Đoạn Đường Chiến Binh
LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM THỦY BỘ HẢI QUÂN VNCH *
Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH.
Tiểu Đĩnh
Anh T. thân mến,
Tuần qua tôi có nhận bức thư không đề ngày của anh thăm hỏi, trong
đó anh nêu một vài việc anh muốn biết. Xin cám ơn anh viết bức thư
gợi nhớ đến cuộc chiến Việt Nam, cuộc chiến dài nhất thế kỷ trong
lịch sử cận đại của nhân loại mà “ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.” Không
quên nhưng cũng không lên tiếng vì đa số chúng ta nay đã qua tuổi
nhi nhĩ thuận, tuổi nghe ai nói gì, dù đúng hay sai, cũng gật đầu
cho là phải rồi yên lặng. Huống hồ tôi nay đã quá cổ lai hi, tuổi
với ngày mai có thể không có thật. Thế nhưng, khi anh lên tiếng thì
tôi xin theo thứ tự trả lời như sau.
Huy hiệu Lực lượng đặc nhiệm thuỷ bộ 211.
Lực lượng Thủy Bộ là một đại đơn vị tổng trừ bị được Bộ TMT tăng
phái hành quân cho Quân đoàn 4 và V4CT từ năm 1969, hậu cứ thời bấy
giờ đóng tại Trà Nóc, Cần Thơ. Khi tôi nhận đơn vị này vào thời điểm
anh nói thì phần lớn các Giang đoàn Thủy bộ đã được tăng phái cho
một số tiểu khu trong vùng. Do thế mà ngày tôi đến trình diện
TL/V4CT, tướng Nguyễn khoa Nam, để nhận việc, ông yêu cầu tôi gấp
rút nghiên cứu rồi trình ông kế hoạch tái lập Lực Lượng Đặc nhiệm
Thủy Bộ như những năm 1969-70. Quyết định của ông cho biết ông dự
trù sẽ có những trận đánh lớn trong Quân khu của ông; và đó cũng là
để nói lên lòng ông tin tưởng ở khả năng tác chiến của những thủy
thủ phục vụ vùng có nhiều sông rạch.
Thời phục vụ các giang đoàn, tôi có tìm hiểu những gì đã làm cho
thủy thủ trong sông không chùn chân trước khi đi vào chiến địa. Tôi
cho đó là tình yêu thương đất nước quê hương, là tinh thần chiến
đấu, là quyết tâm trả thù cho những bạn bè bị ngã gục. Kế đó là tinh
thần kỷ luật cao độ cộng với niềm hãnh của người lính trận có truyền
thống riêng. Những yếu tố này khiến thủy thủ trong sông tự tin và
ngạo nghễ, vừa hào hùng vừa lãn mạn đến mức thành "ba-gai" một cách
đáng yêu. Việc bỏ tàu bỏ bạn trong hành quân bị xem là hành vi xấu
xa, là một sứt mẻ trầm trọng cho tự ái cá nhân. Tóm lại, người thủy
thủ xuất sắc luôn biết sống chết với quê hương, chung thủy với bạn
bè, luôn tự tin với tinh thần lạc quan, và biết tự trọng mà bám sông
bám biển. Tôi được cái may ở chung đơn vị với nhiều thủy thủ như thế
trong những năm tháng vui buồn với cuộc chiến ta không lựa chọn,
nhưng chấp nhận tiến hành vì ý chí bảo vệ quê hương gồm gia đình và
lối sống tự do của người dân miền Nam cương quyết đứng về phía ta
như cuộc chiến Mậu Thân năm 1968 đã chứng tỏ.
Các chiến đĩnh Monitor thao diễn trên sông Sài Gòn.
Từ cuối 1974, chắc anh còn nhớ, chiến sự trên quê hương miền Nam
thêm sôi động; binh sĩ và các cấp chỉ huy tại những đơn vị chiến đấu
cảm thấy gần nhau hơn bao giờ hết. Những ai trong tác chiến từng
thấy binh sĩ của mình chẳng nay bị thương vong, hay chính mình bị
ngã tại trận tiền mà còn được chiến tranh tha thứ, máu mình hòa với
máu đồng đội thì hiểu rõ điều này. Gần gũi và cùng thích một việc
thì ghét nhau. Nhưng gần gũi chung lo một việc thì sinh gắn bó là lẽ
thường. Khi còn trong quân ngũ, có đi đâu rồi cũng tìm về, nghĩa là
sống chết có nhau.
Sự gắn bó đó vừa xúc tác, vừa hỗ trợ tinh thần của binh sĩ đang tại nhiệm sở địa đầu. Nhiều cây bút quân đội xác đáng cho đó là kỷ luật cần thiết để bảo đảm sự an toàn trong chiến trận, đồng thời còn giúp quân nhân trấn áp được nỗi sợ để giữ phẩm giá của mình trong giờ phút nguy nan cao độ. Phẩm giá này, nếu mất đi, sẽ gây tủi nhục cho thế hệ kế tiếp khi họ bắt đầu biết suy nghĩ.
Nhật báo Người Việt, Nam Cali, (Mục Diễn đàn - B1) ngày 4 tháng 11 năm 1998, có bài Đôi Mắt Người Bị Xử Bắn Trong Rặng Bình Bát của tác giả Nguyễn Bửu Thoại. Trong lời phi lộ, tác giả nói là viết để trả lời cho câu hỏi các con của ông. Câu đó là "Ngày Xưa Ba Đi Lính Đã Làm Gì Mà Phải Bỏ Nước Ra Đi? ”[1]
Với tác giả, tôi có tiếp chuyện. Ông nói có nhiều
người cũng đã thắc mắc về nghi vấn nói trên, đồng thời ông còn xác
nhận tuổi trẻ, khi thấy tự ái bị xúc phạm thì sẽ có những câu hỏi
không ngờ. Riêng tôi xin ý kiến của tác giả bài viết vì thấy câu hỏi
các con ông cũng gần giống như câu vấn trong thư anh “Vì sao đa số
quân nhân Thủy Bộ bị kẹt lại, không di tản được.” Tôi hiểu câu của
anh có đại ý: khi con tàu đất nước sấp bị chìm thì di tản là tốt,
kẹt lại là không tốt.” Hai phạm trù này vừa thống nhất vừa đối lập
nhau giống như tốt với xấu hay là thiện với ác.
Suy cho cùng, trên đời này chỉ có thiện mà không có ác. Giống như có
bóng tối là do thiếu ánh sáng, có màu đen là do thiếu sắc tố, lạnh
là do thiếu sự nóng, điều con người gọi là ác chỉ là cái thiện còn
bị thiếu sót mà ra. Cái ranh giới giữa thiện và ác như thế quả thật
mong manh, vì nếu nói theo Alexandr Soljenitsyne thì đường ranh giới
này không chạy ngang các quốc gia mà chạy qua trái tim con người.
