Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
LANG THANG PHỐ TẾT - Việt Nhân
(HNPĐ) Thêm một mùa xuân về! Phố chiều Bolsa
hôm nay đông người qua lại, cái câu ngựa xe như nước áo quần như nêm thật là
đúng với cái cảnh này, nó nói lên được hết cái nhộn nhịp khung cảnh Tết, ở
những nơi đông người Việt mình sống. Lại thêm cái sắc thái chợ Tết dân ta không
lẫn được với bất cứ sắc dân nào còn theo âm lịch, không cả với người Hoa được
cho là gần nhất với mình, mấy ông anh già thích thú nói với nhau cái câu chúng
ta ra đi mang theo quê hương là đây.
Khuôn sân Phước Lộc
Thọ bé tí, ken đặc những gian hàng tết, vẫn không ngăn được những chú nhóc tụ
nhau chơi pháo ném, tiếng cười thích thú của chúng gợi cho ta ngày nào bằng
tuổi chúng cũng đì đẹt trước sân nhà với những viên pháo chuột. Và những hình
ảnh đó, đang là nguyên do nỗi nhớ trong lòng về một quê hương xa rồi của những
người già lưu lạc, còn những đứa trẻ đang vui đùa kia, năm bảy mươi năm đi nữa,
mãi mãi chúng không biết thế nào là nỗi buồn tha hương, vào những ngày đầu xuân
như ông cha chúng đang mang đây.
Trong khi đó những em
bé gái ngượng nghịu trong chiếc áo dài, đi nép bên chị, bên mẹ, tạo cho nơi đây
cái sắc xuân xưa quê nhà, nếu ai đó có nói cùng ta rằng, như vậy không đủ cho
ta có được mùa xuân sao, mà khó tính chi đi tìm những gì đã xa xôi? Thế mà ta
vẫn đi tìm, vì rằng ở đâu cũng vậy, cái xanh non của tuổi trẻ, cái mới của mùa
xuân như quện cùng nhau làm cho sắc xuân luôn tươi, mà nay thì ta đã cỗi, mấy
ai không tiếc, không nhớ cái tết tuổi thơ xưa, cái vui sáng sớm mồng một, xúng
xính với chiếc áo mới mẹ mua trong phiên chợ cuối năm.
Ngày xưa ấy, tết với
trẻ có được chiếc áo mới đó là niềm hạnh phúc, và không còn gì buồn bằng ngày
xuân chúng phải trong chiếc áo cũ, nói đến áo cũ lại nhắc ta nỗi đau mùa xuân
nào, đất nước được cộng nô gọi là giải phóng - Ngày tháng đó, khắp cả phố
phường nhuộm đỏ một màu cờ máu, những chiếc loa phường đâu cũng chỉ mỗi bài
“đảng đã cho ta mùa xuân”, mà sao tết về, con trẻ bị cướp đi cái tết vì thiếu
mất niềm vui áo mới, và người người trong chiếc áo cũ sờn, lấm lét nhìn nhau
không dám cả trao tiếng cười, nói chi lời chúc cùng chuyện viếng thăm đầu năm.
“Chiều nay thấy hoa
cười chợt nhớ một người, chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ, người nơi xa xăm
phương trời ấy, người còn buồn, còn thương, còn nhớ... nắng phai rồi em ơi…”
tiếng hát Hà Thanh trong “Nhớ một chiều xuân” của Nguyễn văn Đông, phát ra từ
gian hàng hoa tết. Bản nhạc xuân thật hay, cùng tiếng hát nhẹ nhàng của con
chim họa mi đất thần kinh, như trói lấy chân, khiến người đi không đành mà phải
dừng bước để nghe, người mình thích những gì buồn, vì cái buồn dễ lôi cuốn lòng
người, có phải vậy chăng mà trong cả nhạc xuân ta cũng nghe sự cách chia?
Quê ta năm xưa, một
cành mai, một cành đào nơi phố chợ, hay một bình bông vạn thọ chốn thôn quê,
ngày xuân không thể không có hoa, nhớ lại những ngày thơ, đi học về thấy hai
chậu cúc vàng mẹ đặt hai bên cửa, mà lòng con trẻ rộn vui biết rằng tết đã về.
Chiều xuân nay mọi người cũng cùng nỗi nhớ như nhau chăng, mà gian hàng hoa nào
cũng đông, xứ người những chậu địa lan (Cymbidium) muôn sắc được các bà chọn,
bởi nó dễ chăm sóc và bền, còn những cậu trai tỏ ra mình cũng yêu hoa, mà dung
dăng trên phố tết, hai tay hai chậu nho nhỏ lan vũ nữ (Oncidium) hay hồ điệp
(Phalaenopsis).
