêu người đến nỗi thấy "trăng nhìn trên lá" là một sự cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên đến mức tuyệt diệu mới có thể nhân cách hóa cái nhìn của trăng đang đậu trên lá trên cành. Nghệ thuật đó người Trung hoa gọi là "tỉ luận"(analogie), mà không phải "tỉ luận" bởi lẽ hòa nhập và tinh luyện đến thế chúng ta phải cảm nhận rằng người nghệ sĩ đã đạt đến cái tinh túy của cảm hứng rồi.” (trang 347, Quyển I, NĐ&NV, thàng 10-2017)

 Thêm nữa, tui nghĩ, ngồi bên bờ kinh xáng này nhắc chuyện với anh là nhớ cũng mấy chục năm trước anh có lần khuyên tui mua cái máy cũ cũ, tập đánh máy lai rai chơi như tập thể dục vậy mà; rồi cứ thích gì thì ngồi ghi lại cái nấy, như chuyện nhà quê nhà mùa, vừa giải trí vừa tập cho trí não bớt quên khi tuổi mỗi ngày mỗi thêm già... Chứ mình ngồi viết tay rồi nhờ vợ, nhờ con đánh máy lại cũng hơi phiền… Nghe lời anh vậy mà rồi tui cũng lọ mọ ngồi ghi lại được một mớ chữ nhe anh Ba! Trong số chữ nghèo nàn ấy, tui gom lại thấy cũng bộn bộn và nhờ anh giúp in cho cũng được ba cuốn mà tui “scan” hình kèm theo đây để khoe cùng anh vậy đó!

Ba bìa sách của Hai Trầu do Thư Ấn Quán của anh Ba Cận Thị ấn hành.

Mà thú thực với anh Ba nhe, nói lòng vòng là khoe với anh chơi cho vui vậy thôi, chứ thực tình là với mấy hàng chân tình này là tui muốn bày tỏ chút lòng tạ ơn anh Ba rất nhiều; bởi lẽ hổng có anh chị hồi cách nay hơn hai chục năm về trước khuyến khích thì tui làm gì ngày nay có được tới chín cuốn sách, phải hông anh Ba!

 Ông bà mình ngày trước có dạy: “Một chữ cũng Thầy, nửa chữ cũng Thầy”, vậy kính mong anh Ba nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của Hai Trầu về một lẽ đã học ở anh Ba từ buổi đầu gặp nhau trên bước đường anh bán cà rem dạo và còn tui thì giăng lưới trên cánh đồng mùa nước ngập hồi ấy đó mà và anh Ba 


chắc cũng hổng quên?!.


 Inline image

Bìa tác phẩm thứ 17 (sưu tầm và nhận định) của nhà văn Trần Hoài Thư.

 Nhơn mùa lễ Giáng Sinh cũng sắp về nay mai, và Năm Mới 2018 lại tới nữa, tui xin chân thành cầu chúc anh Ba và chị Yến có được những ngày mới an lành, may mắn giống như tác phẩm vừa mới ra lò của anh ba còn thơm mùi mực mới vậy mà!

Rất mong anh vui cùng chị nhe anh Ba!

 Kính thư,

Hai Trầu

 =======================

  I./ Thư mục của nhà xuất bản Thư Ấn Quán

do Trần Hoài Thư chủ trương và ấn hành:

 – Bộ Văn miền Nam (4 tập, tổng cộng 2200 trang)

 – Bộ Thơ miền Nam (5 tập, tổng cộng khoảng 3000 trang) gồm: Thơ miền Nam thời chiến (tập I &II), Thơ tình miền Nam, Lục bát miền Nam, Thơ tự do miền Nam.

 – Chiến tranh Việt Nam & Tôi (thơ Nguyễn Bắc Sơn)

 – Thơ Vũ Hữu Định toàn tập

 – Kỷ vật cho em (thơ Linh Phương)

 – Túy ca (thơ Hoàng Hương Trang)

 – Thơ Hoài Khanh (4 tập):

1.Hương Sắc mong manh (xb sau năm 1975)

2. Thân phận (xb trước 1975, tái bản)  

3. Lục bát (xb trước 1975, tái bản)

 4. Gió bấc, trẻ nhỏ, đóa hồng và dế (xb trước 1975, tái bản)

 – Lục bát (thơ Hoảng Xuân Sơn)

 – Những tháng năm cuồng nộ (truyện dài cùa Khuất Đẩu)

 – Người giữ nhà thờ họ (tập truyện của Khuất Đẩu)

 – Tuyển truyện Sáng Tạo

 – Văn các số 121, 125, 132, 181, 210, giai phẩm Văn tháng 10-1973, giai phẩm Văn tháng 3-1975 (số cuối cùng) , số chủ đề Thanh Tâm Tuyền, số chủ đề Hội Họa.

 – Văn Hóa Nguyệt San chủ đề Nguyễn Du (Bộ văn hóa xã hội, năm 1963, sách dày trên 360 trang khổ lớn)

 – Tạp chí Sóng số ra mắt 1973.

