Thân Hữu Tiếp Tay...
LÒNG CĂM THÙ CHIẾN LƯỢC
Tìm người chết vì bị tàu lạ đâm trên vùng biển Thanh Hóa mới đây |
TL: Vừa qua nghe ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra học thuyết “lòng tin chiến lược” với các nước lớn, chắc chắn trong đó có cả Trung Quốc. Nhưng với những gì Trung Quốc đang thể hiện với ngư dân Việt Nam, với biển Đông, và nguy hiểm hơn, với cách hành xử của chính quyền Việt Nam với những người biểu tình chống sự xâm lăng của Trung Quốc thì chỉ càng bồi đắp “lòng căm thù chiến lược” của người dân với kẻ thù truyền kiếp phương bắc. Hãy lắng nghe lời của Rose Tang, một họa sỹ, nhà văn gốc Trung Quốc nói về chuyện này:
Rose Tang: "Tôi tự hỏi vì sao chính quyền Việt Nam huy động công an đánh đập, bắt giam hàng chục người biểu tình, khi vài trăm người tuần hành ở trung tâm thành phố Hà Nội vào sáng chủ nhật để phản đối việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền đảo với Việt Nam trên Biển Đông.
Không lẽ các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Hà Nội không học được gì từ ông anh lớn của họ ở Bắc Kinh? Chính quyền Trung Quốc là bậc thầy về xúi giục và sử dụng người dân biểu tình với chủ đề “lòng yêu nước”. Đùa thôi. Trong một thế giới lý tưởng, tôi không muốn nhìn thấy Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng châu Á của họ, và tôi không muốn nhìn thấy người dân Việt Nam, người dân Trung Quốc, hoặc bất kỳ nơi đâu, bị chính quyền trấn áp và ngược đãi.
Điều làm tôi thật sự thú vị là các cuộc biểu tình hiện nay ở Hà Nội được tổ chức thông qua Internet, chủ yếu là Facebook. Và những người bạn trên Facebook của tôi ở Hà Nội, những người vừa tham gia biểu tình cách đây vài giờ và trốn thoát được vụ bắt bớ, đã báo tin cho tôi trên Facebook, cũng như cung cấp tất cả những bức ảnh và video này. Cảm ơn các bạn. Tôi muốn nói tên từng người để cảm ơn, nhưng tôi tôn trọng đề nghị được giấu tên của các bạn.
Trong các link sau đây vào các video clip trên Youtube, bạn sẽ thấy những người biểu tình đầy khí thế lớn tiếng với công an và khẳng định quyền làm người của mình. Tôi thật sự thấy ngạc nhiên và thú vị là bằng cách nào mà những người biểu tình có thể quay video được (tôi đoán họ dùng điện thoại thông minh) và các clip đã được tải rất nhanh lên Youtube. Đây là hình thức biểu tình mà chúng tôi cũng từng chứng kiến ở Trung Quốc. Phải rồi, bây giờ là thế kỷ 21. Chúng ta đã thật sự toàn cầu hoá…”.
* * *
Để các bạn biết thêm về Rose Tang: Dưới đây là một đoạn trong bài báo trên tờ MintPress viết về cô:
“Vào cái đêm 3/6/1989, Rose Tang, 20 tuổi, mặc đồ đen từ đầu đến chân để tránh bị phát hiện, vớ lấy con dao găm và lẻn ra ngoài Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh, rồi đạp xe đến quảng trường Thiên An Môn.
“Lúc đó, tôi đã sẵn sàng chết cho dân chủ” – cô nói với phóng viên Mint Press trong cuộc phỏng vấn (sau này).
“Buổi sáng hôm sau, tôi ở trong số những người cuối cùng rời khỏi quảng trường. Hỗn loạn. Tôi giẫm lên những xác chết. Tôi không biết họ chết chưa. Nhưng tôi đã bị đánh; công an cầm gậy dài quật chúng tôi túi bụi”.
“Tôi bị ép vào giữa đám đông và xe tăng, thế là tôi trèo lên xe tăng để chạy ra ngoài. Tôi đã phải bò dưới nòng súng máy của một công an”.
