Tham Khảo
LÃNH ĐẠO MỚI CỦA TRUNG QUỐC: HOẶC LÀ CẢI CÁCH, HOẶC LÀ TRỞ THÀNH “VỊ HOÀNG ĐẾ CUỐI CÙNG”
Báo Anh “The Times” khi trích dẫn bài viết mới đây trên tạp chí “Cầu thị” nói về Trung Quốc cần phải đẩy mạnh cải cách, cho rằng, Trung Quốc đang đứng trước ngưỡng cửa của lịch sử, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đưa ra sự lựa chọn giữa cải cách chính trị hoặc là “ngõ cụt”. Người bình luận cho rằng, bài viết trên “Cầu thị” đặt nền móng cho Đại hội 18.
Theo trang “Deutsche Welle” bằng tiếng Trung, báo Anh “The Times” ngày 18 tháng 10 đã trích dẫn bài “Ra sức thúc đẩy cải cách tiến tới” của tác giả nổi tiếng Thu Thạch đăng ngày 16 tháng 10 trên cơ quan truyền thông Đảng cộng sản Trung Quốc là tạp chí “Cầu thị”. “The Times” cho rằng Trung Quốc đang đứng trước ngưỡng cửa lịch sử, các nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc phải lựa chọn giữa mạnh dạn cải cách chính trị và không cải cách, tức đã vào “ngõ cụt”, một số nhà bình luận giải thích đó chính là lời cảnh báo trực tiếp cho nhà lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, và cũng là đặt nền tảng chủ yếu cho Đại hội 18.
Có đôi phần khác với bài nói chuyện của Hồ Cẩm Đào, tại Lớp hội thảo chuyên đề của các lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh Trung Quốc vào ngày 23 tháng 7: “Tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc”, bài viết trên “Cầu thị” nhấn mạnh: “Ở vào khởi điểm mới của lịch sử, càng cần có ý thức giải phóng tư tưởng hơn, càng cần kiên định đẩy mạnh cải cách mở cửa hơn”, “tương lai của đất nước chúng ta sẽ dựa vào nó. Trì trệ hoặc quay đầu đều là ngõ cụt”. Bài viết này còn cho rằng, các lĩnh vực cần cải cách bức thiết, bao gồm cải cách chế độ chính trị, thể chế quan liêu và quy hoạch đô thị, thuế và phúc lợi xã hội…
Lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Trung Quốc: Hoặc là cải cách, hoặc là trở thành “vị hoàng đế cuối cùng”
“The Times” cho rằng, các học giả và công chúng đã chỉ trích một cách công khai hơn sự trì trệ trong cải cách dưới thời Hồ Cẩm Đào cầm quyền. Tháng trước, phó tổng biên tập tờ báo chính thống “Học tập thời báo”, Đặng Duật Văn đã điểm bài “Di sản chính trị thời Hồ Cẩm Đào cầm quyền”, nêu rõ, rất nhiều vấn đề tồn tại trong thời gian Hồ Cẩm Đào chấp chính, bao gồm sự thúc đẩy yếu ớt cải cách chính trị và dân chủ hóa. Cách đây đã lâu, khi “Deutsche Welle” phỏng vấn nhà sử học Trung Quốc Chương Lập Phàn, ông từng nói “5 năm nhìn cải cách, 10 năm nhìn chôn vùi” và cho rằng, nếu như hạt nhân lãnh đạo mới trong vòng 5 năm tới mà có thể khởi động được cải cách về thực chất, thì sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn có hy vọng; còn nếu như không khởi động, thì vận mệnh cuối cùng của Đảng có thể sẽ bị lịch sử đào thải.
Hồ Cẩm Đào cùm xích Tập Cận Bình?
“Họ có thể cũng trì hoãn giống như Hồ Cẩm Đào vậy”.
Học giả Diêu Giám Phục từng làm việc tại Trung tâm nghiên cứu phát triển nông thôn Quốc Vụ viện Trung Quốc nói với “Deutsche Welle”, Tập Trọng Huân là cựu lãnh đạo khá thông thoáng, đã tích lũy được sức ảnh hưởng nhất định, do vậy mà khiến cho rất nhiều người nuôi ảo tưởng và hy vọng vào Tập Cận Bình, nhưng qua những biểu hiện hiện giờ của Tập Cận Bình, bao gồm việc giữ thái độ khẳng định cả với “tam đại cải tạo”, “phái phản hữu” lẫn “sự phát triển kinh tế trong Đại cách mạng Văn hóa” ở cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc” quyển 2 mà ông ta tham gia biên soạn năm 2011, bao gồm trong báo cáo gần đây của ông ta cũng đã nhấn mạnh “tăng cường lãnh đạo và tác phong của Đảng”, từ đó Diêu Giám Phục cho rằng Tập Cận Bình là người bảo vệ lợi ích của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chứ không phải là quyền lợi của công chúng.
