Tham Khảo

LÀNG NÓI TRẠNG _ Ngô Minh

Ở xóm ni nác ( nước) chè không đứng đụa là nỏ ai ưng ( muốn) “. Nước chè đứng đụa là nước chè đặc đến độ cắm đũa vào không đổ ! Đó là “ngôn ngữ trạng” Huỳnh Công. Một lần khác, tôi lại đến tìm ông Tính ở xã Vĩnh Trung, một xã chia ra từ làng Huỳnh Công xưa, để nghe ông kể chuyện trạng .

Ở xóm ni nác ( nước) chè không đứng đụa là nỏ ai ưng ( muốn) “. Nước chè đứng đụa là nước chè đặc đến độ cắm đũa vào không đổ ! Đó là “ngôn ngữ trạng” Huỳnh Công. Một lần khác, tôi lại đến tìm ông Tính ở xã Vĩnh Trung, một xã chia ra từ làng Huỳnh Công xưa,  để nghe ông kể chuyện trạng . Thấy chúng tôi, đưa con gái của ông mặt mày buồn thiu, bảo :” Tiếc mấy eng tới chơi mà bọ tui  lại đi cấp cứu bệnh viện huyện từ khi hôm ( hôm qua) rồi !”. Chúng tôi hốt hoảng :” Ông cụ khỏe thế, bị bệnh gì mà phải đi cấp cứu !”. Cô con gái mặt tỉnh queo, từ tốn kể :” Tui đi mần rọng ( ruộng) về thấy bọ nằm chổng khu ( mông ) lên trlờơi ( trời) , hỏi bọ chỉ ú ớ . Lện ( sợ) quá, mấy eng tam ( anh em) tui vọng ( khiêng võng)  bọ vô phòng cấp cứu liền. Một chặp ( lát), eng bác sĩ cũng người Huỳnh Công , ra  bảo :” Khám thì chộ ( thấy) tim , phổi bình thường , dạ dày, ruột gan nỏ can chi cả. Rồi eng bác sĩ hỏi hỏi :

-         Có trúc ( đổ) xe cộ chi không ?- Khôông !

-         Có ăn chi lạ không ?  - Khôông !

-    Trước khi đi mần rọng ,tui chỉ luộc mấy củ khoai lang cho bọ tui ở nhà uống nước chè đứng đụa thôi. Nỏ lẽ ăn khoai lang mà bị ? Nghe tui nói ăn khoai, eng bác sĩ la lên :” Thôi ,đúng rồi, bọ ăn khoai lang , khoai Bàu Thủy Ứ  củ bở ( bột nhiều)  quá,  bị nghẹn tắc cổ rồi, răng o mi khôông nói với eng từ trước !

Chừ ( bây giờ) mần răng ?...”.

Cô gái  kể chưa xong câu chuyện thì ông Tính vác cuốc từ ngoài cổng đi vào. Ông cười vang, rồi bảo :” Hắn nói trạng cho mấy eng nghe đó, không phải thiệt mô !”. Sau này tìm hiểu tôi mới biết câu chuyện trên có tên là “ Ăn khoai lang đi cấp cứu”, ca ngợi khoai Huỳnh Công củ to, bột nhiều. Vâng, đó là lối nói  trạng, kể chuyện trạng của người Huỳnh Công từ   bao đời nay !