Hay là giữa thiện và ác có nhiều trăn trở, trong đó lương tâm con
người là thẩm quyền quyết định. Ngoài sinh hồn và giác hồn mà tất cả
sinh vật khác đều có, con người, còn có linh hồn và lương tâm biết
suy xét đúng sai. biết thiện biết ác, và biết thế nào là lòng tự
trọng. Ngày đó, sự bỏ nước ra đi hay ở lại cũng đều qui về cái
thiện, tức là đời sống con người. Điểm khác nhau giữa hai lựa chọn
này là đời sống cho cá nhân hay đời sống cho tập thể, nếu quả có sự
lựa chọn đó.
Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà tung bay trên các chiến đĩnh ASPB trong
ngày thành lập lực lượng thuỷ bộ.
Để sang một bên cái thuần lý chung chung của vấn đề “bị kẹt lại” thì
thấy tình hình miền Tây không giống như Sài Gòn. Ở Sài Gòn thời đó
có Hạm Đội đi biển như phương tiện qui mô mà người Mỹ cần thu hồi
theo chương trình Lend-Lease Act hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 3 năm
1941, trong khi miền Tây thì không. Cố Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D.
Roosevelt ký pháp án này như con lưỡi dao hai lưỡi. Nó đã cho phép
Hoa Kỳ chi viện các nước đồng minh giúp Hoa Kỳ chiến thắng Thế chiến
2 để từ đó mà lên ngôi bá chủ cho đến nay. Nó giúp nhiều quốc gia,
trong đó có Đệ nhất Công Hòa miền Nam đứng vững từ 1954; và cũng
chính nó đã góp phần xóa bỏ nền Cộng Hòa này tháng 11 năm 1963, rồi
đến tháng 4 năm 1975 thì nó thành lá bùa hộ mạng cho hơn 30 ngàn
đồng bào ta ra khơi chạy nạn chiến tranh. Lý do của điểm sau cùng
này là theo nội dung của Lnd-Lease, các chiến hạm Hoa Kỳ chuyển giao
cho Việt Nam dùng trong chiến tranh chỉ là cho mượn, khi xong việc
thì thu hồi về bằng mọi giá.
Tại Vùng 4 Chiến Thuật vào thời anh nói, nếu để ý sẽ thấy:(1) Dưới
quyền chỉ huy của Tư lệnh Quân Đoàn 4, các đơn vị chiến đấu cơ bản
(Sư đoàn) thuộc Quân Khu 4 còn nguyên phong độ đến khi có lệnh buông
súng, (2) Không một Tư lệnh Sư đoàn nào trực thuộc Quân khu 4 bỏ
nhiệm sở mà ngược lại có nhiều vị tướng khác, sau khi cố hết sức mà
không giữ được thủ đô bèn tìm về Quân Khu 4, mong giúp lật ngược thế
cờ, và (3) Hầu như không một dân thường miền Tây nào bị tử vong hay
bị cướp bóc trong ngày định mệnh của đất nước. Quan trọng nhất là
không có diễn lại thảm cảnh miền Trung. Tại Vùng 4, cứu cánh này là
do lời giao ước của Tư lệnh Quân Khu 4 với người dân miền Nam tự do
nói chung và người dân miền Tây nói riêng. Ông quan niệm rằng chiến
sĩ tuyến đầu rất cần có một địa phương ổn định mới yên tâm hành quân
diệt giặc. Ngược lại, một địa phương muốn được ổn định thì rất cần
binh sĩ kỷ luật, hữu hiệu, nương nhau thành một khối, không có bất
cứ một hành động nào gây đại họa, kinh hoàng, hay khủng hoảng cho
thường dân, đặc biệt vào giờ phút nghiêm trọng nhất.
Nhiều năm hoạt động trong ngành Tâm Lý, chắc anh
cũng cho đây là hình thức cố định của tình quân dân cá nước. Khi
nghĩ như trên, tướng Nam đã thật sự nắm được nghĩa triết học của chữ
SƯ (đoàn) được người xưa diễn dịch bằng quẻ Khảm và quẻ Khôn, tức là
quân với dân như Nước với Đất. Bình thường thì nước nằm trong đất.
Khi cần thì nước từ lòng đất tung ra dũng mãnh như thác xuyên ghềnh.
Xong rồi thì nước chui lại vào đất, yên lặng, ngoài nhìn không thấy.
Đó là vì sao khi nhận trách nhiệm vùng 4 chiến thuật, tướng Nam đã
đặc biệt chú ý nâng phẩm lượng tác chiến của Nghĩa quân và Địa
phương quân tại khấp miền Tây, trong khi quân chính qui thì thành
lực lượng trừ bị của vùng.[2]
Anh có thể hỏi nước với đất là tương khắc, sao đứng chung với nhau
được. Đúng vậy. Nhưng cái tương khắc đó sẽ được hóa giải bằng đức độ
của súy, bằng kỷ luật nghiêm minh của quân đội. Theo luật an toàn
vật thể thì đạn và nhiên liêu dễ cháy phải nằm cách nhau từ 200 đến
300 thước, ở giữa có tường ngăn. Nhưng trên chiến hạm, hai thứ này
chỉ nằm cách nhau mươi thước là nhiều. Kỷ luật phòng tai trên tàu
hóa giải cho mối nguy này. Cho nên trong chiến trận, tướng Nam tin
ông nắm được quân và ông rất bình thản mà —trong trường hợp chẳng
đặng đừng— đưa kế hoạch của ông hội tụ vào điểm cao nhất, khó thực
hiện nhất của lời giao ước nói trên là: Kỷ luật để thắng mình, thắng
giặc, và cứu dân lành trong chiến trận.
Phải ở cạnh ông trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 mới thấy ông
và vị tướng phụ tá của ông rõ ràng có chuẩn bị thi hành lời giao ước
đó từ quan niệm quân đội trách nhiệm bão quốc an dân đến cách điều
binh và rồi đi gặp định phận của chính mình. Khác với việc bỏ nước
ra đi, theo lời con ông Nguyễn Bửu Thoại, cái kết cuộc của hai ông
không phải được thành hình trong một sớm một chiều. Đó cũng không
phải để phủ nhận cái định phận tối tăm của những tên lính chì trên
một bàn cờ với mục đích mua vui cho ai đó. Nó đã nằm trong tâm
nguyện khi hai ông chọn cho mình đời binh nghiệp, trong đó điều tối
kỵ là "Mệnh lệnh chí kỳ... ” [3] Cho nên vì tự ái, ông không thể
thất hứa rồi quay mặt với từng binh sĩ thuộc quyền, với gia đình của
họ, với thân phận các thương bệnh binh trong quân y viện và oan hồn
tử sĩ còn tại các nghĩa trang quân đội, điều mà mỗi khi nghĩ đến,
người có tấm lòng thường quên ăn mất ngủ.
