Quán Bên Đường
LỜI TRẦN TÌNH CỦA ĐÁ - CAO MỴ NHÂN
Buổi trưa một ngày cuối tháng ba, tôi đứng ngoài khuôn viên Peek, nắng lúc 1 giờ rất lạ, cứ hửng lên từng đợt, rồi chìm theo gió mát đầu xuân, bà bạn tôi từ tiểu bang tây bắc
Buổi trưa một ngày cuối tháng ba, tôi đứng ngoài khuôn viên Peek, nắng lúc 1 giờ rất lạ, cứ hửng lên từng đợt, rồi chìm theo gió mát đầu xuân, bà bạn tôi từ tiểu bang tây bắc về thủ đô tị nạn Bolsa, thăm người chị ruột và cậu con bé nhỏ khoảng 10 tuổi đang ở trong Peek, trên một mặt đá mài, quanh chiếc hồ nhỏ có Tượng Đài Thuyền Nhân.
Chắc mắt tôi bị hoa bởi nắng một lúc nào đó, khí ấm hòa lẫn ánh thái dương, tôi thấy một làn khói mầu lam nhạt đang từ kẽ đá trôi ra, bay vút lên không - Bà bạn tôi đang ngồi xệp xuống vạt cỏ, để hai bàn tay lên mặt tảng đá, như là muốn ôm dĩ vãng vào lòng hoang vắng, buồn hiu làm sao.
Tôi phải đứng chờ một chiếc xe ở lề đường, vì sợ... xe chạy lạc, chúng tôi không thể ở đó lâu hơn một giờ từ lúc xe thả bà bạn và tôi xuống cửa khuôn viên Peek, vì đi xe nhờ nên tôi phải đứng chờ bên ngoài.
Bà bạn tôi đã rời khu Tượng Đài Thuyền Nhân, dáng đi như cúi gập xuống, phần đường có hơi xa, phần buồn khổ, chiếc bóng cứ chùng lại, như níu kéo, không muốn cho bà rời xa vùng trời buồn thảm đó.
Ra khỏi cửa Peek, khuôn viên vốn trầm lặng, lại thấy có vẻ câm nín hơn mỗi lần có ai tới thăm thân nhân xấu số nằm dười mộ. Một thế giới nhỏ của những người khuất mặt, chỉ còn duy nhất tiếng gió thở than, gọi là âm thanh chìm nổi, giữa thế giới đầy mầu sắc, ngôn ngữ... bên ngoài khuôn viên Peek.
Bà bạn tôi cứ tránh nhìn tôi lúc thấy như tôi đang chăm chú nhìn bà, bà ấy đang khóc, nước mắt đang lặng lẽ rơi.
Xe không tới đúng hẹn, chúng tôi cùng lặng lẽ, vừa đợi chờ, vừa rưng rưng nước mắt. Bà bạn nói rất nhỏ nhẹ, như thầm thì:
- Mình thấy lại chị Hiền chở Bé Siu trên chiếc xe đạp hôm đó, khoảng 5 giờ sáng trời mưa rả rích, có nhớ không chị Hiền chân bị tật nên đi xiên xẹo, rứa mà chở Cu Siu bằng xe đạp ra một bến sông, ngay Saigon, 2 dì cháu nhảy xuống một con đò, rồi thì... đi mãi.
Tất nhiên bà bạn tôi sau đó, có tới lui tìm tòi, có tin tức chính xác mới biết được người chị ruột của bạn tôi, tên Hiền và con trai bà ấy, họ Siu, đã đi mãi, không về, không tới...
- Đã ra đi vượt biên thì còn kỉ vật gì nữa, bằng chứng thì rõ quá rồi.
Bà bạn tôi, mùa mưa một năm đầu thập niên 80, biết được chị gái và đứa con trai duy nhất đã thực sự không còn trên trái đất... Khóc ngày oan khiên, khóc đêm thầm tủi, hận đời v.v... Có lẽ cả mấy tháng không có một nụ cười, mặc dầu chung quanh bà, 4 cô con gái, cũng chưa ai gần 20 tuổi. Nên, bà lại phải xốc vác chăm lo các cô bé nêu trên, để gọi là... sinh tồn.
Người chồng vốn đã ở Mỹ, tiểu bang tây bắc, đã rắp tâm làm hồ sơ bảo lãnh cho vợ con, và cũng chỉ mấy năm sau, là bà và 4 cháu gái đó lên đường qua Hoa Kỳ bằng máy bay, đi từ Tân Sơn Nhất.
