Di Sản Hồ Chí Minh
Làm sao để đất nước thoát khỏi màn đêm toàn trị, tiến vào rạng đông dân chủ?
VRNs (23.01.2015) – Sài Gòn – Mặc dầu Hội nghị Trung ương (HNTU) 10 đã phải hoãn 2-3 tháng, mãi tới đầu tháng 1.2015 mới họp được. Khiến cho trong năm 2014 chỉ có một HNTU, như vậy là vi phạm cả Điều lệ đảng qui định mỗi năm tổ chức 2 HNTU.
Tuy nhiên Hội nghị này vẫn không thực hiện được mục tiêu quan trọng nhất trong việc lập ra một đề án nhân sự cấp cao nhất cho Đại hội (ĐH) 12 được sự đồng ý của đa số. Chính vì thế từ trong diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng tới Thông báo của Hội nghị này đều không dám nói tới kết quả bỏ phiếu tín nhiệm và việc đề cử bổ túc giới thiệu nhân sự vào các chức vị trong Bộ chính trị và Ban bí thư cho khóa tới. Mặc dù ông Trọng đã từng tuyên bố kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được công bố trước dư luận!
Lí do chính của việc không dám công khai hai việc trên là vì không đạt được một đồng thuận cả trong Bộ chính trị lẫn Trung ương đảng. Họ sợ nếu công bố kết quả hai việc trên ra thì như vạch áo cho người xem lưng, dư luận của nhân dân về họ sẽ càng xấu hơn. Nhưng chính việc cố tình bưng bít các quyết định quan trọng trong đảng chỉ chứng minh rõ ràng thêm, giữa một vài người có quyền lực cao nhất đã không còn coi nhau là đồng chí nữa, mà đã coi nhau là kẻ thù. Vì thế Trung ương đảng đã chia rẽ thành những bè phái đứng sau những người này đánh phá lẫn nhau và giành giựt ghế trong Đại hội 12. Thậm chí họ đã và đang phỉ báng và bôi xấu nhau công khai trên một số mạng điện tử do họ giật dây, hoặc lợi dụng các tờ điện tử Cộng sản, Chính phủ, Công an, Quân đội nhân dân…để tìm cách lôi kéo bè đảng và chống phá lẫn nhau. Những hành động này cho thấy, sự tham quyền và tham tiền của những người cầm đầu toàn trị đang biến ĐCS thành như một con bệnh đã rơi vào thời kì bất trị! Sự tranh giành quyền-tiền rất trắng trợn diễn ra trên lưng nhân dân và trước nguy cơ xâm lấn của Bắc kinh!
Thực ra tình hình rất xấu của HNTU 10 chỉ xác minh thêm, đây là một đỉnh cao mới trong quá trình suy đồi ngày càng trầm trọng của chế độ toàn trị từ sau 1975.
Xét bối cảnh của đất nước ta hiện nay thì bên cạnh những tệ trạng xã hội càng gia tăng, các nguy cơ lệ thuộc phương Bắc có nguồn gốc căn bản từ chế độ toàn trị, cũng đang hé mở các triển vọng mới ngày thêm tỏa sáng trong tiến trình ý thức, tham gia và nỗ lực tổ chức cùng vận động của anh em dân chủ ở trong nước. Đất nước đang từ màn đêm chuyển sang rạng đông, hi vọng đang chuyển thành hiện thực!
Chính vì vậy trong dịp đầu năm – trong tinh thần dân chủ và với ý nguyện chung mong muốn cho nhân dân và đất nước sớm mở sang trang sử của một nước VIỆT NAM MỚI …- tôi muốn trao đổi một số nhận định và ý kiến về tình hình đất nước và các bước cần có để đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ trước mắt và lâu dài.
Mục tiêu cuối cùng và mục tiêu trước mắt
Mục tiêu chung rất quan trọng của mọi người là chuyển đổi VN từ chế độ độc đảng toàn trị sang chế độ dân chủ đa nguyên bằng phương pháp đấu tranh phi bạo lực. Vì chúng ta đều thấy rất rõ là, chế độ toàn trị kéo dài thêm một ngày, thêm một năm là đất nước và nhân dân thêm một ngày, thêm một năm tụt hậu, bất công, tham nhũng, đàn áp và nay còn rơi vào nguy cơ lệ thuộc Bắc kinh!
Trên 60 năm qua, kể từ khi họ độc quyền ở miền Bắc rồi mở rộng ra cả nước, nhân dân ta các giới –từ nông dân, công nhân, chuyên viên, văn nghệ sĩ tới trí thức… đã hi sinh rất nhiều chưa từng có trong lịch sử dân tộc; nhiều thế hệ đã hi vọng và đặt niềm tin vào họ, nhưng ngày càng thất vọng. Nhờ một số chiến thắng họ đã vội quên nhân dân, trở thành kiêu binh coi đất nước là tài sản riêng và nhân dân như nô lệ. Trên 60 năm họ đã dựng lên một chế độ tàn bạo, thối nát và bóc lột hơn cả thời thực dân Pháp và tồi tệ hơn cả những chế độ phong kiến vào những giai đoạn tồi tệ nhất!
Vì thế chế độ toàn trị không còn đủ tư cách và tính chính đáng đứng thêm hay kéo dài thêm nữa! Phải chấm dứt nó càng sớm càng tốt. Đó không chỉ là nguyện vọng của đa số nhân dân, mà nay cả nhiều đảng viên cũng đã ý thức được điều này. Vì thế cuộc tranh đấu phi bạo lực của những người dân chủ theo mục tiêu này chỉ là thực hiện ý nguyện chính đáng của nhân dân và theo tiếng gọi lương tâm trong sáng của mỗi người trong chúng ta!
Sự nghiệp giải thể độc tài, thiết lập dân chủ đa nguyên không phải là chuyện không tưởng. Chúng ta đã chứng kiến sự tan vỡ của Liên xô và các nước CS Đông Âu trước đây ¼ thế kỉ. Điều này hiện nay cũng đang trở thành khả năng có thực ở VN, một việc đang ở trong tầm tay của dân tộc ta.
Giai đoạn suy đồi không còn thể cứu vãn của chế độ toàn trị ở VN có thể thấy rất rõ trong tiến trình diễn ra liên tục từ 1975 trở về đây. Một cách tổng lược có thể thấy sự biến đổi theo hướng ngày càng đi xuống của chế độ này qua các giai đoạn:
1975- 79: Hào quang chiến thắng đã bao trùm tất cả: Đa số nhân dân nể và sợ. Thời kì họ tự hào „ra ngõ gặp anh hùng!“
1979-86: Gẫy đổ quan hệ Hà nội- Bắc kinh và cô lập với phương Tây qua 2 cuộc chiến tàn khốc ở biên giới phía Bắc và sa lầy ở Kampuchia dẫn tới nạn đói khủng khiếp. Nó chứng minh mô hình phát triển theo quốc doanh trong công nghiệp và hợp tác xã trong nông nghiệp thất bại toàn diện. Chính sự thất bại của chế độ toàn trị trong các lãnh vực kinh tế, nội trị và mặt trận ngoại giao khiến cho sự nể trọng của người dân giảm mạnh, các giới chuyên viên, trí thức và văn nghệ sĩ đòi „cởi trói“.
Từ cuối thập niên 80: Liên xô và Đông Âu sụp đổ. Ý thức hệ Marx-Lenin và mô hình XHCN sơ cứng cũng tan vỡ theo. Những người cầm đầu chế độ toàn trị phải quì gối cúi đầu tại Thành đô, Trung quốc, để cứu đảng. Còn trong đối nội thì chỉ „đổi mới“ giả hiệu một số mặt để kéo dài chế độ đàn áp và bóc lột.
Từ những năm đầu của Thế kỉ 21 những người cầm đầu chế độ toàn trị đã dùng đảng và chính quyền làm bình phong để giữ ghế, chia phần, tham nhũng. Họ đang chia bè, kết nhóm lợi ích vị kỉ chống phá lẫn nhau rất quỉ quyệt và tàn bạo, tự lộ rõ bản chất vô tư cách, tha hóa đạo đức và trốn trách nhiệm.
Mục tiêu, công thức của „đổi mới“ và hậu quả của nó đối với chế độ toàn trị
Giữ độc quyền cho đảng, tăng cường bộ máy công an mật vụ để làm lá chắn bảo vệ chế độ; trong kinh tế, thương mại và ngoại giao bắt buộc phải mở cửa nhưng ở chừng mực trong vòng kiểm soát. Trong đó lãnh vực then chốt là „Kinh tế thị trường định hướng XHCN“ với hệ thống các tập đoàn và tổng công ti nhà nước là nền tảng nhằm tạo phương tiện tiền bạc để nuôi bộ máy công an và cán bộ giúp đảng giữ độc quyền tiếp tục.
Kết quả của mô hình giữ vững chế độ độc đảng = công an trị + hệ thống kinh tế nhà nước làm chủ đạo sau gần 30 năm đang dẫn tới: Các cán bộ có chức quyền ở trung ương và địa phương lợi dụng sự độc quyền để xà xẻo những tài khoản khổng lồ trong các công trình xây dựng do các nguồn tài trợ ODA; biến các Tập đoàn và Tổng công ti nhà nước thành sân sau của họ, gia đình và vây cánh bòn rút tài sản công, lũng đoạn các hội đồng quản trị … bằng cách cho các thân tín đảm nhiệm các chức vụ then chốt. Dẫn tới tình trạng nhiều quan đỏ nay trở thành triệu phú (USD) do làm giầu bất chính rất nhanh, giống như sự thành hình của giới làm giầu bất chính mới Oligarch bên Nga hiện nay đang dùng tiền của để mua bán quyền lực và lũng đoạn chính trị, như chúng ta đều thấy. Trong khi đó nợ công gia tăng nhanh và cao trở thành gánh nặng cho toàn dân ta. Sau gần 30 năm „đổi mới“ nhưng kinh tế VN vẫn chỉ là làm gia công, xuất cảng nguyên liệu thô sơ và nhập siêu từ Trung quốc càng gia tăng, năng suất lao động chỉ bằng 1/16 của Singapore!
Đặc điểm rất quan trọng là trong thời gian gần 30 năm đổi mới này các người cầm đầu đều thuộc loại cá mè một lứa, không có ai trội và có uy tín nổi bật như các giai đoạn trước đó, nên dẫn tới tình trạng „sứ quân“ trong Bộ chính trị và Trung ương đảng. Nay một vài nhân vật có quyền lực đang dùng quyền và tiền bạc tích lũy được để tạo vây cánh, chống phá và thanh toán lẫn nhau. Dẫn tới tình trạng nhiều đảng trong một đảng!
Vì vậy những người cầm đầu chế độ càng mất uy tín, nhân dân coi thường họ; trí thức, chuyên viên không phục họ. Sự bất kính chuyển mạnh sang phê bình và chống đối công khai đang trở thành hướng phát triển chính trong các năm gần đây. Vì thế sự nhập cuộc chống lãnh đạo của đảng viên ngày càng nhiều là một bước tất yếu.
Từ ra ngõ gặp anh hùng thời thập niên 70, nay -40 năm sau- trở thành ra ngõ đụng quan tham và công an!
Thế và lực của những người dân chủ
Những năm đầu sau 1975 hầu như ở số không. Nhưng khi những mô hình xây dựng xã hội và kinh tế theo XHCN dẫn tới thất bại thì bắt đầu có những tiếng nói phản biện rời rạc của một số chuyên viên, trí thức và văn nghệ sĩ từ giữa thập niên 80. Tiếp đó, khi Đông Âu và Liên xô sụp đổ thì một số đảng viên cấp tiến đã nhận thấy toàn bộ mô hình Marx-Lenin không chỉ trong kinh tế mà cả trong chính trị đã trở nên bất cập, sai lầm, lỗi thời, không còn thích hợp nữa. Nên ngay trong đảng đã có tiếng nói đòi đổi mới phải đi bằng cả hai chân kinh tế lẫn chính trị. Khi ấy cả trong Bộ chính trị lẫn Trung ương đảng đã có người hưởng ứng, nhưng còn yếu thế.
Nhưng do những hậu quả của đổi mới một chân đã dẫn tới tham nhũng, bất công càng chồng chất và lộ liễu trong toàn bộ máy đảng và chính quyền và những cuộc đàn áp nhân dân càng tàn bạo thì bắt đầu hình thành các cuộc phản đối của quần chúng mang tính bộc phát chưa được tổ chức. Từ khi Bắc kinh đưa ra những đòi hỏi ngang ngược trên biển Đông và mở rộng xâm lấn trắng trợn trên các đảo do sự ươn hèn của nhóm cầm đầu Hà nội thì lòng dân bắt đầu chuyển hướng rõ rệt. Các cuộc biểu tình của thanh niên, chuyên viên, trí thức đã ra công khai; nhiều tuyên bố, kiến nghị nêu thẳng các vấn nạn của đất nước đã được cả hàng ngàn người kí tên ủng hộ, trong đó có nhiều đảng viên tên tuổi. Các mạng điện tử độc lập đã giúp thông tin nhanh, mở ra sự tham gia đông đảo và tích cực của nhiều giới. Nhiều Blogger thuộc nhiều giới khác nhau hoạt động ở ngay trong nước, bất kể những cuộc đàn áp và giam cầm. Các báo điện tử lề dân đảm nhiệm vai trò thông tin độc lập của một xã hội dân sự đang làm tệ liệt cả hệ thống to lớn của các báo và đài lề đảng!
Từ hai-ba năm trở lại đây đã và đang hình thành công khai các tổ chức dân sự từ báo chí, văn học, chính trị đến tôn giáo ở ngay trong nước, anh chị em đã tự tin và không biết sợ. Số người trẻ và phụ nữ tích cực nhập cuộc ngày càng đông. Tùy việc và tùy thời gian họ đã có tiếng nói chung đối với những vấn đề nóng bỏng của đất nước, như cuộc vận động chống việc giả vờ sửa đổi Hiến pháp 2013, tuyên bố chung về vụ giàn khoan HD 981, Thư của nhiều đảng viên kêu gọi dân chủ hóa trong đảng, Thư kêu gọi trả tự do cho những Blogger và các người dân chủ bị bắt giữ trái phép, các cuộc họp và hội thảo với đại diện các sứ quán Mĩ và EU tại VN về đàn áp nhân quyền, đàn áp báo chí…
Như vậy rõ ràng là, tiếng nói dân chủ từ 1975 tới nay đã từ không đến có, từ vài cá nhân rời rạc tới thành các tổ chức trong nhiều lãnh vực, ngày càng được sự tin cậy của nhân dân và sự ủng hộ quốc tế. Tiếng nói của họ đang dội mạnh vào ngay trong nội bộ đảng cầm quyền, gây hoang mang, phân hóa giữa một số người có quyền lực, tạo ra phong trào „tự diễn biến, tự chuyển biến“ ngay trong hàng ngũ chế độ toàn trị.
Sách lược chống bạo quyền của người dân chủ
Tuy chế độ toàn trị đang lún sâu vào khủng hoảng, uy tín không còn, lực đang phân hóa và trong nhóm chóp bu đang kình chống nhau kịch liệt. Nhưng xét về tương quan lực lượng thì hiện thời họ vẫn còn nắm thượng phong; tuy họ đang mất dần sự kiểm soát quần chúng và cả trong đảng, nhưng họ vẫn còn nắm được các bộ phận kìm kẹp là công an và bộ đội. Tuy nhiên đây chỉ là tạm thời. Vì kinh nghiệm ở cựu Liên xô và Đông Âu đã cho thấy, khi tình thế thay đổi lớn thì các lực lượng này sẽ bị vô hiệu hóa hoặc phải đổi chiều đứng về phía nhân dân.