Huỳnh Công cả làng nói trạng. Người già nói trạng, thanh niên nói trạng, trẻ con nói trạng , phụ nữ nói trạng. Bất cứ hoàn cảnh nào người dân Huỳnh Công cũng ứng tác ngay được một chuyện trạng. Không hiểu  mạch đất Vĩnh Linh cấu tạo như thế nào mà sinh ra lắm sự lạ lùng, giỏi giang và tài trí : Làng bắt cọp Thủy Ba, làng địa Đạo Vĩnh Mốc, rồi làng nói trạng Huỳnh Công... Làng Huỳnh Công xưa có ba  thôn : Huỳnh Công Đông, Huỳnh Công Tây, Huỳnh Công Nam nằm ở phía Đông bàu ( hồ) Thủy Ứ , ngay cạnh Truông Nhà Hồ trên đường thiên lý Bắc- Nam , là địa bàn rừng rú rậm rạp, có nhiều thú dữ . Năm 1949, xã Vĩnh Hoàng được thành lập gồn 21 thôn, trong đó có ba thôn của làng Huỳnh Công . Nên chuyện trạng Huỳnh Công còn được gọi là chuyện trạng Vĩnh Hoàng. Ngày nay “ chất trạng” Huỳnh Công lan ra cả mấy thôn của các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Tú, Vĩnh Nam, Vĩnh Thái của huyện Vĩnh Linh ( Qủang Trị) . Người làng Huỳnh Công sống sôi nổi, tự tin và rất thông minh trong đối đáp, ứng xử.  Làng Huỳnh Công xưa nghèo khổ, phải vật lộn để mưu sinh , rất yêu nước, một lòng đi theo Đảng làm cách mạng, dựng xây cuộc sống mới . Trên cuộc hành trình gian khổ đó, người làng Huỳnh Công có một vũ khí rất lợi hại để tự động viên mình : Đó là chuyện trạng ! Chuyện trạng là  một thể của chụyện cười dân gian, “đặc sản” riêng có của làng  Huỳnh Công. Khác với chuyện cười Gabrovo và nhiều chuyện tiếu lâm Việt Nam,  tạo ra tiếng cười phê phán ,  chuyện trạng Vĩnh Hoàng giống như chuyện Bác Ba Phi ở Nam Bộ, người kể chuyện không vụ lợi, chỉ  dùng tiếng cười giải trí để ca ngợi cuộc sống , ca ngợi thành quả lao động, nói lên sức sống của con người Huỳnh Công.

Thời nào, người Huỳnh Công cũng  có chuyện trạng về thời đó. Ngày xưa, làng Huỳnh Công ở gần rừng rú , làm ruộng cũng khó khăn vì sợ thú dữ. Từ đó  người Huỳnh Công có   chuyện “ Bút đuôi cọp”, hay “ Cải cọp mà cày”.  Chuyện kể rằng , năm nào vào mùa hạ người Huỳnh Công phải đi bứt tranh ( một loại cỏ ) để về lợp nhà. Cỏ tranh tốt quá, con cọp  nằm ngủ dưới bụi tranh,  người Huỳnh Công thì ham làm và rất khỏe mạnh , nên khi bứt tranh bứt luôn đuôi cọp mà không hề hay biết. Về nhà , “ vợ tui trăng ( trải) nắm tranh ra để phơi, thì tui chộ ( thấy) cái chi như cái chủi ( chổi) cọ quậy, cọ quậy. Ngó kỹ hóa ra chiếc đuôi cọp. Trlơời ( trời) ơi,tui ngó trợc ( ngược) lên  , tui chộ lạo ( lão) cọp mắt nhắm mắt mở đang ngồi đợi tui vô nhà để lạo đến lấy lại cái đuôi...”. Câu chuyện kể vô tư hồn nhiên như thật. Biết là câu chuyện đã được phóng đại , hưu cấu, nhưng mọi người nghe xong đều tán thưởng, ôm bụng mà cười sảng khoái. Sau tiếng cười là lòng cảm phục : Người làng Huỳnh Công dí dỏm , thông minh và yêu cuộc sống thật  ! Cũng chuyện cọp, có lần Người Huỳnh Công thức dậy từ rất sớm để dắt bò đi cày ruộng. Đêm đó, có ông Ba Mươi đột nhập chuồng bò,  đang nấp để bắt bò. Người Huỳnh Công vào chuồng dắt bò ra đồng, dắt phải cọp mà không biết. Đến khi cải cày vào thì cọp lồng lên ...” Bực mình, tui mới quất một roi, đực ( con) bò lồng lên làm lưỡi cày đâm su ( sâu) xuống đất kêu rắc rắc, tui thấy lạ, bỏ cày chạy tới coi thì , trlơời ơi, một  ông cọp !” Đó là chuyện “ Cải cọp mà cày”. Chuyện “ Người Huỳnh Công xử kiện” lại nói về chuyện đấu tranh của người Huỳnh Công với quan lại phong kiến xưa..Chuyện rằng, một người đàn bà làng bên tên là Bèo đi chợ về bị gió lào thổi bay mất loong tép trong rổ. Có anh chàng Huỳnh Công xúi bà vào cửa quan kiện các chủ thuyền buôn tép. Quan phủ chịu không xử được. Anh chàng Huỳnh Công  liền thay quan bắt bí hai  hai chủ thuyền buôn , bảo họ bán tép  giấy, đưa họ vào tròng, buộc họ phải đền loong tép, buộc quan phủ giảm thuế năm năm cho dân Huỳnh Công !