- Ban nãy, mình thấy được cảnh chị Hiền và bé Siu nhẩy từ tầu nhỏ qua tầu lớn, ở ngoài khơi xa, sóng nước dập dồn, trời vẫn mưa, chân tật đã khiến chị hụt hẫng, ngã xuống đại dương, và đứa cháu ngã theo, mưa to, sóng lớn, cả 2 dì cháu đã biến sâu dưới đáy biển...
- Tại sao không có ai vớt?
Một nụ cười rất héo hắt, rất buồn bã, và cũng rất lạ lùng, bà ngó tôi, hơn sẵng giọng nói:
- Ai vớt, sao phải vớt, trong lúc còn hàng trăm sinh mạng nhoài ra, để lên tàu lớn. Ai vớt, vì tầu vẫn vừa di chuyển, vừa vớt người, mà người nào người nấy, vẫn... cần thiết, cấp tốc như nhau. Có lẽ người bấy giờ giống như valy túi xách thôi, có để vàng trong đó cũng bỏ luôn nếu bị rớt, thì nói sao đây chứ.
- Họ nói cho bà điều đó hả?
- Ai nói, người ví như valy, túi xách, thì còn ai nhớ mà nói lại, điều đó chắc chắn thế.
Ồ, không phải ai nói lại, nhắn lại, cả 2 dì cháu nhà đó rớt một lượt, dì chân tập tễnh từ nhỏ, lại thương cháu trai duy nhất của em gái, nên, cứ tưởng là kéo cháu từ tầu nhỏ, qua tầu lớn, dễ như băng qua một rãnh nước, một cái rạch, một con kinh bé nhỏ mà thôi..., nào ngờ...
Bà bạn tiếp tục nói như van lơn:
- Chị Hiền sống ở Đà Nẵng, nhưng nói giọng Huế, vốn giọng nhỏ nhẹ từ hồi nào, nên có kêu to, hét lớn, cũng vô phương, mưa rơi, sóng nhồi, người người la khóc, át cả tiếng 2 bà cháu, và rớt... rớt thản nhiên xuống mặt biển... ác độc đó.
Sau chuyện mất tăm, mất tích của người chị tàn tật cùng con trai, bà bạn tôi vì nhà ở gần nhà thờ Phan Xi Cô, bà đã đến cầu nguyện, đã gặp các cha đọc cho nghe lời Chúa trong Kinh Thánh, bà cũng đã làm việc công phu ở nhà thờ... một thời gian, nhưng rồi, lòng cứ rối như tơ vò, chẳng làm sao an tâm được.
Để rồi thời gian sau nữa, bà bạn tôi tìm đến một ngôi Chùa, lại gởi hết tâm tư tình cảm vào lẽ quán thông của Phật, nghe tiếng trái tim dần dần đập bình yên hơn thủa mất người thân một cách tức tưởi, đột ngột, mà đạo Phật gọi là lẽ Vô Thường.
Tôi nhớ lại một vế đối của cụ Giản Chi viết điếu cụ Đông Hồ, ngày cụ Đông Hồ mệnh chung ngay trên bục giảng ở trường Đại Học Văn Khoa, Saigon:
"Trần ai chớp mắt trăm năm mộng" (Giản Chi)
Tôi an ủi bà bạn:
- Lời Phật, lời Chúa đều... khẳng định cuộc sống này chỉ là tạm thôi, vô thường, có níu kéo được thật lâu, cũng trong vòng 100 năm bạn ạ.
Bà bạn tôi ý không... an trú lắm, bà bầy tỏ rành rẽ lòng u uẩn của bà lâu nay:
- Trăm năm là kiếp của con người, quá hạnh phúc, ước mơ rồi, nhưng chị Hiền ngày đó còn trẻ với cuộc đời, và nhất là bé Siu của tôi, như bữa tiệc nhân sinh vừa dọn ra, nó chưa hề nếm thử món ăn đầu tiên nữa.