Giữa dòng người bên
hoa như thế, một cô gái trẻ tuổi chưa tới hai mươi trên tay với nhành lan ngọc
điểm (Gigantea), nếu có ông nhà báo nào ở đây, chắc chắn sẽ không bỏ lỡ chụp
một tấm ảnh đẹp cho bài báo phóng sự chợ tết của ông. Đẹp lắm, cả người lẫn
hoa! Nhìn nét mặt cho ta thấy được cái thích thú của cô gái, cái thích thú đó
nhiều phần vì đã mua được cành lan đẹp, hơn là biết đến điều lý thú về nhánh
lan đang cầm trên tay. Như hoa mai miền nam, hoa đào miền bắc, lan ngọc điểm có
nhiều lắm trên tây nguyên xứ Việt mình, thuở trước ngày xuân quanh phố chợ Đà
Lạt, rất dễ dàng ta có được một giò lan rừng đẹp như cô gái đang có đây.
Hôm nay nhìn cánh hoa
Gigantea nơi xứ người, trong cái lạnh trời chiều Cali, và nghe Hà Thanh hát câu
chiều xuân có một người ngơ ngác đi tìm, mà ngỡ rằng đó là mình đang tìm về
phương trời cũ. Đà lạt người ta gọi nó là xứ hoa, nhất là lúc tiết trời vào
xuân đâu cũng thấy hoa, bên những loài hoa trồng từ trại còn có những cánh lan
rừng… Chuyện thoáng đó đã bốn mươi năm, tôi mua tặng em nhánh Gigantea em
thích, cái thích khá lạ đó mà hình ảnh em trong tôi khó phai, tuổi em năm đó
cũng chỉ mười tám, cái tuổi các cô gái mới lớn yêu những cánh mimosa, pensee hay
hơn nữa là những cánh hồng nhung rực rỡ.
Vậy mà giữa phố chợ em
lại chọn cánh lan rừng, em nói rồi đây bất cứ anh nơi đâu, em sẽ viết báo tin
xuân về khi giò lan ra hoa, lòng người muốn là thế, nhưng chuyện chúng mình không
được như vậy, và tôi không nhận từ em lá thư nào nói rằng hoa lại nở. Mùa xuân
đó là mùa xuân cuối cùng hai đứa được bên nhau, chỉ hơn tháng sau ngày em tiễn
tôi thì cao nguyên mất, trong cuộc bể dâu, cái trôi dạt của thân phận đâu có
giới hạn ít nhiều cho một ai, tôi và em nào khác gì chiếc lá trong cơn sóng xô
- Quê xưa cảnh cũ biết đã còn không, thì mong chi tìm ra bóng người xưa!
Chiều nay có một loài
hoa vỡ bên trời
Đợi mùa Xuân sang tô
màu nhớ
Dừng chân trông hoa
Xuân hồng thắm
Buồn tìm về tình ai
đằm thắm
Giờ vun vút trời mây!
Lệ thường, lang thang
ngoài phố là để tìm vui, nhưng có lúc cảnh quanh mình lại gợi chuyện cũ làm ta
bùi ngùi, tìm đến chốn đông vui là để có được câu chuyện vừa ý hầu thưa cùng
bạn đọc đầu năm, nào ngờ lại phải nghe câu hát tiếc nuối cho một loài hoa đã
vỡ. Nói thì nói thế, chứ giữa cảnh muôn hoa trong cái rộn ràng xuân về, thấy
được người mình trên bước đường tha hương, đã mang cả cái hồn dân tộc theo cùng
bước chân viễn xứ, đó không là niềm vui đầu năm sao, không đáng để nói nhau
nghe lúc xuân về?
Một dân tộc sống hiền
hòa bên bờ đại dương, với một nền văn hiến nhiều ngàn năm, luôn yêu lấy cái
đẹp, nay phiêu dạt đến phương trời xa này, nhóm nhau lại bày lấy chợ hoa trong
tiết xuân, để mà khắn khít cùng nhau. Những con người như thế, làm sao cắt rời
họ được cùng quê hương, chuyện phải ra đi chỉ là giai đoạn, và rồi đây ta sẽ
lại về đón xuân trên quê hương... Mong lắm ngày đó mau đến thật gần, để có ai
về xứ hoa Đà Lạt mà cho tôi theo cùng để nhìn lại những cánh lan.