 Rất nhiều sản phẩm lao động của làng Huỳnh Công đã đi vào chuyện trạng rất ngộ nghĩnh, ấn tượng . Chuyện “ Bắt bọp” kể rằng, làng Huỳnh Công làm ruộng dưa hấu trên đồi sau Bàu Thủy Ứ. Buổi trưa người Huỳnh Công ra thăm ruộng coi dưa đã chín chưa. Vỗ vào một quả dưa, bỗng giật mình, một con quạ vọt ra, tiếp theo là một đàn quạ từ quả dưa tuôn ra “đen ngòm trời đất”, đến nỗi “ tui bắt bọp ( bóp, giết ) ,bắt bọp suốt một buổi mà nỏ hết đám quạ”! Một quả dưa hấu mà cả một đàn qua chui vào để ăn , chứng tỏ quả dưa Huỳnh Công ấy to đến chừng nào ! Còn khoai của làng Huỳnh Công một củ phải luộc đến  năm nồi ! Ăn khoai mà bị nghẹn bột phải đi cấp cứu bệnh viện;  rồi một dây khoai dài tới mức bò  sang hai tỉnh Quảng Bình- Quảng Trị ; cá bàu Thủy Ứ Huỳnh Công một con làm được  bốn món nhậu ; cây ớt Huỳnh Công to tới mức “cưa được hai cột săng đất” ( tức cưa được cột gỗ làm  áo quan) ;  còn  củ sắn Huỳnh Công to đến mức, anh cán bộ kiểm lâm nhầm đó là khúc gỗ khai thác trộm và đòi phạt vi phạm lâm luật !.v.v..

Trong chiến tranh , người Huỳnh Công cũng có những chuyện trạng mang đậm cốt cách của những người tự tin vào chiến thắng. Thời chống Pháp, người Huỳnh Công có chuyện trạng rất hay “ Chí đạn”. Chuyện kể rằng ,một ông già Huỳnh Công  bị máy bay địch tấn công,...” một thằng cổ ngỗng chộ trôốc ( đầu) tui cạo láng xậy , hắn tưởng lầm bộ đội đội mũ sắt, mới lao xuống mần cho một băng đui-xết . Về nhà, chộ ( thấy) trốôc ngá ( đầu ngứa) , mới lấy  lược chải. Trlơời ơi, năm đầu đạn đui-xet dắt ở chân tóc, y như chí ( chấy)...!”. Sau tiếng cười hả hê là sự ung dung tự tại, bấp chấp  sự tàn bạo của kẻ thù. Thời chống Mỹ, một ông già Huỳnh Công bị bom mổ, tung đất lấp tới tận cổ . Mọi người tất tả chạy vác cuốc xẻng đến để đào bới cứu ông. Nhưng ông không kêu cứu mà chỉ  :” Cho bọ xin điếu thuốc đã “! Một người Huỳnh Công khác có chuyện cần sang bên kia sông Sa Lung . Anh đang đứng đợi đò, thì máy bay Mỹ ập đến. “ Hai lạo ( thằng) con ma ( một loại máy bay Mỹ) từ  côi  trlơời ( trên trời) nhào xuống thả bom.  Ui cha, tui chưa kịp nằm xuống thì bom nổ tá lọa. Khi tỉnh lại tui thấy miềng ( mình) ở bên tê sông rồi. May quá, có  loạt bom mà tui đỡ tốn mấy hào tiền đò !”. Hay chuyện “ Đào địa đạo” . “ Đoạn đầu ai cũng đào được. Nhưng đến chỗ gíap múi của hai đoạn địa đạo, muốn cho chính xác ,bầy tui chọn ngay mấy eng ả ( anh chị) sắp cưới nhau xuống đào. Họ ở hai đầu đào và gặp chắc êm ru, rứa là địa đạo thông. Có chi mô, hai eng ả yêu nhau nghe được tiếng tim nhau đập. Cứ rứa mà đào là thông thôi...”