Tuy nhiên vô cùng lắm, Thượng Đế thể hiện loài người trên cả vạn vật, thế mà có lúc loài người phải khiếp sợ cái gọi là vạn vật, vạn thể ấy chứ. Chị Hiền và bé Siu giữa cảnh sóng nước trùng khơi, tại sao Ngài không xòe bàn tay ra nắm kéo 2 sinh mạng yếu đuối, bé nhỏ, còn tàng tật nữa. Nhưng thôi, thán trách càng khiến mình tuyệt vọng thêm, bạn nãy đứng trước Tượng Đài Thuyền Nhân tôi mơ màng thấy như có những giọt nước mắt lạnh giá chảy trên "nhân diện" đá, bà bạn tôi thốt nấc lên:
- Đá cũng phải khóc vì những nỗi bi thương chồng chất trên hành trình đi tìm tự do của người Việt Nam, mà chị Hiền và bé Siu là 2 nạn nhân oan trái nhất, người lớn bị tật và đứa trẻ ngây thơ. Ban nãy tôi nghe được đá lặng thầm, nói sát vào tai tôi:
Hãy hôn lên bia mộ, vì những người khuất mặt đã ẩn thân, không, hương linh thôi, lẩn quẩn quanh lớp lớp đá mài khắc tên tuổi họ. Thờ di ảnh thân nhân quá cố ở những nơi tôn nghiêm, như chùa chiền, nhà thờ, hay ngay tại nhà riêng đã đành, mà vì thiệt mạng trên đường vượt biên, vượt biển, thì ghi tên tuổi quanh Tượng Đài Thuyền Nhân là vừa xoa dịu được nỗi đau thương, vừa thốt lên bao điều oán trách cái nguyên ủy, nguyên nhân tại sao những vong linh ấy phải chìm đắm đau thương, có phải họ đã chán ghét, kinh sợ cái chế độ tàn bạo kia, chế độ Cộng Sản VN nói cho rõ ràng, khiến họ phải gian nan, phải mất mát, phải tuyệt vọng trong chết chóc, tang thương, thù hận...
Tượng Đài Thuyền Nhân trong khuôn viên nghĩa trang Westminster, là nơi không chỉ dành cho những người thiệt mạng trên đường bỏ nước ra đi, tìm quê hương mới mà không tới được, còn là dấu tích hiển nhiên cho tất cả lớp người đi tị nạn, lưu vong vì Tự Do, vì chính nghĩa Quốc Gia, nên mỗi năm một lần, 30 tháng 4 dương lịch, quý vị hãy đến đây thắp lên những nén nhang lòng, nghe đá thầm thì, trần tình cho quý vị nghe những oan khiên, nghiệt ngã, gian nan, mà tổng số người ra đi sau 30-4-1975 trên những chiếc thuyền mong manh, những chiếc tàu cũ nát, và cả những dặm đường cheo leo, quanh co, nguy hiểm trên đất liền, bị bức bách khốn khổ, khốn nạn nhất nơi thế gian này, họ nêu trên, đã gần như tự nguyện gánh chịu, hầu đánh động lương tri thế giới, bởi lẽ 1/3 của tổng số thuyền nhân, bộ nhân đã gởi xác ở biển khơi, ở rừng sâu v.v...
Xin hãy đến tưởng niệm họ nơi Tượng Đài Thuyền Nhân, hãy đọc tên họ, và chuyện trò cùng đá.
Hawthorne, 7-4-2015
CAO MỴ NHÂN
( Hồ Công Tâm chuyển )
Buổi trưa một ngày cuối tháng ba, tôi đứng ngoài khuôn viên Peek, nắng lúc 1 giờ rất lạ, cứ hửng lên từng đợt, rồi chìm theo gió mát đầu xuân, bà bạn tôi từ tiểu bang tây bắc về thủ đô tị nạn Bolsa, thăm người chị ruột và cậu con bé nhỏ khoảng 10 tuổi đang ở trong Peek, trên một mặt đá mài, quanh chiếc hồ nhỏ có Tượng Đài Thuyền Nhân.
Chắc mắt tôi bị hoa bởi nắng một lúc nào đó, khí ấm hòa lẫn ánh thái dương, tôi thấy một làn khói mầu lam nhạt đang từ kẽ đá trôi ra, bay vút lên không - Bà bạn tôi đang ngồi xệp xuống vạt cỏ, để hai bàn tay lên mặt tảng đá, như là muốn ôm dĩ vãng vào lòng hoang vắng, buồn hiu làm sao.
Tôi phải đứng chờ một chiếc xe ở lề đường, vì sợ... xe chạy lạc, chúng tôi không thể ở đó lâu hơn một giờ từ lúc xe thả bà bạn và tôi xuống cửa khuôn viên Peek, vì đi xe nhờ nên tôi phải đứng chờ bên ngoài.