Việt Nhân (HNPĐ)
LANG THANG PHỐ TẾT - Việt Nhân
(HNPĐ) Thêm một mùa xuân về! Phố chiều Bolsa
hôm nay đông người qua lại, cái câu ngựa xe như nước áo quần như nêm thật là
đúng với cái cảnh này, nó nói lên được hết cái nhộn nhịp khung cảnh Tết, ở
những nơi đông người Việt mình sống. Lại thêm cái sắc thái chợ Tết dân ta không
lẫn được với bất cứ sắc dân nào còn theo âm lịch, không cả với người Hoa được
cho là gần nhất với mình, mấy ông anh già thích thú nói với nhau cái câu chúng
ta ra đi mang theo quê hương là đây.
Khuôn sân Phước Lộc
Thọ bé tí, ken đặc những gian hàng tết, vẫn không ngăn được những chú nhóc tụ
nhau chơi pháo ném, tiếng cười thích thú của chúng gợi cho ta ngày nào bằng
tuổi chúng cũng đì đẹt trước sân nhà với những viên pháo chuột. Và những hình
ảnh đó, đang là nguyên do nỗi nhớ trong lòng về một quê hương xa rồi của những
người già lưu lạc, còn những đứa trẻ đang vui đùa kia, năm bảy mươi năm đi nữa,
mãi mãi chúng không biết thế nào là nỗi buồn tha hương, vào những ngày đầu xuân
như ông cha chúng đang mang đây.
Trong khi đó những em
bé gái ngượng nghịu trong chiếc áo dài, đi nép bên chị, bên mẹ, tạo cho nơi đây
cái sắc xuân xưa quê nhà, nếu ai đó có nói cùng ta rằng, như vậy không đủ cho
ta có được mùa xuân sao, mà khó tính chi đi tìm những gì đã xa xôi? Thế mà ta
vẫn đi tìm, vì rằng ở đâu cũng vậy, cái xanh non của tuổi trẻ, cái mới của mùa
xuân như quện cùng nhau làm cho sắc xuân luôn tươi, mà nay thì ta đã cỗi, mấy
ai không tiếc, không nhớ cái tết tuổi thơ xưa, cái vui sáng sớm mồng một, xúng
xính với chiếc áo mới mẹ mua trong phiên chợ cuối năm.
Ngày xưa ấy, tết với
trẻ có được chiếc áo mới đó là niềm hạnh phúc, và không còn gì buồn bằng ngày
xuân chúng phải trong chiếc áo cũ, nói đến áo cũ lại nhắc ta nỗi đau mùa xuân
nào, đất nước được cộng nô gọi là giải phóng - Ngày tháng đó, khắp cả phố
phường nhuộm đỏ một màu cờ máu, những chiếc loa phường đâu cũng chỉ mỗi bài
“đảng đã cho ta mùa xuân”, mà sao tết về, con trẻ bị cướp đi cái tết vì thiếu
mất niềm vui áo mới, và người người trong chiếc áo cũ sờn, lấm lét nhìn nhau
không dám cả trao tiếng cười, nói chi lời chúc cùng chuyện viếng thăm đầu năm.
“Chiều nay thấy hoa
cười chợt nhớ một người, chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ, người nơi xa xăm
phương trời ấy, người còn buồn, còn thương, còn nhớ... nắng phai rồi em ơi…”
tiếng hát Hà Thanh trong “Nhớ một chiều xuân” của Nguyễn văn Đông, phát ra từ
gian hàng hoa tết. Bản nhạc xuân thật hay, cùng tiếng hát nhẹ nhàng của con
chim họa mi đất thần kinh, như trói lấy chân, khiến người đi không đành mà phải
dừng bước để nghe, người mình thích những gì buồn, vì cái buồn dễ lôi cuốn lòng
người, có phải vậy chăng mà trong cả nhạc xuân ta cũng nghe sự cách chia?
Quê ta năm xưa, một
cành mai, một cành đào nơi phố chợ, hay một bình bông vạn thọ chốn thôn quê,
ngày xuân không thể không có hoa, nhớ lại những ngày thơ, đi học về thấy hai
chậu cúc vàng mẹ đặt hai bên cửa, mà lòng con trẻ rộn vui biết rằng tết đã về.
Chiều xuân nay mọi người cũng cùng nỗi nhớ như nhau chăng, mà gian hàng hoa nào
cũng đông, xứ người những chậu địa lan (Cymbidium) muôn sắc được các bà chọn,
bởi nó dễ chăm sóc và bền, còn những cậu trai tỏ ra mình cũng yêu hoa, mà dung
dăng trên phố tết, hai tay hai chậu nho nhỏ lan vũ nữ (Oncidium) hay hồ điệp
(Phalaenopsis).