Từ xưa, tử sĩ thường được nhắc đến bằng những lời thơ thật trân
trọng, thanh thoát nhưng cũng thật buồn, vì nghe như vọng lại từ bên
trong phần mộ. Lý do tử sĩ đâu màng được truy tặng huân công hay cấp
bực. Không ai nỡ nghĩ rằng sự hi sinh của mình tại trận tiền là định
giá cho người đời đổi lấy cái vinh quang thường là lắm chuyện. Có ai
muốn đời mình sẽ thành mặt trái của những huy chương cho người khác
mang trên ngực và cấp bực mới trên vai [4]. Nơi chín suối họ chỉ
mong ước quê hương vắng bóng quân thù, và ông bà, cha mẹ, gia đình
con cái họ được chăm lo y như khi họ còn sống. Đó là đặc trưng của
nền văn hóa Việt Nam lấy gia đình làm trọng [5], và cũng là một tình
cảm rất người, mỗi đồng đội coi đó như món nợ mà người cùng hội phải
lo thanh thỏa cho nhau. Do đó, khi chiến trận còn tiếp diễn, danh
sách tử sĩ ngày một dài ra. Sau cùng thì khi vận cùng thế kiệt,
tướng thủ thành thường tử tiết chính vì món nợ này. Món nợ mà người
ở cấp chỉ huy nếu chưa trả thì sẽ còn đó, dù cho có theo dòng định
mệnh mà trôi dạt về một không gian và một thời gian khác.
Trong hoàn cảnh đó, nếu quyết định tự kết liễu
cuộc đời khó khăn bằng một thì -như tướng Nam (V4CT) và các vị đã
thành nhân [6] khác khi cuộc chiến vừa tàn đã nghĩ- sự di tản cho cá
nhân mình mà bỏ lại thuộc hạ thì còn khó khăn hơn thế nhiều lần. Ông
là một vị tướng còn mang tinh thần võ sĩ đạo cuối cùng thời quá giữa
thế kỷ 20. Ngày xưa khi ở quân trường đến bài giảng về uy nghi và
lao dịch của đời thủy thủ thì thầy dạy rằng trong chiến đấu trên
biển, nếu không may chiến hạm mình bị chìm thì hạm trưởng phải là
người di tản sau cùng, nghĩa là ông phải bảo đảm rằng đến lượt ông
rời tàu thì trên tàu không còn một ai còn sống sót. Nhưng trong hải
chiến, có vị hạm trưởng nào dám đoan chắc rằng trên tàu mình không
còn thượng binh bị kẹt đâu đó trong những hầm đã bị hư hại, cửa ra
vào bị kẹt không mở được. Do đó mà lương tâm của người được chỉ định
chức vụ hạm trưởng đã chọn cái định phận theo tàu của mình rõ ràng
là một định lệ bất thành văn. Với Hải Quân Hoàng Gia nước Anh thì cụ
thể hơn. Năm 1958, trong một chuyến du hành thực tập trên chiến hạm
HMS Chichester của Anh, thấy có vài cuộn dây móc ở nóc phòng lái,
tôi hỏi vị sĩ quan người Anh, Thiếu tá Jon Austick, những dây đó để
làm gì. Ông nói:” Để hạm trưởng dùng tự buộc ông vào tay lái khi tàu
này bị chìm.” Thời đó các nay đã hơn nửa thế kỷ! Sinh lực Hải Quân
của họ nằm ở truyền thống hải nghiệp lâu đời nhất trên thế giới này,
một truyền thống mà tướng TL/V4CT đã nhìn thấy
Chiều ngày 30 tháng Tư, ông một mình lái xe đi thăm tử sĩ tại nghĩa
trang quân đội ở Cần Thơ. Xong về Tổng Y Viện Phan thanh Giản thăm
và bắt tay các thương bệnh binh như một cữ chỉ biết ơn. Hừng sáng
hôm sau ông đi, sau vị phụ tá của ông khoảng không đầy 10 tiếng đồng
hồ. Thời đó, ông có một Sư đoàn Không Quân trong tay, nhưng ông biết
giữ lời hứa danh dự cho riêng ông. Ông và nhiều vị tướng tử tiết
khác biết sống với danh dự và thác với phẩm hạnh mà lên thần. Tâm tư
của ông ngày đó ông giữ cho riêng mình. Nhưng có thể ông nghĩ trong
ngày tàn của đất nước, bỏ đi hay ở lại với đơn vị là tùy thái độ mỗi
cấp chỉ huy tự xử trước lương tâm và lịch sử. Và đó là định phận cho
từng cá nhân, nên dù bỏ đi hay ở, không ai có lỗi cả. Nhiệm vụ chiến
đấu của ông ngày đó đã chấm dứt nhưng trách nhiệm tinh thần của ông
đối với các quân nhân thuộc hạ của ông vẫn còn.
Ông đã gánh trên đôi vai của ông một miền Nam đang hấp hối. Và ông
lấy cái chết của chính mình để một mặt cho quân nhân các cấp hãnh
diện có một chủ súy xứng đáng với danh xưng, một mặt ngăn cho thuộc
hạ của ông những nỗi khổ sở vì bị bỏ rơi, và ngừa những cái chết oan
uổng một khi cuộc chiến đã được sấp xếp để cho miền Nam bị thua lúc
bấy giờ [7]. Tôi nghĩ do hiểu như thế mà các vị Tư lệnh Sư đoàn cũng
như đơn vị trưởng các đại đơn vị khác không nỡ bỏ ông, bỏ ngũ, bỏ
rơi binh sĩ của mình. Ông đã làm sống lại gương dũng cảm của những
Nguyễn tri Phương, những Trần bình Trọng, những Võ Tính, những Bùi
thị Xuân, và nhiều nữa khi đất nược gặp nguy vong.
Trong hoàn cảnh đó, Lượng Thủy Bộ nằm trong cái thế cân bằng quân sự
toàn vùng, nên khó thể tháo lui mà không gây hoang mang rã ngũ cho
những đơn vị bạn, kéo theo cảnh hỗn loạn tất nhiên trong dân chúng;
rồi lịch sử sẽ còn nói đến với lời lẽ khó thể nhẹ nhàng. Bị người
đời chê cười —oan ưng chưa biết— thì coi như nhận cái cười chê để xả
nghiệp. Bị lịch sử chê cười thì là nổi nhục cho cả dòng họ, là đại
bất hiếu theo nghĩa của Đông phương.
Đến đây anh có thể hỏi những người phải ở lại để chịu phận tù đày có oán hận những người đả bỏ đi hay không? Tôi nghĩ đại để hầu như là không. Thường những ai đã làm hết sức mà không thoát khỏi định phận nghiệt ngã của mình thì biết tất cả mọi sự đều do nghiệp lực mà ra. Lúc đó thì giữa sống và chết không có gì khác biệt. Họ cũng không ưng thấy các cấp lãnh đạo hàng quốc gia miền Nam ở lại để vào tù, vì họ không phải là những người lấy ghen tức làm lẽ sống.
Vào những năm sống trên đất Bắc, tôi gặp hầu hết
quí vị sĩ quan cao cấp và Tư lệnh các Sư đoàn trực thuộc Quân Đoàn 4
trước kia. Tôi cũng gặp lại nhiều sĩ quan thuộc lực lượng Thủy Bộ.
Không ai còn nhắc đến quá khứ hay phiền trách gì ai. Dường như trong
nhiều năm sống với yên lặng và suy tư, nhiều lúc cảm thấy như cận kề
cái chết vì bệnh tật, vì đói khát, quí vị đó hiểu rõ tác năng của
chữ nghiệp trong cuộc đời mỗi người. Đi theo chữ nghiệp này, họ còn
giữ được danh dự của một người lính sống chết với quê hương. Ngoài
ra, họ còn có dịp học được bài học khó nhất, quí báu nhất là biết
mình là ai, hay là tìm được bản thân mà trước đó mình đã đánh mất
hồi nào cũng không nhớ!
Riêng có một cựu Chỉ huy trưởng Giang đoàn Thủy Bộ nay không biết ở
đâu, khi tình cờ gặp tôi đang ngao du trong một khu rừng Yên Bái,
anh biếu tôi một ống pipe nay tôi còn giữ làm kỷ niệm. Tuy hơn anh
ấy những mười tuổi đời mà chưa từng nghe ai nói, " Ngày trước em đi
trận đánh tụi này không nhân nhượng. Không phải ghét chúng mà em chỉ
muốn góp phần cứu dân miền Bắc ra khỏi sự u mê Mác Lê, và cứu miền
Nam chúng ta khỏi nạn khủng bố và tham nhũng nếu để bị thua trận.
Rồi nay nghiệp báo viên thành, trong bộ đồ tù của bọn chúng, em thấy
mình vẫn uy nghi."
Anh ngừng một vài giây rồi tiếp:" Bây giờ em thấy những gian khổ em
đang gánh chịu đây, nếu em còn sống và ra khỏi nơi này, sẽ giúp tuổi
già của em có được sự bình yên. Em đã tòng quân giữ nước, trả thù
nhà vì anh em của em đều vào lính Cộng Hòa, bị thương tích đầy
người, và bây giờ thì em đang trả nợ đời lính của em. Thời trước em
dẫn quân đi bắn mổ cũng nhiều. Tổ quốc cho rằng em có công, nhưng
Thượng đế thì có luật nhân quả của Ngài. Không biết điều em nói đây
là đúng hay sai nhưng qua nhiều suy tư giữa rừng già, em thấy nó
phải là như vậy. Một thời làm vua, cả đời là vua; một thời làm lính,
cả đời là lính; một thời làm cấp chỉ huy, dù cao dù thấp, cả đời
phải sống như mình là cấp chỉ huy. Em nay không còn thắc mắc gì
nữa,. thưa ông thầy (!) Lịch sử không kết tội em là được. "
Cố Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Richard M. Nixon, có nói một câu hơi lạ mà
nghĩ thì cũng đúng, là: “Lịch sử sẽ được viết tùy theo người nào
viết ra nó.” Lý do là những người làm nên lịch sử thường không còn,
những người còn lại để viết thì không có mặt tại nơi xảy ra từng sụ
kiện lịch sử, chỉ ngồi nhà nghe chuyện trong bàng dân thiên hạ nói
về những chuyện gì đó rồi mang vào những trang giấy cho có đầy chữ
rồi gọi đó là lịch sử. Do thế mà hi vọng sau này, người viết sử
không quên là khi vận nước đến thời nghiêng ngửa, bản đồ thế giới
cần được vẽ lại phù hợp với quyền lợi ai đó, miền Nam phải bị bại
vong theo kế hoạch cũng của ai đó, quân nhân miền Tây thật sự có cố
gắng bảo vệ dân lành cho đến lúc cuối, đồng thời lo an ninh bờ sông
cho đa số đồng bào trên sông Cửu Long an toàn di tản ra biển. Chừng
đó, những chiến sĩ miền Tây cũng như các chiến sĩ tại các miền khác
còn quyết tâm cố giữ vững trận địa trong những ngày u tối đó, may ra
mới được an lòng nếu còn sống, và khỏi ngậm ngùi nếu đến hạn phải ra
đi.
Tôi nay thì lực dĩ bất tòng tâm, ký ức chứa toàn những chấp vá, luộm thuộm, nhớ đâu viết đó thành một thứ tạp-pí-lù. Qui luật này nào ai tránh được, khi mà nhìn quanh từ bàn ăn, bàn rửa mặt, bếp núc đâu đâu cũng thấy thuốc thứ này thứ nọ bày la liệt, ngày nào cũng dùng lia chia, khi cần đến thì đỡ phải tìm! Cho nên thư này chỉ được viết với tính cách trao đổi giữa hai chiến hữu già mà thôi. Viết xong thấy không ưng ý, nhưng cũng phải gửi kẻo anh mong.
Chúc anh nhiều sức khỏe, rất cần.
Thân mến,
Tiểu Đĩnh
[1] Nội dung bài viết này nói lên lòng nhân đạo của các chiến sĩ
miền Nam trước sự tàn bạo của người CS đối với người của họ.
[2] “Sau vụ Tết Mậu Thân 1968 Bộ Tư Lệnh Mỹ thay đổi. Đại Tướng
Creighton Abrams lên thay Đại Tướng Westmoreland và đổi quan niệm về
cuộc chiến và phương pháp hành sử. Tướng Abrams nhấn mạnh “chiến
tranh toàn diện” gồm cả hành quân, bình định và gia tăng khả năng
QLVNCH theo một quy trình cấp bách ngang với chiến trận. Chiến thuật
cũng thay đổi từ quan niệm “truy và diệt” qua “bình định và giữ
đất”. Có nghĩa là khi địch bị đẩy ra khỏi vùng có dân thì quân đội
phải đóng lại chớ không rút đi cho địch trở lại. Do đó Địa Phương
Quân được phát triển tối đa để phụ trách an ninh và bình định lãnh
thổ” -Trích Xác Định Giá Trị Của Người Chiến Sĩ VNCH của tác giả
Trần đổ Cung.
[3] “Mệnh lệnh chí kỳ vi chi tặc.”
[4] ....
Em không thấy được xác chàng
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”
Bài thơ Thương ca 1 đã được phổ nhạc, của tác giả Lê thị Ý
[5] Với người làm cách mạng thì “Cách mạng với gia đình không là
một.” Lớn lên với đất nước trang 157
của tác giả Vy Thanh.
[6] Hai chữ thành nhân trong câu nói được lưu truyền của liệt sĩ
Nguyễn thái Học (Không thành công thì cũng thành nhân) có nghĩa vì
nước mà hi sinh hay là tử tiết.
[7] Theo tài liệu viết tay của cựu Đại tá Trưởng Phòng 3 Quân Đoàn
4, hiện sống tại Nam California, thì trong lúc tiếp người đại diện
của GPMN trưa ngày 30 tháng 4, sau khi ông DVM tuyên bố miền Nam
buông súng, tướng NKN có nói đại ý, “ Chúng tôi thi hành lệnh của
nguyên thủ chúng tôi. Riêng tôi thì cuộc chiến chưa chấm dứt ở đây.”
Tân Sơn Hoà chuyển
Bàn ra tán vào (0)
LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM THỦY BỘ HẢI QUÂN VNCH *
Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH.
Tiểu Đĩnh
Anh T. thân mến,
Tuần qua tôi có nhận bức thư không đề ngày của anh thăm hỏi, trong
đó anh nêu một vài việc anh muốn biết. Xin cám ơn anh viết bức thư
gợi nhớ đến cuộc chiến Việt Nam, cuộc chiến dài nhất thế kỷ trong
lịch sử cận đại của nhân loại mà “ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.” Không
quên nhưng cũng không lên tiếng vì đa số chúng ta nay đã qua tuổi
nhi nhĩ thuận, tuổi nghe ai nói gì, dù đúng hay sai, cũng gật đầu
cho là phải rồi yên lặng. Huống hồ tôi nay đã quá cổ lai hi, tuổi
với ngày mai có thể không có thật. Thế nhưng, khi anh lên tiếng thì
tôi xin theo thứ tự trả lời như sau.
Huy hiệu Lực lượng đặc nhiệm thuỷ bộ 211.
Lực lượng Thủy Bộ là một đại đơn vị tổng trừ bị được Bộ TMT tăng
phái hành quân cho Quân đoàn 4 và V4CT từ năm 1969, hậu cứ thời bấy
giờ đóng tại Trà Nóc, Cần Thơ. Khi tôi nhận đơn vị này vào thời điểm
anh nói thì phần lớn các Giang đoàn Thủy bộ đã được tăng phái cho
một số tiểu khu trong vùng. Do thế mà ngày tôi đến trình diện
TL/V4CT, tướng Nguyễn khoa Nam, để nhận việc, ông yêu cầu tôi gấp
rút nghiên cứu rồi trình ông kế hoạch tái lập Lực Lượng Đặc nhiệm
Thủy Bộ như những năm 1969-70. Quyết định của ông cho biết ông dự
trù sẽ có những trận đánh lớn trong Quân khu của ông; và đó cũng là
để nói lên lòng ông tin tưởng ở khả năng tác chiến của những thủy
thủ phục vụ vùng có nhiều sông rạch.
Thời phục vụ các giang đoàn, tôi có tìm hiểu những gì đã làm cho
thủy thủ trong sông không chùn chân trước khi đi vào chiến địa. Tôi
cho đó là tình yêu thương đất nước quê hương, là tinh thần chiến
đấu, là quyết tâm trả thù cho những bạn bè bị ngã gục. Kế đó là tinh
thần kỷ luật cao độ cộng với niềm hãnh của người lính trận có truyền
thống riêng. Những yếu tố này khiến thủy thủ trong sông tự tin và
ngạo nghễ, vừa hào hùng vừa lãn mạn đến mức thành "ba-gai" một cách
đáng yêu. Việc bỏ tàu bỏ bạn trong hành quân bị xem là hành vi xấu
xa, là một sứt mẻ trầm trọng cho tự ái cá nhân. Tóm lại, người thủy
thủ xuất sắc luôn biết sống chết với quê hương, chung thủy với bạn
bè, luôn tự tin với tinh thần lạc quan, và biết tự trọng mà bám sông
bám biển. Tôi được cái may ở chung đơn vị với nhiều thủy thủ như thế
trong những năm tháng vui buồn với cuộc chiến ta không lựa chọn,
nhưng chấp nhận tiến hành vì ý chí bảo vệ quê hương gồm gia đình và
lối sống tự do của người dân miền Nam cương quyết đứng về phía ta
như cuộc chiến Mậu Thân năm 1968 đã chứng tỏ.
Các chiến đĩnh Monitor thao diễn trên sông Sài Gòn.
Từ cuối 1974, chắc anh còn nhớ, chiến sự trên quê hương miền Nam
thêm sôi động; binh sĩ và các cấp chỉ huy tại những đơn vị chiến đấu
cảm thấy gần nhau hơn bao giờ hết. Những ai trong tác chiến từng
thấy binh sĩ của mình chẳng nay bị thương vong, hay chính mình bị
ngã tại trận tiền mà còn được chiến tranh tha thứ, máu mình hòa với
máu đồng đội thì hiểu rõ điều này. Gần gũi và cùng thích một việc
thì ghét nhau. Nhưng gần gũi chung lo một việc thì sinh gắn bó là lẽ
thường. Khi còn trong quân ngũ, có đi đâu rồi cũng tìm về, nghĩa là
sống chết có nhau.
Sự gắn bó đó vừa xúc tác, vừa hỗ trợ tinh thần của binh sĩ đang tại nhiệm sở địa đầu. Nhiều cây bút quân đội xác đáng cho đó là kỷ luật cần thiết để bảo đảm sự an toàn trong chiến trận, đồng thời còn giúp quân nhân trấn áp được nỗi sợ để giữ phẩm giá của mình trong giờ phút nguy nan cao độ. Phẩm giá này, nếu mất đi, sẽ gây tủi nhục cho thế hệ kế tiếp khi họ bắt đầu biết suy nghĩ.
Nhật báo Người Việt, Nam Cali, (Mục Diễn đàn - B1) ngày 4 tháng 11 năm 1998, có bài Đôi Mắt Người Bị Xử Bắn Trong Rặng Bình Bát của tác giả Nguyễn Bửu Thoại. Trong lời phi lộ, tác giả nói là viết để trả lời cho câu hỏi các con của ông. Câu đó là "Ngày Xưa Ba Đi Lính Đã Làm Gì Mà Phải Bỏ Nước Ra Đi? ”[1]
Với tác giả, tôi có tiếp chuyện. Ông nói có nhiều
người cũng đã thắc mắc về nghi vấn nói trên, đồng thời ông còn xác
nhận tuổi trẻ, khi thấy tự ái bị xúc phạm thì sẽ có những câu hỏi
không ngờ. Riêng tôi xin ý kiến của tác giả bài viết vì thấy câu hỏi
các con ông cũng gần giống như câu vấn trong thư anh “Vì sao đa số
quân nhân Thủy Bộ bị kẹt lại, không di tản được.” Tôi hiểu câu của
anh có đại ý: khi con tàu đất nước sấp bị chìm thì di tản là tốt,
kẹt lại là không tốt.” Hai phạm trù này vừa thống nhất vừa đối lập
nhau giống như tốt với xấu hay là thiện với ác.
Suy cho cùng, trên đời này chỉ có thiện mà không có ác. Giống như có
bóng tối là do thiếu ánh sáng, có màu đen là do thiếu sắc tố, lạnh
là do thiếu sự nóng, điều con người gọi là ác chỉ là cái thiện còn
bị thiếu sót mà ra. Cái ranh giới giữa thiện và ác như thế quả thật
mong manh, vì nếu nói theo Alexandr Soljenitsyne thì đường ranh giới
này không chạy ngang các quốc gia mà chạy qua trái tim con người.