Phía dân chủ cần khai thác sách lược phân hóa, chia để trị thật khôn ngoan và kiên tâm, nhất là cần tập trung tấn công và cô lập những người đầu não của chế độ toàn trị. Nhưng không nên nuôi ảo tưởng là, mình là „Phật“ có thể cải hóa được các tên đồ tể chính trị, hay ngờ ngệch nghĩ rằng „đuổi Trọng, dụng Dũng“. Cách này không khác đuổi hổ cửa trước, rước sói cửa sau! Các bài viết hay những việc làm theo chiều hướng đó sẽ chỉ làm cho những người dân chủ thật lòng xa lánh, nghi ngại và cuối cùng cánh của Dũng sẽ lợi dụng, phỗng tay trên thành quả tranh đấu của nhân dân!
Tích cực kêu gọi, khuyến khích các đảng viên tiến bộ và biết tự trọng hãy quyết chí hoạt động và đấu tranh tại chỗ, ngay trong đảng, cho các mục tiêu dân chủ…Việc làm này phải kiên trì, thông minh, không nhất thiết họ phải công khai đi với chúng ta. Khi có những điều kiện thuận lợi họ nên nắm chủ động được cơ quan, cô lập những phần tử cực đoan, tham nhũng thối nát…Sách lược hiệp đồng trong đánh ra ngoài đánh vào giữa các đảng viên tiến bộ và những tổ chức dân chủ cần được thực hiện kiên trì và thông minh.
Cần suy nghĩ để mở ra hướng đi thích hợp, cùng với các nguyên tắc và điều kiện căn bản cho khả năng hình thành một Liên Minh Những Người Dân chủ VN với sự tập hợp của các thành phần nhân dân, chuẩn bị việc thành lập một chính quyền mới sau khi chấm dứt chế độ toàn trị, với sự tham gia của các tổ chức và nhân sĩ dân chủ, kể cả thành phần các đảng viên tiến bộ tích cực để thiết lập một NƯỚC VIỆT NAM MỚI theo dân chủ đa nguyên…
Xây dựng lực lượng dân chủ
Điều có tính cơ bản trong đấu tranh chính trị là, các lực lượng dân chủ phải từng bước nắm chủ động về đường lối, tổ chức, nhân sự và vận động. Trong các biến động chính trị ở VN và thế giới đã chứng minh là, nếu các lực lượng dân chủ không được tổ chức chặt chẽ … thì các nhóm cực đoan dùng bạo lực (từ cực hữu tới cực tả) sẽ lợi dụng những khoảng trống chính trị khi cuộc biến động xẩy ra để chiếm độc quyền và thanh toán đối lập. Ở VN điển hình như „Cách mạng Mùa Thu 1945“. Khi ấy nhiều đảng không CS tuy mạnh hơn, nhưng thiếu tổ chức, không biết liên kết và thiếu kinh nghiệm chính trị nên đã để nhóm CS của HCM lèo lái các cuộc biểu tình của quần chúng thành các cuộc biểu dương sức mạnh của họ! Các biến động ở Ai cập từ 2011 tới nay cũng tương tự: Quần chúng rất bất bình với chế độ quân phiệt khi ấy, nhưng phía dân chủ không có tổ chức và không có người lãnh đạo, nên một tổ chức cực đoan Hồi giáo đã phỗng tay trên thành quả tranh đấu. Nhưng chỉ hai năm sau chế độ quân phiệt đã cướp lại quyền và Ai cập vẫn ngụp lặn trong độc tài!
Trong điều kiện hiện nay ở trong nước chưa thể có những đoàn thể lớn, phải tạm thời chia nhỏ và dùng nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Nhưng vẫn phải đặt tầm quan trọng trong liên lạc, phối hợp và yểm trợ lẫn nhau… từ những việc nhỏ tiến lên những việc lớn. Những người dân chủ đa nguyên cần nhận định rõ, khước từ bạo lực thì phải biết tập hợp quần chúng rộng lớn làm vũ khí đấu tranh. Khi điều kiện thuận lợi thì có thể mở các cuộc „xé rào“ với sự tham gia nhiệt tình của nhân dân nhiều giới. Như vậy phải biết đặt ưu tiên, tập hợp tất các lực lượng dân chủ -kể cả các đảng viên tiến bộ- để tranh đấu cương quyết dứt khoát chấm dứt chế độ độc tài độc đảng!
Chương trình hành động 2015 và thời gian tới
Nắm vững tình hình đối phương: Muốn chủ động và không để bất ngờ thì phải nắm sát, biết chính xác tình hình nội bộ chế độ toàn trị, từ những việc nhỏ đến việc lớn…để nắm được những động tĩnh và tính toán của các phe, của từng nhân vật chính, từ đó có những kế hoạch hành động chính xác, nhanh, gọn, thích hợp và hiệu quả. Chúng ta nhớ, vào giai đoạn 1943-45 nhóm Trường Chinh nhận cả thông tin của các gia nhân người Việt làm cho các quan lại thực dân Pháp ở Hà nội nên đã biết được bọn quan Pháp đang rơi vào hoang mang lúng túng, nên họ đã chuẩn bị các kế hoạch cần thiết để cướp chính quyền vào Thu 1945 tương đối nhanh, gọn nhất.
Tình hình Trung quốc: Có thể nói Bắc kinh là điểm tựa cuối cùng cho chế độ toàn trị ở VN. Cho nên Bắc kinh nhức đầu thì Hà nội sổ mũi. Chính sách thanh toán nội bộ ở cấp cao của Tập Cận Bình diễn ra rất nhanh và dồn dập. Điều này dưới chế độ toàn trị và những đặc thù về văn hóa-chính trị của Trung quốc có thể dẫn tới một số khả năng, trong đó có khả năng phục thù bắn hậu chống lại họ Tập, dẫn tới thanh trừng nội bộ và rối loạn từ trong đảng tới chính quyền và quân đội Trung quốc. Trước đây Mao đã giương ngọn cờ „Cách mạng văn hóa“ nhưng chỉ nhằm thanh toán đối thủ của ông ở ngay trong Bộ chính trị. Phong trào thanh lọc nội bộ của Mao đã làm tê liệt chế độ cả hàng chục năm. Nay họ Tập giương cờ „chống tham nhũng“, „giệt cả hổ lẫn ruồi“ liệu có khác thủ đoạn của Mao không?
Cho nên những người dân chủ VN cần tỉnh táo không để bất ngờ, theo dõi sát tình hình Trung quốc và phản ứng của những người cầm đầu chế độ toàn trị ở VN để chuẩn bị các sách lược cần thiết có lợi nhất nhằm chấm dứt chế độ toàn trị thần phục Bắc kinh ở VN.
Mĩ và EU: Ở vị trí của một siêu cường quốc, nên Mĩ ý thức rõ vai trò rất quan trọng cả trong an ninh lẫn thương mại của đường giao thông hàng hải quốc tế xuyên qua biển Đông. Mĩ cũng thấy vị thế địa lí chính trị rất quan trọng của VN trong chiến lược an ninh ở biển Đông như cái yết hầu trong việc kiềm chế chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bành trướng của Bắc kinh.
Mặc dầu kinh tế Mĩ đang phục hồi mạnh, nhưng trong Thông điệp Liên bang đầu năm, ngày 21.1. 2015, TT Obama đã xác định sách lược đối ngoại và an ninh của Hoa kì là không hành động đơn phương, nhưng sẽ kết hợp sức mạnh siêu cường của Mĩ với các đồng minh và thân hữu ở Âu-, Phi- và Á châu để ngăn chặn hữu hiệu các chủ trương khủng bố, phiêu lưu và „những nước lớn không được phép bắt nạt các nước nhỏ.“
Mức độ dấn thân của sách lược quay trục sang Thái bình dương và biển Đông của Mĩ như thế nào còn tùy thuộc thái độ của nhà cầm quyền Hà nội với Bắc kinh có rõ ràng và dứt khoát hay không, có thấy các hành động bành trướng của Bắc kinh là cực kì nguy hiểm hay vẫn coi Bắc kinh là „Bạn“ và gân cổ ca „16 chữ vàng“ cùng „bốn tốt“!!!. Chuyện của mình mà không biết tự cứu thì người ngoài không dại gì còng lưng ra cõng !!! Ngoài ra việc quay trục sang Thái bình dương cũng còn tùy mức độ giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine và tình hình Trung đông có trong vòng kiểm soát không. Cộng đồng người Việt ở Mĩ có thể tạo những áp lực trong các mùa bầu cử để chính giới Mĩ ủng hộ các cuộc vận động dân chủ ở VN. EU có thể ủng hộ về ngoại giao, nhân quyền và kinh tế hỗ trợ tích cực kế hoạch của Mĩ đối với VN và biển Đông.
Đại hội 12 đầu 2016 và các ngày lễ tròn trong 2015:
Đại hội 12 của ĐCSVN sẽ được tổ chức vào quí 1/2016 và diễn ra trong giai đoạn suy đồi rất mạnh với những tranh chấp phe nhóm rất tàn bạo của chế độ toàn trị trong cả nội trị, kinh tế lẫn ngoại giao. Những người cầm đầu mới chắc chắn cũng không thể làm thay đổi được tình hình, cũng vẫn cá mè một lứa như „tứ trụ“ hiện nay và có chiều hướng còn xấu hơn nữa. Vì thế cuộc chạy đua giành giựt ghế đang diễn ra rất khốc liệt với mọi phương tiện và thủ đoạn tàn bạo và tồi tệ giữa các „đồng chí“.
Trong năm 2015 là năm tròn của một số kỉ niệm quan trọng cả cho chế độ toàn trị lẫn người dân chủ: 40 năm sau 30.4.75, 70 năm cướp chính quyền của CSVN (2.9.45-2.9.2015), 85 năm ĐCSVN ra đời (3.2.1930-3.2.2015), 65 năm bang giao Việt-Trung (18.1.1950-18.1.2015), 20 năm bang giao Việt-Mĩ (12.7.95-12.7.2015)…
Mục tiêu 2015 của phía dân chủ: Cương quyết đẩy mạnh thêm cuộc vận động dân chủ để tạo ra những hoàn cảnh mới thuận lợi cho phía dân chủ. Nếu điều kiện trong nước và quốc tế thuận lợi thì cần biết khai thác theo thế „xé rào“ để đưa cuộc vận động dân chủ vững mạnh và tiến nhanh hơn.
Các hoạt động:
ĐH 12: Đòi dân chủ hóa nội bộ đảng bằng:
Các Đại hội đảng bộ tỉnh-thành phố chuẩn bị cử đại biểu dự ĐH 12 và bầu ban chấp hành mới ở địa phương phải do các đảng bộ địa phương toàn quyền phụ trách, chấm dứt sự chỉ thị và ra lệnh của Bộ chính trị về các quyết định nhân sự của địa phương và việc cử đại biểu tham dự ĐH 12.
Chức Tổng bí thư : Phải có ít nhất 3 ứng cử viên (UCV), các UCV được công khai trình bày mục tiêu, đường lối và chương trình hoạt động của mình. Nếu không có UCV nào đạt đa số quá bán thì 2 UCV có số phiếu cao nhất tranh cử chung kết, UCV nào có trên 50% phiếu đồng ý sẽ trúng cử TBT. Bầu cử, kiểm phiếu và tuyên bố kết quả công khai trước ĐH.
Mỗi UCV vào Bộ chính trị phải được sự giới thiệu của ít nhất 1/3 đại biểu tham dự ĐH…
Kỉ niệm 30.4.2015: Ngày Hòa giải dân tộc. Tổ chức tập thể cả Nam-Bắc thăm viếng các nghĩa trang binh sĩ và thường dân hai miền đã hi sinh trong cuộc nội chiến. Các tôn giáo tổ chức các lễ cầu siêu. Tổ chức các cuộc gặp gỡ chung giữa các thương binh, gia đình tử sĩ cả hai miền. Không viết bài trên báo, đài ca tụng bên này, đả phá bên kia liên quan tới cuộc nội chiến.
Kỉ niệm 19.1, 17.2….: Tổ chức thăm viếng các nghĩa trang, thương binh, gia đình tử sĩ đã hi sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược của Trung quốc ở biên giới phía Bắc 2. 1979, trận hải chiến chiếm Hoàng sa 1.1974 và trận hải chiến Gạc-ma đầu 3.1988…Mở Hội thảo Quốc tế ở trong nước về biển Đông. Tùy theo tình hình có thể tổ chức biều tình chống xâm lược của Bắc kinh và sự ươn hèn của Hà nội, đòi kiện Trung quốc công khai trước các tòa án quốc tế về vi phạm chủ quyển trên biển Đông của VN và các nước Asean…
Những hoạt động đặc biệt: Nếu xẩy ra những cuộc đàn áp, khủng bố và giam giữ nhiều người dân chủ thì cùng nhau lên tiếng kêu gọi Mĩ, EU, LHQ…không cấp chiếu khán xuất ngoại và khóa trương mục ngân hàng ở nước ngoài của những người phụ trách công tác an ninh trong Bộ chính trị và Chính phủ, một số tướng lãnh Công an đã nổi tiếng đàn áp những người dân chủ và nhân dân.
Nếu nhiều báo chí lề dân bị đàn áp và báo chí lề đảng bị bịt miệng thì đồng loạt lên tiếng yêu cầu Mĩ, EU, LHQ… không cấp chiếu khán xuất ngoại và khóa trương mục ngân hàng ở nước ngoài của một số nhân vật trong Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ thông tin tuyên truyền đã cấm báo chí mạng và bẻ cong ngòi bút các nhà báo lề đảng.
Khi xẩy ra những hành động xâm lấn mới của Bắc kinh hay khi có những biến động lớn ở Trung quốc cần kết hợp các hoạt động báo chí, biểu tình, vận động dư luận quốc tế áp lực với chế độ toàn trị CSVN trong việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.
Tùy theo tình hình có thể mở các cuộc vận động cả trong nước lẫn quốc tế đòi trả tự do cho từng người dân chủ hay cho tất cả những người khác chính kiến đã bị bắt giam. Kết hợp đòi hỏi những sự tham gia mới của VN vào các quan hệ kinh tế với phương Tây và nhân quyền (như TPP và Hội đồng Nhân quyền LHQ…) với những cải thiện kinh tế, lao động, luật pháp và nhân quyền theo hướng tự đo, dân chủ, chống bất công và bóc lột và công nhận các tổ chức của một xã hội dân sự. Những sự thỏa thuận này phải mang tính cách công khai và được kiểm nhận quốc tế.
Sự suy đồi của chế độ toàn trị đang chuyển sang mức độ ngày càng xấu hơn, với sự nghi kị và đối nghịch giữa các phe nhóm ở trung ương càng gia tăng, và sự kình chống kể cả thanh toán lẫn nhau giữa một vài người trong Bộ chính trị. Đây là những điều kiện có thể bộc phát mở ra những cuộc „xé rào“ theo thế chẻ tre cả trong nhân dân lẫn trong nội bộ đảng.
Các tổ chức và những người dân chủ cần chủ động và tỉnh táo, khi thời cơ mở ra thì chuyển thế đấu tranh bằng cách xé rào của phong trào quần chúng để mở rộng lực lượng. Từ đó mở ra thế và lực mới mạnh hơn làm đà mở ra những cuộc vận động mới để quyết đưa cuộc tranh đấu theo đúng hướng, giải quyết nhanh, gọn, chấm dứt chế độ toàn trị độc tài thối nát, để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên của một nước Việt Nam Mới!
Âu Dương Thệ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Làm sao để đất nước thoát khỏi màn đêm toàn trị, tiến vào rạng đông dân chủ?
VRNs (23.01.2015) – Sài Gòn – Mặc dầu Hội nghị Trung ương (HNTU) 10 đã phải hoãn 2-3 tháng, mãi tới đầu tháng 1.2015 mới họp được. Khiến cho trong năm 2014 chỉ có một HNTU, như vậy là vi phạm cả Điều lệ đảng qui định mỗi năm tổ chức 2 HNTU.
Tuy nhiên Hội nghị này vẫn không thực hiện được mục tiêu quan trọng nhất trong việc lập ra một đề án nhân sự cấp cao nhất cho Đại hội (ĐH) 12 được sự đồng ý của đa số. Chính vì thế từ trong diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng tới Thông báo của Hội nghị này đều không dám nói tới kết quả bỏ phiếu tín nhiệm và việc đề cử bổ túc giới thiệu nhân sự vào các chức vị trong Bộ chính trị và Ban bí thư cho khóa tới. Mặc dù ông Trọng đã từng tuyên bố kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được công bố trước dư luận!
Lí do chính của việc không dám công khai hai việc trên là vì không đạt được một đồng thuận cả trong Bộ chính trị lẫn Trung ương đảng. Họ sợ nếu công bố kết quả hai việc trên ra thì như vạch áo cho người xem lưng, dư luận của nhân dân về họ sẽ càng xấu hơn. Nhưng chính việc cố tình bưng bít các quyết định quan trọng trong đảng chỉ chứng minh rõ ràng thêm, giữa một vài người có quyền lực cao nhất đã không còn coi nhau là đồng chí nữa, mà đã coi nhau là kẻ thù. Vì thế Trung ương đảng đã chia rẽ thành những bè phái đứng sau những người này đánh phá lẫn nhau và giành giựt ghế trong Đại hội 12. Thậm chí họ đã và đang phỉ báng và bôi xấu nhau công khai trên một số mạng điện tử do họ giật dây, hoặc lợi dụng các tờ điện tử Cộng sản, Chính phủ, Công an, Quân đội nhân dân…để tìm cách lôi kéo bè đảng và chống phá lẫn nhau. Những hành động này cho thấy, sự tham quyền và tham tiền của những người cầm đầu toàn trị đang biến ĐCS thành như một con bệnh đã rơi vào thời kì bất trị! Sự tranh giành quyền-tiền rất trắng trợn diễn ra trên lưng nhân dân và trước nguy cơ xâm lấn của Bắc kinh!
Thực ra tình hình rất xấu của HNTU 10 chỉ xác minh thêm, đây là một đỉnh cao mới trong quá trình suy đồi ngày càng trầm trọng của chế độ toàn trị từ sau 1975.
Xét bối cảnh của đất nước ta hiện nay thì bên cạnh những tệ trạng xã hội càng gia tăng, các nguy cơ lệ thuộc phương Bắc có nguồn gốc căn bản từ chế độ toàn trị, cũng đang hé mở các triển vọng mới ngày thêm tỏa sáng trong tiến trình ý thức, tham gia và nỗ lực tổ chức cùng vận động của anh em dân chủ ở trong nước. Đất nước đang từ màn đêm chuyển sang rạng đông, hi vọng đang chuyển thành hiện thực!
Chính vì vậy trong dịp đầu năm – trong tinh thần dân chủ và với ý nguyện chung mong muốn cho nhân dân và đất nước sớm mở sang trang sử của một nước VIỆT NAM MỚI …- tôi muốn trao đổi một số nhận định và ý kiến về tình hình đất nước và các bước cần có để đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ trước mắt và lâu dài.
Mục tiêu cuối cùng và mục tiêu trước mắt
Mục tiêu chung rất quan trọng của mọi người là chuyển đổi VN từ chế độ độc đảng toàn trị sang chế độ dân chủ đa nguyên bằng phương pháp đấu tranh phi bạo lực. Vì chúng ta đều thấy rất rõ là, chế độ toàn trị kéo dài thêm một ngày, thêm một năm là đất nước và nhân dân thêm một ngày, thêm một năm tụt hậu, bất công, tham nhũng, đàn áp và nay còn rơi vào nguy cơ lệ thuộc Bắc kinh!
Trên 60 năm qua, kể từ khi họ độc quyền ở miền Bắc rồi mở rộng ra cả nước, nhân dân ta các giới –từ nông dân, công nhân, chuyên viên, văn nghệ sĩ tới trí thức… đã hi sinh rất nhiều chưa từng có trong lịch sử dân tộc; nhiều thế hệ đã hi vọng và đặt niềm tin vào họ, nhưng ngày càng thất vọng. Nhờ một số chiến thắng họ đã vội quên nhân dân, trở thành kiêu binh coi đất nước là tài sản riêng và nhân dân như nô lệ. Trên 60 năm họ đã dựng lên một chế độ tàn bạo, thối nát và bóc lột hơn cả thời thực dân Pháp và tồi tệ hơn cả những chế độ phong kiến vào những giai đoạn tồi tệ nhất!
Vì thế chế độ toàn trị không còn đủ tư cách và tính chính đáng đứng thêm hay kéo dài thêm nữa! Phải chấm dứt nó càng sớm càng tốt. Đó không chỉ là nguyện vọng của đa số nhân dân, mà nay cả nhiều đảng viên cũng đã ý thức được điều này. Vì thế cuộc tranh đấu phi bạo lực của những người dân chủ theo mục tiêu này chỉ là thực hiện ý nguyện chính đáng của nhân dân và theo tiếng gọi lương tâm trong sáng của mỗi người trong chúng ta!
Sự nghiệp giải thể độc tài, thiết lập dân chủ đa nguyên không phải là chuyện không tưởng. Chúng ta đã chứng kiến sự tan vỡ của Liên xô và các nước CS Đông Âu trước đây ¼ thế kỉ. Điều này hiện nay cũng đang trở thành khả năng có thực ở VN, một việc đang ở trong tầm tay của dân tộc ta.
Giai đoạn suy đồi không còn thể cứu vãn của chế độ toàn trị ở VN có thể thấy rất rõ trong tiến trình diễn ra liên tục từ 1975 trở về đây. Một cách tổng lược có thể thấy sự biến đổi theo hướng ngày càng đi xuống của chế độ này qua các giai đoạn:
1975- 79: Hào quang chiến thắng đã bao trùm tất cả: Đa số nhân dân nể và sợ. Thời kì họ tự hào „ra ngõ gặp anh hùng!“
1979-86: Gẫy đổ quan hệ Hà nội- Bắc kinh và cô lập với phương Tây qua 2 cuộc chiến tàn khốc ở biên giới phía Bắc và sa lầy ở Kampuchia dẫn tới nạn đói khủng khiếp. Nó chứng minh mô hình phát triển theo quốc doanh trong công nghiệp và hợp tác xã trong nông nghiệp thất bại toàn diện. Chính sự thất bại của chế độ toàn trị trong các lãnh vực kinh tế, nội trị và mặt trận ngoại giao khiến cho sự nể trọng của người dân giảm mạnh, các giới chuyên viên, trí thức và văn nghệ sĩ đòi „cởi trói“.
Từ cuối thập niên 80: Liên xô và Đông Âu sụp đổ. Ý thức hệ Marx-Lenin và mô hình XHCN sơ cứng cũng tan vỡ theo. Những người cầm đầu chế độ toàn trị phải quì gối cúi đầu tại Thành đô, Trung quốc, để cứu đảng. Còn trong đối nội thì chỉ „đổi mới“ giả hiệu một số mặt để kéo dài chế độ đàn áp và bóc lột.
Từ những năm đầu của Thế kỉ 21 những người cầm đầu chế độ toàn trị đã dùng đảng và chính quyền làm bình phong để giữ ghế, chia phần, tham nhũng. Họ đang chia bè, kết nhóm lợi ích vị kỉ chống phá lẫn nhau rất quỉ quyệt và tàn bạo, tự lộ rõ bản chất vô tư cách, tha hóa đạo đức và trốn trách nhiệm.