Nhảy được ra bên ngoài, cô thấy một toán phóng viên CNN đứng trước mặt, đang tìm người để phóng vấn. “Họ chĩa máy quay phim vào tôi, và tôi nói tôi đang phẫn nộ. Nhiều người chết lắm rồi”.
Sau đó Tang và các bạn ở trường phải lẩn vào các con ngõ nhỏ của Bắc Kinh để trốn khỏi đám lính, rồi họ bắt xe chạy về ký túc xá. Mặc dù nhiều sinh viên trốn học ở nhà với bố mẹ ở Bắc Kinh hoặc các nơi khác, nhưng Tang vẫn ở trường. Có tin đồn là nội chiến sắp bùng nổ, và cô không muốn đứng ngoài sự kiện đó. Vài ngày sau, chính quyền ra lệnh bắt tất cả các sinh viên đứng đầu cuộc nổi dậy, trong đó có Tang. Nhưng may là khi công an đến nhà, cô lại đang ngủ và không nghe tiếng gõ cửa. Họ bắt nhầm người khác.
Tang chỉ biết về cuộc thoát nạn trong gang tấc này của cô vào ngày hôm sau, khi phòng công tác chính trị ở khoa của cô thông báo lại cho cô về những gì vừa xảy ra...”.
Hiện nay, Tang là một người viết, một họa sĩ ở New York.
*Sau khi Đoan Trang post note này trên FB, nhiều bạn vào comment. Sau đây là vài còm trong số đó. Bình luận thuộc về đọc giả…
Và kết quả sẽ là sẽ không đuổi được tàu Trung Quốc ra khỏi biển Đông đâu, mà nói là yêu nước nhé, còn các vị nói để nêu cao chính nghĩa bảo vệ lãnh thổ Tổ Quốc thì đấy là điều ảo tưởng và viển vông các vị ạ. Biết đâu mấy thằng tướng lĩnh diều hâu của Trung Quốc đang cười khẩy và cho đó là hâm là dở. Các vị có nhiều cách khác để yêu nước nếu như thực sự có tấm lòng yêu nước trong sáng. Các vị hãy làm tốt nghĩa vụ của một công dân đi đã, sau đó nếu các vị có tài thật sự thì hãy tham gia góp sức mình vào xây dựng đất nước giàu mạnh để có điều kiện kinh tế, và vị thế lớn mạnh trên trường Quốc tế thì mới mong đánh đuổi được Trung Quốc. Chứ các vị chỉ vì cái mấy đồng bạc hôi tanh mà cong lưỡi lên để nói lời yêu nước thì đấy thực sự là điều làm vấy bẩn lên truyền thống yêu nước của dân tộc ta đấy các vị ạ.
Trung Quốc bây giờ đang có xu hướng bành trướng chủ nghĩa Đại Hán mà thực tế đây là những hệ quả phát sinh từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thật ra Trung Quốc bây giờ đang có xu hướng là một phát xít của thế kỷ XXI mà bất cứ Quốc gia nào cũng phải dè chừng. Trung Quốc đã trỗi dậy sau những năm dài “ẩn mình chờ thời” nên nó là con hổ đến bàn tiệc muộn, và nó có lợi thế hơn nữa khi nó có dân số đông và là một thành viên thường trực của Liên Hợp Quốc. Nó có thể “lấy thịt đè người” trong chiến tranh và dùng chiến lược “cả vú lấp miệng em” trong chính sách ngoại giao. Người Tàu có thể đạo hàng bất cứ loại vũ khí và hàng hóa nào mà chúng muốn. Chính vị thế kinh tế và chính trị do mạnh vì gạo và bạo vì tiền của Trung Quốc nên tiếng nói của các vị hay những kẻ biểu tình kia chăng nữa thì bọn Tàu nó nó cũng chẳng chùn chân đâu. Mà chỉ làm rối loạn thêm nội bộ đất nước để rồi Tàu lại thừa cơ để xâm lấn nước ta mà thôi. Vì thế có thể nói biểu tình khắp nơi để chống Trung Quốc bây giờ một cách tự phát là cách ngắn nhất để Tàu đạt được mục đích của chúng. Trung Quốc bây giờ đang gây hấn với tất cả các nước láng giềng như Nhật, Nga, Ấn Độ… Những nước lớn và có tiềm lực như vậy mà Trung Quốc còn gây hấn thì đối với chúng ta chúng nó sẽ không ngán. Điển hình là vừa qua Trung Quốc đã đưa quân xâm nhập sâu vào cả biên giới Ấn Độ, và còn khóa ra-đa vào tàu Nhật đấy các vị ạ. Sống bên cạnh kẻ thâm độc thì chúng ta chỉ có cách là khôn khéo thôi.
