Sức khỏe và đời sống
Làm sao để không bị say sóng? Hà Dương Cự
Mấy năm gần đây việc du lịch bằng thuyền (cruise) trở nên khá thịnh hành vì tiện lợi và không quá đắt, nhưng có nhiều người không dám đi vì sợ bị say sóng.
Các thành phần của tai trong. (Hình: vestibular.org)
Mấy năm gần đây việc du lịch bằng thuyền (cruise) trở nên khá thịnh hành vì tiện lợi và không quá đắt, nhưng có nhiều người không dám đi vì sợ bị say sóng.
Tại sao lại bị say sóng và làm sao mà tránh bị say sóng để có thể du ngoạn khắp thế giới?
Triệu chứng say xe hay say sóng
Có người khi đi xe, thuyền hay bị chóng mặt và có thể bị nôn mửa. Hiện tượng này được gọi là say xe hay say sóng, tuy rằng nó có thể xảy ra khi đi máy bay hay chơi những trò chơi chuyển động mạnh. Tiếng Anh họ dùng chữ motion sickness, bệnh vì chuyển động, như vậy chính xác hơn. Tuy nhiên mình dùng quen từ say sóng thì cứ dùng như vậy. Những dấu hiệu của bệnh say sóng có thể là:
-Mặt mày nhợt nhạt.
-Chóng mặt hay xây xẩm mặt mày.
-Đổ mồ hôi.
-Cảm thấy buồn nôn.
-Nôn mửa.
Tại sao bị say sóng
Hiện tượng say sóng có liên quan tới sự thăng bằng và vị thế của cơ thể. Các nhà khoa học về y khoa không gian gọi đó là cảm giác định hướng không gian (spatial orientation). Tín hiệu của nhiều bộ phận trong cơ thể con người được gửi về bộ óc để duy trì sự định hướng không gian:
-Tai, đây là bộ phận quan trọng nhất về sự thăng bằng.
-Mắt, cho bộ óc biết là đang ở đâu và có di chuyển hay không.
-Da, các tế bào cảm nhận cho óc biết là phần nào đang chạm đất.
-Bắp thịt và khớp xương, cho óc biết phần nào trong cơ thể đang chuyển động.
Tất cả các bộ phận trên được gom chung lại và gọi là hệ thống tiền đình (vestibular system).
Vai trò của tai trong
Nhiệm vụ chính của tai là thu nhận âm thanh. Nhưng tai còn có một nhiệm vụ khác là giữ thăng bằng. Tai được chia làm ba phần: tai ngoài (outer ear), tai giữa (middle ear) và tai trong (inner ear).
Tai trong, ngoài phần dành cho âm thanh, còn có các bộ phận giúp cho bạn giữ thăng bằng. Tai trong có ba ống cong (semicircular canal) và hai túi gọi là saccule và utricle. Ba ống cong ở theo ba chiều hướng khác nhau và có chứa một chất lỏng. Chất lỏng đó di động theo sự chuyển động của đầu (thường là theo chuyển động của cơ thể).
Ngoài ra trong ba ống đó còn có chứa rất nhiều tế bào như sợi lông. Những sợi này cảm nhận sự di chuyển của chất lỏng và gửi thông tin này về não bộ. Hai túi saccule và utricle thì cảm nhận theo trọng lực, tức là có thể báo cho não bộ biết là bạn đứng hay nằm.
Các thành phần của tai. (Hình: keywordsuggest.org)Vai trò của não bộ
Bộ óc nhận tất cả thông tin từ những bộ phận trên và hợp lại để biết vị thế của cơ thể, đang đứng yên hay di chuyển và nằm hay ngồi… Nhưng nếu những tín hiệu đó không ăn khớp với nhau thì làm cho đầu óc lộn xộn và có thể gây ra say sóng. Thí dụ khi thuyền bạn đang đi bị sóng đánh tròng trành, tai bạn cảm nhận sự lay động đó mà vì bạn ở trong phòng mắt bạn không thấy sự chuyện động do đó óc nhận hai tín hiệu trái ngược và làm cho bạn có thể bị say sóng.
Tuy nhiên khoa học chỉ biết đến thế thôi. Câu hỏi là tại sao khi óc nhận được những tín hiệu trái ngược lại làm cho một số người bị chóng mặt và buồn nôn, trong khi đó một số người khác thì không? Câu hỏi này chưa có một lý thuyết nào giải thích ổn thỏa cả.
Theo thống kê thì trẻ con và người đàn bà khi có bầu dễ bị say sóng. Người Á Châu cũng dễ bị say sóng hơn người da trắng. Người ta nghi là do di truyền, nhưng chưa có chứng cớ rõ rệt.