Trong thời đổi mới, ở Vĩnh Linh cũng  xuất hiện nhiều chuyện trạng Vĩnh Hoàng rất ngộ nghĩnh . Cách đây mươi năm, huyện Vĩnh Linh mua hai con voi ở Bản Đôn ( Dăk Lăk) về cho lâm trường kéo gỗ. Một con voi mua đến mấy chục triệu bạc, nên lãnh đạo huyện rất quan tâm. Bữa đó, bỗng một người Huỳnh Công chạy hớt hải vô phòng làm việc của ông chủ tịch huyện, vừa thở vừa nói :” Báo cáo eng, hai con voi mới mua năm ngoái ,nay mất đâu một con rồi !”. Ông chủ tịch nghe tin voi mất, tái mặt, nổi nóng  đấm bàn quát:” Tại sao mất, tôi  kỷ luật, tôi cách chức !”. Người Huỳnh Công chờ cho vị chủ tịch huyện nguôi cơn thịnh nộ mới thỏ thẻ :” Eng coi, mất voi, bọn tui bủa đi tìm khắp huyện, xuống tận Cửa Tùng, sợ voi xuống tắm biển ! Tìm ba ngày không chộ ( thấy) . May  khi hôm ( hôm qua) đi thăm ruộng khoai sau bàu Thủy Ứ mới phát hiện ra lạo voi nằm ở đó. Khoai tốt quá, nên lạo voi nằm ăn lá giữa hai luống khoai mà nỏ ai hay, đi qua đi về mấy tráo ( dạo)  mới chô ...!”.Câu chuyện bất ngờ làm cho ông chủ tịch huyện cười chảy nước mắt!

Người  Huỳnh Công thường ứng tác chuyện trạng ngay tại chỗ. Giọng nói của  Huỳnh Công lại nặng , mất thanh ngã,  có nhiều từ cổ , nên chuyện trạng Huỳnh Công phải là người Huỳnh Công  kể , hiệu qủa gây cười mới cao. “ Ra đến dôốc ( dốc) Hồ Xá, chộ mụ Bèo đội lịp tàng ( nón rách ) đi chợ, đang khoóc ( khóc)  lào lào luện luện , lạo ( lão) lên tiếng hỏi...”( Dân Huỳnh Công xử kiện) . Họ vừa kể với ngữ điệu giọng của họ, vừa làm điệu bộ phụ họa, câu chuyện mới thêm nhiều nét hấp dẫn.  Người thạo phương ngữ Vĩnh Linh, Huỳnh Công nghe kể chuyện mới hiểu thấu đáo giá trị và sức cuốn hút của chuyện . Nhà văn Phùng Quán,  thời chống Mỹ đã vào Vĩnh Linh,  đi sưu tầm nhiều chuyện trạng Vĩnh Hoàng, viết thành sách. Cố tiến sĩ Võ Xuân Trang  cũng đã có xuất bản một cuốn sách “ Chuyện trạng Vĩnh Hoàng”. Nhưng cách kể chuyện theo ngôn ngữ “phổ thông hóa” đã làm mất đi  phần lớn sự hấp dẫn, sự gây cười là vẻ đẹp của  chuyện trạng Huỳnh Công. Năm 1988, Sở Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên (cũ ) tổ chức một hội nghị rất đặc hiệt : Hội nghị về Chuyện trạng Vĩnh Hoàng tại thôn Đông, xã Vĩnh Tú, Vinh Linh. Chưa bao giờ có một hội nghị nào mà tiếng cười giòn tan, rầm rộ suốt ngày như hội nghị này. Trong hội nghị ngoài các tham luận nghiên cứu về Chuyện trạng   Huỳnh Công của các nhà khoa học, đa phần là cử tọa ngồi nghe các cụ bô lão Huỳnh Công kể chuyện trạng và cười ra nước mắt ! 

Chuyện trạng  Huỳnh Công đã thành một sản phẩm văn hóa dân gian đặc sắc . Chuyện trạng Huỳnh Công có cả ngàn chuyện và ngày càng nhiều thêm bởi vì đây là chuyện ứng tác hàng ngày, thời nào cũng có. Ông cụ Tính  nói ở đầu bài có lần vô Huế chơi. Cụ rất thích bóng chuyền, nên tôi dẫn cụ đi xem các trận đấu bảng của giải bóng chuyền A1 toàn quốc. Suốt buổi xem cụ rất phấn khích, hô hét động viên cầu thủ cả hai đội. Nhưng khi tôi hỏi :” Bác xem họ đánh bóng như thế nào ?”. Cụ quay sang tôi, nói tỉnh queo :”  Đánh như ri ngoài tui đánh được cả làng !”. Vâng, đó là chất  trạng Huỳnh Công. Nói phóng đại, nhưng  không  rời xa một thực tế là dân Vĩnh Linh đánh bóng chuyền rất giỏi. Đội tuyển bóng chuyền Quảng Trị bây giờ đa số là người Vĩnh Linh...