 – Tạp chí Thế Đứng số 2 Xuân Canh Tuất khổ tabloid

– Hiện đại tập 4 tháng 7-1960 chủ đề Saigon ban đêm

 – Toàn bộ tạp chí Sáng Tạo bộ cũ & bộ mới

 – Màu Thời Gian (tập truyện Phạm văn Nhàn)

 – Vùng Đồi (tập truyện Phạm văn Nhàn)

 – Giỡn bóng chiêm bao (thơ Trần Phù Thế)

 – Gọi khan giọng tình (thơ Trần Phù Thế)

 – Đời thủy thủ (truyện dài của Vũ Thất)

 – Cõi đá vàng (truyện dài của Nguyễn thị Thanh Sâm)

 – Sao em không về làm chim thành phố (thơ của Lâm Vị Thủy)

 – Nghề Thầy (tạp văn Cao Vị Khanh)

 – Lệ từ Nét Ngang (thơ Cao Vị Khanh)

 – Quá Giang Thuyền Ngược (thơ Lâm Anh)

 – Bi khúc (thơ Lê văn Trung)

 – Trang sách và những giấc mơ bay (nhận định văn học của Nguyễn Lệ Uyên tập I & II)

 – Chân dung tự vệ (tập truyện của Nguyễn Lệ Uyên)

 – Sông chảy về núi (tập truyện của NGuyễn Lệ Uyên)

 – Mưa trên sông Dakbla (tập truyện của Nguyễn Lệ Uyên)

 – Biển của hai người (tập truyện Mang Viên Long)

 – Vàng lạnh (thơ Nguyễn Nho Sa Mạc)

 – Tháng tư, lính không cần hớt tóc (thơ Nguyễn Phúc Sông Hương)

 – Để trăng khuya kịp rót đầy sớm mai (thơ Đặng Kim Côn)

 – Dưới trời dạ ngọc (thơ Đặng Kim Côn)

 – Một ngày, một ngàn ngày (tập truyện Đặng Kim Côn)

 – Một mình như cánh lá (thơ Hạc Thành Hoa)

 – Tuyển truyện Một Thời Ý Thức

 – Cúi mặt (truyện dài của Bùi Đăng, do Thái Phương xuất bản năm 1969)

 – Đốt tuổi (thơ Phan Nhự Thức)

 – Ca nguyện, gởi cây xương rồng trong gió (thơ Nguyễn Thanh Châu)

 – Ca oán, đến với mùa giải oan (thơ Nguyễn Thanh Châu)

 – Điệp khúc tình yêu & trái phá (thơ Kiệt Tấn)

 – Tuyển truyện Y Uyên

 – Lẽo đẽo một phương quì (thơ Từ Thế Mộng)

 – Đan tâm (thơ Phạm Ngọc Lư)

 – Vũ trụ thơ I & II (tiểu luận của Đặng Tiến)

 – Thơ từ cõi nhiễu nhương (Nhận định thi ca thời chiến – nhiều tác giả)

– Thảo Luận (nhận định văn hoc của nhóm Sáng Tạo)

– Truyện ngắn Lê văn Thiện.

– Những cơn mưa mùa đông truyện dài của Lữ Quỳnh

– Bốn ngàn năm chen lấn (tập truyện của Hoài Ziang Duy)

– Nửa khuôn mặt (thơ Khoa Hữu)

– Chàng Nho sinh dưới gốc tùng (thử bút của Lữ Kiều)

– Thanh thi (thi phẩm của Luân Hoán)

– thơ Viêm Tịnh

– Kẻ lạ ở thiên Đường (J.Paul Sartre – bản dịch của Phùng Thăng)

– Những ruồi (J.P. Sartre – bản dịch của Phùng Thăng)

– Địa ngục có thật (bút ký của Dương Nghiễm Mậu)

– 21 khuôn mặt văn nghệ miền Nam (Phạm văn Nhàn)

– Thơ Sáng Tạo (sưu tập toàn bộ thơ xuất hiện trên tạp chí Sáng Tạo)

– Thảo luận Sáng Tạo

– Tuyển truyện Sáng Tạo

– Ca nguyện. Gởi cây xương rồng trong gió (thơ Nguyễn Thanh Châu – 2009)

– Ca oán. Đến với mùa giải oan (thơ Nguyễn Thanh Châu – 2011)

– Những cơn mưa mùa đông (truyện vừa của Lữ Quỳnh)

– Cào lá giữa đêm khuya (thơ Đinh Cường)

_ Thu Hoang Đường (thơ) của Lê Văn Trung 2018.

và:

– Tạp chí Thư Quán Bản Thảo. Tạp chí ra 2 tháng ra một số, hiện nay đã vào năm thứ 17. Số mới nhất là 77 phát hành tháng 11-2017

 II./Tác phẩm của Trần Hoài Thư

 A.    Văn

 1. Ra biển gọi thầm (tập truyện)

 2, Mặc niệm chiến tranh (tập truyện)

 3. Thế hệ chiến tranh (tập truyện)

 4. Đêm Rừng Tràm (Tập truyện)

 5. Đại Đội Cũ, Trang Sách Cũ (tạp văn)

 6. Thủ Đức Gọi Ta Về (Tạp văn)

 7. Hành trình của một cổ trắng (truyện vừa)

 8. Ở Một Nơi Trên Trường Sơn (tập truyện)

 9. Truyện từ Bách Khoa

 10. Về hướng mặt trời lặn (Tập truyện)

 11. Truyện từ Văn (2012)

 12.Truyện từ Trình Bày + Khởi Hành + Văn Học+ Ý Thức+ Thời Tập

 13.Truyện từ Vấn Đề

 14.Tản mạn Văn Học tập I.

 15. Những vì sao vĩnh biệt (tập truyện – tái bản)

 16. Giấc Mơ Giáng Sinh (2015)

 17. Những Tạp Chí Văn Học Miền Nam (sưu tầm và nhận định) (2018)

 B.     Thơ:

 1. Thơ Trần Hoài Thư (1998) (tuyệt bản)

2./ Qua Sông Mùa Mận Chín (2000)

3./ Người lính (2004)

4./. Ô Cửa (thi tuyển toàn tập, 2004)

 5./  Xa xứ (2011)

(Chắc còn nữa, nhưng tui nhớ hổng hết)

VVB chuyển

 Phổ nhạc: Tình Xưa

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm