Một cuốn sách mới về Lâm Bưu đặt ra các câu hỏi khó cho lãnh đạo tối cao Trung Quốc, ông Tập Cận Bình về cách ông chỉ đạo viết sách lịch sử khi còn lãnh đạo ngành tư tưởng của Đảng.
Cuốn ‘Sự thực lịch sử về sự kiện Lâm Bưu 913’ (Cửu Nhất Tam hồi vọng - Lâm Bưu sự kiện sử thật dữ biện tích) được xuất bản ở Hong Kong bác bỏ quan điểm chính thống tại Trung Quốc từ trước tới nay rằng Nguyên soái Lâm Bưu “âm mưu tạo phản” chống lại Mao Trạch Đông.
Căn cứ vào một số tài liệu lần đầu công bố như thư của con gái ông Lâm Bưu, bà Lâm Đậu Đậu gửi Mao Trạch Đông và các ý kiến chuyên gia, cuốn sách nêu giả thuyết chính ông Mao đã lập mưu hại Lâm Bưu và gia đình.
Việc đánh giá vụ án Lâm Bưu cũng phản ánh quan điểm của ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay và cách họ xử lý di sản nặng nề thời Mao Trạch Đông.
Soạn sử Đảng
Thách thức với ông Tập Cận Bình đến từ chỗ khi còn lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, ông là người chủ trì nhóm soạn cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc bản mới, viết lại giai đoạn quan trọng từ 1949 đến 1978.
Các báo tiếng Anh và tiếng Trung ở ngoài Trung Quốc cũng nêu ra vấn đề cuốn Lịch sử Đảng mới này đã tô vẽ “xóa tội” cho chính bố ông Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân, một vị công thần của chế độ cộng sản nhưng có thời gian bị thất sủng.
Riêng về ông Lâm Bưu (1907 -1971) cuốn sách mới ra có tựa đề tiếng Anh: “A
Báo Anh, tờ
"Ông Tập Cận Bình là một người Maoist"
Bào Phác
Tờ báo trích lời ông Bào Phác, con trai ông Bào Đồng, một nhân vật cao cấp, cựu thư ký cho Tổng bí thư Triệu Tử Dương rằng “Ông Tập Cận Bình là một người Maoist”.
Phát biểu từ Hong Kong, ông Bào Phác cho rằng ông Tập đóng vai trò chính yếu cho “phần về tuyên truyền” của Đảng Cộng sản.
Nhà nghiên cứu chuyên về Trung Quốc từ Đại học Harvard,
“Tên tuổi ông Lâm đã được ghi hẳn trong điều lệ Đảng là người kế thừa sự nghiệp của Mao, và ông còn trẻ hơn Mao tới 14 tuổi thì vì sao ông ta lại phải có biện pháp cực đoan như vậy?”
Năm 1971, Phó Chủ tịch nước, Nguyên soái Quân Giải phóng Lâm Bưu cùng vợ và Diệp Quần chết khi phi cơ của họ “gặp nạn và rơi xuống vùng Nội Mông”, vào ngày 13 tháng 9, theo mô tả của chính quyền Trung Quốc.
Ai lập mưu chống ai?
Sử chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói vợ chồng ông Lâm đã “phản bội cách mạng, tìm cách lập đổ Mao Chủ tịch và chạy trốn sang Liên Xô nhưng không thoát”.
Con trai họ, Lâm Lập Quả (1945-1971), một sỹ quan cao cấp trong Không quân Quân Giải phóng cũng thiệt mạng trong vụ rơi máy bay.
Sử sách Trung Quốc cho đến nay cho rằng Lâm Lập Quả lập ra âm mưu mang tên ‘Dự án 571” nhằm giết ông Mao.
Cuốn Lịch sử Đảng vốn được ông Tập Cận Bình biên tập một phần nói gia đình họ Lâm có âm mưu “lập ra một chính phủ riêng ở miền Nam Trung Quốc”.
Quê ở Hồ Bắc, ông Lâm Bưu tốt nghiệp trường quân sự Hoàng Phố và trong thời gian diễn ra chiến dịch Bắc Phạt, ông bỏ Quốc Dân Đảng về theo phe cộng sản.
Năm 1927 đã mang hàm đại tá, Lâm Bưu là một lãnh đạo quân sự tại khu Xô Viết Giang Tây và chỉ huy Quân đoàn 1 của Hồng quân Công nông, trong khi Bành Đức Hoài chỉ huy Quân đoàn 3.
Là một trong 10 nguyên soái của Quân Giải phóng thời Chiến tranh Lạnh, ông Lâm có tiếng là trung thành với Mao Trạch Đông.
Nhưng một trong số lời giải thích vì sao Mao muốn giết Lâm nói rằng Mao Trạch Đông lo sợ uy tín lớn của Lâm trong quân đội trong sau giai đoạn biến động Cách mạng Văn hóa.
Lịch sử chính thống Trung Quốc từng coi Nguyên soái Lâm Bưu và bà Giang Thanh là hai kẻ "phản cách mạng lớn nhất".
Từ nhân vật số hai thời Mao, ông Lâm bị cho là "tên phản cách mạng số một".
Sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976 và "bè lũ bốn tên" bị hạ bệ, vợ cũ của ông Mao, bà Giang Thanh, được đặt vào vị trí "tên phản cách mạng lớn thứ nhì".