Hay là giữa thiện và ác có nhiều trăn trở, trong đó lương tâm con
người là thẩm quyền quyết định. Ngoài sinh hồn và giác hồn mà tất cả
sinh vật khác đều có, con người, còn có linh hồn và lương tâm biết
suy xét đúng sai. biết thiện biết ác, và biết thế nào là lòng tự
trọng. Ngày đó, sự bỏ nước ra đi hay ở lại cũng đều qui về cái
thiện, tức là đời sống con người. Điểm khác nhau giữa hai lựa chọn
này là đời sống cho cá nhân hay đời sống cho tập thể, nếu quả có sự
lựa chọn đó.
Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà tung bay trên các chiến đĩnh ASPB trong
ngày thành lập lực lượng thuỷ bộ.
Để sang một bên cái thuần lý chung chung của vấn đề “bị kẹt lại” thì
thấy tình hình miền Tây không giống như Sài Gòn. Ở Sài Gòn thời đó
có Hạm Đội đi biển như phương tiện qui mô mà người Mỹ cần thu hồi
theo chương trình Lend-Lease Act hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 3 năm
1941, trong khi miền Tây thì không. Cố Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D.
Roosevelt ký pháp án này như con lưỡi dao hai lưỡi. Nó đã cho phép
Hoa Kỳ chi viện các nước đồng minh giúp Hoa Kỳ chiến thắng Thế chiến
2 để từ đó mà lên ngôi bá chủ cho đến nay. Nó giúp nhiều quốc gia,
trong đó có Đệ nhất Công Hòa miền Nam đứng vững từ 1954; và cũng
chính nó đã góp phần xóa bỏ nền Cộng Hòa này tháng 11 năm 1963, rồi
đến tháng 4 năm 1975 thì nó thành lá bùa hộ mạng cho hơn 30 ngàn
đồng bào ta ra khơi chạy nạn chiến tranh. Lý do của điểm sau cùng
này là theo nội dung của Lnd-Lease, các chiến hạm Hoa Kỳ chuyển giao
cho Việt Nam dùng trong chiến tranh chỉ là cho mượn, khi xong việc
thì thu hồi về bằng mọi giá.
Tại Vùng 4 Chiến Thuật vào thời anh nói, nếu để ý sẽ thấy:(1) Dưới
quyền chỉ huy của Tư lệnh Quân Đoàn 4, các đơn vị chiến đấu cơ bản
(Sư đoàn) thuộc Quân Khu 4 còn nguyên phong độ đến khi có lệnh buông
súng, (2) Không một Tư lệnh Sư đoàn nào trực thuộc Quân khu 4 bỏ
nhiệm sở mà ngược lại có nhiều vị tướng khác, sau khi cố hết sức mà
không giữ được thủ đô bèn tìm về Quân Khu 4, mong giúp lật ngược thế
cờ, và (3) Hầu như không một dân thường miền Tây nào bị tử vong hay
bị cướp bóc trong ngày định mệnh của đất nước. Quan trọng nhất là
không có diễn lại thảm cảnh miền Trung. Tại Vùng 4, cứu cánh này là
do lời giao ước của Tư lệnh Quân Khu 4 với người dân miền Nam tự do
nói chung và người dân miền Tây nói riêng. Ông quan niệm rằng chiến
sĩ tuyến đầu rất cần có một địa phương ổn định mới yên tâm hành quân
diệt giặc. Ngược lại, một địa phương muốn được ổn định thì rất cần
binh sĩ kỷ luật, hữu hiệu, nương nhau thành một khối, không có bất
cứ một hành động nào gây đại họa, kinh hoàng, hay khủng hoảng cho
thường dân, đặc biệt vào giờ phút nghiêm trọng nhất.
Nhiều năm hoạt động trong ngành Tâm Lý, chắc anh
cũng cho đây là hình thức cố định của tình quân dân cá nước. Khi
nghĩ như trên, tướng Nam đã thật sự nắm được nghĩa triết học của chữ
SƯ (đoàn) được người xưa diễn dịch bằng quẻ Khảm và quẻ Khôn, tức là
quân với dân như Nước với Đất. Bình thường thì nước nằm trong đất.
Khi cần thì nước từ lòng đất tung ra dũng mãnh như thác xuyên ghềnh.
Xong rồi thì nước chui lại vào đất, yên lặng, ngoài nhìn không thấy.
Đó là vì sao khi nhận trách nhiệm vùng 4 chiến thuật, tướng Nam đã
đặc biệt chú ý nâng phẩm lượng tác chiến của Nghĩa quân và Địa
phương quân tại khấp miền Tây, trong khi quân chính qui thì thành
lực lượng trừ bị của vùng.[2]
Anh có thể hỏi nước với đất là tương khắc, sao đứng chung với nhau
được. Đúng vậy. Nhưng cái tương khắc đó sẽ được hóa giải bằng đức độ
của súy, bằng kỷ luật nghiêm minh của quân đội. Theo luật an toàn
vật thể thì đạn và nhiên liêu dễ cháy phải nằm cách nhau từ 200 đến
300 thước, ở giữa có tường ngăn. Nhưng trên chiến hạm, hai thứ này
chỉ nằm cách nhau mươi thước là nhiều. Kỷ luật phòng tai trên tàu
hóa giải cho mối nguy này. Cho nên trong chiến trận, tướng Nam tin
ông nắm được quân và ông rất bình thản mà —trong trường hợp chẳng
đặng đừng— đưa kế hoạch của ông hội tụ vào điểm cao nhất, khó thực
hiện nhất của lời giao ước nói trên là: Kỷ luật để thắng mình, thắng
giặc, và cứu dân lành trong chiến trận.
Phải ở cạnh ông trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 mới thấy ông
và vị tướng phụ tá của ông rõ ràng có chuẩn bị thi hành lời giao ước
đó từ quan niệm quân đội trách nhiệm bão quốc an dân đến cách điều
binh và rồi đi gặp định phận của chính mình. Khác với việc bỏ nước
ra đi, theo lời con ông Nguyễn Bửu Thoại, cái kết cuộc của hai ông
không phải được thành hình trong một sớm một chiều. Đó cũng không
phải để phủ nhận cái định phận tối tăm của những tên lính chì trên
một bàn cờ với mục đích mua vui cho ai đó. Nó đã nằm trong tâm
nguyện khi hai ông chọn cho mình đời binh nghiệp, trong đó điều tối
kỵ là "Mệnh lệnh chí kỳ... ” [3] Cho nên vì tự ái, ông không thể
thất hứa rồi quay mặt với từng binh sĩ thuộc quyền, với gia đình của
họ, với thân phận các thương bệnh binh trong quân y viện và oan hồn
tử sĩ còn tại các nghĩa trang quân đội, điều mà mỗi khi nghĩ đến,
người có tấm lòng thường quên ăn mất ngủ.