Bà bạn tôi đã rời khu Tượng Đài Thuyền Nhân, dáng đi như cúi gập xuống, phần đường có hơi xa, phần buồn khổ, chiếc bóng cứ chùng lại, như níu kéo, không muốn cho bà rời xa vùng trời buồn thảm đó.
Ra khỏi cửa Peek, khuôn viên vốn trầm lặng, lại thấy có vẻ câm nín hơn mỗi lần có ai tới thăm thân nhân xấu số nằm dười mộ. Một thế giới nhỏ của những người khuất mặt, chỉ còn duy nhất tiếng gió thở than, gọi là âm thanh chìm nổi, giữa thế giới đầy mầu sắc, ngôn ngữ... bên ngoài khuôn viên Peek.
Bà bạn tôi cứ tránh nhìn tôi lúc thấy như tôi đang chăm chú nhìn bà, bà ấy đang khóc, nước mắt đang lặng lẽ rơi.
Xe không tới đúng hẹn, chúng tôi cùng lặng lẽ, vừa đợi chờ, vừa rưng rưng nước mắt. Bà bạn nói rất nhỏ nhẹ, như thầm thì:
- Mình thấy lại chị Hiền chở Bé Siu trên chiếc xe đạp hôm đó, khoảng 5 giờ sáng trời mưa rả rích, có nhớ không chị Hiền chân bị tật nên đi xiên xẹo, rứa mà chở Cu Siu bằng xe đạp ra một bến sông, ngay Saigon, 2 dì cháu nhảy xuống một con đò, rồi thì... đi mãi.
Tất nhiên bà bạn tôi sau đó, có tới lui tìm tòi, có tin tức chính xác mới biết được người chị ruột của bạn tôi, tên Hiền và con trai bà ấy, họ Siu, đã đi mãi, không về, không tới...
- Đã ra đi vượt biên thì còn kỉ vật gì nữa, bằng chứng thì rõ quá rồi.
Bà bạn tôi, mùa mưa một năm đầu thập niên 80, biết được chị gái và đứa con trai duy nhất đã thực sự không còn trên trái đất... Khóc ngày oan khiên, khóc đêm thầm tủi, hận đời v.v... Có lẽ cả mấy tháng không có một nụ cười, mặc dầu chung quanh bà, 4 cô con gái, cũng chưa ai gần 20 tuổi. Nên, bà lại phải xốc vác chăm lo các cô bé nêu trên, để gọi là... sinh tồn.
Người chồng vốn đã ở Mỹ, tiểu bang tây bắc, đã rắp tâm làm hồ sơ bảo lãnh cho vợ con, và cũng chỉ mấy năm sau, là bà và 4 cháu gái đó lên đường qua Hoa Kỳ bằng máy bay, đi từ Tân Sơn Nhất.
- Ban nãy, mình thấy được cảnh chị Hiền và bé Siu nhẩy từ tầu nhỏ qua tầu lớn, ở ngoài khơi xa, sóng nước dập dồn, trời vẫn mưa, chân tật đã khiến chị hụt hẫng, ngã xuống đại dương, và đứa cháu ngã theo, mưa to, sóng lớn, cả 2 dì cháu đã biến sâu dưới đáy biển...
- Tại sao không có ai vớt?
Một nụ cười rất héo hắt, rất buồn bã, và cũng rất lạ lùng, bà ngó tôi, hơn sẵng giọng nói:
- Ai vớt, sao phải vớt, trong lúc còn hàng trăm sinh mạng nhoài ra, để lên tàu lớn. Ai vớt, vì tầu vẫn vừa di chuyển, vừa vớt người, mà người nào người nấy, vẫn... cần thiết, cấp tốc như nhau. Có lẽ người bấy giờ giống như valy túi xách thôi, có để vàng trong đó cũng bỏ luôn nếu bị rớt, thì nói sao đây chứ.
- Họ nói cho bà điều đó hả?
- Ai nói, người ví như valy, túi xách, thì còn ai nhớ mà nói lại, điều đó chắc chắn thế.
Ồ, không phải ai nói lại, nhắn lại, cả 2 dì cháu nhà đó rớt một lượt, dì chân tập tễnh từ nhỏ, lại thương cháu trai duy nhất của em gái, nên, cứ tưởng là kéo cháu từ tầu nhỏ, qua tầu lớn, dễ như băng qua một rãnh nước, một cái rạch, một con kinh bé nhỏ mà thôi..., nào ngờ...
Bà bạn tiếp tục nói như van lơn:
- Chị Hiền sống ở Đà Nẵng, nhưng nói giọng Huế, vốn giọng nhỏ nhẹ từ hồi nào, nên có kêu to, hét lớn, cũng vô phương, mưa rơi, sóng nhồi, người người la khóc, át cả tiếng 2 bà cháu, và rớt... rớt thản nhiên xuống mặt biển... ác độc đó.
Sau chuyện mất tăm, mất tích của người chị tàn tật cùng con trai, bà bạn tôi vì nhà ở gần nhà thờ Phan Xi Cô, bà đã đến cầu nguyện, đã gặp các cha đọc cho nghe lời Chúa trong Kinh Thánh, bà cũng đã làm việc công phu ở nhà thờ... một thời gian, nhưng rồi, lòng cứ rối như tơ vò, chẳng làm sao an tâm được.
Để rồi thời gian sau nữa, bà bạn tôi tìm đến một ngôi Chùa, lại gởi hết tâm tư tình cảm vào lẽ quán thông của Phật, nghe tiếng trái tim dần dần đập bình yên hơn thủa mất người thân một cách tức tưởi, đột ngột, mà đạo Phật gọi là lẽ Vô Thường.
Tôi nhớ lại một vế đối của cụ Giản Chi viết điếu cụ Đông Hồ, ngày cụ Đông Hồ mệnh chung ngay trên bục giảng ở trường Đại Học Văn Khoa, Saigon:
"Trần ai chớp mắt trăm năm mộng" (Giản Chi)
Tôi an ủi bà bạn:
- Lời Phật, lời Chúa đều... khẳng định cuộc sống này chỉ là tạm thôi, vô thường, có níu kéo được thật lâu, cũng trong vòng 100 năm bạn ạ.
Bà bạn tôi ý không... an trú lắm, bà bầy tỏ rành rẽ lòng u uẩn của bà lâu nay:
- Trăm năm là kiếp của con người, quá hạnh phúc, ước mơ rồi, nhưng chị Hiền ngày đó còn trẻ với cuộc đời, và nhất là bé Siu của tôi, như bữa tiệc nhân sinh vừa dọn ra, nó chưa hề nếm thử món ăn đầu tiên nữa.
Tuy nhiên vô cùng lắm, Thượng Đế thể hiện loài người trên cả vạn vật, thế mà có lúc loài người phải khiếp sợ cái gọi là vạn vật, vạn thể ấy chứ. Chị Hiền và bé Siu giữa cảnh sóng nước trùng khơi, tại sao Ngài không xòe bàn tay ra nắm kéo 2 sinh mạng yếu đuối, bé nhỏ, còn tàng tật nữa. Nhưng thôi, thán trách càng khiến mình tuyệt vọng thêm, bạn nãy đứng trước Tượng Đài Thuyền Nhân tôi mơ màng thấy như có những giọt nước mắt lạnh giá chảy trên "nhân diện" đá, bà bạn tôi thốt nấc lên:
- Đá cũng phải khóc vì những nỗi bi thương chồng chất trên hành trình đi tìm tự do của người Việt Nam, mà chị Hiền và bé Siu là 2 nạn nhân oan trái nhất, người lớn bị tật và đứa trẻ ngây thơ. Ban nãy tôi nghe được đá lặng thầm, nói sát vào tai tôi:
Hãy hôn lên bia mộ, vì những người khuất mặt đã ẩn thân, không, hương linh thôi, lẩn quẩn quanh lớp lớp đá mài khắc tên tuổi họ. Thờ di ảnh thân nhân quá cố ở những nơi tôn nghiêm, như chùa chiền, nhà thờ, hay ngay tại nhà riêng đã đành, mà vì thiệt mạng trên đường vượt biên, vượt biển, thì ghi tên tuổi quanh Tượng Đài Thuyền Nhân là vừa xoa dịu được nỗi đau thương, vừa thốt lên bao điều oán trách cái nguyên ủy, nguyên nhân tại sao những vong linh ấy phải chìm đắm đau thương, có phải họ đã chán ghét, kinh sợ cái chế độ tàn bạo kia, chế độ Cộng Sản VN nói cho rõ ràng, khiến họ phải gian nan, phải mất mát, phải tuyệt vọng trong chết chóc, tang thương, thù hận...
