Thân Hữu Tiếp Tay...
LONG VĨ XÀ ĐẦU KHỞI CHIẾN TRANH. _ Anh Phương Trần Văn Ngà
Nhân năm Giáp Thìn (năm con Rồng) bắt đầu từ 10.2.2024 tới đây, nói đến năm Rồng là gợi lại trong ký ức tôi những câu sấm ký, những lời tiên tri, báo ứng cơ trời của nhà văn hoá bác học uyên thâm vĩ đại của Việt Nam ở thế kỷ 16 - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cách nay gần đúng 80 năm, tôi ôn cố tri tân. Năm 1945 - năm Dậu, con Gà, lúc bấy giờ tôi mười tuổi, đang bắt đầu học Việt ngữ ABC do Ba tôi cậy nhờ một gia sư dạy học có thù lao hậu hĩnh tại nhà ở ấp Bà Bài.
H: Wikipedia
Nhà văn hoá uyên bác Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, sanh ngày 13.5.1491 thuộc tỉnh Hải Dương - mất ngày 28.11.1585. Hưởng đại thượng thọ 94 tuổi.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ nổi danh nhờ tài học sâu rộng, tầm nhìn chiến lược, nhà văn hóa lớn của dân tộc mà còn được người đời tôn kính vì những lời sấm truyền, tiên tri vô cùng chính xác. (Wikipedia)
Những bữa cơm chiều tại nhà quê, khi nào có thức ăn ngon, Ba tôi thường mời hai vợ chồng bà gia sư (tây học, ông có bằng Brevet, công chức, bà có bằng Certificat, giáo chức tiểu học - cùng tỉnh Sa Đéc - sau này, tôi đã là sĩ quan, năm 1965, gặp lại bà giáo cho biết như vậy).
Hai ông bà mua ghe nhỏ như là ghe thương hồ, thả theo nước xuôi và cũng có chèo tiếp sức, mất mấy ngày, từ Sa Đéc mới đến Châu Đốc. Bác tư (chồng bà giáo), đến nhà người em ruột cũng là công chức - thông phán toà án Châu Đốc, xin ở đậu lánh nạn vì mật thám Pháp theo dõi ở Sa Đéc ông bà hoạt động "quốc sự" (chính trị). Ông bà phải trốn đi ra khỏi tỉnh Sa Đéc từ dịp lễ Tết năm 1944 vì mật thám Pháp bắt hụt. Ông em ruột ở Châu Đốc cũng không dám chứa mà chỉ nhà Ba tôi ở ấp nhà quê khỉ ho cò gáy Bà Bài, vào đó xin giúp đỡ lánh nạn cho thêm an toàn vì chánh quyền không bao giờ dòm ngó đến cái ấp quê mùa này, cách tỉnh lỵ Châu Đốc chừng hơn mười cây số đường thuỷ.
Khi nào có đàm luận chính trị, Ba tôi mời các vị nho học, thầy thuốc bắc bà con ruột thịt gần nhà và mời ông bà gíao đến nhậu, dùng cơm chiều và uống trà ăn kẹo đậu phộng bàn luận chuyện thời sự thật rôm rả. Trong số người tham dự có ông sáu, em ruột ông nội tôi, cũng là một cụ đồ nho uyên bác, và có cả chú tôi và vài vị "trí thức" nhà quê khác cùng tham dự mà các vị trí thức nhà quê chỉ ngồi nghe mà không có góp ý. Mẹ và cô dì, các anh chị, ăn cơm xong ngồi ở bàn ăn khác cạnh bên rút lui vào nhà trong, quý bà lớn tuổi ăn trầu và bắt câu chuyện thường tình của quý bà. Các người phụ việc nhà lo dọn dẹp và chuẩn bị trà nóng cho quý vị ăn cơm xong là tới màn uống trà bàn luận thời sự. Tôi là đứa con nít duy nhứt được Ba cho phép ngồi kế ông để ông sai vặt.
Bác tư, không biết ông có tin tức ở đâu, ông nói quân Đồng Minh đánh Nhật trên đà chiến thắng từ các đảo lớn nhỏ lần lần khép kín vòng vây đến đảo chính - Thủ Đô của Nhật. Các cụ ở nhà quê đâu có biết Đệ nhị thế chiến diễn tiến ra làm sao, các cụ chỉ gục gặt đầu có vẻ thích thú khi nghe quân Đồng minh đánh thắng phát xít Nhật.
Tới phiên ông sáu bình luận sấm ký, những lời tiên tri, cơ trời báo ứng cuả nhà bác học khoa bảng Trạng Trình của Việt Nam có ghi vào sách tài liệu để lại cho con cháu cả mấy trăm năm trước. Ông sáu tôi đọc lại bốn câu sấm tiên tri của Ngài Trạng Trình, tiên đoán thời cuộc cả quá khứ và vị lai:
Long vĩ Xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đau binh.
Mã đề dương cước, anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
Đây là một bài thơ tứ tuyệt hay một đoạn thơ trích trong sách sấm ký Trạng Trình?. Theo tôi hiểu, sấm ký của Cụ Trạng Trình có rất nhiều câu văn vần rất dễ nhớ (do các thế hệ kế thừa biên soạn dịch lại từ chữ Hán sang chữ nôm?). Ông sáu của tôi chỉ nhắc nhở với mọi người chỉ có bốn câu này thôi, ám chỉ cho 6 năm liên tiếp: Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà - 1940,1941,1942,1943,1944,1945 cũng là những năm ngút ngàn khói lửa chiến tranh thế giới lần thứ II (1939-1945) dữ dội khủng khiếp nhất tại hai châu lục Âu và Á.
Nhiều dịp, từ năm 1945 và nhiều lần khác vào năm 1947, ông sáu cũng lại luận bàn bốn câu sấm ký trên lúc nào cũng hào hứng. Năm đó cũng là năm Hợi (Đinh Hợi?)1947, cả dòng họ tôi kể cả ông bà sáu cùng tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc, trốn tránh chiến tranh và lánh nạn cảnh Việt Minh và tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo giết nhau rất tàn khốc.
Trong một bữa cơm chay, gia đình tôi đã đãi quý vị chức sắc đạo Cao Đài khi ông sáu lo cho gia đình tôi làm lễ cúng nhập môn vào đạo Cao Đài (1947) và được ở trong châu vi đạo do chánh quyền cấp đất cho đạo Cao Đài ở khu vực rất an ninh, gần trung tâm tỉnh lỵ. Ông bà sáu đã nhập môn vào đạo Cao Đài rất sớm từ cuối thập niên 1920 khi đạo Cao Đài công khai truyền đạo (khoảng năm 1926, 1927). Có nhiều vị chức sắc, chức việc và giới kaki Quân đội Cao Đài tham dự bữa cơm chay rất thịnh soạn này.
Sau bữa cơm chay xong, mọi người đang ăn bánh, ăn chuối uống nước trà, ông sáu của tôi lại xin phép quý vị chức sắc đạo Cao Đài đưa ra bốn câu sấm ký của nhà tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm "Long vĩ Xà đầu...kiến thái bình" ra bàn luận. Ông sáu lựa đúng người để bàn sấm ký của Cụ Trạng Trình, trúng tủ với các vị chắc Cao Đài rất "duy tâm" tin gần như tuyệt đối vào cơ bút khai sáng đạo Cao Đài, nên quý vị đó cũng dễ tin vào sấm ký Trạng Trinh. Các vị chức sắc cùng ông sáu tha hồ mà bình luận sấm ký Trạng Trình lan qua thời sự chiến tranh và việc hoằng khai đại đạo Tam Kỳ - Cao Đài một cách say mê mãi đến hơn 10 giời khuya mới chấm dứt. Tôi nhớ lại những gì ông sáu tôi nói, vì quá lâu, tôi cũng quên nhiều.
Năm 1947 là năm Đinh Hợi, chiến tranh thế chiến thứ hai hoàn toàn chấm dứt vào năm 1945 (năm Dậu - Ất Dậu?), khi phát xít Nhật lãnh trọn hai trái bom nguyên tử của Mỹ tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki và nhiều lý do khác, Nhật hoàng Horachito phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, đánh dấu thời điểm chấm dứt hoàn toàn thế chiến thứ hai vào ngày 14.8.1945.
Chẳng may cho dân tộc Việt Nam, bị ảnh hưởng đệ nhị thế chiến chỉ có nạn đói khủng khiếp của vài tỉnh ở Miền Bắc (năm Dậu - 1945) giết bao nhiêu người dân vô tội. Nhưng, ở Miền Trung, vùng thượng du Bắc Việt hay vùng Cao Nguyên, miền Nam dù gặp muôn vàn khó khăn, nhưng, không bị ảnh hưởng nạn đói đó. Ác thay, từ năm 1947 cho đến năm 1954, vì sau năm 1945 mới có "kiến"- nghĩa là thấy thái bình, chưa có thái (hoà) bình hoàn toàn 100% cho nên Việt Nam lâm vào cuộc chiến mới sau khi quân Pháp trở lại Đông Dương năm1946.
Sau khi có Hiệp ước hoà bình quốc tế Genève (Thuỵ Sĩ), đến ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp ước mới có hiệu lực chính thức với sự qua phân, chia nước Việt làm hai, từ vĩ tuyến 17 ra Bắc thuộc nhà cầm quyền Việt minh cộng sản và từ vĩ tuyến 17 trở vào miền Nam cho tới mũi Cà mau thuộc miền Nam tự do, chế độ quân chủ lập hiến và sau trở thành chính thể Việt Nam Cộng Hoà. Cùng thời điểm, từ năm 1947 cho đến 1954, miền Nam có nhiều "Sứ quân" do các giáo phái và đảng Bình Xuyên cát cứ tung hoành. Đó cũng là thời gian các giáo phái và Việt minh cộng sản giết nhau dữ dội nhứt.
Trong buổi trà đàm về sấm ký Trạng Trình năm 1947, ông sáu tôi thao thao bất tận nói một cách say sưa như đinh đóng cột sự linh ứng, cơ trời đã xếp đặt trước qua bốn câu sấm ký đó như đúng thời sự quốc tế đã xảy ra trong thế chiến thứ II. Và chiến tranh tại Việt Nam cùng các thế lực quân sự của tôn giáo đảng phái có cơ hội trổi dậy trả thù giết qua lại lẫn nhau vô cũng dã man. Cũng có điều đáng nói, các thế lực quân sự gíao phái này có cùng mẫu số chung chống Việt minh công sản triệt để.
Ông sáu lý giải mà tôi còn nhớ lõm bõm cho đến ngày hôm nay, trải qua bao thăng trầm của đất nước và đã đi qua bao năm con Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà (một con giáp có 12 năm tý sửu, dần, mẹo, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) như bốn câu sấm ký đã khoanh vùng ý nghĩa có thể đúng một phần vào thời điểm chiến tranh Thế chiến thứ hai. Văn kiện đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật do Nhật Hoàng Horachito đại diện nước nhật ký với Đồng minh (Thống Tướng - 5 sao Douglas MacArthur, đại diện) đúng là năm Dậu "kiến thái bình", chấm dứt Thế Chiến II.
Năm 1947 là năm Heo - Đinh Hợi, sau Tết Nguyên Đán, cả đại gia đình tôi bồng bế nhau tản cư "chạy giặc" ra vùng an ninh tỉnh lỵ Châu Đốc. Lùi lại năm 1946 là năm Tuất, 1945 năm Dậu (chấm dứt Đệ nhị thế chiến 1939 - 1945 và cũng là năm có nạn đói khủng khiếp ở miền Bắc Việt Nam). Năm 1944 - con Khỉ , năm 1943, con Dê, năm 1942 con Ngựa,1941 con Rắn. 1940 con Rồng, (1939 năm con Mèo - bắt đầu thế chiến II tại Âu Châu và Phi Châu).
Năm Thân và Dậu - con Khỉ và con Gà, hai năm 1944, 1945, hai năm tốc chiến, tốc thắng của quân Mỹ siết chặt gồng kềm kẹp, bao vây đầu não chiến tranh là Thủ đô Tokyo và thêm hai quả bom nguyên tử, đánh dấu bước ngoặt lịch sử, chấm dứt Thế chiến thứ II sau 6 năm chiến tranh thảm khốc tại hai chiến trường, mặt trận Âu Á.
Tại mặt trận Âu Châu (và Phi Châu), quân phát xít Đức ký văn bản chánh thức đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện ngày 9.5.1945 tại Berlin, Đức quốc do Thống chế Wilheim Keitel đại diện.
Lịch sử cho biết, quân đồng minh dưới quyền lãnh đạo tối cao của Thống Tướng Mỹ Dwright D. Eisenhower mở cuộc đổ bộ thành công vào Âu Châu với cuộc hành quân "Operation Overlord - danh xưng Operation Neptune và là D-Day" dù quân Đồng Minh cũng phải hy sinh rất lớn và gặp nhiều may mắn bất ngờ (đổ bộ tại bờ biển Normandie của nước Pháp ngày 6.6.1944) và đưa đến chiến thắng cuối cùng tại Châu Âu ngày 9.5.1945.
"The Normandy landings were the landing operations and associated airborne operations on Tuesday, 6 June 1944 of the Allied invasion of Normandy in Operation Overlord during World War II. Codenamed Operation Neptune and often referred to as D-Day, it is the largest seaborne invasion in history" (Wikipedia).
Tại biển lửa Á Châu quân đội Thiên Hoàng Nhật sau khi lãnh đủ hai quả bom nguyên tử ngày 6.8 và 9.8.1945 tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki giết chết trên 2 trăm ngàn người dân Nhật và hai thành phố đó thành đống tro tàn. Đồng thời quân đồng minh tiến sát siết chặt vòng vây Thủ đô Tokyo của Nhật với số lượng bom thả xuống khủng khiếp hàng ngày vì hàng trăm đảo lớn nhỏ trên Thái Bình Dương ngăn chặn bước tiến tấn công vũ bão của quân Mỹ, lần lượt lọt hết vào tay quân Mỹ chiến thắng chiếm đống. Quân Nhật sức tàn lực kiệt không còn sức đề kháng phòng thủ Thủ Đô Tokyo nên phải bắt buộc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngày 14.8.1945, chấm dứt toàn diện Thế Chiến thứ II từ Âu sang Á. Thật đúng với câu sấm "Thân Dậu niên lai kiến thái bình".
H: Thống Tướng (5 sao) Dwright D. Eisenhower & Thống Tướng Douglas MacArthur
Sự ứng nghiệm thiên cơ của câu sấm này lại rất chính xác vì thế giới thái bình chỉ mới có "kiến" là thấy chưa hoàn toàn thái bình như nhân loại mong muốn.
Sau năm Dậu 1945, cả Âu Châu phát sinh ra cuộc chiến khác - chiến tranh lạnh, ý thức hệ, giữa khối Sô Viết - Nga Sô Viết cộng sản và đồng minh Âu Châu (+ Hoa Kỳ). Vì mới có kiến - thấy thái bình mà thôi.
Tại Á Châu cũng vậy, Trung Quốc mở ra cuộc nội chiên suốt 4 năm từ 1945 đến năm 1949. Quân đội dân chủ tự do Quốc Dân Đảng của Thống Chế Tưởng Giới Thạch bị cộng sản Tàu có sự hà hơi tiếp sức của Nga Sô Viết nên đánh bại quân Quốc Dân Đảng. Thống Chế Tưởng Giới Thạch phải bỏ đất liền chạy trối chết ra hải đảo Đài Loan và nhờ quân Mỹ bảo kê nên quân Quốc Dân Đảng mới ở yên trên đảo Đài Loan từ năm 1949 cho tới nay, 2024.
Trong khi đó, câu sấm này cũng linh nghiệm báo ứng của cơ trời chính xác vào tình hình chánh trị Đông Dương. Sau năm Dậu 1945 chỉ mới kiến (thấy) thái bình mà chưa có thái bình hoàn toàn. Quân Pháp thực dân theo chân đồng minh trở lại táu chiếm Đông Dương từ năm 1946 cho mãi tới năm 1954. Với Hiệp định Genève, quân Pháp mới bỏ của chạy lấy người, chuyển giao quyền cai trị đất nước Việt Nam cho vua Bảo Đại với chế độ quân chủ lập hiến một nửa lãnh thổ và một nửa trao cho ông Hồ Chí Minh, lãnh đạo công sản Bắc Việt.
Ôn cố tri tân, nhìn lại lịch sử, từ cuối năm 1941 (7.12.1941), dân Mỹ đã biết nếm trải mùi máu lửa chiến tranh khốc liệt khi quân Nhật bất ngờ đột kích tấn công cảm tử với hàng trăm máy bay từ tờ mờ sáng 7.12.1941 vào quân cảng Pearl Harbor của quần đảo Hạ Uy Di (Hawai) Mỹ. Một bài học lịch sử đích đáng cho Mỹ, đánh thức sự chậm trễ quân Mỹ không sớm tham chiến giúp Âu Châu đánh bại quân phát xít Đức kết thúc sớm chiến tranh tránh bao chết chốc cho dân thường và quân lính trước ngày 9.5.1945. Đó là sự kiện, bài học lịch sử của Mỹ cần phải ghi nhớ, phòng thủ vững chắc nước Mỹ là phải phòng thủ từ xa.
Hiện nay dân tộc bất khuất Ucraina chống quân xâm lược Nga là Ucraina chịu hy sinh cả đất nước và dân tộc không những chỉ bảo vệ đất nước dân tộc mình mà họ còn quyết tâm kiên trì bảo vệ thành trì tự do của cả Mỹ và Âu Châu. Vì vậy, những chánh trị gia nào của nước Mỹ mà tâm địa còn u mê không ủng hộ việc viện trợ kinh chí chiến tranh giúp Ucraina đánh bại quân Nga, sẽ tạo tiền đề thắng lợi lớn về an ninh xa cho đất nước Hoa Kỳ.
Thời hậu chiến, tại Ucraina, các đại công ty sản xuất chiến cụ súng đạn hay vật dụng cần thiết của Mỹ sẽ dễ dàng mở cơ xưởng chế tạo mọi sản phẩm với thuế suất ưu đải thấp, nhân công rẻ tha hồ mà hốt bạc. Chẳng khác, người Mỹ cho Ucraina vay, nay họ phải trả cả vốn lẫn lời và siêu cường quốc Mỹ còn là tấm gương sáng "anh cả" của thế giới tự do, xứng đáng giữ vai trò lãnh đạo.
Nay lịch sử có thể tái diễn tại nước Mỹ? Đảng Cộng Hoà, Hạ Viện không đồng ý viện trợ khẩn cấp cho Ucraina đánh bại quân xâm lược Nga? trên 60 tỷ mỹ kim nữa, để cho Ucraina thiếu vũ khí đạn dược mà phải bị bại vong?. Như vậy, Mỹ sẽ vấp phải một sai lầm tai hại thảm khốc khác, mất hết uy tín lãnh đạo thế giới sau khi bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà từ giữa thập niên 70 và gần đây là Afghanistan và nay là Ucraina?. Chừng đó, quân Nga thừa thắng xông lên, với mộng bá quyền nước lớn, Nga sẽ còn xâm lăng chiếm đóng lãnh thổ các nước nhỏ khác trong Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Khi đó, quân Mỹ phải tham chiến vì đã ký cam kết với NATO, một nước trong NATO bị nước khác xâm lăng thì cả khối NATO (31 nước) có trách nhiệm liên đới bảo vệ. Chừng đó, Mỹ bắt buộc phải tham chiến để bảo vệ tổ chức NATO không chỉ bằng tiền, vũ khí, chiến cụ mà còn bằng con người nữa vì chết chốc thảm khốc, sa lầy... bao nhiêu con dân Mỹ phải hy sinh mà chánh phủ Mỹ luôn luôn sợ hãi, sẽ có hội chứng như chiến tranh Việt Nam?.
Nhắc lại, chiến trường Âu Châu khi Mỹ tham chiến với phương tiện chiến tranh dồi dào giúp đồng minh tổng phản công quân Đức đoạt liên tiếp chiến thắng khắp các mặt trận và được quân đồng minh uỷ nhiệm Tổng Chỉ Huy chiến trường Âu Châu chống phát xít Đức Ý do Thống Tướng Mỹ Dwright D. Eisenhower giữ chức Tổng Tư Lệnh chiến trường giải phóng Âu Châu. Sau hơn hai năm sau cùng chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra (1939 - 1941), quân Mỹ mới tham chiến chính thức từ cuối năm 1941. sau khi chính quốc Mỹ ở đảo Hawai - quân cảng Pearl Harbor bị quân Nhật ồ ạt dùng phi cơ tấn công bất ngờ chớp nhoáng làm cho hàng ngàn quân lính Mỹ thương vong và nhiều chiến hạm Mỹ đang neo đậu tại Pearl Harbor bị đánh chìm hay hư hại nặng. Chừng lúc đó, nước Mỹ bị đánh thức không còn mê ngủ thiếu cảnh giác không biết giúp các nước bạn từ xa chính quốc, không thờ ơ bỏ mặc cho Đức tung hoành bức hại Âu Châu và quân Nhật ở Á Châu cũng tung hoành ngang dọc đánh chiếm hàng chục các nước ở Á Châu.
Khi Mỹ tham chiến, là một đại siêu cường quốc đứng đầu thế giới, cỏ cả hệ thống sản xuất vũ khí và phương tiện chiến tranh tân tiến dồi dào nhứt. Nếu quân Mỹ tham chiến dùng hết tổng lực chiến tranh, chắc chắn sẽ không có một quốc gia nào kể Nga, Tàu đương đầu lại. Nhưng, với chiến tranh du kích hay nửa du kích nửa chiến tranh quy ước, chiến cuộc kéo dài thì Mỹ dễ thua vì thiếu kiên nhẫn, sợ tổn thất nhiều binh lính, tiền bạc... không có sức chịu đựng dẽo dai như các nước nghèo như cuộc chiến du kích lâu dài ở Việt Nam và kể cả Afghanistan, Mỹ tháo chạy rút quân vội vã bỏ mặc đồng minh chết để cho kẻ thù tự do giết, hãm hại...
Qua bài học lịch sử, cuộc chiến tranh thế giới thứ II sở dĩ kết thúc sớm vì khi Mỹ trực tiếp tham chiến tổng lực với Hải Lục Không quân và cả bộ máy chiến tranh khổng lồ hoạt động tăng tốc. Nếu Mỹ vẫn còn thờ ơ vì chiến tranh không lan đến nước Mỹ, tiếp tục bỏ mặc các nước khác, chắc chắn thế chiến thứ II sẽ còn kéo dài mà không phải kết thúc vào ngày 14.8.1945 khi Nhật Hoàng ký văn kiện đầu hàng đồng minh. Trước đó, quân đồng minh bỏ ra bao công sức và hy sinh quá lớn suốt cả 3 năm và mà chỉ thua Đức. Khi Mỹ trực tiếp tham chiến mới lật ngược thế cờ, chiến thắng Đức và chiến thắng quân Nhật như chẻ tre, thần tốc.
Để luận bàn thêm bốn câu sấm Trạng Trình, một chu kỳ 12 năm sẽ trở lại chỉ khác có thập can: giáp (như Giáp Thìn 2024, Ất Dậu 1945), ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý. Nói thêm rõ, một con người sanh ra như năm nay 2024 - Giáp Thìn phải đúng chu kỳ 61 năm mới trở lại năm Giáp Thìn, còn năm Thìn cứ 12 năm lặp lại mà cái "Can" đầu Thìn hoàn toàn khác, như Bính Thìn, Nhâm Thìn...
Bây giờ chúng ta quan tâm chú ý, từ năm Giáp Thìn 2024 thêm 5 năm nữa đến năm 2029 có ứng nghiệm xảy ra nhiều cuộc chiến đẫm máu hay có thế giới chiến tranh III hay không?
Năm 2024 là năm Long, Rồng, Gíap Thìn. Năm con Rồng, đã và đang xảy ra hai cuộc chiến đẫm máu, tại chiến trường Ucraina - Nga (gần đúng 2 năm) có hàng triệu binh lính hai phía và dân thường đã thương vong, còn thiệt hại, tài sản vật chất của Ucraina thì vô số kể tính bằng tiền phải đến nhiều ngàn tỷ mỹ kim cũng chỉ vì mộng bá quyền nước lớn của Nga xâm lược nước nhỏ có chủ quyền Ucraina.
Lò lửa chiến tranh thứ hai đã diễn ra ác liệt đẫm máu giữa Israel và Hamas (Palestine) - từ 7.10.2023 - cũng đã giết chết hơn 25 ngàn dân thường Palestine (tính đến18.1.2024) và tài sản nhà cửa, bịnh viện, trường học, chung cư , chợ búa... của dãi Gaza tan hoang gần như bình địa. Trong khi thường dân Israel cũng có cả ngàn người thiệt mạng nữa.
Cả hai lò lửa đang sục sôi ở Ucraina và dãi Gaza chưa có cơ may ngừng chiến. Nay lại nổi thêm lên những mắc mướu, xung đột tăng tốc sự hận thù tạo thành những chão lửa chiến tranh đang ầm ĩ có thể bùng phát bất cứ lúc nào tại nhiều nơi ở Á Châu do tham vọng của Trung cộng (tại Đài Loan, Philippine hay cả Bắc Triều Tiên...). Tại Âu Châu (Ucraina và Khối NATO cùng Mỹ đối đầu với Nga...), Trung Đông (Israel, Hamas, Jordanie, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran, Iraq kể cà Pakistan của Á Châu xung đột với Iran và Yemen ở Phi Châu lại xung đột với Mỹ...). Chưa hết, còn nhiều lò lửa nhỏ cũng đang ầm ĩ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Dù đó là những lò lửa chưa lớn rồi có thể cũng sẽ lớn dần vì sự hận thù của tôn giáo, sắc tộc, xâm lăng chiếm đất, khủng bố... của nước lớn, mạnh muổn cưỡng chiếm các nước nhược tiểu.
Ở Á Châu lò lửa chiến tranh do Tàu cộng chủ động vì muốn bành trướng bá quyền nước lớn, làm chủ cả Biển Đông và vùng biển và hải đảo Đài Loan. Giữa Bắc Hàn với Nam Hàn và Nhật Bản cũng là mục tiêu tấn công của Kim Jong Ủn. Các ngòi lửa chiến tranh đang ầm ĩ tại nhiều nước trong khu vực Á Châu và Âu Châu, chưa biết ngày nào sẽ bùng nổ lớn dữ dội, có thể đưa đến thế chiến thứ III - là thế chiến của vũ khí hạt nhân sẽ tận diệt nhân loại và trái đất chúng ta đang an vui cư trú phải tan xác.
Long vĩ Xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đau binh.
Mã đề dương cước, anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
Tôi khẩn cầu bốn câu sấm ký trên đây của nhà tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ sai bét, không ứng nghiệm đúng vào 6 năm tới đây kể cả năm nay. Thế giới văn minh của loài người sẽ không có thể ngu xuẩn sử dụng vũ hạch tâm tiêu diệt lẫn nhau. Dù tham vọng của các nước có vũ khí hạt nhân chỉ muốn tận diệt người khác nước khác mà họ lại quên, họ cũng tự tiêu diệt đất nước dân tộc mình. Vì các nước (dù nhỏ) có nền công nghệ, kỹ thuật cao tân tiến sử dụng năng lượng hạt nhân, hầu hết đều có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân công khai hay bí mật cũng sẽ trả đủa đích đáng..../.
Anh Phương Trần Văn Ngà (Sacramento - 22.1.2024)
LONG VĨ XÀ ĐẦU KHỞI CHIẾN TRANH. _ Anh Phương Trần Văn Ngà
Nhân năm Giáp Thìn (năm con Rồng) bắt đầu từ 10.2.2024 tới đây, nói đến năm Rồng là gợi lại trong ký ức tôi những câu sấm ký, những lời tiên tri, báo ứng cơ trời của nhà văn hoá bác học uyên thâm vĩ đại của Việt Nam ở thế kỷ 16 - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cách nay gần đúng 80 năm, tôi ôn cố tri tân. Năm 1945 - năm Dậu, con Gà, lúc bấy giờ tôi mười tuổi, đang bắt đầu học Việt ngữ ABC do Ba tôi cậy nhờ một gia sư dạy học có thù lao hậu hĩnh tại nhà ở ấp Bà Bài.
H: Wikipedia
Nhà văn hoá uyên bác Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, sanh ngày 13.5.1491 thuộc tỉnh Hải Dương - mất ngày 28.11.1585. Hưởng đại thượng thọ 94 tuổi.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ nổi danh nhờ tài học sâu rộng, tầm nhìn chiến lược, nhà văn hóa lớn của dân tộc mà còn được người đời tôn kính vì những lời sấm truyền, tiên tri vô cùng chính xác. (Wikipedia)
Những bữa cơm chiều tại nhà quê, khi nào có thức ăn ngon, Ba tôi thường mời hai vợ chồng bà gia sư (tây học, ông có bằng Brevet, công chức, bà có bằng Certificat, giáo chức tiểu học - cùng tỉnh Sa Đéc - sau này, tôi đã là sĩ quan, năm 1965, gặp lại bà giáo cho biết như vậy).
Hai ông bà mua ghe nhỏ như là ghe thương hồ, thả theo nước xuôi và cũng có chèo tiếp sức, mất mấy ngày, từ Sa Đéc mới đến Châu Đốc. Bác tư (chồng bà giáo), đến nhà người em ruột cũng là công chức - thông phán toà án Châu Đốc, xin ở đậu lánh nạn vì mật thám Pháp theo dõi ở Sa Đéc ông bà hoạt động "quốc sự" (chính trị). Ông bà phải trốn đi ra khỏi tỉnh Sa Đéc từ dịp lễ Tết năm 1944 vì mật thám Pháp bắt hụt. Ông em ruột ở Châu Đốc cũng không dám chứa mà chỉ nhà Ba tôi ở ấp nhà quê khỉ ho cò gáy Bà Bài, vào đó xin giúp đỡ lánh nạn cho thêm an toàn vì chánh quyền không bao giờ dòm ngó đến cái ấp quê mùa này, cách tỉnh lỵ Châu Đốc chừng hơn mười cây số đường thuỷ.
Khi nào có đàm luận chính trị, Ba tôi mời các vị nho học, thầy thuốc bắc bà con ruột thịt gần nhà và mời ông bà gíao đến nhậu, dùng cơm chiều và uống trà ăn kẹo đậu phộng bàn luận chuyện thời sự thật rôm rả. Trong số người tham dự có ông sáu, em ruột ông nội tôi, cũng là một cụ đồ nho uyên bác, và có cả chú tôi và vài vị "trí thức" nhà quê khác cùng tham dự mà các vị trí thức nhà quê chỉ ngồi nghe mà không có góp ý. Mẹ và cô dì, các anh chị, ăn cơm xong ngồi ở bàn ăn khác cạnh bên rút lui vào nhà trong, quý bà lớn tuổi ăn trầu và bắt câu chuyện thường tình của quý bà. Các người phụ việc nhà lo dọn dẹp và chuẩn bị trà nóng cho quý vị ăn cơm xong là tới màn uống trà bàn luận thời sự. Tôi là đứa con nít duy nhứt được Ba cho phép ngồi kế ông để ông sai vặt.
Bác tư, không biết ông có tin tức ở đâu, ông nói quân Đồng Minh đánh Nhật trên đà chiến thắng từ các đảo lớn nhỏ lần lần khép kín vòng vây đến đảo chính - Thủ Đô của Nhật. Các cụ ở nhà quê đâu có biết Đệ nhị thế chiến diễn tiến ra làm sao, các cụ chỉ gục gặt đầu có vẻ thích thú khi nghe quân Đồng minh đánh thắng phát xít Nhật.
Tới phiên ông sáu bình luận sấm ký, những lời tiên tri, cơ trời báo ứng cuả nhà bác học khoa bảng Trạng Trình của Việt Nam có ghi vào sách tài liệu để lại cho con cháu cả mấy trăm năm trước. Ông sáu tôi đọc lại bốn câu sấm tiên tri của Ngài Trạng Trình, tiên đoán thời cuộc cả quá khứ và vị lai:
Long vĩ Xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đau binh.
Mã đề dương cước, anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
Đây là một bài thơ tứ tuyệt hay một đoạn thơ trích trong sách sấm ký Trạng Trình?. Theo tôi hiểu, sấm ký của Cụ Trạng Trình có rất nhiều câu văn vần rất dễ nhớ (do các thế hệ kế thừa biên soạn dịch lại từ chữ Hán sang chữ nôm?). Ông sáu của tôi chỉ nhắc nhở với mọi người chỉ có bốn câu này thôi, ám chỉ cho 6 năm liên tiếp: Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà - 1940,1941,1942,1943,1944,1945 cũng là những năm ngút ngàn khói lửa chiến tranh thế giới lần thứ II (1939-1945) dữ dội khủng khiếp nhất tại hai châu lục Âu và Á.
Nhiều dịp, từ năm 1945 và nhiều lần khác vào năm 1947, ông sáu cũng lại luận bàn bốn câu sấm ký trên lúc nào cũng hào hứng. Năm đó cũng là năm Hợi (Đinh Hợi?)1947, cả dòng họ tôi kể cả ông bà sáu cùng tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc, trốn tránh chiến tranh và lánh nạn cảnh Việt Minh và tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo giết nhau rất tàn khốc.
Trong một bữa cơm chay, gia đình tôi đã đãi quý vị chức sắc đạo Cao Đài khi ông sáu lo cho gia đình tôi làm lễ cúng nhập môn vào đạo Cao Đài (1947) và được ở trong châu vi đạo do chánh quyền cấp đất cho đạo Cao Đài ở khu vực rất an ninh, gần trung tâm tỉnh lỵ. Ông bà sáu đã nhập môn vào đạo Cao Đài rất sớm từ cuối thập niên 1920 khi đạo Cao Đài công khai truyền đạo (khoảng năm 1926, 1927). Có nhiều vị chức sắc, chức việc và giới kaki Quân đội Cao Đài tham dự bữa cơm chay rất thịnh soạn này.
Sau bữa cơm chay xong, mọi người đang ăn bánh, ăn chuối uống nước trà, ông sáu của tôi lại xin phép quý vị chức sắc đạo Cao Đài đưa ra bốn câu sấm ký của nhà tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm "Long vĩ Xà đầu...kiến thái bình" ra bàn luận. Ông sáu lựa đúng người để bàn sấm ký của Cụ Trạng Trình, trúng tủ với các vị chắc Cao Đài rất "duy tâm" tin gần như tuyệt đối vào cơ bút khai sáng đạo Cao Đài, nên quý vị đó cũng dễ tin vào sấm ký Trạng Trinh. Các vị chức sắc cùng ông sáu tha hồ mà bình luận sấm ký Trạng Trình lan qua thời sự chiến tranh và việc hoằng khai đại đạo Tam Kỳ - Cao Đài một cách say mê mãi đến hơn 10 giời khuya mới chấm dứt. Tôi nhớ lại những gì ông sáu tôi nói, vì quá lâu, tôi cũng quên nhiều.
Năm 1947 là năm Đinh Hợi, chiến tranh thế chiến thứ hai hoàn toàn chấm dứt vào năm 1945 (năm Dậu - Ất Dậu?), khi phát xít Nhật lãnh trọn hai trái bom nguyên tử của Mỹ tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki và nhiều lý do khác, Nhật hoàng Horachito phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, đánh dấu thời điểm chấm dứt hoàn toàn thế chiến thứ hai vào ngày 14.8.1945.
Chẳng may cho dân tộc Việt Nam, bị ảnh hưởng đệ nhị thế chiến chỉ có nạn đói khủng khiếp của vài tỉnh ở Miền Bắc (năm Dậu - 1945) giết bao nhiêu người dân vô tội. Nhưng, ở Miền Trung, vùng thượng du Bắc Việt hay vùng Cao Nguyên, miền Nam dù gặp muôn vàn khó khăn, nhưng, không bị ảnh hưởng nạn đói đó. Ác thay, từ năm 1947 cho đến năm 1954, vì sau năm 1945 mới có "kiến"- nghĩa là thấy thái bình, chưa có thái (hoà) bình hoàn toàn 100% cho nên Việt Nam lâm vào cuộc chiến mới sau khi quân Pháp trở lại Đông Dương năm1946.
Sau khi có Hiệp ước hoà bình quốc tế Genève (Thuỵ Sĩ), đến ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp ước mới có hiệu lực chính thức với sự qua phân, chia nước Việt làm hai, từ vĩ tuyến 17 ra Bắc thuộc nhà cầm quyền Việt minh cộng sản và từ vĩ tuyến 17 trở vào miền Nam cho tới mũi Cà mau thuộc miền Nam tự do, chế độ quân chủ lập hiến và sau trở thành chính thể Việt Nam Cộng Hoà. Cùng thời điểm, từ năm 1947 cho đến 1954, miền Nam có nhiều "Sứ quân" do các giáo phái và đảng Bình Xuyên cát cứ tung hoành. Đó cũng là thời gian các giáo phái và Việt minh cộng sản giết nhau dữ dội nhứt.
Trong buổi trà đàm về sấm ký Trạng Trình năm 1947, ông sáu tôi thao thao bất tận nói một cách say sưa như đinh đóng cột sự linh ứng, cơ trời đã xếp đặt trước qua bốn câu sấm ký đó như đúng thời sự quốc tế đã xảy ra trong thế chiến thứ II. Và chiến tranh tại Việt Nam cùng các thế lực quân sự của tôn giáo đảng phái có cơ hội trổi dậy trả thù giết qua lại lẫn nhau vô cũng dã man. Cũng có điều đáng nói, các thế lực quân sự gíao phái này có cùng mẫu số chung chống Việt minh công sản triệt để.
Ông sáu lý giải mà tôi còn nhớ lõm bõm cho đến ngày hôm nay, trải qua bao thăng trầm của đất nước và đã đi qua bao năm con Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà (một con giáp có 12 năm tý sửu, dần, mẹo, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) như bốn câu sấm ký đã khoanh vùng ý nghĩa có thể đúng một phần vào thời điểm chiến tranh Thế chiến thứ hai. Văn kiện đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật do Nhật Hoàng Horachito đại diện nước nhật ký với Đồng minh (Thống Tướng - 5 sao Douglas MacArthur, đại diện) đúng là năm Dậu "kiến thái bình", chấm dứt Thế Chiến II.
Năm 1947 là năm Heo - Đinh Hợi, sau Tết Nguyên Đán, cả đại gia đình tôi bồng bế nhau tản cư "chạy giặc" ra vùng an ninh tỉnh lỵ Châu Đốc. Lùi lại năm 1946 là năm Tuất, 1945 năm Dậu (chấm dứt Đệ nhị thế chiến 1939 - 1945 và cũng là năm có nạn đói khủng khiếp ở miền Bắc Việt Nam). Năm 1944 - con Khỉ , năm 1943, con Dê, năm 1942 con Ngựa,1941 con Rắn. 1940 con Rồng, (1939 năm con Mèo - bắt đầu thế chiến II tại Âu Châu và Phi Châu).
Năm Thân và Dậu - con Khỉ và con Gà, hai năm 1944, 1945, hai năm tốc chiến, tốc thắng của quân Mỹ siết chặt gồng kềm kẹp, bao vây đầu não chiến tranh là Thủ đô Tokyo và thêm hai quả bom nguyên tử, đánh dấu bước ngoặt lịch sử, chấm dứt Thế chiến thứ II sau 6 năm chiến tranh thảm khốc tại hai chiến trường, mặt trận Âu Á.
Tại mặt trận Âu Châu (và Phi Châu), quân phát xít Đức ký văn bản chánh thức đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện ngày 9.5.1945 tại Berlin, Đức quốc do Thống chế Wilheim Keitel đại diện.
Lịch sử cho biết, quân đồng minh dưới quyền lãnh đạo tối cao của Thống Tướng Mỹ Dwright D. Eisenhower mở cuộc đổ bộ thành công vào Âu Châu với cuộc hành quân "Operation Overlord - danh xưng Operation Neptune và là D-Day" dù quân Đồng Minh cũng phải hy sinh rất lớn và gặp nhiều may mắn bất ngờ (đổ bộ tại bờ biển Normandie của nước Pháp ngày 6.6.1944) và đưa đến chiến thắng cuối cùng tại Châu Âu ngày 9.5.1945.
"The Normandy landings were the landing operations and associated airborne operations on Tuesday, 6 June 1944 of the Allied invasion of Normandy in Operation Overlord during World War II. Codenamed Operation Neptune and often referred to as D-Day, it is the largest seaborne invasion in history" (Wikipedia).
Tại biển lửa Á Châu quân đội Thiên Hoàng Nhật sau khi lãnh đủ hai quả bom nguyên tử ngày 6.8 và 9.8.1945 tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki giết chết trên 2 trăm ngàn người dân Nhật và hai thành phố đó thành đống tro tàn. Đồng thời quân đồng minh tiến sát siết chặt vòng vây Thủ đô Tokyo của Nhật với số lượng bom thả xuống khủng khiếp hàng ngày vì hàng trăm đảo lớn nhỏ trên Thái Bình Dương ngăn chặn bước tiến tấn công vũ bão của quân Mỹ, lần lượt lọt hết vào tay quân Mỹ chiến thắng chiếm đống. Quân Nhật sức tàn lực kiệt không còn sức đề kháng phòng thủ Thủ Đô Tokyo nên phải bắt buộc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngày 14.8.1945, chấm dứt toàn diện Thế Chiến thứ II từ Âu sang Á. Thật đúng với câu sấm "Thân Dậu niên lai kiến thái bình".
H: Thống Tướng (5 sao) Dwright D. Eisenhower & Thống Tướng Douglas MacArthur
Sự ứng nghiệm thiên cơ của câu sấm này lại rất chính xác vì thế giới thái bình chỉ mới có "kiến" là thấy chưa hoàn toàn thái bình như nhân loại mong muốn.
Sau năm Dậu 1945, cả Âu Châu phát sinh ra cuộc chiến khác - chiến tranh lạnh, ý thức hệ, giữa khối Sô Viết - Nga Sô Viết cộng sản và đồng minh Âu Châu (+ Hoa Kỳ). Vì mới có kiến - thấy thái bình mà thôi.
Tại Á Châu cũng vậy, Trung Quốc mở ra cuộc nội chiên suốt 4 năm từ 1945 đến năm 1949. Quân đội dân chủ tự do Quốc Dân Đảng của Thống Chế Tưởng Giới Thạch bị cộng sản Tàu có sự hà hơi tiếp sức của Nga Sô Viết nên đánh bại quân Quốc Dân Đảng. Thống Chế Tưởng Giới Thạch phải bỏ đất liền chạy trối chết ra hải đảo Đài Loan và nhờ quân Mỹ bảo kê nên quân Quốc Dân Đảng mới ở yên trên đảo Đài Loan từ năm 1949 cho tới nay, 2024.
Trong khi đó, câu sấm này cũng linh nghiệm báo ứng của cơ trời chính xác vào tình hình chánh trị Đông Dương. Sau năm Dậu 1945 chỉ mới kiến (thấy) thái bình mà chưa có thái bình hoàn toàn. Quân Pháp thực dân theo chân đồng minh trở lại táu chiếm Đông Dương từ năm 1946 cho mãi tới năm 1954. Với Hiệp định Genève, quân Pháp mới bỏ của chạy lấy người, chuyển giao quyền cai trị đất nước Việt Nam cho vua Bảo Đại với chế độ quân chủ lập hiến một nửa lãnh thổ và một nửa trao cho ông Hồ Chí Minh, lãnh đạo công sản Bắc Việt.
Ôn cố tri tân, nhìn lại lịch sử, từ cuối năm 1941 (7.12.1941), dân Mỹ đã biết nếm trải mùi máu lửa chiến tranh khốc liệt khi quân Nhật bất ngờ đột kích tấn công cảm tử với hàng trăm máy bay từ tờ mờ sáng 7.12.1941 vào quân cảng Pearl Harbor của quần đảo Hạ Uy Di (Hawai) Mỹ. Một bài học lịch sử đích đáng cho Mỹ, đánh thức sự chậm trễ quân Mỹ không sớm tham chiến giúp Âu Châu đánh bại quân phát xít Đức kết thúc sớm chiến tranh tránh bao chết chốc cho dân thường và quân lính trước ngày 9.5.1945. Đó là sự kiện, bài học lịch sử của Mỹ cần phải ghi nhớ, phòng thủ vững chắc nước Mỹ là phải phòng thủ từ xa.
Hiện nay dân tộc bất khuất Ucraina chống quân xâm lược Nga là Ucraina chịu hy sinh cả đất nước và dân tộc không những chỉ bảo vệ đất nước dân tộc mình mà họ còn quyết tâm kiên trì bảo vệ thành trì tự do của cả Mỹ và Âu Châu. Vì vậy, những chánh trị gia nào của nước Mỹ mà tâm địa còn u mê không ủng hộ việc viện trợ kinh chí chiến tranh giúp Ucraina đánh bại quân Nga, sẽ tạo tiền đề thắng lợi lớn về an ninh xa cho đất nước Hoa Kỳ.
Thời hậu chiến, tại Ucraina, các đại công ty sản xuất chiến cụ súng đạn hay vật dụng cần thiết của Mỹ sẽ dễ dàng mở cơ xưởng chế tạo mọi sản phẩm với thuế suất ưu đải thấp, nhân công rẻ tha hồ mà hốt bạc. Chẳng khác, người Mỹ cho Ucraina vay, nay họ phải trả cả vốn lẫn lời và siêu cường quốc Mỹ còn là tấm gương sáng "anh cả" của thế giới tự do, xứng đáng giữ vai trò lãnh đạo.
Nay lịch sử có thể tái diễn tại nước Mỹ? Đảng Cộng Hoà, Hạ Viện không đồng ý viện trợ khẩn cấp cho Ucraina đánh bại quân xâm lược Nga? trên 60 tỷ mỹ kim nữa, để cho Ucraina thiếu vũ khí đạn dược mà phải bị bại vong?. Như vậy, Mỹ sẽ vấp phải một sai lầm tai hại thảm khốc khác, mất hết uy tín lãnh đạo thế giới sau khi bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà từ giữa thập niên 70 và gần đây là Afghanistan và nay là Ucraina?. Chừng đó, quân Nga thừa thắng xông lên, với mộng bá quyền nước lớn, Nga sẽ còn xâm lăng chiếm đóng lãnh thổ các nước nhỏ khác trong Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Khi đó, quân Mỹ phải tham chiến vì đã ký cam kết với NATO, một nước trong NATO bị nước khác xâm lăng thì cả khối NATO (31 nước) có trách nhiệm liên đới bảo vệ. Chừng đó, Mỹ bắt buộc phải tham chiến để bảo vệ tổ chức NATO không chỉ bằng tiền, vũ khí, chiến cụ mà còn bằng con người nữa vì chết chốc thảm khốc, sa lầy... bao nhiêu con dân Mỹ phải hy sinh mà chánh phủ Mỹ luôn luôn sợ hãi, sẽ có hội chứng như chiến tranh Việt Nam?.
Nhắc lại, chiến trường Âu Châu khi Mỹ tham chiến với phương tiện chiến tranh dồi dào giúp đồng minh tổng phản công quân Đức đoạt liên tiếp chiến thắng khắp các mặt trận và được quân đồng minh uỷ nhiệm Tổng Chỉ Huy chiến trường Âu Châu chống phát xít Đức Ý do Thống Tướng Mỹ Dwright D. Eisenhower giữ chức Tổng Tư Lệnh chiến trường giải phóng Âu Châu. Sau hơn hai năm sau cùng chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra (1939 - 1941), quân Mỹ mới tham chiến chính thức từ cuối năm 1941. sau khi chính quốc Mỹ ở đảo Hawai - quân cảng Pearl Harbor bị quân Nhật ồ ạt dùng phi cơ tấn công bất ngờ chớp nhoáng làm cho hàng ngàn quân lính Mỹ thương vong và nhiều chiến hạm Mỹ đang neo đậu tại Pearl Harbor bị đánh chìm hay hư hại nặng. Chừng lúc đó, nước Mỹ bị đánh thức không còn mê ngủ thiếu cảnh giác không biết giúp các nước bạn từ xa chính quốc, không thờ ơ bỏ mặc cho Đức tung hoành bức hại Âu Châu và quân Nhật ở Á Châu cũng tung hoành ngang dọc đánh chiếm hàng chục các nước ở Á Châu.
Khi Mỹ tham chiến, là một đại siêu cường quốc đứng đầu thế giới, cỏ cả hệ thống sản xuất vũ khí và phương tiện chiến tranh tân tiến dồi dào nhứt. Nếu quân Mỹ tham chiến dùng hết tổng lực chiến tranh, chắc chắn sẽ không có một quốc gia nào kể Nga, Tàu đương đầu lại. Nhưng, với chiến tranh du kích hay nửa du kích nửa chiến tranh quy ước, chiến cuộc kéo dài thì Mỹ dễ thua vì thiếu kiên nhẫn, sợ tổn thất nhiều binh lính, tiền bạc... không có sức chịu đựng dẽo dai như các nước nghèo như cuộc chiến du kích lâu dài ở Việt Nam và kể cả Afghanistan, Mỹ tháo chạy rút quân vội vã bỏ mặc đồng minh chết để cho kẻ thù tự do giết, hãm hại...
Qua bài học lịch sử, cuộc chiến tranh thế giới thứ II sở dĩ kết thúc sớm vì khi Mỹ trực tiếp tham chiến tổng lực với Hải Lục Không quân và cả bộ máy chiến tranh khổng lồ hoạt động tăng tốc. Nếu Mỹ vẫn còn thờ ơ vì chiến tranh không lan đến nước Mỹ, tiếp tục bỏ mặc các nước khác, chắc chắn thế chiến thứ II sẽ còn kéo dài mà không phải kết thúc vào ngày 14.8.1945 khi Nhật Hoàng ký văn kiện đầu hàng đồng minh. Trước đó, quân đồng minh bỏ ra bao công sức và hy sinh quá lớn suốt cả 3 năm và mà chỉ thua Đức. Khi Mỹ trực tiếp tham chiến mới lật ngược thế cờ, chiến thắng Đức và chiến thắng quân Nhật như chẻ tre, thần tốc.
Để luận bàn thêm bốn câu sấm Trạng Trình, một chu kỳ 12 năm sẽ trở lại chỉ khác có thập can: giáp (như Giáp Thìn 2024, Ất Dậu 1945), ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý. Nói thêm rõ, một con người sanh ra như năm nay 2024 - Giáp Thìn phải đúng chu kỳ 61 năm mới trở lại năm Giáp Thìn, còn năm Thìn cứ 12 năm lặp lại mà cái "Can" đầu Thìn hoàn toàn khác, như Bính Thìn, Nhâm Thìn...
Bây giờ chúng ta quan tâm chú ý, từ năm Giáp Thìn 2024 thêm 5 năm nữa đến năm 2029 có ứng nghiệm xảy ra nhiều cuộc chiến đẫm máu hay có thế giới chiến tranh III hay không?
Năm 2024 là năm Long, Rồng, Gíap Thìn. Năm con Rồng, đã và đang xảy ra hai cuộc chiến đẫm máu, tại chiến trường Ucraina - Nga (gần đúng 2 năm) có hàng triệu binh lính hai phía và dân thường đã thương vong, còn thiệt hại, tài sản vật chất của Ucraina thì vô số kể tính bằng tiền phải đến nhiều ngàn tỷ mỹ kim cũng chỉ vì mộng bá quyền nước lớn của Nga xâm lược nước nhỏ có chủ quyền Ucraina.
Lò lửa chiến tranh thứ hai đã diễn ra ác liệt đẫm máu giữa Israel và Hamas (Palestine) - từ 7.10.2023 - cũng đã giết chết hơn 25 ngàn dân thường Palestine (tính đến18.1.2024) và tài sản nhà cửa, bịnh viện, trường học, chung cư , chợ búa... của dãi Gaza tan hoang gần như bình địa. Trong khi thường dân Israel cũng có cả ngàn người thiệt mạng nữa.
Cả hai lò lửa đang sục sôi ở Ucraina và dãi Gaza chưa có cơ may ngừng chiến. Nay lại nổi thêm lên những mắc mướu, xung đột tăng tốc sự hận thù tạo thành những chão lửa chiến tranh đang ầm ĩ có thể bùng phát bất cứ lúc nào tại nhiều nơi ở Á Châu do tham vọng của Trung cộng (tại Đài Loan, Philippine hay cả Bắc Triều Tiên...). Tại Âu Châu (Ucraina và Khối NATO cùng Mỹ đối đầu với Nga...), Trung Đông (Israel, Hamas, Jordanie, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran, Iraq kể cà Pakistan của Á Châu xung đột với Iran và Yemen ở Phi Châu lại xung đột với Mỹ...). Chưa hết, còn nhiều lò lửa nhỏ cũng đang ầm ĩ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Dù đó là những lò lửa chưa lớn rồi có thể cũng sẽ lớn dần vì sự hận thù của tôn giáo, sắc tộc, xâm lăng chiếm đất, khủng bố... của nước lớn, mạnh muổn cưỡng chiếm các nước nhược tiểu.
Ở Á Châu lò lửa chiến tranh do Tàu cộng chủ động vì muốn bành trướng bá quyền nước lớn, làm chủ cả Biển Đông và vùng biển và hải đảo Đài Loan. Giữa Bắc Hàn với Nam Hàn và Nhật Bản cũng là mục tiêu tấn công của Kim Jong Ủn. Các ngòi lửa chiến tranh đang ầm ĩ tại nhiều nước trong khu vực Á Châu và Âu Châu, chưa biết ngày nào sẽ bùng nổ lớn dữ dội, có thể đưa đến thế chiến thứ III - là thế chiến của vũ khí hạt nhân sẽ tận diệt nhân loại và trái đất chúng ta đang an vui cư trú phải tan xác.
Long vĩ Xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đau binh.
Mã đề dương cước, anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
Tôi khẩn cầu bốn câu sấm ký trên đây của nhà tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ sai bét, không ứng nghiệm đúng vào 6 năm tới đây kể cả năm nay. Thế giới văn minh của loài người sẽ không có thể ngu xuẩn sử dụng vũ hạch tâm tiêu diệt lẫn nhau. Dù tham vọng của các nước có vũ khí hạt nhân chỉ muốn tận diệt người khác nước khác mà họ lại quên, họ cũng tự tiêu diệt đất nước dân tộc mình. Vì các nước (dù nhỏ) có nền công nghệ, kỹ thuật cao tân tiến sử dụng năng lượng hạt nhân, hầu hết đều có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân công khai hay bí mật cũng sẽ trả đủa đích đáng..../.
Anh Phương Trần Văn Ngà (Sacramento - 22.1.2024)