Sức khỏe và đời sống
LHQ: Tình trạng lây nhiễm virút HIV giảm mạnh
Một cơ quan LHQ cho biết từ năm 2001 tỉ lệ những vụ lây nhiễm HIV đã giảm xuống một nửa tại 25 nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, phần lớn là các nước châu Phi.
Kết quả nghiên cứu này được công bố trong phúc trình đưa ra ngày hôm qua của Chương trình hỗn hợp LHQ về HIV/AIDS, gọi tắt là UNAIDS.
UNAIDS cũng cho biết những ca tử vong liên quan đến HIV/AIDS cũng giảm xuống 1/3 tại vùng hạ Sa mạc Sahara trong 6 năm qua, trong khi khu vực Caribê cũng giảm 48% trong cùng thời gian.
Phân tích gia trưởng của UNAIDS, ông Peter Ghys, cho hay một số yếu tố góp phần vào việc giảm tỉ lệ nhiễm HIV và tử vong do AIDS, bao gồm sự nâng cao nhận thức về việc bệnh này lây lan như thế nào.
Bản phúc trình ghi nhận tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống bệnh AIDS không đồng đều.
Cũng trong ngày hôm qua, UNAIDS đã bổ nhiệm lãnh đạo đối lập tại Miến Ðiện là bà Aung San Suu Kyi làm đại diện “toàn cầu không phân biệt đối xử” của cơ quan.
Khôi nguyên giải Nobel hòa bình này đã nhận lời mời này trong cuộc họp vừa qua với Giám đốc điều hành UNAIDS Michel Sidibe.
Bà Aung San Suu Kyi đã kêu gọi chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người phải sống chung với HIV/AIDS.
Các nhà nghiên cứu của UNAIDS nói rằng số người mới bị nhiễm HIV đã tăng hơn 35% tại Trung Ðông và Bắc Phi từ năm 2001.
Cơ quan này cũng cho biết tỉ lệ lây nhiễm đã tăng ở Ðông Âu và Trung Á.
Theo lời ông Ghys, việc thiếu các chương trình chống lạm dụng ma túy đã góp phần vào tình trạng lây nhiễm tại một số khu vực, trong đó có Ðông Âu.
UNAIDS cho hay một số nước châu Phi có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất thế giới đã giảm đáng kể tỉ lệ lây nhiễm từ năm 2001. Tổ chức này nói rằng tỉ lệ này giảm 73% tại Malawi, 71% tại Botswana và 68% tại Namibia.
UNAIDS cho biết đã có sẵn khoảng 16,8 tỉ đôla tài trợ trên toàn cầu để chống lại sự lây lan của bệnh AIDS và ước tính cần thêm 24 tỉ đôla cho tới năm 2015.
UNAIDS nói rằng năm 2011 có khoảng 34 triệu người trên thế giới bị nhiễm HIV và 1,7 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến AIDS.
( VOA )
LHQ: Tình trạng lây nhiễm virút HIV giảm mạnh
Một cơ quan LHQ cho biết từ năm 2001 tỉ lệ những vụ lây nhiễm HIV đã giảm xuống một nửa tại 25 nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, phần lớn là các nước châu Phi.
Kết quả nghiên cứu này được công bố trong phúc trình đưa ra ngày hôm qua của Chương trình hỗn hợp LHQ về HIV/AIDS, gọi tắt là UNAIDS.
UNAIDS cũng cho biết những ca tử vong liên quan đến HIV/AIDS cũng giảm xuống 1/3 tại vùng hạ Sa mạc Sahara trong 6 năm qua, trong khi khu vực Caribê cũng giảm 48% trong cùng thời gian.
Phân tích gia trưởng của UNAIDS, ông Peter Ghys, cho hay một số yếu tố góp phần vào việc giảm tỉ lệ nhiễm HIV và tử vong do AIDS, bao gồm sự nâng cao nhận thức về việc bệnh này lây lan như thế nào.
Bản phúc trình ghi nhận tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống bệnh AIDS không đồng đều.
Cũng trong ngày hôm qua, UNAIDS đã bổ nhiệm lãnh đạo đối lập tại Miến Ðiện là bà Aung San Suu Kyi làm đại diện “toàn cầu không phân biệt đối xử” của cơ quan.
Khôi nguyên giải Nobel hòa bình này đã nhận lời mời này trong cuộc họp vừa qua với Giám đốc điều hành UNAIDS Michel Sidibe.
Bà Aung San Suu Kyi đã kêu gọi chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người phải sống chung với HIV/AIDS.
Các nhà nghiên cứu của UNAIDS nói rằng số người mới bị nhiễm HIV đã tăng hơn 35% tại Trung Ðông và Bắc Phi từ năm 2001.
Cơ quan này cũng cho biết tỉ lệ lây nhiễm đã tăng ở Ðông Âu và Trung Á.
Theo lời ông Ghys, việc thiếu các chương trình chống lạm dụng ma túy đã góp phần vào tình trạng lây nhiễm tại một số khu vực, trong đó có Ðông Âu.
UNAIDS cho hay một số nước châu Phi có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất thế giới đã giảm đáng kể tỉ lệ lây nhiễm từ năm 2001. Tổ chức này nói rằng tỉ lệ này giảm 73% tại Malawi, 71% tại Botswana và 68% tại Namibia.
UNAIDS cho biết đã có sẵn khoảng 16,8 tỉ đôla tài trợ trên toàn cầu để chống lại sự lây lan của bệnh AIDS và ước tính cần thêm 24 tỉ đôla cho tới năm 2015.
UNAIDS nói rằng năm 2011 có khoảng 34 triệu người trên thế giới bị nhiễm HIV và 1,7 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến AIDS.
( VOA )