Làm sao để tránh bị say sóng
Có rất nhiều phương cách để trị say sóng. Nhưng cho đến bây giờ chưa có cách nào hoàn hảo cả. Tùy theo từng người, có người chịu kiểu này có người chịu kiểu khác. Muốn biết cái nào tốt cho mình thì chỉ có cách là thử nghiệm nhiều lần với những phương cách khác nhau.
-Chọn vị trí: Khi đi xe hơi, cách tốt nhất để không bị say xe là lái xe. Vì đầu óc của người lái xe luôn luôn theo dõi sự chuyển động của xe nên không có sự lệch lạc trong đầu óc. Nếu bạn không thể lái xe được thì nên ngồi đằng trước và nhìn thẳng ra phía chân trời. Nếu kẹt phải ngồi phía sau thì nên nhìn ra ngoài, nếu được thì mở cửa sổ cho có gió thổi vào mặt. Không nên đọc sách hay đọc tin nhắn trên điện thoại di động.
Khi đi máy bay hay thuyền thì nên chọn chỗ nào ít bị dao động nhất. Trên máy bay thì chỗ ở giữa máy bay ngay trên cánh máy bay là chỗ êm ả nhất. Trên thuyền thì chọn phòng nào ở phía dưới gần mặt biển. Trên xe lửa thì ngồi quay ra phía trước sẽ đỡ bị chóng mặt hơn là quay ra phía sau.
-Thức ăn và dược thảo: Trước khi đi tránh ăn thức ăn khó tiêu, tránh uống rượu, tránh ăn quá no. Gừng có thể làm cho bớt bị say sóng. Bạn có thể ăn kẹo gừng hay mứt gừng. Có người nói ngửi vỏ cam hay quýt cũng làm cho bớt bị say sóng.
-Bấm huyệt: Bấm huyệt nội quan ở trên cổ tay có thể làm giảm chứng say sóng. Để tìm huyệt nội quan bạn để ba ngón tay trên cổ tay như hình vẽ thứ nhất. Huyệt nội quan ở dưới ngón tay trỏ giữa hai gân chính của tay. Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt nội quan (hình số 2) và xoay vòng tròn trong vòng 2, 3 phút. Ấn mạnh nhưng không được quá mạnh. Xong tay này thì đổi qua tay kia.
Bấm huyệt nội quan rất phổ thông nên ngoài thị trường có bán một cái vòng đeo vào cổ tay để làm giống như là bấm huyệt vậy. Có người lại dùng một dụng cụ điện gọi là EMS (electrical muscle stimulator) để truyền một dòng điện nhỏ vào chỗ bấm huyệt để làm giảm say sóng.
-Thuốc trừ say sóng: Có nhiều loại thuốc dùng để trị say sóng.
+Thuốc uống: Tên của hai thứ thuốc uống chống say sóng thông dụng là Bonine (Meclizine) và Dramamine (demenhydrinate) có bán tại những tiệm thuốc. Thuốc này phải uống trước khi đi một giờ thì mới có hiệu nghiệm và có tác dụng phụ là làm cho buồn ngủ.
+Thuốc dán: Loại này được xem là thuốc trị say sóng hiệu nghiệm nhất. Thuốc dán này tròn nhỏ như đồng một xu, dán đằng sau tai. Thuốc dán sẽ từ từ nhả chất thuốc có tên là scopolamine qua làn da. Thuốc này phải có toa bác sĩ mới mua được và phải dán khoảng 3 giờ trước khi khởi hành. Thuốc này có hiệu nghiệm tới ba ngày nhưng có tác dụng phụ làm cho khô cổ và có thể làm cho buồn ngủ và mắt mờ. Tôi có người bạn dùng thứ này và rất thích vì hiệu quả và không bị tác dụng phụ nào. Nhưng có người thì lại không dùng được vì bị khô cổ không chịu được.
+Thuốc bôi: Có một thứ thuốc bôi cũng khá tốt tên là Motioneaze có bán tại Walmart và online. Thuốc bôi vào đằng sau tai cùng chỗ như thuốc dán. Đây là loại thuốc dược thảo, giống như dầu xanh của mình, không bị tác dụng phụ và có hiệu quả trong vòng 5 phút.
Nói tóm lại, nếu bạn thích đi du lịch bằng thuyền hay bất cứ phương tiện nào khác thì cứ đi đừng sợ bị say sóng. Vì nếu bạn chịu khó thử những phương pháp trị say sóng nêu trên thế nào cũng có cái hợp với bạn và giúp bạn vượt qua được cửa ải đó. (Hà Dương Cự)
__._,_.___
Làm sao để không bị say sóng? Hà Dương Cự
Mấy năm gần đây việc du lịch bằng thuyền (cruise) trở nên khá thịnh hành vì tiện lợi và không quá đắt, nhưng có nhiều người không dám đi vì sợ bị say sóng.
Mấy năm gần đây việc du lịch bằng thuyền (cruise) trở nên khá thịnh hành vì tiện lợi và không quá đắt, nhưng có nhiều người không dám đi vì sợ bị say sóng.
Tại sao lại bị say sóng và làm sao mà tránh bị say sóng để có thể du ngoạn khắp thế giới?
Triệu chứng say xe hay say sóng
Có người khi đi xe, thuyền hay bị chóng mặt và có thể bị nôn mửa. Hiện tượng này được gọi là say xe hay say sóng, tuy rằng nó có thể xảy ra khi đi máy bay hay chơi những trò chơi chuyển động mạnh. Tiếng Anh họ dùng chữ motion sickness, bệnh vì chuyển động, như vậy chính xác hơn. Tuy nhiên mình dùng quen từ say sóng thì cứ dùng như vậy. Những dấu hiệu của bệnh say sóng có thể là:
-Mặt mày nhợt nhạt.
-Chóng mặt hay xây xẩm mặt mày.
-Đổ mồ hôi.
-Cảm thấy buồn nôn.
-Nôn mửa.
Tại sao bị say sóng
Hiện tượng say sóng có liên quan tới sự thăng bằng và vị thế của cơ thể. Các nhà khoa học về y khoa không gian gọi đó là cảm giác định hướng không gian (spatial orientation). Tín hiệu của nhiều bộ phận trong cơ thể con người được gửi về bộ óc để duy trì sự định hướng không gian:
-Tai, đây là bộ phận quan trọng nhất về sự thăng bằng.
-Mắt, cho bộ óc biết là đang ở đâu và có di chuyển hay không.
-Da, các tế bào cảm nhận cho óc biết là phần nào đang chạm đất.
-Bắp thịt và khớp xương, cho óc biết phần nào trong cơ thể đang chuyển động.
Tất cả các bộ phận trên được gom chung lại và gọi là hệ thống tiền đình (vestibular system).
Vai trò của tai trong
Nhiệm vụ chính của tai là thu nhận âm thanh. Nhưng tai còn có một nhiệm vụ khác là giữ thăng bằng. Tai được chia làm ba phần: tai ngoài (outer ear), tai giữa (middle ear) và tai trong (inner ear).
Tai trong, ngoài phần dành cho âm thanh, còn có các bộ phận giúp cho bạn giữ thăng bằng. Tai trong có ba ống cong (semicircular canal) và hai túi gọi là saccule và utricle. Ba ống cong ở theo ba chiều hướng khác nhau và có chứa một chất lỏng. Chất lỏng đó di động theo sự chuyển động của đầu (thường là theo chuyển động của cơ thể).
Ngoài ra trong ba ống đó còn có chứa rất nhiều tế bào như sợi lông. Những sợi này cảm nhận sự di chuyển của chất lỏng và gửi thông tin này về não bộ. Hai túi saccule và utricle thì cảm nhận theo trọng lực, tức là có thể báo cho não bộ biết là bạn đứng hay nằm.
Các thành phần của tai. (Hình: keywordsuggest.org)Vai trò của não bộ
Bộ óc nhận tất cả thông tin từ những bộ phận trên và hợp lại để biết vị thế của cơ thể, đang đứng yên hay di chuyển và nằm hay ngồi… Nhưng nếu những tín hiệu đó không ăn khớp với nhau thì làm cho đầu óc lộn xộn và có thể gây ra say sóng. Thí dụ khi thuyền bạn đang đi bị sóng đánh tròng trành, tai bạn cảm nhận sự lay động đó mà vì bạn ở trong phòng mắt bạn không thấy sự chuyện động do đó óc nhận hai tín hiệu trái ngược và làm cho bạn có thể bị say sóng.
Tuy nhiên khoa học chỉ biết đến thế thôi. Câu hỏi là tại sao khi óc nhận được những tín hiệu trái ngược lại làm cho một số người bị chóng mặt và buồn nôn, trong khi đó một số người khác thì không? Câu hỏi này chưa có một lý thuyết nào giải thích ổn thỏa cả.
Theo thống kê thì trẻ con và người đàn bà khi có bầu dễ bị say sóng. Người Á Châu cũng dễ bị say sóng hơn người da trắng. Người ta nghi là do di truyền, nhưng chưa có chứng cớ rõ rệt.
Làm sao để tránh bị say sóng
Có rất nhiều phương cách để trị say sóng. Nhưng cho đến bây giờ chưa có cách nào hoàn hảo cả. Tùy theo từng người, có người chịu kiểu này có người chịu kiểu khác. Muốn biết cái nào tốt cho mình thì chỉ có cách là thử nghiệm nhiều lần với những phương cách khác nhau.
-Chọn vị trí: Khi đi xe hơi, cách tốt nhất để không bị say xe là lái xe. Vì đầu óc của người lái xe luôn luôn theo dõi sự chuyển động của xe nên không có sự lệch lạc trong đầu óc. Nếu bạn không thể lái xe được thì nên ngồi đằng trước và nhìn thẳng ra phía chân trời. Nếu kẹt phải ngồi phía sau thì nên nhìn ra ngoài, nếu được thì mở cửa sổ cho có gió thổi vào mặt. Không nên đọc sách hay đọc tin nhắn trên điện thoại di động.
Khi đi máy bay hay thuyền thì nên chọn chỗ nào ít bị dao động nhất. Trên máy bay thì chỗ ở giữa máy bay ngay trên cánh máy bay là chỗ êm ả nhất. Trên thuyền thì chọn phòng nào ở phía dưới gần mặt biển. Trên xe lửa thì ngồi quay ra phía trước sẽ đỡ bị chóng mặt hơn là quay ra phía sau.
-Thức ăn và dược thảo: Trước khi đi tránh ăn thức ăn khó tiêu, tránh uống rượu, tránh ăn quá no. Gừng có thể làm cho bớt bị say sóng. Bạn có thể ăn kẹo gừng hay mứt gừng. Có người nói ngửi vỏ cam hay quýt cũng làm cho bớt bị say sóng.
-Bấm huyệt: Bấm huyệt nội quan ở trên cổ tay có thể làm giảm chứng say sóng. Để tìm huyệt nội quan bạn để ba ngón tay trên cổ tay như hình vẽ thứ nhất. Huyệt nội quan ở dưới ngón tay trỏ giữa hai gân chính của tay. Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt nội quan (hình số 2) và xoay vòng tròn trong vòng 2, 3 phút. Ấn mạnh nhưng không được quá mạnh. Xong tay này thì đổi qua tay kia.
Bấm huyệt nội quan rất phổ thông nên ngoài thị trường có bán một cái vòng đeo vào cổ tay để làm giống như là bấm huyệt vậy. Có người lại dùng một dụng cụ điện gọi là EMS (electrical muscle stimulator) để truyền một dòng điện nhỏ vào chỗ bấm huyệt để làm giảm say sóng.
-Thuốc trừ say sóng: Có nhiều loại thuốc dùng để trị say sóng.
+Thuốc uống: Tên của hai thứ thuốc uống chống say sóng thông dụng là Bonine (Meclizine) và Dramamine (demenhydrinate) có bán tại những tiệm thuốc. Thuốc này phải uống trước khi đi một giờ thì mới có hiệu nghiệm và có tác dụng phụ là làm cho buồn ngủ.
+Thuốc dán: Loại này được xem là thuốc trị say sóng hiệu nghiệm nhất. Thuốc dán này tròn nhỏ như đồng một xu, dán đằng sau tai. Thuốc dán sẽ từ từ nhả chất thuốc có tên là scopolamine qua làn da. Thuốc này phải có toa bác sĩ mới mua được và phải dán khoảng 3 giờ trước khi khởi hành. Thuốc này có hiệu nghiệm tới ba ngày nhưng có tác dụng phụ làm cho khô cổ và có thể làm cho buồn ngủ và mắt mờ. Tôi có người bạn dùng thứ này và rất thích vì hiệu quả và không bị tác dụng phụ nào. Nhưng có người thì lại không dùng được vì bị khô cổ không chịu được.
+Thuốc bôi: Có một thứ thuốc bôi cũng khá tốt tên là Motioneaze có bán tại Walmart và online. Thuốc bôi vào đằng sau tai cùng chỗ như thuốc dán. Đây là loại thuốc dược thảo, giống như dầu xanh của mình, không bị tác dụng phụ và có hiệu quả trong vòng 5 phút.
Nói tóm lại, nếu bạn thích đi du lịch bằng thuyền hay bất cứ phương tiện nào khác thì cứ đi đừng sợ bị say sóng. Vì nếu bạn chịu khó thử những phương pháp trị say sóng nêu trên thế nào cũng có cái hợp với bạn và giúp bạn vượt qua được cửa ải đó. (Hà Dương Cự)
__._,_.___