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

LÀNG NÓI TRẠNG _ Ngô Minh

Ở xóm ni nác ( nước) chè không đứng đụa là nỏ ai ưng ( muốn) “. Nước chè đứng đụa là nước chè đặc đến độ cắm đũa vào không đổ ! Đó là “ngôn ngữ trạng” Huỳnh Công. Một lần khác, tôi lại đến tìm ông Tính ở xã Vĩnh Trung, một xã chia ra từ làng Huỳnh Công xưa, để nghe ông kể chuyện trạng .

Ở xóm ni nác ( nước) chè không đứng đụa là nỏ ai ưng ( muốn) “. Nước chè đứng đụa là nước chè đặc đến độ cắm đũa vào không đổ ! Đó là “ngôn ngữ trạng” Huỳnh Công. Một lần khác, tôi lại đến tìm ông Tính ở xã Vĩnh Trung, một xã chia ra từ làng Huỳnh Công xưa,  để nghe ông kể chuyện trạng . Thấy chúng tôi, đưa con gái của ông mặt mày buồn thiu, bảo :” Tiếc mấy eng tới chơi mà bọ tui  lại đi cấp cứu bệnh viện huyện từ khi hôm ( hôm qua) rồi !”. Chúng tôi hốt hoảng :” Ông cụ khỏe thế, bị bệnh gì mà phải đi cấp cứu !”. Cô con gái mặt tỉnh queo, từ tốn kể :” Tui đi mần rọng ( ruộng) về thấy bọ nằm chổng khu ( mông ) lên trlờơi ( trời) , hỏi bọ chỉ ú ớ . Lện ( sợ) quá, mấy eng tam ( anh em) tui vọng ( khiêng võng)  bọ vô phòng cấp cứu liền. Một chặp ( lát), eng bác sĩ cũng người Huỳnh Công , ra  bảo :” Khám thì chộ ( thấy) tim , phổi bình thường , dạ dày, ruột gan nỏ can chi cả. Rồi eng bác sĩ hỏi hỏi :

-         Có trúc ( đổ) xe cộ chi không ?- Khôông !

-         Có ăn chi lạ không ?  - Khôông !

-    Trước khi đi mần rọng ,tui chỉ luộc mấy củ khoai lang cho bọ tui ở nhà uống nước chè đứng đụa thôi. Nỏ lẽ ăn khoai lang mà bị ? Nghe tui nói ăn khoai, eng bác sĩ la lên :” Thôi ,đúng rồi, bọ ăn khoai lang , khoai Bàu Thủy Ứ  củ bở ( bột nhiều)  quá,  bị nghẹn tắc cổ rồi, răng o mi khôông nói với eng từ trước !

Chừ ( bây giờ) mần răng ?...”.

Cô gái  kể chưa xong câu chuyện thì ông Tính vác cuốc từ ngoài cổng đi vào. Ông cười vang, rồi bảo :” Hắn nói trạng cho mấy eng nghe đó, không phải thiệt mô !”. Sau này tìm hiểu tôi mới biết câu chuyện trên có tên là “ Ăn khoai lang đi cấp cứu”, ca ngợi khoai Huỳnh Công củ to, bột nhiều. Vâng, đó là lối nói  trạng, kể chuyện trạng của người Huỳnh Công từ   bao đời nay !

Huỳnh Công cả làng nói trạng. Người già nói trạng, thanh niên nói trạng, trẻ con nói trạng , phụ nữ nói trạng. Bất cứ hoàn cảnh nào người dân Huỳnh Công cũng ứng tác ngay được một chuyện trạng. Không hiểu  mạch đất Vĩnh Linh cấu tạo như thế nào mà sinh ra lắm sự lạ lùng, giỏi giang và tài trí : Làng bắt cọp Thủy Ba, làng địa Đạo Vĩnh Mốc, rồi làng nói trạng Huỳnh Công... Làng Huỳnh Công xưa có ba  thôn : Huỳnh Công Đông, Huỳnh Công Tây, Huỳnh Công Nam nằm ở phía Đông bàu ( hồ) Thủy Ứ , ngay cạnh Truông Nhà Hồ trên đường thiên lý Bắc- Nam , là địa bàn rừng rú rậm rạp, có nhiều thú dữ . Năm 1949, xã Vĩnh Hoàng được thành lập gồn 21 thôn, trong đó có ba thôn của làng Huỳnh Công . Nên chuyện trạng Huỳnh Công còn được gọi là chuyện trạng Vĩnh Hoàng. Ngày nay “ chất trạng” Huỳnh Công lan ra cả mấy thôn của các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Tú, Vĩnh Nam, Vĩnh Thái của huyện Vĩnh Linh ( Qủang Trị) . Người làng Huỳnh Công sống sôi nổi, tự tin và rất thông minh trong đối đáp, ứng xử.  Làng Huỳnh Công xưa nghèo khổ, phải vật lộn để mưu sinh , rất yêu nước, một lòng đi theo Đảng làm cách mạng, dựng xây cuộc sống mới . Trên cuộc hành trình gian khổ đó, người làng Huỳnh Công có một vũ khí rất lợi hại để tự động viên mình : Đó là chuyện trạng ! Chuyện trạng là  một thể của chụyện cười dân gian, “đặc sản” riêng có của làng  Huỳnh Công. Khác với chuyện cười Gabrovo và nhiều chuyện tiếu lâm Việt Nam,  tạo ra tiếng cười phê phán ,  chuyện trạng Vĩnh Hoàng giống như chuyện Bác Ba Phi ở Nam Bộ, người kể chuyện không vụ lợi, chỉ  dùng tiếng cười giải trí để ca ngợi cuộc sống , ca ngợi thành quả lao động, nói lên sức sống của con người Huỳnh Công.

Thời nào, người Huỳnh Công cũng  có chuyện trạng về thời đó. Ngày xưa, làng Huỳnh Công ở gần rừng rú , làm ruộng cũng khó khăn vì sợ thú dữ. Từ đó  người Huỳnh Công có   chuyện “ Bút đuôi cọp”, hay “ Cải cọp mà cày”.  Chuyện kể rằng , năm nào vào mùa hạ người Huỳnh Công phải đi bứt tranh ( một loại cỏ ) để về lợp nhà. Cỏ tranh tốt quá, con cọp  nằm ngủ dưới bụi tranh,  người Huỳnh Công thì ham làm và rất khỏe mạnh , nên khi bứt tranh bứt luôn đuôi cọp mà không hề hay biết. Về nhà , “ vợ tui trăng ( trải) nắm tranh ra để phơi, thì tui chộ ( thấy) cái chi như cái chủi ( chổi) cọ quậy, cọ quậy. Ngó kỹ hóa ra chiếc đuôi cọp. Trlơời ( trời) ơi,tui ngó trợc ( ngược) lên  , tui chộ lạo ( lão) cọp mắt nhắm mắt mở đang ngồi đợi tui vô nhà để lạo đến lấy lại cái đuôi...”. Câu chuyện kể vô tư hồn nhiên như thật. Biết là câu chuyện đã được phóng đại , hưu cấu, nhưng mọi người nghe xong đều tán thưởng, ôm bụng mà cười sảng khoái. Sau tiếng cười là lòng cảm phục : Người làng Huỳnh Công dí dỏm , thông minh và yêu cuộc sống thật  ! Cũng chuyện cọp, có lần Người Huỳnh Công thức dậy từ rất sớm để dắt bò đi cày ruộng. Đêm đó, có ông Ba Mươi đột nhập chuồng bò,  đang nấp để bắt bò. Người Huỳnh Công vào chuồng dắt bò ra đồng, dắt phải cọp mà không biết. Đến khi cải cày vào thì cọp lồng lên ...” Bực mình, tui mới quất một roi, đực ( con) bò lồng lên làm lưỡi cày đâm su ( sâu) xuống đất kêu rắc rắc, tui thấy lạ, bỏ cày chạy tới coi thì , trlơời ơi, một  ông cọp !” Đó là chuyện “ Cải cọp mà cày”. Chuyện “ Người Huỳnh Công xử kiện” lại nói về chuyện đấu tranh của người Huỳnh Công với quan lại phong kiến xưa..Chuyện rằng, một người đàn bà làng bên tên là Bèo đi chợ về bị gió lào thổi bay mất loong tép trong rổ. Có anh chàng Huỳnh Công xúi bà vào cửa quan kiện các chủ thuyền buôn tép. Quan phủ chịu không xử được. Anh chàng Huỳnh Công  liền thay quan bắt bí hai  hai chủ thuyền buôn , bảo họ bán tép  giấy, đưa họ vào tròng, buộc họ phải đền loong tép, buộc quan phủ giảm thuế năm năm cho dân Huỳnh Công !