Do vậy, Diêu Giám Phục cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc hẳn sẽ không tiến hành cải cách trên quy mô lớn, nhất là cải cách thể chế chính trị, cải cách hay không cải cách thì Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đều phải đối mặt với cục diện đổ vỡ: “Ông ta không cải cách, thì toàn bộ triều đại Đảng cộng sản sẽ kết thúc, song có cải cách, thì Đảng Cộng sản cũng phải đối mặt với sự sụp đổ, cho nên họ hy vọng có thể trì hoãn, giống như Hồ Cẩm Đào đã trì hoãn vậy.”
“Hồ Cẩm Đào cùm xích Tập Cận Bình”
Nhà bình luận thời sự Trung Quốc, Lý Vĩ Đông, khi được “Deutsche Welle” phỏng vấn đã phân tích về cục diện chính trị và các lực lượng phe phái hiện nay của Trung Quốc rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bước vào thời kỳ “tứ đại đồng đường” cực kỳ hiếm hoi, về tổng thể vẫn đang ở mô hình “chính trị người già”, Tập Cận Bình lên nắm quyền sẽ đại diện cho “thế hệ đỏ thứ hai” kiểm soát quyền lực Trung Quốc, trong “thế hệ đỏ thứ hai” được phân chia thành phái dân chủ lập hiến do Hồ Đức Bình làm đại diện, phái quốc gia chủ nghĩa chủ trương xoay chuyển sự thối nát và bất công trong xã hội và tiến hành cải cách do Lưu Nguyên, Lưu Á Châu… làm đại diện, cùng các nhà tư bản quyền quý nắm giữ huyết mạch kinh tế Trung Quốc.
Lý Vĩ Đông cũng phân tích về đấu pháp giữa “thế hệ đỏ thứ hai” với lực lượng Đoàn phái do “Hồ [Cẩm Đào] – Ôn [Gia Bảo]” làm đại diện: “Thái tử đảng gồm 3 lực lượng hợp lại sẽ tiến hành đọ sức với Đoàn phái, Đoàn phái là hệ thống quan liêu vô cùng cứng nhắc, lấy duy trì ổn định làm nền tảng trong suốt 10 năm qua ở Trung Quốc, 10 năm Hồ Cẩm Đào cầm quyền đã biến Đảng quốc thành Quan quốc, Thái tử đảng chống lại chính là hệ thống này, đây chính là tình hình chân thực của cuộc đấu tranh trong lãnh đạo cấp cao hiện nay”. Nhưng ông đồng thời cũng cho rằng Hồ Cẩm Đào đã quàng vào Tập Cận Bình 3 tầng cùm xích “đường lối, tổ chức, quân sự” trong “Bài nói chuyện ngày 23 tháng 7” của mình, để phòng ngừa Tập có những động tác cải cách tương đối lớn.
“Hoặc là cải cách, hoặc là trở thành đời cuối cùng”
Sau khi tổng hợp tình hình thời cuộc và so sánh các lực lượng đấu đá, Lý Vĩ Đông cho rằng, bởi Hồ Cẩm Đào khống chế chặt chẽ, nên không gian xê dịch trong vòng 2 năm tới của Tập Cận Bình là hết sức nhỏ, trước tình thế ấy, Tập Cận Bình muốn làm một cái gì đó thì phải có một phá cục kiểu đảo chính cung đình: “Lực lượng cải cách sau lưng ông ta cũng sẽ liên tục hối thúc, kết quả là trong vòng 2 năm tới sẽ có một phá cục quan trọng”. Khi đã đè bẹp được các thế lực già và cực tả qua hình thức đảo chính cung đình, ông ta mới có thể ra mặt được. Khi đã ra mặt, ông ta có thể giành được thắng lợi cho Đảng Cộng sản chừng 10 năm, sẽ tiếp tục cầm quyền trong môi trường cải cách chính trị, đồng thời cũng giành được sự ủng hộ của dân chúng và dư luận quốc tế”.
Giả sử Tập Cận Bình không tiến hành cải cách mà tiếp tục duy trì mô hình cầm quyền hiện có, thì Lý Vĩ Đông cho rằng, Trung Quốc trong tương lai sẽ phải đối mặt với một cuộc cách mạng: “Nếu như ông ta không hạ bước mà cứ tiếp tục ngăn chặn, vẫn bước theo Hồ Cẩm Đào, thì nhất định ông ta sẽ trở thành đời cuối cùng. Hoặc là đón lấy để chủ động cải cách, dần dần hướng tới con đường cân bằng dân chủ lập hiến theo kiểu chấn hưng Trung Quốc, hoặc là Trung Quốc sẽ phải đối mặt với cuộc cách mạng kiểu Cách mạng Tân Hợi”.