Giữa dòng người bên
hoa như thế, một cô gái trẻ tuổi chưa tới hai mươi trên tay với nhành lan ngọc
điểm (Gigantea), nếu có ông nhà báo nào ở đây, chắc chắn sẽ không bỏ lỡ chụp
một tấm ảnh đẹp cho bài báo phóng sự chợ tết của ông. Đẹp lắm, cả người lẫn
hoa! Nhìn nét mặt cho ta thấy được cái thích thú của cô gái, cái thích thú đó
nhiều phần vì đã mua được cành lan đẹp, hơn là biết đến điều lý thú về nhánh
lan đang cầm trên tay. Như hoa mai miền nam, hoa đào miền bắc, lan ngọc điểm có
nhiều lắm trên tây nguyên xứ Việt mình, thuở trước ngày xuân quanh phố chợ Đà
Lạt, rất dễ dàng ta có được một giò lan rừng đẹp như cô gái đang có đây.
Hôm nay nhìn cánh hoa
Gigantea nơi xứ người, trong cái lạnh trời chiều Cali, và nghe Hà Thanh hát câu
chiều xuân có một người ngơ ngác đi tìm, mà ngỡ rằng đó là mình đang tìm về
phương trời cũ. Đà lạt người ta gọi nó là xứ hoa, nhất là lúc tiết trời vào
xuân đâu cũng thấy hoa, bên những loài hoa trồng từ trại còn có những cánh lan
rừng… Chuyện thoáng đó đã bốn mươi năm, tôi mua tặng em nhánh Gigantea em
thích, cái thích khá lạ đó mà hình ảnh em trong tôi khó phai, tuổi em năm đó
cũng chỉ mười tám, cái tuổi các cô gái mới lớn yêu những cánh mimosa, pensee hay
hơn nữa là những cánh hồng nhung rực rỡ.
Vậy mà giữa phố chợ em
lại chọn cánh lan rừng, em nói rồi đây bất cứ anh nơi đâu, em sẽ viết báo tin
xuân về khi giò lan ra hoa, lòng người muốn là thế, nhưng chuyện chúng mình không
được như vậy, và tôi không nhận từ em lá thư nào nói rằng hoa lại nở. Mùa xuân
đó là mùa xuân cuối cùng hai đứa được bên nhau, chỉ hơn tháng sau ngày em tiễn
tôi thì cao nguyên mất, trong cuộc bể dâu, cái trôi dạt của thân phận đâu có
giới hạn ít nhiều cho một ai, tôi và em nào khác gì chiếc lá trong cơn sóng xô
- Quê xưa cảnh cũ biết đã còn không, thì mong chi tìm ra bóng người xưa!
Chiều nay có một loài
hoa vỡ bên trời
Đợi mùa Xuân sang tô
màu nhớ
Dừng chân trông hoa
Xuân hồng thắm
Buồn tìm về tình ai
đằm thắm
Giờ vun vút trời mây!
Lệ thường, lang thang
ngoài phố là để tìm vui, nhưng có lúc cảnh quanh mình lại gợi chuyện cũ làm ta
bùi ngùi, tìm đến chốn đông vui là để có được câu chuyện vừa ý hầu thưa cùng
bạn đọc đầu năm, nào ngờ lại phải nghe câu hát tiếc nuối cho một loài hoa đã
vỡ. Nói thì nói thế, chứ giữa cảnh muôn hoa trong cái rộn ràng xuân về, thấy
được người mình trên bước đường tha hương, đã mang cả cái hồn dân tộc theo cùng
bước chân viễn xứ, đó không là niềm vui đầu năm sao, không đáng để nói nhau
nghe lúc xuân về?
Một dân tộc sống hiền
hòa bên bờ đại dương, với một nền văn hiến nhiều ngàn năm, luôn yêu lấy cái
đẹp, nay phiêu dạt đến phương trời xa này, nhóm nhau lại bày lấy chợ hoa trong
tiết xuân, để mà khắn khít cùng nhau. Những con người như thế, làm sao cắt rời
họ được cùng quê hương, chuyện phải ra đi chỉ là giai đoạn, và rồi đây ta sẽ
lại về đón xuân trên quê hương... Mong lắm ngày đó mau đến thật gần, để có ai
về xứ hoa Đà Lạt mà cho tôi theo cùng để nhìn lại những cánh lan.
Việt Nhân (HNPĐ)