Tượng Đài Thuyền Nhân trong khuôn viên nghĩa trang Westminster, là nơi không chỉ dành cho những người thiệt mạng trên đường bỏ nước ra đi, tìm quê hương mới mà không tới được, còn là dấu tích hiển nhiên cho tất cả lớp người đi tị nạn, lưu vong vì Tự Do, vì chính nghĩa Quốc Gia, nên mỗi năm một lần, 30 tháng 4 dương lịch, quý vị hãy đến đây thắp lên những nén nhang lòng, nghe đá thầm thì, trần tình cho quý vị nghe những oan khiên, nghiệt ngã, gian nan, mà tổng số người ra đi sau 30-4-1975 trên những chiếc thuyền mong manh, những chiếc tàu cũ nát, và cả những dặm đường cheo leo, quanh co, nguy hiểm trên đất liền, bị bức bách khốn khổ, khốn nạn nhất nơi thế gian này, họ nêu trên, đã gần như tự nguyện gánh chịu, hầu đánh động lương tri thế giới, bởi lẽ 1/3 của tổng số thuyền nhân, bộ nhân đã gởi xác ở biển khơi, ở rừng sâu v.v...
Xin hãy đến tưởng niệm họ nơi Tượng Đài Thuyền Nhân, hãy đọc tên họ, và chuyện trò cùng đá.
Hawthorne, 7-4-2015
CAO MỴ NHÂN
( Hồ Công Tâm chuyển )
LỜI TRẦN TÌNH CỦA ĐÁ - CAO MỴ NHÂN
Buổi trưa một ngày cuối tháng ba, tôi đứng ngoài khuôn viên Peek, nắng lúc 1 giờ rất lạ, cứ hửng lên từng đợt, rồi chìm theo gió mát đầu xuân, bà bạn tôi từ tiểu bang tây bắc
Buổi trưa một ngày cuối tháng ba, tôi đứng ngoài khuôn viên Peek, nắng lúc 1 giờ rất lạ, cứ hửng lên từng đợt, rồi chìm theo gió mát đầu xuân, bà bạn tôi từ tiểu bang tây bắc về thủ đô tị nạn Bolsa, thăm người chị ruột và cậu con bé nhỏ khoảng 10 tuổi đang ở trong Peek, trên một mặt đá mài, quanh chiếc hồ nhỏ có Tượng Đài Thuyền Nhân.
Chắc mắt tôi bị hoa bởi nắng một lúc nào đó, khí ấm hòa lẫn ánh thái dương, tôi thấy một làn khói mầu lam nhạt đang từ kẽ đá trôi ra, bay vút lên không - Bà bạn tôi đang ngồi xệp xuống vạt cỏ, để hai bàn tay lên mặt tảng đá, như là muốn ôm dĩ vãng vào lòng hoang vắng, buồn hiu làm sao.
Tôi phải đứng chờ một chiếc xe ở lề đường, vì sợ... xe chạy lạc, chúng tôi không thể ở đó lâu hơn một giờ từ lúc xe thả bà bạn và tôi xuống cửa khuôn viên Peek, vì đi xe nhờ nên tôi phải đứng chờ bên ngoài.
Bà bạn tôi đã rời khu Tượng Đài Thuyền Nhân, dáng đi như cúi gập xuống, phần đường có hơi xa, phần buồn khổ, chiếc bóng cứ chùng lại, như níu kéo, không muốn cho bà rời xa vùng trời buồn thảm đó.
Ra khỏi cửa Peek, khuôn viên vốn trầm lặng, lại thấy có vẻ câm nín hơn mỗi lần có ai tới thăm thân nhân xấu số nằm dười mộ. Một thế giới nhỏ của những người khuất mặt, chỉ còn duy nhất tiếng gió thở than, gọi là âm thanh chìm nổi, giữa thế giới đầy mầu sắc, ngôn ngữ... bên ngoài khuôn viên Peek.
Bà bạn tôi cứ tránh nhìn tôi lúc thấy như tôi đang chăm chú nhìn bà, bà ấy đang khóc, nước mắt đang lặng lẽ rơi.
Xe không tới đúng hẹn, chúng tôi cùng lặng lẽ, vừa đợi chờ, vừa rưng rưng nước mắt. Bà bạn nói rất nhỏ nhẹ, như thầm thì:
- Mình thấy lại chị Hiền chở Bé Siu trên chiếc xe đạp hôm đó, khoảng 5 giờ sáng trời mưa rả rích, có nhớ không chị Hiền chân bị tật nên đi xiên xẹo, rứa mà chở Cu Siu bằng xe đạp ra một bến sông, ngay Saigon, 2 dì cháu nhảy xuống một con đò, rồi thì... đi mãi.
Tất nhiên bà bạn tôi sau đó, có tới lui tìm tòi, có tin tức chính xác mới biết được người chị ruột của bạn tôi, tên Hiền và con trai bà ấy, họ Siu, đã đi mãi, không về, không tới...
- Đã ra đi vượt biên thì còn kỉ vật gì nữa, bằng chứng thì rõ quá rồi.
Bà bạn tôi, mùa mưa một năm đầu thập niên 80, biết được chị gái và đứa con trai duy nhất đã thực sự không còn trên trái đất... Khóc ngày oan khiên, khóc đêm thầm tủi, hận đời v.v... Có lẽ cả mấy tháng không có một nụ cười, mặc dầu chung quanh bà, 4 cô con gái, cũng chưa ai gần 20 tuổi. Nên, bà lại phải xốc vác chăm lo các cô bé nêu trên, để gọi là... sinh tồn.
Người chồng vốn đã ở Mỹ, tiểu bang tây bắc, đã rắp tâm làm hồ sơ bảo lãnh cho vợ con, và cũng chỉ mấy năm sau, là bà và 4 cháu gái đó lên đường qua Hoa Kỳ bằng máy bay, đi từ Tân Sơn Nhất.
- Ban nãy, mình thấy được cảnh chị Hiền và bé Siu nhẩy từ tầu nhỏ qua tầu lớn, ở ngoài khơi xa, sóng nước dập dồn, trời vẫn mưa, chân tật đã khiến chị hụt hẫng, ngã xuống đại dương, và đứa cháu ngã theo, mưa to, sóng lớn, cả 2 dì cháu đã biến sâu dưới đáy biển...
- Tại sao không có ai vớt?
Một nụ cười rất héo hắt, rất buồn bã, và cũng rất lạ lùng, bà ngó tôi, hơn sẵng giọng nói:
- Ai vớt, sao phải vớt, trong lúc còn hàng trăm sinh mạng nhoài ra, để lên tàu lớn. Ai vớt, vì tầu vẫn vừa di chuyển, vừa vớt người, mà người nào người nấy, vẫn... cần thiết, cấp tốc như nhau. Có lẽ người bấy giờ giống như valy túi xách thôi, có để vàng trong đó cũng bỏ luôn nếu bị rớt, thì nói sao đây chứ.
- Họ nói cho bà điều đó hả?
- Ai nói, người ví như valy, túi xách, thì còn ai nhớ mà nói lại, điều đó chắc chắn thế.
Ồ, không phải ai nói lại, nhắn lại, cả 2 dì cháu nhà đó rớt một lượt, dì chân tập tễnh từ nhỏ, lại thương cháu trai duy nhất của em gái, nên, cứ tưởng là kéo cháu từ tầu nhỏ, qua tầu lớn, dễ như băng qua một rãnh nước, một cái rạch, một con kinh bé nhỏ mà thôi..., nào ngờ...
Bà bạn tiếp tục nói như van lơn:
- Chị Hiền sống ở Đà Nẵng, nhưng nói giọng Huế, vốn giọng nhỏ nhẹ từ hồi nào, nên có kêu to, hét lớn, cũng vô phương, mưa rơi, sóng nhồi, người người la khóc, át cả tiếng 2 bà cháu, và rớt... rớt thản nhiên xuống mặt biển... ác độc đó.
Sau chuyện mất tăm, mất tích của người chị tàn tật cùng con trai, bà bạn tôi vì nhà ở gần nhà thờ Phan Xi Cô, bà đã đến cầu nguyện, đã gặp các cha đọc cho nghe lời Chúa trong Kinh Thánh, bà cũng đã làm việc công phu ở nhà thờ... một thời gian, nhưng rồi, lòng cứ rối như tơ vò, chẳng làm sao an tâm được.
Để rồi thời gian sau nữa, bà bạn tôi tìm đến một ngôi Chùa, lại gởi hết tâm tư tình cảm vào lẽ quán thông của Phật, nghe tiếng trái tim dần dần đập bình yên hơn thủa mất người thân một cách tức tưởi, đột ngột, mà đạo Phật gọi là lẽ Vô Thường.
Tôi nhớ lại một vế đối của cụ Giản Chi viết điếu cụ Đông Hồ, ngày cụ Đông Hồ mệnh chung ngay trên bục giảng ở trường Đại Học Văn Khoa, Saigon:
"Trần ai chớp mắt trăm năm mộng" (Giản Chi)
Tôi an ủi bà bạn:
- Lời Phật, lời Chúa đều... khẳng định cuộc sống này chỉ là tạm thôi, vô thường, có níu kéo được thật lâu, cũng trong vòng 100 năm bạn ạ.
Bà bạn tôi ý không... an trú lắm, bà bầy tỏ rành rẽ lòng u uẩn của bà lâu nay:
- Trăm năm là kiếp của con người, quá hạnh phúc, ước mơ rồi, nhưng chị Hiền ngày đó còn trẻ với cuộc đời, và nhất là bé Siu của tôi, như bữa tiệc nhân sinh vừa dọn ra, nó chưa hề nếm thử món ăn đầu tiên nữa.
Tuy nhiên vô cùng lắm, Thượng Đế thể hiện loài người trên cả vạn vật, thế mà có lúc loài người phải khiếp sợ cái gọi là vạn vật, vạn thể ấy chứ. Chị Hiền và bé Siu giữa cảnh sóng nước trùng khơi, tại sao Ngài không xòe bàn tay ra nắm kéo 2 sinh mạng yếu đuối, bé nhỏ, còn tàng tật nữa. Nhưng thôi, thán trách càng khiến mình tuyệt vọng thêm, bạn nãy đứng trước Tượng Đài Thuyền Nhân tôi mơ màng thấy như có những giọt nước mắt lạnh giá chảy trên "nhân diện" đá, bà bạn tôi thốt nấc lên:
- Đá cũng phải khóc vì những nỗi bi thương chồng chất trên hành trình đi tìm tự do của người Việt Nam, mà chị Hiền và bé Siu là 2 nạn nhân oan trái nhất, người lớn bị tật và đứa trẻ ngây thơ. Ban nãy tôi nghe được đá lặng thầm, nói sát vào tai tôi:
Hãy hôn lên bia mộ, vì những người khuất mặt đã ẩn thân, không, hương linh thôi, lẩn quẩn quanh lớp lớp đá mài khắc tên tuổi họ. Thờ di ảnh thân nhân quá cố ở những nơi tôn nghiêm, như chùa chiền, nhà thờ, hay ngay tại nhà riêng đã đành, mà vì thiệt mạng trên đường vượt biên, vượt biển, thì ghi tên tuổi quanh Tượng Đài Thuyền Nhân là vừa xoa dịu được nỗi đau thương, vừa thốt lên bao điều oán trách cái nguyên ủy, nguyên nhân tại sao những vong linh ấy phải chìm đắm đau thương, có phải họ đã chán ghét, kinh sợ cái chế độ tàn bạo kia, chế độ Cộng Sản VN nói cho rõ ràng, khiến họ phải gian nan, phải mất mát, phải tuyệt vọng trong chết chóc, tang thương, thù hận...
Tượng Đài Thuyền Nhân trong khuôn viên nghĩa trang Westminster, là nơi không chỉ dành cho những người thiệt mạng trên đường bỏ nước ra đi, tìm quê hương mới mà không tới được, còn là dấu tích hiển nhiên cho tất cả lớp người đi tị nạn, lưu vong vì Tự Do, vì chính nghĩa Quốc Gia, nên mỗi năm một lần, 30 tháng 4 dương lịch, quý vị hãy đến đây thắp lên những nén nhang lòng, nghe đá thầm thì, trần tình cho quý vị nghe những oan khiên, nghiệt ngã, gian nan, mà tổng số người ra đi sau 30-4-1975 trên những chiếc thuyền mong manh, những chiếc tàu cũ nát, và cả những dặm đường cheo leo, quanh co, nguy hiểm trên đất liền, bị bức bách khốn khổ, khốn nạn nhất nơi thế gian này, họ nêu trên, đã gần như tự nguyện gánh chịu, hầu đánh động lương tri thế giới, bởi lẽ 1/3 của tổng số thuyền nhân, bộ nhân đã gởi xác ở biển khơi, ở rừng sâu v.v...
Xin hãy đến tưởng niệm họ nơi Tượng Đài Thuyền Nhân, hãy đọc tên họ, và chuyện trò cùng đá.
Hawthorne, 7-4-2015
CAO MỴ NHÂN
( Hồ Công Tâm chuyển )