Để bảo vệ lợi ích Quốc gia và chủ quyền bây giờ không còn cách nào khác là từng bước tăng cường sự răn đe quân sự và dùng biện pháp ngoại giao. Nói thẳng ra thì có ai mà chẳng tức sôi máu khi bị kẻ thù gây hấn, nhưng những kẻ nào vì cả giận mà mất khôn thì đấy là những sai lầm dẫn đất nước và dân tộc tới con đường diệt vong thì đấy là những kẻ không có tâm huyết với đất nước, với Quốc gia dân tộc. Chúng ta không sợ Tàu mà chúng ta phải biết lựa thời cơ, cân đo đong đếm từng lợi ích để sao cho ích nước lợi dân. Chúng ta đang từng bước tăng cường củng cố hải quân và tranh thủ sự ủng hộ Quốc tế trong vấn đề biển đảo. Chúng ta đã từng dám đánh thẳng vào đất Tàu trong cuộc chiến tranh năm 1979 thì sao chúng ta lại sợ Tàu được. Lợi ích giữa chúng ta với Trung Quốc có sự ràng buộc chứ đâu muốn đánh là đánh được.
Ngày xưa yêu nước lên đường
Ngày nay yêu nước mạo danh
Ngày nay yêu nước lắm lời
Ngày xưa cha ông ta thì "Đâu có giặc là ta cứ đi".
LÒNG CĂM THÙ CHIẾN LƯỢC
Tìm người chết vì bị tàu lạ đâm trên vùng biển Thanh Hóa mới đây |
TL: Vừa qua nghe ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra học thuyết “lòng tin chiến lược” với các nước lớn, chắc chắn trong đó có cả Trung Quốc. Nhưng với những gì Trung Quốc đang thể hiện với ngư dân Việt Nam, với biển Đông, và nguy hiểm hơn, với cách hành xử của chính quyền Việt Nam với những người biểu tình chống sự xâm lăng của Trung Quốc thì chỉ càng bồi đắp “lòng căm thù chiến lược” của người dân với kẻ thù truyền kiếp phương bắc. Hãy lắng nghe lời của Rose Tang, một họa sỹ, nhà văn gốc Trung Quốc nói về chuyện này:
Rose Tang: "Tôi tự hỏi vì sao chính quyền Việt Nam huy động công an đánh đập, bắt giam hàng chục người biểu tình, khi vài trăm người tuần hành ở trung tâm thành phố Hà Nội vào sáng chủ nhật để phản đối việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền đảo với Việt Nam trên Biển Đông.
Không lẽ các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Hà Nội không học được gì từ ông anh lớn của họ ở Bắc Kinh? Chính quyền Trung Quốc là bậc thầy về xúi giục và sử dụng người dân biểu tình với chủ đề “lòng yêu nước”. Đùa thôi. Trong một thế giới lý tưởng, tôi không muốn nhìn thấy Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng châu Á của họ, và tôi không muốn nhìn thấy người dân Việt Nam, người dân Trung Quốc, hoặc bất kỳ nơi đâu, bị chính quyền trấn áp và ngược đãi.