Nguồn: Boxun
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
LÃNH ĐẠO MỚI CỦA TRUNG QUỐC: HOẶC LÀ CẢI CÁCH, HOẶC LÀ TRỞ THÀNH “VỊ HOÀNG ĐẾ CUỐI CÙNG”
Báo Anh “The Times” khi trích dẫn bài viết mới đây trên tạp chí “Cầu thị” nói về Trung Quốc cần phải đẩy mạnh cải cách, cho rằng, Trung Quốc đang đứng trước ngưỡng cửa của lịch sử, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đưa ra sự lựa chọn giữa cải cách chính trị hoặc là “ngõ cụt”. Người bình luận cho rằng, bài viết trên “Cầu thị” đặt nền móng cho Đại hội 18.
Theo trang “Deutsche Welle” bằng tiếng Trung, báo Anh “The Times” ngày 18 tháng 10 đã trích dẫn bài “Ra sức thúc đẩy cải cách tiến tới” của tác giả nổi tiếng Thu Thạch đăng ngày 16 tháng 10 trên cơ quan truyền thông Đảng cộng sản Trung Quốc là tạp chí “Cầu thị”. “The Times” cho rằng Trung Quốc đang đứng trước ngưỡng cửa lịch sử, các nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc phải lựa chọn giữa mạnh dạn cải cách chính trị và không cải cách, tức đã vào “ngõ cụt”, một số nhà bình luận giải thích đó chính là lời cảnh báo trực tiếp cho nhà lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, và cũng là đặt nền tảng chủ yếu cho Đại hội 18.
Có đôi phần khác với bài nói chuyện của Hồ Cẩm Đào, tại Lớp hội thảo chuyên đề của các lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh Trung Quốc vào ngày 23 tháng 7: “Tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc”, bài viết trên “Cầu thị” nhấn mạnh: “Ở vào khởi điểm mới của lịch sử, càng cần có ý thức giải phóng tư tưởng hơn, càng cần kiên định đẩy mạnh cải cách mở cửa hơn”, “tương lai của đất nước chúng ta sẽ dựa vào nó. Trì trệ hoặc quay đầu đều là ngõ cụt”. Bài viết này còn cho rằng, các lĩnh vực cần cải cách bức thiết, bao gồm cải cách chế độ chính trị, thể chế quan liêu và quy hoạch đô thị, thuế và phúc lợi xã hội…
Lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Trung Quốc: Hoặc là cải cách, hoặc là trở thành “vị hoàng đế cuối cùng”
“The Times” cho rằng, các học giả và công chúng đã chỉ trích một cách công khai hơn sự trì trệ trong cải cách dưới thời Hồ Cẩm Đào cầm quyền. Tháng trước, phó tổng biên tập tờ báo chính thống “Học tập thời báo”, Đặng Duật Văn đã điểm bài “Di sản chính trị thời Hồ Cẩm Đào cầm quyền”, nêu rõ, rất nhiều vấn đề tồn tại trong thời gian Hồ Cẩm Đào chấp chính, bao gồm sự thúc đẩy yếu ớt cải cách chính trị và dân chủ hóa. Cách đây đã lâu, khi “Deutsche Welle” phỏng vấn nhà sử học Trung Quốc Chương Lập Phàn, ông từng nói “5 năm nhìn cải cách, 10 năm nhìn chôn vùi” và cho rằng, nếu như hạt nhân lãnh đạo mới trong vòng 5 năm tới mà có thể khởi động được cải cách về thực chất, thì sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn có hy vọng; còn nếu như không khởi động, thì vận mệnh cuối cùng của Đảng có thể sẽ bị lịch sử đào thải.
Hồ Cẩm Đào cùm xích Tập Cận Bình?
“Họ có thể cũng trì hoãn giống như Hồ Cẩm Đào vậy”.
Học giả Diêu Giám Phục từng làm việc tại Trung tâm nghiên cứu phát triển nông thôn Quốc Vụ viện Trung Quốc nói với “Deutsche Welle”, Tập Trọng Huân là cựu lãnh đạo khá thông thoáng, đã tích lũy được sức ảnh hưởng nhất định, do vậy mà khiến cho rất nhiều người nuôi ảo tưởng và hy vọng vào Tập Cận Bình, nhưng qua những biểu hiện hiện giờ của Tập Cận Bình, bao gồm việc giữ thái độ khẳng định cả với “tam đại cải tạo”, “phái phản hữu” lẫn “sự phát triển kinh tế trong Đại cách mạng Văn hóa” ở cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc” quyển 2 mà ông ta tham gia biên soạn năm 2011, bao gồm trong báo cáo gần đây của ông ta cũng đã nhấn mạnh “tăng cường lãnh đạo và tác phong của Đảng”, từ đó Diêu Giám Phục cho rằng Tập Cận Bình là người bảo vệ lợi ích của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chứ không phải là quyền lợi của công chúng.