Từ xưa, tử sĩ thường được nhắc đến bằng những lời thơ thật trân
trọng, thanh thoát nhưng cũng thật buồn, vì nghe như vọng lại từ bên
trong phần mộ. Lý do tử sĩ đâu màng được truy tặng huân công hay cấp
bực. Không ai nỡ nghĩ rằng sự hi sinh của mình tại trận tiền là định
giá cho người đời đổi lấy cái vinh quang thường là lắm chuyện. Có ai
muốn đời mình sẽ thành mặt trái của những huy chương cho người khác
mang trên ngực và cấp bực mới trên vai [4]. Nơi chín suối họ chỉ
mong ước quê hương vắng bóng quân thù, và ông bà, cha mẹ, gia đình
con cái họ được chăm lo y như khi họ còn sống. Đó là đặc trưng của
nền văn hóa Việt Nam lấy gia đình làm trọng [5], và cũng là một tình
cảm rất người, mỗi đồng đội coi đó như món nợ mà người cùng hội phải
lo thanh thỏa cho nhau. Do đó, khi chiến trận còn tiếp diễn, danh
sách tử sĩ ngày một dài ra. Sau cùng thì khi vận cùng thế kiệt,
tướng thủ thành thường tử tiết chính vì món nợ này. Món nợ mà người
ở cấp chỉ huy nếu chưa trả thì sẽ còn đó, dù cho có theo dòng định
mệnh mà trôi dạt về một không gian và một thời gian khác.
Trong hoàn cảnh đó, nếu quyết định tự kết liễu
cuộc đời khó khăn bằng một thì -như tướng Nam (V4CT) và các vị đã
thành nhân [6] khác khi cuộc chiến vừa tàn đã nghĩ- sự di tản cho cá
nhân mình mà bỏ lại thuộc hạ thì còn khó khăn hơn thế nhiều lần. Ông
là một vị tướng còn mang tinh thần võ sĩ đạo cuối cùng thời quá giữa
thế kỷ 20. Ngày xưa khi ở quân trường đến bài giảng về uy nghi và
lao dịch của đời thủy thủ thì thầy dạy rằng trong chiến đấu trên
biển, nếu không may chiến hạm mình bị chìm thì hạm trưởng phải là
người di tản sau cùng, nghĩa là ông phải bảo đảm rằng đến lượt ông
rời tàu thì trên tàu không còn một ai còn sống sót. Nhưng trong hải
chiến, có vị hạm trưởng nào dám đoan chắc rằng trên tàu mình không
còn thượng binh bị kẹt đâu đó trong những hầm đã bị hư hại, cửa ra
vào bị kẹt không mở được. Do đó mà lương tâm của người được chỉ định
chức vụ hạm trưởng đã chọn cái định phận theo tàu của mình rõ ràng
là một định lệ bất thành văn. Với Hải Quân Hoàng Gia nước Anh thì cụ
thể hơn. Năm 1958, trong một chuyến du hành thực tập trên chiến hạm
HMS Chichester của Anh, thấy có vài cuộn dây móc ở nóc phòng lái,
tôi hỏi vị sĩ quan người Anh, Thiếu tá Jon Austick, những dây đó để
làm gì. Ông nói:” Để hạm trưởng dùng tự buộc ông vào tay lái khi tàu
này bị chìm.” Thời đó các nay đã hơn nửa thế kỷ! Sinh lực Hải Quân
của họ nằm ở truyền thống hải nghiệp lâu đời nhất trên thế giới này,
một truyền thống mà tướng TL/V4CT đã nhìn thấy
Chiều ngày 30 tháng Tư, ông một mình lái xe đi thăm tử sĩ tại nghĩa
trang quân đội ở Cần Thơ. Xong về Tổng Y Viện Phan thanh Giản thăm
và bắt tay các thương bệnh binh như một cữ chỉ biết ơn. Hừng sáng
hôm sau ông đi, sau vị phụ tá của ông khoảng không đầy 10 tiếng đồng
hồ. Thời đó, ông có một Sư đoàn Không Quân trong tay, nhưng ông biết
giữ lời hứa danh dự cho riêng ông. Ông và nhiều vị tướng tử tiết
khác biết sống với danh dự và thác với phẩm hạnh mà lên thần. Tâm tư
của ông ngày đó ông giữ cho riêng mình. Nhưng có thể ông nghĩ trong
ngày tàn của đất nước, bỏ đi hay ở lại với đơn vị là tùy thái độ mỗi
cấp chỉ huy tự xử trước lương tâm và lịch sử. Và đó là định phận cho
từng cá nhân, nên dù bỏ đi hay ở, không ai có lỗi cả. Nhiệm vụ chiến
đấu của ông ngày đó đã chấm dứt nhưng trách nhiệm tinh thần của ông
đối với các quân nhân thuộc hạ của ông vẫn còn.
Ông đã gánh trên đôi vai của ông một miền Nam đang hấp hối. Và ông
lấy cái chết của chính mình để một mặt cho quân nhân các cấp hãnh
diện có một chủ súy xứng đáng với danh xưng, một mặt ngăn cho thuộc
hạ của ông những nỗi khổ sở vì bị bỏ rơi, và ngừa những cái chết oan
uổng một khi cuộc chiến đã được sấp xếp để cho miền Nam bị thua lúc
bấy giờ [7]. Tôi nghĩ do hiểu như thế mà các vị Tư lệnh Sư đoàn cũng
như đơn vị trưởng các đại đơn vị khác không nỡ bỏ ông, bỏ ngũ, bỏ
rơi binh sĩ của mình. Ông đã làm sống lại gương dũng cảm của những
Nguyễn tri Phương, những Trần bình Trọng, những Võ Tính, những Bùi
thị Xuân, và nhiều nữa khi đất nược gặp nguy vong.
Trong hoàn cảnh đó, Lượng Thủy Bộ nằm trong cái thế cân bằng quân sự
toàn vùng, nên khó thể tháo lui mà không gây hoang mang rã ngũ cho
những đơn vị bạn, kéo theo cảnh hỗn loạn tất nhiên trong dân chúng;
rồi lịch sử sẽ còn nói đến với lời lẽ khó thể nhẹ nhàng. Bị người
đời chê cười —oan ưng chưa biết— thì coi như nhận cái cười chê để xả
nghiệp. Bị lịch sử chê cười thì là nổi nhục cho cả dòng họ, là đại
bất hiếu theo nghĩa của Đông phương.
Đến đây anh có thể hỏi những người phải ở lại để chịu phận tù đày có oán hận những người đả bỏ đi hay không? Tôi nghĩ đại để hầu như là không. Thường những ai đã làm hết sức mà không thoát khỏi định phận nghiệt ngã của mình thì biết tất cả mọi sự đều do nghiệp lực mà ra. Lúc đó thì giữa sống và chết không có gì khác biệt. Họ cũng không ưng thấy các cấp lãnh đạo hàng quốc gia miền Nam ở lại để vào tù, vì họ không phải là những người lấy ghen tức làm lẽ sống.
Vào những năm sống trên đất Bắc, tôi gặp hầu hết
quí vị sĩ quan cao cấp và Tư lệnh các Sư đoàn trực thuộc Quân Đoàn 4
trước kia. Tôi cũng gặp lại nhiều sĩ quan thuộc lực lượng Thủy Bộ.
Không ai còn nhắc đến quá khứ hay phiền trách gì ai. Dường như trong
nhiều năm sống với yên lặng và suy tư, nhiều lúc cảm thấy như cận kề
cái chết vì bệnh tật, vì đói khát, quí vị đó hiểu rõ tác năng của
chữ nghiệp trong cuộc đời mỗi người. Đi theo chữ nghiệp này, họ còn
giữ được danh dự của một người lính sống chết với quê hương. Ngoài
ra, họ còn có dịp học được bài học khó nhất, quí báu nhất là biết
mình là ai, hay là tìm được bản thân mà trước đó mình đã đánh mất
hồi nào cũng không nhớ!
Riêng có một cựu Chỉ huy trưởng Giang đoàn Thủy Bộ nay không biết ở
đâu, khi tình cờ gặp tôi đang ngao du trong một khu rừng Yên Bái,
anh biếu tôi một ống pipe nay tôi còn giữ làm kỷ niệm. Tuy hơn anh
ấy những mười tuổi đời mà chưa từng nghe ai nói, " Ngày trước em đi
trận đánh tụi này không nhân nhượng. Không phải ghét chúng mà em chỉ
muốn góp phần cứu dân miền Bắc ra khỏi sự u mê Mác Lê, và cứu miền
Nam chúng ta khỏi nạn khủng bố và tham nhũng nếu để bị thua trận.
Rồi nay nghiệp báo viên thành, trong bộ đồ tù của bọn chúng, em thấy
mình vẫn uy nghi."
Anh ngừng một vài giây rồi tiếp:" Bây giờ em thấy những gian khổ em
đang gánh chịu đây, nếu em còn sống và ra khỏi nơi này, sẽ giúp tuổi
già của em có được sự bình yên. Em đã tòng quân giữ nước, trả thù
nhà vì anh em của em đều vào lính Cộng Hòa, bị thương tích đầy
người, và bây giờ thì em đang trả nợ đời lính của em. Thời trước em
dẫn quân đi bắn mổ cũng nhiều. Tổ quốc cho rằng em có công, nhưng
Thượng đế thì có luật nhân quả của Ngài. Không biết điều em nói đây
là đúng hay sai nhưng qua nhiều suy tư giữa rừng già, em thấy nó
phải là như vậy. Một thời làm vua, cả đời là vua; một thời làm lính,
cả đời là lính; một thời làm cấp chỉ huy, dù cao dù thấp, cả đời
phải sống như mình là cấp chỉ huy. Em nay không còn thắc mắc gì
nữa,. thưa ông thầy (!) Lịch sử không kết tội em là được. "
Cố Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Richard M. Nixon, có nói một câu hơi lạ mà
nghĩ thì cũng đúng, là: “Lịch sử sẽ được viết tùy theo người nào
viết ra nó.” Lý do là những người làm nên lịch sử thường không còn,
những người còn lại để viết thì không có mặt tại nơi xảy ra từng sụ
kiện lịch sử, chỉ ngồi nhà nghe chuyện trong bàng dân thiên hạ nói
về những chuyện gì đó rồi mang vào những trang giấy cho có đầy chữ
rồi gọi đó là lịch sử. Do thế mà hi vọng sau này, người viết sử
không quên là khi vận nước đến thời nghiêng ngửa, bản đồ thế giới
cần được vẽ lại phù hợp với quyền lợi ai đó, miền Nam phải bị bại
vong theo kế hoạch cũng của ai đó, quân nhân miền Tây thật sự có cố
gắng bảo vệ dân lành cho đến lúc cuối, đồng thời lo an ninh bờ sông
cho đa số đồng bào trên sông Cửu Long an toàn di tản ra biển. Chừng
đó, những chiến sĩ miền Tây cũng như các chiến sĩ tại các miền khác
còn quyết tâm cố giữ vững trận địa trong những ngày u tối đó, may ra
mới được an lòng nếu còn sống, và khỏi ngậm ngùi nếu đến hạn phải ra
đi.
Tôi nay thì lực dĩ bất tòng tâm, ký ức chứa toàn những chấp vá, luộm thuộm, nhớ đâu viết đó thành một thứ tạp-pí-lù. Qui luật này nào ai tránh được, khi mà nhìn quanh từ bàn ăn, bàn rửa mặt, bếp núc đâu đâu cũng thấy thuốc thứ này thứ nọ bày la liệt, ngày nào cũng dùng lia chia, khi cần đến thì đỡ phải tìm! Cho nên thư này chỉ được viết với tính cách trao đổi giữa hai chiến hữu già mà thôi. Viết xong thấy không ưng ý, nhưng cũng phải gửi kẻo anh mong.
Chúc anh nhiều sức khỏe, rất cần.
Thân mến,
Tiểu Đĩnh
[1] Nội dung bài viết này nói lên lòng nhân đạo của các chiến sĩ
miền Nam trước sự tàn bạo của người CS đối với người của họ.
[2] “Sau vụ Tết Mậu Thân 1968 Bộ Tư Lệnh Mỹ thay đổi. Đại Tướng
Creighton Abrams lên thay Đại Tướng Westmoreland và đổi quan niệm về
cuộc chiến và phương pháp hành sử. Tướng Abrams nhấn mạnh “chiến
tranh toàn diện” gồm cả hành quân, bình định và gia tăng khả năng
QLVNCH theo một quy trình cấp bách ngang với chiến trận. Chiến thuật
cũng thay đổi từ quan niệm “truy và diệt” qua “bình định và giữ
đất”. Có nghĩa là khi địch bị đẩy ra khỏi vùng có dân thì quân đội
phải đóng lại chớ không rút đi cho địch trở lại. Do đó Địa Phương
Quân được phát triển tối đa để phụ trách an ninh và bình định lãnh
thổ” -Trích Xác Định Giá Trị Của Người Chiến Sĩ VNCH của tác giả
Trần đổ Cung.
[3] “Mệnh lệnh chí kỳ vi chi tặc.”
[4] ....
Em không thấy được xác chàng
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”
Bài thơ Thương ca 1 đã được phổ nhạc, của tác giả Lê thị Ý
[5] Với người làm cách mạng thì “Cách mạng với gia đình không là
một.” Lớn lên với đất nước trang 157
của tác giả Vy Thanh.
[6] Hai chữ thành nhân trong câu nói được lưu truyền của liệt sĩ
Nguyễn thái Học (Không thành công thì cũng thành nhân) có nghĩa vì
nước mà hi sinh hay là tử tiết.
[7] Theo tài liệu viết tay của cựu Đại tá Trưởng Phòng 3 Quân Đoàn
4, hiện sống tại Nam California, thì trong lúc tiếp người đại diện
của GPMN trưa ngày 30 tháng 4, sau khi ông DVM tuyên bố miền Nam
buông súng, tướng NKN có nói đại ý, “ Chúng tôi thi hành lệnh của
nguyên thủ chúng tôi. Riêng tôi thì cuộc chiến chưa chấm dứt ở đây.”
Tân Sơn Hoà chuyển