Điều làm tôi thật sự thú vị là các cuộc biểu tình hiện nay ở Hà Nội được tổ chức thông qua Internet, chủ yếu là Facebook. Và những người bạn trên Facebook của tôi ở Hà Nội, những người vừa tham gia biểu tình cách đây vài giờ và trốn thoát được vụ bắt bớ, đã báo tin cho tôi trên Facebook, cũng như cung cấp tất cả những bức ảnh và video này. Cảm ơn các bạn. Tôi muốn nói tên từng người để cảm ơn, nhưng tôi tôn trọng đề nghị được giấu tên của các bạn.
Trong các link sau đây vào các video clip trên Youtube, bạn sẽ thấy những người biểu tình đầy khí thế lớn tiếng với công an và khẳng định quyền làm người của mình. Tôi thật sự thấy ngạc nhiên và thú vị là bằng cách nào mà những người biểu tình có thể quay video được (tôi đoán họ dùng điện thoại thông minh) và các clip đã được tải rất nhanh lên Youtube. Đây là hình thức biểu tình mà chúng tôi cũng từng chứng kiến ở Trung Quốc. Phải rồi, bây giờ là thế kỷ 21. Chúng ta đã thật sự toàn cầu hoá…”.
* * *
Để các bạn biết thêm về Rose Tang: Dưới đây là một đoạn trong bài báo trên tờ MintPress viết về cô:
“Vào cái đêm 3/6/1989, Rose Tang, 20 tuổi, mặc đồ đen từ đầu đến chân để tránh bị phát hiện, vớ lấy con dao găm và lẻn ra ngoài Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh, rồi đạp xe đến quảng trường Thiên An Môn.
“Lúc đó, tôi đã sẵn sàng chết cho dân chủ” – cô nói với phóng viên Mint Press trong cuộc phỏng vấn (sau này).
“Buổi sáng hôm sau, tôi ở trong số những người cuối cùng rời khỏi quảng trường. Hỗn loạn. Tôi giẫm lên những xác chết. Tôi không biết họ chết chưa. Nhưng tôi đã bị đánh; công an cầm gậy dài quật chúng tôi túi bụi”.
“Tôi bị ép vào giữa đám đông và xe tăng, thế là tôi trèo lên xe tăng để chạy ra ngoài. Tôi đã phải bò dưới nòng súng máy của một công an”.
Nhảy được ra bên ngoài, cô thấy một toán phóng viên CNN đứng trước mặt, đang tìm người để phóng vấn. “Họ chĩa máy quay phim vào tôi, và tôi nói tôi đang phẫn nộ. Nhiều người chết lắm rồi”.
Sau đó Tang và các bạn ở trường phải lẩn vào các con ngõ nhỏ của Bắc Kinh để trốn khỏi đám lính, rồi họ bắt xe chạy về ký túc xá. Mặc dù nhiều sinh viên trốn học ở nhà với bố mẹ ở Bắc Kinh hoặc các nơi khác, nhưng Tang vẫn ở trường. Có tin đồn là nội chiến sắp bùng nổ, và cô không muốn đứng ngoài sự kiện đó. Vài ngày sau, chính quyền ra lệnh bắt tất cả các sinh viên đứng đầu cuộc nổi dậy, trong đó có Tang. Nhưng may là khi công an đến nhà, cô lại đang ngủ và không nghe tiếng gõ cửa. Họ bắt nhầm người khác.
Tang chỉ biết về cuộc thoát nạn trong gang tấc này của cô vào ngày hôm sau, khi phòng công tác chính trị ở khoa của cô thông báo lại cho cô về những gì vừa xảy ra...”.
Hiện nay, Tang là một người viết, một họa sĩ ở New York.
*Sau khi Đoan Trang post note này trên FB, nhiều bạn vào comment. Sau đây là vài còm trong số đó. Bình luận thuộc về đọc giả…
Và kết quả sẽ là sẽ không đuổi được tàu Trung Quốc ra khỏi biển Đông đâu, mà nói là yêu nước nhé, còn các vị nói để nêu cao chính nghĩa bảo vệ lãnh thổ Tổ Quốc thì đấy là điều ảo tưởng và viển vông các vị ạ. Biết đâu mấy thằng tướng lĩnh diều hâu của Trung Quốc đang cười khẩy và cho đó là hâm là dở. Các vị có nhiều cách khác để yêu nước nếu như thực sự có tấm lòng yêu nước trong sáng. Các vị hãy làm tốt nghĩa vụ của một công dân đi đã, sau đó nếu các vị có tài thật sự thì hãy tham gia góp sức mình vào xây dựng đất nước giàu mạnh để có điều kiện kinh tế, và vị thế lớn mạnh trên trường Quốc tế thì mới mong đánh đuổi được Trung Quốc. Chứ các vị chỉ vì cái mấy đồng bạc hôi tanh mà cong lưỡi lên để nói lời yêu nước thì đấy thực sự là điều làm vấy bẩn lên truyền thống yêu nước của dân tộc ta đấy các vị ạ.
Trung Quốc bây giờ đang có xu hướng bành trướng chủ nghĩa Đại Hán mà thực tế đây là những hệ quả phát sinh từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thật ra Trung Quốc bây giờ đang có xu hướng là một phát xít của thế kỷ XXI mà bất cứ Quốc gia nào cũng phải dè chừng. Trung Quốc đã trỗi dậy sau những năm dài “ẩn mình chờ thời” nên nó là con hổ đến bàn tiệc muộn, và nó có lợi thế hơn nữa khi nó có dân số đông và là một thành viên thường trực của Liên Hợp Quốc. Nó có thể “lấy thịt đè người” trong chiến tranh và dùng chiến lược “cả vú lấp miệng em” trong chính sách ngoại giao. Người Tàu có thể đạo hàng bất cứ loại vũ khí và hàng hóa nào mà chúng muốn. Chính vị thế kinh tế và chính trị do mạnh vì gạo và bạo vì tiền của Trung Quốc nên tiếng nói của các vị hay những kẻ biểu tình kia chăng nữa thì bọn Tàu nó nó cũng chẳng chùn chân đâu. Mà chỉ làm rối loạn thêm nội bộ đất nước để rồi Tàu lại thừa cơ để xâm lấn nước ta mà thôi. Vì thế có thể nói biểu tình khắp nơi để chống Trung Quốc bây giờ một cách tự phát là cách ngắn nhất để Tàu đạt được mục đích của chúng. Trung Quốc bây giờ đang gây hấn với tất cả các nước láng giềng như Nhật, Nga, Ấn Độ… Những nước lớn và có tiềm lực như vậy mà Trung Quốc còn gây hấn thì đối với chúng ta chúng nó sẽ không ngán. Điển hình là vừa qua Trung Quốc đã đưa quân xâm nhập sâu vào cả biên giới Ấn Độ, và còn khóa ra-đa vào tàu Nhật đấy các vị ạ. Sống bên cạnh kẻ thâm độc thì chúng ta chỉ có cách là khôn khéo thôi.
Để bảo vệ lợi ích Quốc gia và chủ quyền bây giờ không còn cách nào khác là từng bước tăng cường sự răn đe quân sự và dùng biện pháp ngoại giao. Nói thẳng ra thì có ai mà chẳng tức sôi máu khi bị kẻ thù gây hấn, nhưng những kẻ nào vì cả giận mà mất khôn thì đấy là những sai lầm dẫn đất nước và dân tộc tới con đường diệt vong thì đấy là những kẻ không có tâm huyết với đất nước, với Quốc gia dân tộc. Chúng ta không sợ Tàu mà chúng ta phải biết lựa thời cơ, cân đo đong đếm từng lợi ích để sao cho ích nước lợi dân. Chúng ta đang từng bước tăng cường củng cố hải quân và tranh thủ sự ủng hộ Quốc tế trong vấn đề biển đảo. Chúng ta đã từng dám đánh thẳng vào đất Tàu trong cuộc chiến tranh năm 1979 thì sao chúng ta lại sợ Tàu được. Lợi ích giữa chúng ta với Trung Quốc có sự ràng buộc chứ đâu muốn đánh là đánh được.
Ngày xưa yêu nước lên đường
Ngày nay yêu nước mạo danh
Ngày nay yêu nước lắm lời
Ngày xưa cha ông ta thì "Đâu có giặc là ta cứ đi".