Do vậy, Diêu Giám Phục cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc hẳn sẽ không tiến hành cải cách trên quy mô lớn, nhất là cải cách thể chế chính trị, cải cách hay không cải cách thì Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đều phải đối mặt với cục diện đổ vỡ: “Ông ta không cải cách, thì toàn bộ triều đại Đảng cộng sản sẽ kết thúc, song có cải cách, thì Đảng Cộng sản cũng phải đối mặt với sự sụp đổ, cho nên họ hy vọng có thể trì hoãn, giống như Hồ Cẩm Đào đã trì hoãn vậy.”
“Hồ Cẩm Đào cùm xích Tập Cận Bình”
Nhà bình luận thời sự Trung Quốc, Lý Vĩ Đông, khi được “Deutsche Welle” phỏng vấn đã phân tích về cục diện chính trị và các lực lượng phe phái hiện nay của Trung Quốc rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bước vào thời kỳ “tứ đại đồng đường” cực kỳ hiếm hoi, về tổng thể vẫn đang ở mô hình “chính trị người già”, Tập Cận Bình lên nắm quyền sẽ đại diện cho “thế hệ đỏ thứ hai” kiểm soát quyền lực Trung Quốc, trong “thế hệ đỏ thứ hai” được phân chia thành phái dân chủ lập hiến do Hồ Đức Bình làm đại diện, phái quốc gia chủ nghĩa chủ trương xoay chuyển sự thối nát và bất công trong xã hội và tiến hành cải cách do Lưu Nguyên, Lưu Á Châu… làm đại diện, cùng các nhà tư bản quyền quý nắm giữ huyết mạch kinh tế Trung Quốc.
Lý Vĩ Đông cũng phân tích về đấu pháp giữa “thế hệ đỏ thứ hai” với lực lượng Đoàn phái do “Hồ [Cẩm Đào] – Ôn [Gia Bảo]” làm đại diện: “Thái tử đảng gồm 3 lực lượng hợp lại sẽ tiến hành đọ sức với Đoàn phái, Đoàn phái là hệ thống quan liêu vô cùng cứng nhắc, lấy duy trì ổn định làm nền tảng trong suốt 10 năm qua ở Trung Quốc, 10 năm Hồ Cẩm Đào cầm quyền đã biến Đảng quốc thành Quan quốc, Thái tử đảng chống lại chính là hệ thống này, đây chính là tình hình chân thực của cuộc đấu tranh trong lãnh đạo cấp cao hiện nay”. Nhưng ông đồng thời cũng cho rằng Hồ Cẩm Đào đã quàng vào Tập Cận Bình 3 tầng cùm xích “đường lối, tổ chức, quân sự” trong “Bài nói chuyện ngày 23 tháng 7” của mình, để phòng ngừa Tập có những động tác cải cách tương đối lớn.
“Hoặc là cải cách, hoặc là trở thành đời cuối cùng”
Sau khi tổng hợp tình hình thời cuộc và so sánh các lực lượng đấu đá, Lý Vĩ Đông cho rằng, bởi Hồ Cẩm Đào khống chế chặt chẽ, nên không gian xê dịch trong vòng 2 năm tới của Tập Cận Bình là hết sức nhỏ, trước tình thế ấy, Tập Cận Bình muốn làm một cái gì đó thì phải có một phá cục kiểu đảo chính cung đình: “Lực lượng cải cách sau lưng ông ta cũng sẽ liên tục hối thúc, kết quả là trong vòng 2 năm tới sẽ có một phá cục quan trọng”. Khi đã đè bẹp được các thế lực già và cực tả qua hình thức đảo chính cung đình, ông ta mới có thể ra mặt được. Khi đã ra mặt, ông ta có thể giành được thắng lợi cho Đảng Cộng sản chừng 10 năm, sẽ tiếp tục cầm quyền trong môi trường cải cách chính trị, đồng thời cũng giành được sự ủng hộ của dân chúng và dư luận quốc tế”.
Giả sử Tập Cận Bình không tiến hành cải cách mà tiếp tục duy trì mô hình cầm quyền hiện có, thì Lý Vĩ Đông cho rằng, Trung Quốc trong tương lai sẽ phải đối mặt với một cuộc cách mạng: “Nếu như ông ta không hạ bước mà cứ tiếp tục ngăn chặn, vẫn bước theo Hồ Cẩm Đào, thì nhất định ông ta sẽ trở thành đời cuối cùng. Hoặc là đón lấy để chủ động cải cách, dần dần hướng tới con đường cân bằng dân chủ lập hiến theo kiểu chấn hưng Trung Quốc, hoặc là Trung Quốc sẽ phải đối mặt với cuộc cách mạng kiểu Cách mạng Tân Hợi”.
Nguồn: Boxun