Mục tiêu, công thức của „đổi mới“ và hậu quả của nó đối với chế độ toàn trị
Giữ độc quyền cho đảng, tăng cường bộ máy công an mật vụ để làm lá chắn bảo vệ chế độ; trong kinh tế, thương mại và ngoại giao bắt buộc phải mở cửa nhưng ở chừng mực trong vòng kiểm soát. Trong đó lãnh vực then chốt là „Kinh tế thị trường định hướng XHCN“ với hệ thống các tập đoàn và tổng công ti nhà nước là nền tảng nhằm tạo phương tiện tiền bạc để nuôi bộ máy công an và cán bộ giúp đảng giữ độc quyền tiếp tục.
Kết quả của mô hình giữ vững chế độ độc đảng = công an trị + hệ thống kinh tế nhà nước làm chủ đạo sau gần 30 năm đang dẫn tới: Các cán bộ có chức quyền ở trung ương và địa phương lợi dụng sự độc quyền để xà xẻo những tài khoản khổng lồ trong các công trình xây dựng do các nguồn tài trợ ODA; biến các Tập đoàn và Tổng công ti nhà nước thành sân sau của họ, gia đình và vây cánh bòn rút tài sản công, lũng đoạn các hội đồng quản trị … bằng cách cho các thân tín đảm nhiệm các chức vụ then chốt. Dẫn tới tình trạng nhiều quan đỏ nay trở thành triệu phú (USD) do làm giầu bất chính rất nhanh, giống như sự thành hình của giới làm giầu bất chính mới Oligarch bên Nga hiện nay đang dùng tiền của để mua bán quyền lực và lũng đoạn chính trị, như chúng ta đều thấy. Trong khi đó nợ công gia tăng nhanh và cao trở thành gánh nặng cho toàn dân ta. Sau gần 30 năm „đổi mới“ nhưng kinh tế VN vẫn chỉ là làm gia công, xuất cảng nguyên liệu thô sơ và nhập siêu từ Trung quốc càng gia tăng, năng suất lao động chỉ bằng 1/16 của Singapore!
Đặc điểm rất quan trọng là trong thời gian gần 30 năm đổi mới này các người cầm đầu đều thuộc loại cá mè một lứa, không có ai trội và có uy tín nổi bật như các giai đoạn trước đó, nên dẫn tới tình trạng „sứ quân“ trong Bộ chính trị và Trung ương đảng. Nay một vài nhân vật có quyền lực đang dùng quyền và tiền bạc tích lũy được để tạo vây cánh, chống phá và thanh toán lẫn nhau. Dẫn tới tình trạng nhiều đảng trong một đảng!
Vì vậy những người cầm đầu chế độ càng mất uy tín, nhân dân coi thường họ; trí thức, chuyên viên không phục họ. Sự bất kính chuyển mạnh sang phê bình và chống đối công khai đang trở thành hướng phát triển chính trong các năm gần đây. Vì thế sự nhập cuộc chống lãnh đạo của đảng viên ngày càng nhiều là một bước tất yếu.
Từ ra ngõ gặp anh hùng thời thập niên 70, nay -40 năm sau- trở thành ra ngõ đụng quan tham và công an!
Thế và lực của những người dân chủ
Những năm đầu sau 1975 hầu như ở số không. Nhưng khi những mô hình xây dựng xã hội và kinh tế theo XHCN dẫn tới thất bại thì bắt đầu có những tiếng nói phản biện rời rạc của một số chuyên viên, trí thức và văn nghệ sĩ từ giữa thập niên 80. Tiếp đó, khi Đông Âu và Liên xô sụp đổ thì một số đảng viên cấp tiến đã nhận thấy toàn bộ mô hình Marx-Lenin không chỉ trong kinh tế mà cả trong chính trị đã trở nên bất cập, sai lầm, lỗi thời, không còn thích hợp nữa. Nên ngay trong đảng đã có tiếng nói đòi đổi mới phải đi bằng cả hai chân kinh tế lẫn chính trị. Khi ấy cả trong Bộ chính trị lẫn Trung ương đảng đã có người hưởng ứng, nhưng còn yếu thế.
Nhưng do những hậu quả của đổi mới một chân đã dẫn tới tham nhũng, bất công càng chồng chất và lộ liễu trong toàn bộ máy đảng và chính quyền và những cuộc đàn áp nhân dân càng tàn bạo thì bắt đầu hình thành các cuộc phản đối của quần chúng mang tính bộc phát chưa được tổ chức. Từ khi Bắc kinh đưa ra những đòi hỏi ngang ngược trên biển Đông và mở rộng xâm lấn trắng trợn trên các đảo do sự ươn hèn của nhóm cầm đầu Hà nội thì lòng dân bắt đầu chuyển hướng rõ rệt. Các cuộc biểu tình của thanh niên, chuyên viên, trí thức đã ra công khai; nhiều tuyên bố, kiến nghị nêu thẳng các vấn nạn của đất nước đã được cả hàng ngàn người kí tên ủng hộ, trong đó có nhiều đảng viên tên tuổi. Các mạng điện tử độc lập đã giúp thông tin nhanh, mở ra sự tham gia đông đảo và tích cực của nhiều giới. Nhiều Blogger thuộc nhiều giới khác nhau hoạt động ở ngay trong nước, bất kể những cuộc đàn áp và giam cầm. Các báo điện tử lề dân đảm nhiệm vai trò thông tin độc lập của một xã hội dân sự đang làm tệ liệt cả hệ thống to lớn của các báo và đài lề đảng!
Từ hai-ba năm trở lại đây đã và đang hình thành công khai các tổ chức dân sự từ báo chí, văn học, chính trị đến tôn giáo ở ngay trong nước, anh chị em đã tự tin và không biết sợ. Số người trẻ và phụ nữ tích cực nhập cuộc ngày càng đông. Tùy việc và tùy thời gian họ đã có tiếng nói chung đối với những vấn đề nóng bỏng của đất nước, như cuộc vận động chống việc giả vờ sửa đổi Hiến pháp 2013, tuyên bố chung về vụ giàn khoan HD 981, Thư của nhiều đảng viên kêu gọi dân chủ hóa trong đảng, Thư kêu gọi trả tự do cho những Blogger và các người dân chủ bị bắt giữ trái phép, các cuộc họp và hội thảo với đại diện các sứ quán Mĩ và EU tại VN về đàn áp nhân quyền, đàn áp báo chí…
Như vậy rõ ràng là, tiếng nói dân chủ từ 1975 tới nay đã từ không đến có, từ vài cá nhân rời rạc tới thành các tổ chức trong nhiều lãnh vực, ngày càng được sự tin cậy của nhân dân và sự ủng hộ quốc tế. Tiếng nói của họ đang dội mạnh vào ngay trong nội bộ đảng cầm quyền, gây hoang mang, phân hóa giữa một số người có quyền lực, tạo ra phong trào „tự diễn biến, tự chuyển biến“ ngay trong hàng ngũ chế độ toàn trị.
Sách lược chống bạo quyền của người dân chủ
Tuy chế độ toàn trị đang lún sâu vào khủng hoảng, uy tín không còn, lực đang phân hóa và trong nhóm chóp bu đang kình chống nhau kịch liệt. Nhưng xét về tương quan lực lượng thì hiện thời họ vẫn còn nắm thượng phong; tuy họ đang mất dần sự kiểm soát quần chúng và cả trong đảng, nhưng họ vẫn còn nắm được các bộ phận kìm kẹp là công an và bộ đội. Tuy nhiên đây chỉ là tạm thời. Vì kinh nghiệm ở cựu Liên xô và Đông Âu đã cho thấy, khi tình thế thay đổi lớn thì các lực lượng này sẽ bị vô hiệu hóa hoặc phải đổi chiều đứng về phía nhân dân.
Phía dân chủ cần khai thác sách lược phân hóa, chia để trị thật khôn ngoan và kiên tâm, nhất là cần tập trung tấn công và cô lập những người đầu não của chế độ toàn trị. Nhưng không nên nuôi ảo tưởng là, mình là „Phật“ có thể cải hóa được các tên đồ tể chính trị, hay ngờ ngệch nghĩ rằng „đuổi Trọng, dụng Dũng“. Cách này không khác đuổi hổ cửa trước, rước sói cửa sau! Các bài viết hay những việc làm theo chiều hướng đó sẽ chỉ làm cho những người dân chủ thật lòng xa lánh, nghi ngại và cuối cùng cánh của Dũng sẽ lợi dụng, phỗng tay trên thành quả tranh đấu của nhân dân!
Tích cực kêu gọi, khuyến khích các đảng viên tiến bộ và biết tự trọng hãy quyết chí hoạt động và đấu tranh tại chỗ, ngay trong đảng, cho các mục tiêu dân chủ…Việc làm này phải kiên trì, thông minh, không nhất thiết họ phải công khai đi với chúng ta. Khi có những điều kiện thuận lợi họ nên nắm chủ động được cơ quan, cô lập những phần tử cực đoan, tham nhũng thối nát…Sách lược hiệp đồng trong đánh ra ngoài đánh vào giữa các đảng viên tiến bộ và những tổ chức dân chủ cần được thực hiện kiên trì và thông minh.
Cần suy nghĩ để mở ra hướng đi thích hợp, cùng với các nguyên tắc và điều kiện căn bản cho khả năng hình thành một Liên Minh Những Người Dân chủ VN với sự tập hợp của các thành phần nhân dân, chuẩn bị việc thành lập một chính quyền mới sau khi chấm dứt chế độ toàn trị, với sự tham gia của các tổ chức và nhân sĩ dân chủ, kể cả thành phần các đảng viên tiến bộ tích cực để thiết lập một NƯỚC VIỆT NAM MỚI theo dân chủ đa nguyên…
Xây dựng lực lượng dân chủ
Điều có tính cơ bản trong đấu tranh chính trị là, các lực lượng dân chủ phải từng bước nắm chủ động về đường lối, tổ chức, nhân sự và vận động. Trong các biến động chính trị ở VN và thế giới đã chứng minh là, nếu các lực lượng dân chủ không được tổ chức chặt chẽ … thì các nhóm cực đoan dùng bạo lực (từ cực hữu tới cực tả) sẽ lợi dụng những khoảng trống chính trị khi cuộc biến động xẩy ra để chiếm độc quyền và thanh toán đối lập. Ở VN điển hình như „Cách mạng Mùa Thu 1945“. Khi ấy nhiều đảng không CS tuy mạnh hơn, nhưng thiếu tổ chức, không biết liên kết và thiếu kinh nghiệm chính trị nên đã để nhóm CS của HCM lèo lái các cuộc biểu tình của quần chúng thành các cuộc biểu dương sức mạnh của họ! Các biến động ở Ai cập từ 2011 tới nay cũng tương tự: Quần chúng rất bất bình với chế độ quân phiệt khi ấy, nhưng phía dân chủ không có tổ chức và không có người lãnh đạo, nên một tổ chức cực đoan Hồi giáo đã phỗng tay trên thành quả tranh đấu. Nhưng chỉ hai năm sau chế độ quân phiệt đã cướp lại quyền và Ai cập vẫn ngụp lặn trong độc tài!
Trong điều kiện hiện nay ở trong nước chưa thể có những đoàn thể lớn, phải tạm thời chia nhỏ và dùng nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Nhưng vẫn phải đặt tầm quan trọng trong liên lạc, phối hợp và yểm trợ lẫn nhau… từ những việc nhỏ tiến lên những việc lớn. Những người dân chủ đa nguyên cần nhận định rõ, khước từ bạo lực thì phải biết tập hợp quần chúng rộng lớn làm vũ khí đấu tranh. Khi điều kiện thuận lợi thì có thể mở các cuộc „xé rào“ với sự tham gia nhiệt tình của nhân dân nhiều giới. Như vậy phải biết đặt ưu tiên, tập hợp tất các lực lượng dân chủ -kể cả các đảng viên tiến bộ- để tranh đấu cương quyết dứt khoát chấm dứt chế độ độc tài độc đảng!
Chương trình hành động 2015 và thời gian tới
Nắm vững tình hình đối phương: Muốn chủ động và không để bất ngờ thì phải nắm sát, biết chính xác tình hình nội bộ chế độ toàn trị, từ những việc nhỏ đến việc lớn…để nắm được những động tĩnh và tính toán của các phe, của từng nhân vật chính, từ đó có những kế hoạch hành động chính xác, nhanh, gọn, thích hợp và hiệu quả. Chúng ta nhớ, vào giai đoạn 1943-45 nhóm Trường Chinh nhận cả thông tin của các gia nhân người Việt làm cho các quan lại thực dân Pháp ở Hà nội nên đã biết được bọn quan Pháp đang rơi vào hoang mang lúng túng, nên họ đã chuẩn bị các kế hoạch cần thiết để cướp chính quyền vào Thu 1945 tương đối nhanh, gọn nhất.
Tình hình Trung quốc: Có thể nói Bắc kinh là điểm tựa cuối cùng cho chế độ toàn trị ở VN. Cho nên Bắc kinh nhức đầu thì Hà nội sổ mũi. Chính sách thanh toán nội bộ ở cấp cao của Tập Cận Bình diễn ra rất nhanh và dồn dập. Điều này dưới chế độ toàn trị và những đặc thù về văn hóa-chính trị của Trung quốc có thể dẫn tới một số khả năng, trong đó có khả năng phục thù bắn hậu chống lại họ Tập, dẫn tới thanh trừng nội bộ và rối loạn từ trong đảng tới chính quyền và quân đội Trung quốc. Trước đây Mao đã giương ngọn cờ „Cách mạng văn hóa“ nhưng chỉ nhằm thanh toán đối thủ của ông ở ngay trong Bộ chính trị. Phong trào thanh lọc nội bộ của Mao đã làm tê liệt chế độ cả hàng chục năm. Nay họ Tập giương cờ „chống tham nhũng“, „giệt cả hổ lẫn ruồi“ liệu có khác thủ đoạn của Mao không?
Cho nên những người dân chủ VN cần tỉnh táo không để bất ngờ, theo dõi sát tình hình Trung quốc và phản ứng của những người cầm đầu chế độ toàn trị ở VN để chuẩn bị các sách lược cần thiết có lợi nhất nhằm chấm dứt chế độ toàn trị thần phục Bắc kinh ở VN.
Mĩ và EU: Ở vị trí của một siêu cường quốc, nên Mĩ ý thức rõ vai trò rất quan trọng cả trong an ninh lẫn thương mại của đường giao thông hàng hải quốc tế xuyên qua biển Đông. Mĩ cũng thấy vị thế địa lí chính trị rất quan trọng của VN trong chiến lược an ninh ở biển Đông như cái yết hầu trong việc kiềm chế chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bành trướng của Bắc kinh.
Mặc dầu kinh tế Mĩ đang phục hồi mạnh, nhưng trong Thông điệp Liên bang đầu năm, ngày 21.1. 2015, TT Obama đã xác định sách lược đối ngoại và an ninh của Hoa kì là không hành động đơn phương, nhưng sẽ kết hợp sức mạnh siêu cường của Mĩ với các đồng minh và thân hữu ở Âu-, Phi- và Á châu để ngăn chặn hữu hiệu các chủ trương khủng bố, phiêu lưu và „những nước lớn không được phép bắt nạt các nước nhỏ.“
Mức độ dấn thân của sách lược quay trục sang Thái bình dương và biển Đông của Mĩ như thế nào còn tùy thuộc thái độ của nhà cầm quyền Hà nội với Bắc kinh có rõ ràng và dứt khoát hay không, có thấy các hành động bành trướng của Bắc kinh là cực kì nguy hiểm hay vẫn coi Bắc kinh là „Bạn“ và gân cổ ca „16 chữ vàng“ cùng „bốn tốt“!!!. Chuyện của mình mà không biết tự cứu thì người ngoài không dại gì còng lưng ra cõng !!! Ngoài ra việc quay trục sang Thái bình dương cũng còn tùy mức độ giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine và tình hình Trung đông có trong vòng kiểm soát không. Cộng đồng người Việt ở Mĩ có thể tạo những áp lực trong các mùa bầu cử để chính giới Mĩ ủng hộ các cuộc vận động dân chủ ở VN. EU có thể ủng hộ về ngoại giao, nhân quyền và kinh tế hỗ trợ tích cực kế hoạch của Mĩ đối với VN và biển Đông.
Đại hội 12 đầu 2016 và các ngày lễ tròn trong 2015:
Đại hội 12 của ĐCSVN sẽ được tổ chức vào quí 1/2016 và diễn ra trong giai đoạn suy đồi rất mạnh với những tranh chấp phe nhóm rất tàn bạo của chế độ toàn trị trong cả nội trị, kinh tế lẫn ngoại giao. Những người cầm đầu mới chắc chắn cũng không thể làm thay đổi được tình hình, cũng vẫn cá mè một lứa như „tứ trụ“ hiện nay và có chiều hướng còn xấu hơn nữa. Vì thế cuộc chạy đua giành giựt ghế đang diễn ra rất khốc liệt với mọi phương tiện và thủ đoạn tàn bạo và tồi tệ giữa các „đồng chí“.
Trong năm 2015 là năm tròn của một số kỉ niệm quan trọng cả cho chế độ toàn trị lẫn người dân chủ: 40 năm sau 30.4.75, 70 năm cướp chính quyền của CSVN (2.9.45-2.9.2015), 85 năm ĐCSVN ra đời (3.2.1930-3.2.2015), 65 năm bang giao Việt-Trung (18.1.1950-18.1.2015), 20 năm bang giao Việt-Mĩ (12.7.95-12.7.2015)…
Mục tiêu 2015 của phía dân chủ: Cương quyết đẩy mạnh thêm cuộc vận động dân chủ để tạo ra những hoàn cảnh mới thuận lợi cho phía dân chủ. Nếu điều kiện trong nước và quốc tế thuận lợi thì cần biết khai thác theo thế „xé rào“ để đưa cuộc vận động dân chủ vững mạnh và tiến nhanh hơn.
Các hoạt động:
ĐH 12: Đòi dân chủ hóa nội bộ đảng bằng:
Các Đại hội đảng bộ tỉnh-thành phố chuẩn bị cử đại biểu dự ĐH 12 và bầu ban chấp hành mới ở địa phương phải do các đảng bộ địa phương toàn quyền phụ trách, chấm dứt sự chỉ thị và ra lệnh của Bộ chính trị về các quyết định nhân sự của địa phương và việc cử đại biểu tham dự ĐH 12.
Chức Tổng bí thư : Phải có ít nhất 3 ứng cử viên (UCV), các UCV được công khai trình bày mục tiêu, đường lối và chương trình hoạt động của mình. Nếu không có UCV nào đạt đa số quá bán thì 2 UCV có số phiếu cao nhất tranh cử chung kết, UCV nào có trên 50% phiếu đồng ý sẽ trúng cử TBT. Bầu cử, kiểm phiếu và tuyên bố kết quả công khai trước ĐH.
Mỗi UCV vào Bộ chính trị phải được sự giới thiệu của ít nhất 1/3 đại biểu tham dự ĐH…
Kỉ niệm 30.4.2015: Ngày Hòa giải dân tộc. Tổ chức tập thể cả Nam-Bắc thăm viếng các nghĩa trang binh sĩ và thường dân hai miền đã hi sinh trong cuộc nội chiến. Các tôn giáo tổ chức các lễ cầu siêu. Tổ chức các cuộc gặp gỡ chung giữa các thương binh, gia đình tử sĩ cả hai miền. Không viết bài trên báo, đài ca tụng bên này, đả phá bên kia liên quan tới cuộc nội chiến.
Kỉ niệm 19.1, 17.2….: Tổ chức thăm viếng các nghĩa trang, thương binh, gia đình tử sĩ đã hi sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược của Trung quốc ở biên giới phía Bắc 2. 1979, trận hải chiến chiếm Hoàng sa 1.1974 và trận hải chiến Gạc-ma đầu 3.1988…Mở Hội thảo Quốc tế ở trong nước về biển Đông. Tùy theo tình hình có thể tổ chức biều tình chống xâm lược của Bắc kinh và sự ươn hèn của Hà nội, đòi kiện Trung quốc công khai trước các tòa án quốc tế về vi phạm chủ quyển trên biển Đông của VN và các nước Asean…
Những hoạt động đặc biệt: Nếu xẩy ra những cuộc đàn áp, khủng bố và giam giữ nhiều người dân chủ thì cùng nhau lên tiếng kêu gọi Mĩ, EU, LHQ…không cấp chiếu khán xuất ngoại và khóa trương mục ngân hàng ở nước ngoài của những người phụ trách công tác an ninh trong Bộ chính trị và Chính phủ, một số tướng lãnh Công an đã nổi tiếng đàn áp những người dân chủ và nhân dân.
Nếu nhiều báo chí lề dân bị đàn áp và báo chí lề đảng bị bịt miệng thì đồng loạt lên tiếng yêu cầu Mĩ, EU, LHQ… không cấp chiếu khán xuất ngoại và khóa trương mục ngân hàng ở nước ngoài của một số nhân vật trong Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ thông tin tuyên truyền đã cấm báo chí mạng và bẻ cong ngòi bút các nhà báo lề đảng.
Khi xẩy ra những hành động xâm lấn mới của Bắc kinh hay khi có những biến động lớn ở Trung quốc cần kết hợp các hoạt động báo chí, biểu tình, vận động dư luận quốc tế áp lực với chế độ toàn trị CSVN trong việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.
Tùy theo tình hình có thể mở các cuộc vận động cả trong nước lẫn quốc tế đòi trả tự do cho từng người dân chủ hay cho tất cả những người khác chính kiến đã bị bắt giam. Kết hợp đòi hỏi những sự tham gia mới của VN vào các quan hệ kinh tế với phương Tây và nhân quyền (như TPP và Hội đồng Nhân quyền LHQ…) với những cải thiện kinh tế, lao động, luật pháp và nhân quyền theo hướng tự đo, dân chủ, chống bất công và bóc lột và công nhận các tổ chức của một xã hội dân sự. Những sự thỏa thuận này phải mang tính cách công khai và được kiểm nhận quốc tế.
Sự suy đồi của chế độ toàn trị đang chuyển sang mức độ ngày càng xấu hơn, với sự nghi kị và đối nghịch giữa các phe nhóm ở trung ương càng gia tăng, và sự kình chống kể cả thanh toán lẫn nhau giữa một vài người trong Bộ chính trị. Đây là những điều kiện có thể bộc phát mở ra những cuộc „xé rào“ theo thế chẻ tre cả trong nhân dân lẫn trong nội bộ đảng.
Các tổ chức và những người dân chủ cần chủ động và tỉnh táo, khi thời cơ mở ra thì chuyển thế đấu tranh bằng cách xé rào của phong trào quần chúng để mở rộng lực lượng. Từ đó mở ra thế và lực mới mạnh hơn làm đà mở ra những cuộc vận động mới để quyết đưa cuộc tranh đấu theo đúng hướng, giải quyết nhanh, gọn, chấm dứt chế độ toàn trị độc tài thối nát, để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên của một nước Việt Nam Mới!
Âu Dương Thệ