 Rất nhiều sản phẩm lao động của làng Huỳnh Công đã đi vào chuyện trạng rất ngộ nghĩnh, ấn tượng . Chuyện “ Bắt bọp” kể rằng, làng Huỳnh Công làm ruộng dưa hấu trên đồi sau Bàu Thủy Ứ. Buổi trưa người Huỳnh Công ra thăm ruộng coi dưa đã chín chưa. Vỗ vào một quả dưa, bỗng giật mình, một con quạ vọt ra, tiếp theo là một đàn quạ từ quả dưa tuôn ra “đen ngòm trời đất”, đến nỗi “ tui bắt bọp ( bóp, giết ) ,bắt bọp suốt một buổi mà nỏ hết đám quạ”! Một quả dưa hấu mà cả một đàn qua chui vào để ăn , chứng tỏ quả dưa Huỳnh Công ấy to đến chừng nào ! Còn khoai của làng Huỳnh Công một củ phải luộc đến  năm nồi ! Ăn khoai mà bị nghẹn bột phải đi cấp cứu bệnh viện;  rồi một dây khoai dài tới mức bò  sang hai tỉnh Quảng Bình- Quảng Trị ; cá bàu Thủy Ứ Huỳnh Công một con làm được  bốn món nhậu ; cây ớt Huỳnh Công to tới mức “cưa được hai cột săng đất” ( tức cưa được cột gỗ làm  áo quan) ;  còn  củ sắn Huỳnh Công to đến mức, anh cán bộ kiểm lâm nhầm đó là khúc gỗ khai thác trộm và đòi phạt vi phạm lâm luật !.v.v..

Trong chiến tranh , người Huỳnh Công cũng có những chuyện trạng mang đậm cốt cách của những người tự tin vào chiến thắng. Thời chống Pháp, người Huỳnh Công có chuyện trạng rất hay “ Chí đạn”. Chuyện kể rằng ,một ông già Huỳnh Công  bị máy bay địch tấn công,...” một thằng cổ ngỗng chộ trôốc ( đầu) tui cạo láng xậy , hắn tưởng lầm bộ đội đội mũ sắt, mới lao xuống mần cho một băng đui-xết . Về nhà, chộ ( thấy) trốôc ngá ( đầu ngứa) , mới lấy  lược chải. Trlơời ơi, năm đầu đạn đui-xet dắt ở chân tóc, y như chí ( chấy)...!”. Sau tiếng cười hả hê là sự ung dung tự tại, bấp chấp  sự tàn bạo của kẻ thù. Thời chống Mỹ, một ông già Huỳnh Công bị bom mổ, tung đất lấp tới tận cổ . Mọi người tất tả chạy vác cuốc xẻng đến để đào bới cứu ông. Nhưng ông không kêu cứu mà chỉ  :” Cho bọ xin điếu thuốc đã “! Một người Huỳnh Công khác có chuyện cần sang bên kia sông Sa Lung . Anh đang đứng đợi đò, thì máy bay Mỹ ập đến. “ Hai lạo ( thằng) con ma ( một loại máy bay Mỹ) từ  côi  trlơời ( trên trời) nhào xuống thả bom.  Ui cha, tui chưa kịp nằm xuống thì bom nổ tá lọa. Khi tỉnh lại tui thấy miềng ( mình) ở bên tê sông rồi. May quá, có  loạt bom mà tui đỡ tốn mấy hào tiền đò !”. Hay chuyện “ Đào địa đạo” . “ Đoạn đầu ai cũng đào được. Nhưng đến chỗ gíap múi của hai đoạn địa đạo, muốn cho chính xác ,bầy tui chọn ngay mấy eng ả ( anh chị) sắp cưới nhau xuống đào. Họ ở hai đầu đào và gặp chắc êm ru, rứa là địa đạo thông. Có chi mô, hai eng ả yêu nhau nghe được tiếng tim nhau đập. Cứ rứa mà đào là thông thôi...”

Trong thời đổi mới, ở Vĩnh Linh cũng  xuất hiện nhiều chuyện trạng Vĩnh Hoàng rất ngộ nghĩnh . Cách đây mươi năm, huyện Vĩnh Linh mua hai con voi ở Bản Đôn ( Dăk Lăk) về cho lâm trường kéo gỗ. Một con voi mua đến mấy chục triệu bạc, nên lãnh đạo huyện rất quan tâm. Bữa đó, bỗng một người Huỳnh Công chạy hớt hải vô phòng làm việc của ông chủ tịch huyện, vừa thở vừa nói :” Báo cáo eng, hai con voi mới mua năm ngoái ,nay mất đâu một con rồi !”. Ông chủ tịch nghe tin voi mất, tái mặt, nổi nóng  đấm bàn quát:” Tại sao mất, tôi  kỷ luật, tôi cách chức !”. Người Huỳnh Công chờ cho vị chủ tịch huyện nguôi cơn thịnh nộ mới thỏ thẻ :” Eng coi, mất voi, bọn tui bủa đi tìm khắp huyện, xuống tận Cửa Tùng, sợ voi xuống tắm biển ! Tìm ba ngày không chộ ( thấy) . May  khi hôm ( hôm qua) đi thăm ruộng khoai sau bàu Thủy Ứ mới phát hiện ra lạo voi nằm ở đó. Khoai tốt quá, nên lạo voi nằm ăn lá giữa hai luống khoai mà nỏ ai hay, đi qua đi về mấy tráo ( dạo)  mới chô ...!”.Câu chuyện bất ngờ làm cho ông chủ tịch huyện cười chảy nước mắt!

Người  Huỳnh Công thường ứng tác chuyện trạng ngay tại chỗ. Giọng nói của  Huỳnh Công lại nặng , mất thanh ngã,  có nhiều từ cổ , nên chuyện trạng Huỳnh Công phải là người Huỳnh Công  kể , hiệu qủa gây cười mới cao. “ Ra đến dôốc ( dốc) Hồ Xá, chộ mụ Bèo đội lịp tàng ( nón rách ) đi chợ, đang khoóc ( khóc)  lào lào luện luện , lạo ( lão) lên tiếng hỏi...”( Dân Huỳnh Công xử kiện) . Họ vừa kể với ngữ điệu giọng của họ, vừa làm điệu bộ phụ họa, câu chuyện mới thêm nhiều nét hấp dẫn.  Người thạo phương ngữ Vĩnh Linh, Huỳnh Công nghe kể chuyện mới hiểu thấu đáo giá trị và sức cuốn hút của chuyện . Nhà văn Phùng Quán,  thời chống Mỹ đã vào Vĩnh Linh,  đi sưu tầm nhiều chuyện trạng Vĩnh Hoàng, viết thành sách. Cố tiến sĩ Võ Xuân Trang  cũng đã có xuất bản một cuốn sách “ Chuyện trạng Vĩnh Hoàng”. Nhưng cách kể chuyện theo ngôn ngữ “phổ thông hóa” đã làm mất đi  phần lớn sự hấp dẫn, sự gây cười là vẻ đẹp của  chuyện trạng Huỳnh Công. Năm 1988, Sở Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên (cũ ) tổ chức một hội nghị rất đặc hiệt : Hội nghị về Chuyện trạng Vĩnh Hoàng tại thôn Đông, xã Vĩnh Tú, Vinh Linh. Chưa bao giờ có một hội nghị nào mà tiếng cười giòn tan, rầm rộ suốt ngày như hội nghị này. Trong hội nghị ngoài các tham luận nghiên cứu về Chuyện trạng   Huỳnh Công của các nhà khoa học, đa phần là cử tọa ngồi nghe các cụ bô lão Huỳnh Công kể chuyện trạng và cười ra nước mắt ! 

Chuyện trạng  Huỳnh Công đã thành một sản phẩm văn hóa dân gian đặc sắc . Chuyện trạng Huỳnh Công có cả ngàn chuyện và ngày càng nhiều thêm bởi vì đây là chuyện ứng tác hàng ngày, thời nào cũng có. Ông cụ Tính  nói ở đầu bài có lần vô Huế chơi. Cụ rất thích bóng chuyền, nên tôi dẫn cụ đi xem các trận đấu bảng của giải bóng chuyền A1 toàn quốc. Suốt buổi xem cụ rất phấn khích, hô hét động viên cầu thủ cả hai đội. Nhưng khi tôi hỏi :” Bác xem họ đánh bóng như thế nào ?”. Cụ quay sang tôi, nói tỉnh queo :”  Đánh như ri ngoài tui đánh được cả làng !”. Vâng, đó là chất  trạng Huỳnh Công. Nói phóng đại, nhưng  không  rời xa một thực tế là dân Vĩnh Linh đánh bóng chuyền rất giỏi. Đội tuyển bóng chuyền Quảng Trị bây giờ đa số là người Vĩnh Linh...

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm