Đoạn Đường Chiến Binh

LỮ ÐOÀN B/TQLC HÀNH QUÂN VƯỢT BIÊN QUA KAMPUCHEA NĂM 1970 - TÔN THẤT SOẠN *

Trong thời gian hội nghị Hòa đàm Ba Lê khai diển, CSBV (cộng sản Bắc Việt) và VC càng lợi dụng những an toàn khu ở Kampuchia làm nơi tồn trử

MX Tôn Thất Soạn

https://i2.wp.com/tqlcvn.org/images/ldbTRANS.gif

I. Nguyên nhân:
Trong thời gian hội nghị Hòa đàm Ba Lê khai diển, CSBV (cộng sản Bắc Việt) và VC càng lợi dụng những an toàn khu ở Kampuchia làm nơi tồn trử tiếp liệu, dưởng quân, và xuất phát các cuộc tấn công vào miền nam Việt nam. Ngày 18-3-70, Thủ Tướng Lon Nol lật đổ Sihanouk và ra lệnh cho quân đội tấn công các vị trí của CS trên lảnh thổ Kampuchia. Quân đội CSVN đã phản công trên toàn vùng biên giới Việt-Miên hòng cắt đứt các trục lộ chính dẩn về Nam Vang và đe dọa thành phố này. Chính phủ VNCH đã đưa ra các lý do để giải thích về các cuộc hành quân vượt biên như sau:
-Thanh toán các an toàn khu của CSBV: nơi tồn trử các tiếp liệu quân sự, bổ sung quân, địa điểm xuất phát các cuộc tấn công sang miền nam Việt Nam.
-Yểm trợ cho chính phủ và quân đội Kampuchia trước nguy cơ đe dọa của CSBV.
-Hồi hương Việt kiều đang bị một số người Miên quá khích khủng bố và “cáp duồn”.

II. Hành quân vượt biên:
1. Hành quân Toàn Thắng 41.
Mở đầu là cuộc Hành quân Toàn Thắng 41 khai diển ngày 13/4/70 dưới quyền chỉ huy của Trung Tướng Ðỗ Cao trí, Tư lệnh Quân Ðoàn III, càn quét vùng cánh Thiên Thần. Kết quả thắng lợi về phía ta. Ðược khích lệ bởi thành quả trên, QÐ III tiếp tục mở các cuộc hành quân Toàn Thắng 42 và 43 ngày 29/4/70 vào vùng Mõ Vẹt, Quốc lộ I đến tỉnh Sway-Riêng, vùng Ðầu Chó, Kampong- Trabeck, quanh tỉnh lỵ Preyveng, đồn điền Chụp, Mimot và vùng Lưỡi Câu.
2. Hành quân Cửu Long.
Ðể yểm trợ cho cuộc hành quân Toàn Thắng 42, Quân đoàn IV cũng đã tổ chức các cuộc HQ Cửu Long từ 9/5 đến 30/6/70 do Trung tướng Ngô Dzu chỉ huy. HQ Cửu Long I/ Sóng Thần 5/70 với mục đích khai thông sông Cửu Long đoạn từ ranh giới Việt- Miên đến Nam Vang để đưa Việt kiều hồi hương.
3. Lực Lượng Ðặc Nhiệm Thủy Bộ (LLÐNTB).
Lực Lượng Ðặc Nhiệm Thủy Bộ 211 (LLÐN) do Hải Quân Ðại Tá Vũ văn Thông làm Tư lệnh, Ðại tá Tôn Thất Soạn Lữ đoàn Trưởng LÐB/TQLC kiêm nhiệm chức vụ Tư lệnh phó LLÐN.
Ðoàn giang đỉnh hiện đại này được trang bị tối tân, do lực lượng sông ngòi của hải quân Hoa Kỳ chuyển giao cho HQVN trong kế hoạch Việt nam hóa chiến tranh. Hải quân gồm có100 tàu các loại được yểm trợ bởi 30 chiến đỉnh Cougar của HQHK.
Lực lượng tham dự của Lữ Ðoàn B/TQLCVN gồm:
– BCH/LÐ
– TÐ 1/TQLC do Trung Tá Phan văn Thắng, TÐT
– TÐ 4/TQLC do Thiếu tá Võ Kỉnh, TÐT
– TÐ 5/TQLC do Thiếu tá Trần Văn Hiển, TÐT
– Pháo đội 105/TQLC, Ðại úy Trương công Thông làm PÐT.

Xuất phát từ vùng tập trung quân sát biên giới Việt-Miên thuộc tỉnh Châu Ðốc, từ sáng sớm ngày N, LLÐNTB 211 đã ngược sông Mékong đổ quân tiến chiếm bến phà Neakluong trong buổi trưa cùng ngày. Dọc thủy trình, đoàn giang đỉnh thỉnh thoảng đụng phải những tử thi của Việt kiều bị “cáp duồn” nổi lềnh bềnh trôi xuôi về hạ lưu theo dòng nước phù sa đỏ ngầu. Cuộc đổ bộ chiếm đầu cầu bến phà Neakluong không những gây bất ngờ cho địch quân, mà kể cả các đơn vị của chính phủ Lon Nol đang bị địch bao vây hoặc chia cắt trong các khu vực đồn trú. Ðịch chống cự yếu ớt rồi vội vả rút lui không kịp mang theo kho tàng, quân dụng và đồ tiếp liệu. Sau cuộc đổ quân thần tốc và thành công tại bến phà Neakluong, lực lượng của LÐB tiếp tục bung ra để giải tỏa áp lực địch:

TÐ4/TQLC từ tả ngạn bến phà truy quét địch và mở thông đoạn đường QLI, tiến về Tây Bắc để bắt tay với cánh quân Biệt kích của Quân Ðội Lon Nol từ Thủ Ðô Nam Vang đi xuống. Hai cánh quân đã bắt tay được với nhau trong sáng ngày N+1. Ðoạn đường đã đươc thông suốt từ Neakluong cho đến Nam Vang.

TÐ5/TQLC, cùng thời gian này, tiếp tục truy quét địch và mở đường QLI đoạn từ hửu ngạn Neakluong đến KompongTrabeck, ranh giới tỉnh Sway Riêng cũng là ranh giới thuộc khu vực trách nhiệm hành quân của lực lượng QÐIII/QLVNCH. Tiểu Ðoàn 5 đã giải tỏa được áp lực địch đang bao vây các đồn bót của quân đội Kampuchia dọc QL1. Ðồng thời yểm trợ cho công binh QÐ IV QLVNCH xây dựng lại các cầu do CS phá hủy trước khi chúng rút lui, bằng những chiếc cầu dã chiến; nhằm nối lại lưu thông cho đoạn đường từ biên giới Tây Ninh đến phà Neakluong.

Trong thời gian hành quân tiến chiếm thị trấn KompongTrabeck, một sự kiện đáng ghi nhớ đã xảy ra là Hà Nội (Ám danh truyền tin của Thiếu Tá Hiển) đã “thoát chết” trong “đường tơ kẽ tóc”. Sự việc là: sau khi trực thăng C&C của đoàn Air Calv cung cấp cho Hà Nội xử dụng, đáng lý ra trưa hôm đó, sau khi điều khiển trực thăng vận diều hâu các đại đội xong, C&C chở Hà Nội sẽ bay về Châu ÐốÔc đổ thêm xăng như mấy lần trước. Sau khi báo cáo cho Sài Gòn (Ám danh của Ð/T Soạn, LÐT) biết cuộc đổ quân hoàn tất, tự nhiên Hà Nội nói với cố vấn Mỹ TÐ5, Capt. Drawdie: “Hôm nay tôi thấy mệt quá, anh nói với pilot C&C drop chúng mình xuống BCH/TÐ trước khi đi đổ xăng”. Khi C&C đổ xăng ở Châu Ðốc trên đường bay về BCH/TÐ đóng gần bến phà Neakluong, thì bỗng phát nổ tung trên trời, hai phi công và hai xạ thủ đại liên chết banh xác cùng với mảnh vụn trực thăng rơi từng mảnh xuống đám ruộng nước gần bến phà. Khi cố vấn Mỹ LÐB báo cáo sự việc, Sài Gòn dựt mình chụp máy truyền tin hỏi TÐ5 xem Hà Nội bây giờ đang ở đâu. Ðầu máy bên kia hiệu thính viên trả lời: “Hà Nội đang ở LZ (bãi đáp) chờ C&C đến đón để tiếp tục bay”… Thiếu Tá Trần Văn Hiển sau khi nhận bàn giao TÐ5/TQLC từ Trung Tá Phạm Nhã đầu tháng 5/69 đã cùng LÐB TQLC đi hành quân ở Mỹ Tho và Cai Lậy thuộc Vùng IV/CT. Sau đó, vào tháng 12/69 được tăng phái cho Sư Ðoàn 21/BB ở Sóc Trăng với nhiệm vụ hành quân tái chiếm và tái thiết Quận Sông Ông Ðốc, Cà Mau. Rồi tiếp tục hành quân vào mật khu U-Minh Thượng và U-Minh Hạ ròng rã hơn 4 tháng lội xình nhằm giải tỏa áp lực địch vào quận lỵ này. Ðầu tháng 5/70 trở về nhập lại với LÐB để tham dự Hành quân Sóng Thần 5/70 vượt biên KPC.

TÐ1/TQLC được chuyển vận bằng giang đỉnh của LLÐNTB 211 tiếp tục tuần tiểu trên sông Mékong đoạn từ ranh giới tỉnh Châu Ðốc cho đến cách thủ đô Nam Vang 10 km về phía đông nam. Lực lượng này thỉnh thoảng mở những cuộc đột kích đổ bộ vào các mục tiêu hai bên sông nghi ngờ có địch; đồng thời sẳn sàng yểm trợ an ninh cho các vận tải hạm của HQVN chuyên chở Việt kiều từ Nam vang về Châu Ðốc.

Sau khi tình hình an ninh tại thị trấn Neakluong đã được vãn hồi, LÐB/TQLC chuyển qua giai đoạn phối hợp hoặc hổ trợ cho lực lượng LÐ/ KPC do đại tá Pré Meas chỉ huy, tung quân hoạt động trong khu vực trách nhiệm. Kết quả thu được rất khả quan. Từ đó tinh thần chiến đấu của Lữ Ðoàn KPC đã được nâng cao một cách rõ rệt.

Ðặc biệt trong cuộc hành quân Trực thăng vận nhằm giải tỏa tỉnh lỵ Preyveng, phía Bắc Neakluong 10 km, và khu vực chung quanh; hoàn toàn do phi đoàn trực thăng của Không quân QLVNCH đảm trách (trước đây phần nhiều do không quân Hoa Kỳ).

Lữ Ðoàn B/TQLC đã cho đổ Tiểu Ðoàn 1/TQLC vào phía Nam thành phố và TÐ 4/TQLC vào phía Ðông nam trong xế chiều. Khu vực hành quân gần quá tầm yểm trợ của pháo binh 105, không có không quân Hoa Kỳ yểm trợ. Cố vấn Mỹ nhận lệnh KQHK không được phép bay và yểm trợ vượt quá 7 km Tây Bắc Neakluong. Cuộc cận chiến suốt đêm bằng bộ binh của hai Tiểu Ðoàn Cọp Biển đã cắt thành phố ra làm hai. TÐ1/TQLC lục soát và thanh toán các chốt địch từ dinh Tỉnh trưởng về phía đông. TÐ4/TQLC càn quét về phía Tây thành phố. Một lần nữa các đơn vị TQLC áp dụng chiến thuật tác chiến trong thành phố và đã đánh bật trung đoàn địch ra khỏi thị trấn Preyveng, giải cứu được Ðại tá Tỉnh trưởng tỉnh này và thành phố Preyveng chỉ trong vòng một ngày đêm. Ðặc biệt TÐ4/TQLC trên đường truy kích địch đã tịch thu hàng ngàn vũ khí khi chúng đang tìm cách di chuyển đến khu an toàn. Số vũ khí này được triển làm tại Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV Cần Thơ.

III. Nhận xét:
Cuộc hành quân Cửu Long I/Sóng Thần 5/70 với sự tham dự của LÐ B/TQLC đã mang lại kết quả tốt đẹp: Thiệt hại về bạn rất nhẹ, vũ khí được bảo toàn. Hổ trợ có kết quả cho quân đội KPC ở Neakluong và vùng phụ cận vãn hồi an ninh, bảo vệ luu thông an toàn trên QLI từ KompongTrabeck đến Nam Vang, giữ an ninh thủy trình trên sông Mékong từ ranh giới Châu Ðốc đến thủ đô Nam Vang. Chuyển vận 40 ngàn Việt kiều từ KPC về Việt Nam an toàn. Trong khi đó, về phía địch, hàng trăm tên chết tại chỗ, hàng ngàn vũ khí bị tịch thu, các kho tàng và quân dụng bị ta tịch thu và phá hủy. Những thất bại và thiệt hại của CS đã được hồi chánh viên VC tại Hiệp Hòa, quận Ðức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa kể lại như sau:
”... Trong tháng 5 năm 1970, chúng tôi đã nhận được lệnh báo động là QLVNCH sẽ vượt biên… Nhiều người tin theo đã đi Văn Bổn xa hơn về phía tây. Tuy nhiên, một số cán bộ không tin những báo cáo này hoặc đã trì hoãn thật lâu việc rời khỏi vùng. Những cán bộ này đã bị bắt và hầu hết kho tàng đã bị chiếm trong cuộc hành quân vượt biên của quân đội miền Nam. Một tai họa cho tất cả mọi người. Sau đó, chúng tôi không có thực phẩm và bắt đầu phải trộm của dân Miên để sống. Anh Chín, ủy viên ủy ban hậu cần huyện Ðức Hòa đã nói rằng mọi người phải tự lo liệu lấy.. Một số cán bộ đã bị người Miên giết khi bị bắt đang trộm cắp thực phẩm. Do đó tôi đã quyết định trở lại Việt Nam và ra hồi chánh. Tôi nghĩ tình trạng gần như tuyệt vọng và mặc dù nhiều cán bộ của chúng tôi cũng tin như vậy nhưng không ai dám nói gì cả. Tôi biết được như vậy và sau khi ra đầu thú, tôi đãờ gặp nhiều cán bộ cùng sống tại đất Miên lúc trước...”.

Ðồng thời Trương như Tảng, nguyên Bộ Trưởng Tư pháp của chính phủ CMLT/CHMNVN sau khi đào tẩu và tị nạn tại Pháp đã hồi tưởng lại những ngày phải lẫn trốn vì hành quân Việt-Mỹ tại vùng Lưỡi Câu năm 1970 như sau:
”... Sáng sớm hôm đó, ba ngày sau khi suýt bị B-52 đánh trúng, tôi bị ném ra khỏi giường rơi xuống sàn của hầm núp bởi một chuỗi tiếng nổ dậy trời. Nhìn vội qua khe hở của hầm núp, người bảo vệ và tôi nhìn thấy nhiều trực thăng trên ngọn cây sắp sửa hạ xuống. Tôi có thể nhìn rõ khuôn mặt của người lính VNCH và những họng súng ló ra qua khung cửa mở rộng của trực thăng. Lúc này thì tiếng súng nhỏ và liên thanh bắt đầu nổ dòn từ các hầm núp do lực lượng an ninh của chúng tôi bắn vào kẻ tấn công. Qua máy truyền tin, nhiều giọng nói báo tin rằng các bộ khác cũng đang bị tấn công. Nhiều giờ trôi qua tiếng súng bớt dần rồi lại dữ dội hơn. Suốt cả ngày tôi núp trong hầm, hai người bảo vệ quan sát chiến trận rất gần, thỉnh thoảng họ bắn một tràng AK qua khe hở của hầm. Bò thấp quanh hầm, tôi thu thập những giấy tờ quan trọng vì biết rằng với bất cứ giá nào chúng tôi cũng phải vượt thoát cuộc bao vây khi đêm đến. Ðây là vấn đề sinh tử, không một ai trong chúng tôi nghĩ rằng sẽ trốn thoát được ngày hôm sau nếu còn ở lại trong khu vực này. Với bóng đêm, áp lực của quân đội Sài Gòn giảm dần. Có lẽ họ cũng biết rằng lực lượng chủ lực của chúng tôi đang có mặt trong vùng. Chính họ cũng sợ bị bao vây. Khi được ra hiệu, những người bảo vệ và tôi thoát khỏi hầm núp khi ánh sáng hỏa châu vừa tắt. Không còn nghe tiếng súng nữa, khi chúng tôi đi vào rừng hướng về phía tây dọc hành lang an toàn mà sư đoàn 7 đã vạch sẵn. Tôi chạy thật nhanh và sau đó vừa đi vừa chạy để thở. Một số nhân viên thuộc các bộ khác đang đi trên dường phía trước chúng tôi. Tôi cũng nghe tiếng những người khác đang vội vã sau lưng. Từ khu vực hầm núp tiếng súng nghe nổ nhiều hơn với những tràng AK và XM16 xen kẻ nhau. Sau lưng chúng tôi, lực lượng an ninh tỏa ra bảo vệ và ngăn chặn cuộc săn đuổi. Vừa đi vừa chạy giữa hai người bảo vệ, tôi đi dọc đường mòn không nhìn thấy gì cả trong bóng đêm của rừng rậm. Chúng tôi đi suốt đêm, không biết cái gì đã xãy ra phía sau mà chỉ biết tiếp tục đi. Dần dần tôi mệt mỏi vì đuối sức, hai chân bắt đầu run và cổ thì khô vì khát nước. Khi lệnh truyền rằng chúng tôi có thể ngừng lại, tôi đã nằm dài ra mặt đất vì mệt lả người...”.

Ðiểm quan trọng sau cùng là hành quân KPC đã đánh dấu sự trưởng thành của QLVNCH trong kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh. Ngoại trừ Hành Quân Toàn Thắng 43 là hành quân phối hợp Việt Mỹ, còn tất cả các cuộc hành quân khác đều hoàn toàn do QLVNCH đảm trách.

Iowa 2-99
MX Tôn Thất Soạn

http://tqlcvn.org/chiensu/cs-ldb-hq-cambodia.htm

Sinh Tồn chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

LỮ ÐOÀN B/TQLC HÀNH QUÂN VƯỢT BIÊN QUA KAMPUCHEA NĂM 1970 - TÔN THẤT SOẠN *

Trong thời gian hội nghị Hòa đàm Ba Lê khai diển, CSBV (cộng sản Bắc Việt) và VC càng lợi dụng những an toàn khu ở Kampuchia làm nơi tồn trử

MX Tôn Thất Soạn

https://i2.wp.com/tqlcvn.org/images/ldbTRANS.gif

I. Nguyên nhân:
Trong thời gian hội nghị Hòa đàm Ba Lê khai diển, CSBV (cộng sản Bắc Việt) và VC càng lợi dụng những an toàn khu ở Kampuchia làm nơi tồn trử tiếp liệu, dưởng quân, và xuất phát các cuộc tấn công vào miền nam Việt nam. Ngày 18-3-70, Thủ Tướng Lon Nol lật đổ Sihanouk và ra lệnh cho quân đội tấn công các vị trí của CS trên lảnh thổ Kampuchia. Quân đội CSVN đã phản công trên toàn vùng biên giới Việt-Miên hòng cắt đứt các trục lộ chính dẩn về Nam Vang và đe dọa thành phố này. Chính phủ VNCH đã đưa ra các lý do để giải thích về các cuộc hành quân vượt biên như sau:
-Thanh toán các an toàn khu của CSBV: nơi tồn trử các tiếp liệu quân sự, bổ sung quân, địa điểm xuất phát các cuộc tấn công sang miền nam Việt Nam.
-Yểm trợ cho chính phủ và quân đội Kampuchia trước nguy cơ đe dọa của CSBV.
-Hồi hương Việt kiều đang bị một số người Miên quá khích khủng bố và “cáp duồn”.

II. Hành quân vượt biên:
1. Hành quân Toàn Thắng 41.
Mở đầu là cuộc Hành quân Toàn Thắng 41 khai diển ngày 13/4/70 dưới quyền chỉ huy của Trung Tướng Ðỗ Cao trí, Tư lệnh Quân Ðoàn III, càn quét vùng cánh Thiên Thần. Kết quả thắng lợi về phía ta. Ðược khích lệ bởi thành quả trên, QÐ III tiếp tục mở các cuộc hành quân Toàn Thắng 42 và 43 ngày 29/4/70 vào vùng Mõ Vẹt, Quốc lộ I đến tỉnh Sway-Riêng, vùng Ðầu Chó, Kampong- Trabeck, quanh tỉnh lỵ Preyveng, đồn điền Chụp, Mimot và vùng Lưỡi Câu.
2. Hành quân Cửu Long.
Ðể yểm trợ cho cuộc hành quân Toàn Thắng 42, Quân đoàn IV cũng đã tổ chức các cuộc HQ Cửu Long từ 9/5 đến 30/6/70 do Trung tướng Ngô Dzu chỉ huy. HQ Cửu Long I/ Sóng Thần 5/70 với mục đích khai thông sông Cửu Long đoạn từ ranh giới Việt- Miên đến Nam Vang để đưa Việt kiều hồi hương.
3. Lực Lượng Ðặc Nhiệm Thủy Bộ (LLÐNTB).
Lực Lượng Ðặc Nhiệm Thủy Bộ 211 (LLÐN) do Hải Quân Ðại Tá Vũ văn Thông làm Tư lệnh, Ðại tá Tôn Thất Soạn Lữ đoàn Trưởng LÐB/TQLC kiêm nhiệm chức vụ Tư lệnh phó LLÐN.
Ðoàn giang đỉnh hiện đại này được trang bị tối tân, do lực lượng sông ngòi của hải quân Hoa Kỳ chuyển giao cho HQVN trong kế hoạch Việt nam hóa chiến tranh. Hải quân gồm có100 tàu các loại được yểm trợ bởi 30 chiến đỉnh Cougar của HQHK.
Lực lượng tham dự của Lữ Ðoàn B/TQLCVN gồm:
– BCH/LÐ
– TÐ 1/TQLC do Trung Tá Phan văn Thắng, TÐT
– TÐ 4/TQLC do Thiếu tá Võ Kỉnh, TÐT
– TÐ 5/TQLC do Thiếu tá Trần Văn Hiển, TÐT
– Pháo đội 105/TQLC, Ðại úy Trương công Thông làm PÐT.

Xuất phát từ vùng tập trung quân sát biên giới Việt-Miên thuộc tỉnh Châu Ðốc, từ sáng sớm ngày N, LLÐNTB 211 đã ngược sông Mékong đổ quân tiến chiếm bến phà Neakluong trong buổi trưa cùng ngày. Dọc thủy trình, đoàn giang đỉnh thỉnh thoảng đụng phải những tử thi của Việt kiều bị “cáp duồn” nổi lềnh bềnh trôi xuôi về hạ lưu theo dòng nước phù sa đỏ ngầu. Cuộc đổ bộ chiếm đầu cầu bến phà Neakluong không những gây bất ngờ cho địch quân, mà kể cả các đơn vị của chính phủ Lon Nol đang bị địch bao vây hoặc chia cắt trong các khu vực đồn trú. Ðịch chống cự yếu ớt rồi vội vả rút lui không kịp mang theo kho tàng, quân dụng và đồ tiếp liệu. Sau cuộc đổ quân thần tốc và thành công tại bến phà Neakluong, lực lượng của LÐB tiếp tục bung ra để giải tỏa áp lực địch:

TÐ4/TQLC từ tả ngạn bến phà truy quét địch và mở thông đoạn đường QLI, tiến về Tây Bắc để bắt tay với cánh quân Biệt kích của Quân Ðội Lon Nol từ Thủ Ðô Nam Vang đi xuống. Hai cánh quân đã bắt tay được với nhau trong sáng ngày N+1. Ðoạn đường đã đươc thông suốt từ Neakluong cho đến Nam Vang.

TÐ5/TQLC, cùng thời gian này, tiếp tục truy quét địch và mở đường QLI đoạn từ hửu ngạn Neakluong đến KompongTrabeck, ranh giới tỉnh Sway Riêng cũng là ranh giới thuộc khu vực trách nhiệm hành quân của lực lượng QÐIII/QLVNCH. Tiểu Ðoàn 5 đã giải tỏa được áp lực địch đang bao vây các đồn bót của quân đội Kampuchia dọc QL1. Ðồng thời yểm trợ cho công binh QÐ IV QLVNCH xây dựng lại các cầu do CS phá hủy trước khi chúng rút lui, bằng những chiếc cầu dã chiến; nhằm nối lại lưu thông cho đoạn đường từ biên giới Tây Ninh đến phà Neakluong.

Trong thời gian hành quân tiến chiếm thị trấn KompongTrabeck, một sự kiện đáng ghi nhớ đã xảy ra là Hà Nội (Ám danh truyền tin của Thiếu Tá Hiển) đã “thoát chết” trong “đường tơ kẽ tóc”. Sự việc là: sau khi trực thăng C&C của đoàn Air Calv cung cấp cho Hà Nội xử dụng, đáng lý ra trưa hôm đó, sau khi điều khiển trực thăng vận diều hâu các đại đội xong, C&C chở Hà Nội sẽ bay về Châu ÐốÔc đổ thêm xăng như mấy lần trước. Sau khi báo cáo cho Sài Gòn (Ám danh của Ð/T Soạn, LÐT) biết cuộc đổ quân hoàn tất, tự nhiên Hà Nội nói với cố vấn Mỹ TÐ5, Capt. Drawdie: “Hôm nay tôi thấy mệt quá, anh nói với pilot C&C drop chúng mình xuống BCH/TÐ trước khi đi đổ xăng”. Khi C&C đổ xăng ở Châu Ðốc trên đường bay về BCH/TÐ đóng gần bến phà Neakluong, thì bỗng phát nổ tung trên trời, hai phi công và hai xạ thủ đại liên chết banh xác cùng với mảnh vụn trực thăng rơi từng mảnh xuống đám ruộng nước gần bến phà. Khi cố vấn Mỹ LÐB báo cáo sự việc, Sài Gòn dựt mình chụp máy truyền tin hỏi TÐ5 xem Hà Nội bây giờ đang ở đâu. Ðầu máy bên kia hiệu thính viên trả lời: “Hà Nội đang ở LZ (bãi đáp) chờ C&C đến đón để tiếp tục bay”… Thiếu Tá Trần Văn Hiển sau khi nhận bàn giao TÐ5/TQLC từ Trung Tá Phạm Nhã đầu tháng 5/69 đã cùng LÐB TQLC đi hành quân ở Mỹ Tho và Cai Lậy thuộc Vùng IV/CT. Sau đó, vào tháng 12/69 được tăng phái cho Sư Ðoàn 21/BB ở Sóc Trăng với nhiệm vụ hành quân tái chiếm và tái thiết Quận Sông Ông Ðốc, Cà Mau. Rồi tiếp tục hành quân vào mật khu U-Minh Thượng và U-Minh Hạ ròng rã hơn 4 tháng lội xình nhằm giải tỏa áp lực địch vào quận lỵ này. Ðầu tháng 5/70 trở về nhập lại với LÐB để tham dự Hành quân Sóng Thần 5/70 vượt biên KPC.

TÐ1/TQLC được chuyển vận bằng giang đỉnh của LLÐNTB 211 tiếp tục tuần tiểu trên sông Mékong đoạn từ ranh giới tỉnh Châu Ðốc cho đến cách thủ đô Nam Vang 10 km về phía đông nam. Lực lượng này thỉnh thoảng mở những cuộc đột kích đổ bộ vào các mục tiêu hai bên sông nghi ngờ có địch; đồng thời sẳn sàng yểm trợ an ninh cho các vận tải hạm của HQVN chuyên chở Việt kiều từ Nam vang về Châu Ðốc.

Sau khi tình hình an ninh tại thị trấn Neakluong đã được vãn hồi, LÐB/TQLC chuyển qua giai đoạn phối hợp hoặc hổ trợ cho lực lượng LÐ/ KPC do đại tá Pré Meas chỉ huy, tung quân hoạt động trong khu vực trách nhiệm. Kết quả thu được rất khả quan. Từ đó tinh thần chiến đấu của Lữ Ðoàn KPC đã được nâng cao một cách rõ rệt.

Ðặc biệt trong cuộc hành quân Trực thăng vận nhằm giải tỏa tỉnh lỵ Preyveng, phía Bắc Neakluong 10 km, và khu vực chung quanh; hoàn toàn do phi đoàn trực thăng của Không quân QLVNCH đảm trách (trước đây phần nhiều do không quân Hoa Kỳ).

Lữ Ðoàn B/TQLC đã cho đổ Tiểu Ðoàn 1/TQLC vào phía Nam thành phố và TÐ 4/TQLC vào phía Ðông nam trong xế chiều. Khu vực hành quân gần quá tầm yểm trợ của pháo binh 105, không có không quân Hoa Kỳ yểm trợ. Cố vấn Mỹ nhận lệnh KQHK không được phép bay và yểm trợ vượt quá 7 km Tây Bắc Neakluong. Cuộc cận chiến suốt đêm bằng bộ binh của hai Tiểu Ðoàn Cọp Biển đã cắt thành phố ra làm hai. TÐ1/TQLC lục soát và thanh toán các chốt địch từ dinh Tỉnh trưởng về phía đông. TÐ4/TQLC càn quét về phía Tây thành phố. Một lần nữa các đơn vị TQLC áp dụng chiến thuật tác chiến trong thành phố và đã đánh bật trung đoàn địch ra khỏi thị trấn Preyveng, giải cứu được Ðại tá Tỉnh trưởng tỉnh này và thành phố Preyveng chỉ trong vòng một ngày đêm. Ðặc biệt TÐ4/TQLC trên đường truy kích địch đã tịch thu hàng ngàn vũ khí khi chúng đang tìm cách di chuyển đến khu an toàn. Số vũ khí này được triển làm tại Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV Cần Thơ.

III. Nhận xét:
Cuộc hành quân Cửu Long I/Sóng Thần 5/70 với sự tham dự của LÐ B/TQLC đã mang lại kết quả tốt đẹp: Thiệt hại về bạn rất nhẹ, vũ khí được bảo toàn. Hổ trợ có kết quả cho quân đội KPC ở Neakluong và vùng phụ cận vãn hồi an ninh, bảo vệ luu thông an toàn trên QLI từ KompongTrabeck đến Nam Vang, giữ an ninh thủy trình trên sông Mékong từ ranh giới Châu Ðốc đến thủ đô Nam Vang. Chuyển vận 40 ngàn Việt kiều từ KPC về Việt Nam an toàn. Trong khi đó, về phía địch, hàng trăm tên chết tại chỗ, hàng ngàn vũ khí bị tịch thu, các kho tàng và quân dụng bị ta tịch thu và phá hủy. Những thất bại và thiệt hại của CS đã được hồi chánh viên VC tại Hiệp Hòa, quận Ðức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa kể lại như sau:
”... Trong tháng 5 năm 1970, chúng tôi đã nhận được lệnh báo động là QLVNCH sẽ vượt biên… Nhiều người tin theo đã đi Văn Bổn xa hơn về phía tây. Tuy nhiên, một số cán bộ không tin những báo cáo này hoặc đã trì hoãn thật lâu việc rời khỏi vùng. Những cán bộ này đã bị bắt và hầu hết kho tàng đã bị chiếm trong cuộc hành quân vượt biên của quân đội miền Nam. Một tai họa cho tất cả mọi người. Sau đó, chúng tôi không có thực phẩm và bắt đầu phải trộm của dân Miên để sống. Anh Chín, ủy viên ủy ban hậu cần huyện Ðức Hòa đã nói rằng mọi người phải tự lo liệu lấy.. Một số cán bộ đã bị người Miên giết khi bị bắt đang trộm cắp thực phẩm. Do đó tôi đã quyết định trở lại Việt Nam và ra hồi chánh. Tôi nghĩ tình trạng gần như tuyệt vọng và mặc dù nhiều cán bộ của chúng tôi cũng tin như vậy nhưng không ai dám nói gì cả. Tôi biết được như vậy và sau khi ra đầu thú, tôi đãờ gặp nhiều cán bộ cùng sống tại đất Miên lúc trước...”.

Ðồng thời Trương như Tảng, nguyên Bộ Trưởng Tư pháp của chính phủ CMLT/CHMNVN sau khi đào tẩu và tị nạn tại Pháp đã hồi tưởng lại những ngày phải lẫn trốn vì hành quân Việt-Mỹ tại vùng Lưỡi Câu năm 1970 như sau:
”... Sáng sớm hôm đó, ba ngày sau khi suýt bị B-52 đánh trúng, tôi bị ném ra khỏi giường rơi xuống sàn của hầm núp bởi một chuỗi tiếng nổ dậy trời. Nhìn vội qua khe hở của hầm núp, người bảo vệ và tôi nhìn thấy nhiều trực thăng trên ngọn cây sắp sửa hạ xuống. Tôi có thể nhìn rõ khuôn mặt của người lính VNCH và những họng súng ló ra qua khung cửa mở rộng của trực thăng. Lúc này thì tiếng súng nhỏ và liên thanh bắt đầu nổ dòn từ các hầm núp do lực lượng an ninh của chúng tôi bắn vào kẻ tấn công. Qua máy truyền tin, nhiều giọng nói báo tin rằng các bộ khác cũng đang bị tấn công. Nhiều giờ trôi qua tiếng súng bớt dần rồi lại dữ dội hơn. Suốt cả ngày tôi núp trong hầm, hai người bảo vệ quan sát chiến trận rất gần, thỉnh thoảng họ bắn một tràng AK qua khe hở của hầm. Bò thấp quanh hầm, tôi thu thập những giấy tờ quan trọng vì biết rằng với bất cứ giá nào chúng tôi cũng phải vượt thoát cuộc bao vây khi đêm đến. Ðây là vấn đề sinh tử, không một ai trong chúng tôi nghĩ rằng sẽ trốn thoát được ngày hôm sau nếu còn ở lại trong khu vực này. Với bóng đêm, áp lực của quân đội Sài Gòn giảm dần. Có lẽ họ cũng biết rằng lực lượng chủ lực của chúng tôi đang có mặt trong vùng. Chính họ cũng sợ bị bao vây. Khi được ra hiệu, những người bảo vệ và tôi thoát khỏi hầm núp khi ánh sáng hỏa châu vừa tắt. Không còn nghe tiếng súng nữa, khi chúng tôi đi vào rừng hướng về phía tây dọc hành lang an toàn mà sư đoàn 7 đã vạch sẵn. Tôi chạy thật nhanh và sau đó vừa đi vừa chạy để thở. Một số nhân viên thuộc các bộ khác đang đi trên dường phía trước chúng tôi. Tôi cũng nghe tiếng những người khác đang vội vã sau lưng. Từ khu vực hầm núp tiếng súng nghe nổ nhiều hơn với những tràng AK và XM16 xen kẻ nhau. Sau lưng chúng tôi, lực lượng an ninh tỏa ra bảo vệ và ngăn chặn cuộc săn đuổi. Vừa đi vừa chạy giữa hai người bảo vệ, tôi đi dọc đường mòn không nhìn thấy gì cả trong bóng đêm của rừng rậm. Chúng tôi đi suốt đêm, không biết cái gì đã xãy ra phía sau mà chỉ biết tiếp tục đi. Dần dần tôi mệt mỏi vì đuối sức, hai chân bắt đầu run và cổ thì khô vì khát nước. Khi lệnh truyền rằng chúng tôi có thể ngừng lại, tôi đã nằm dài ra mặt đất vì mệt lả người...”.

Ðiểm quan trọng sau cùng là hành quân KPC đã đánh dấu sự trưởng thành của QLVNCH trong kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh. Ngoại trừ Hành Quân Toàn Thắng 43 là hành quân phối hợp Việt Mỹ, còn tất cả các cuộc hành quân khác đều hoàn toàn do QLVNCH đảm trách.

Iowa 2-99
MX Tôn Thất Soạn

http://tqlcvn.org/chiensu/cs-ldb-hq-cambodia.htm

Sinh Tồn chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm