Trang Lá cải 30 tháng 06 -2025: Mặt đâm đãng cuả Hồ Chí Minh... đẫm nước mắt !
xxx
************
Nữ danh ca U80 trẻ đẹp như 50, 30 năm độc thân, giờ sống cùng con trai 42 tuổi chưa vợ
Tùng Ninh
3–4 minutes
Mới đây, chương trình Ăn ngon mặc đẹp yêu đời đã lên sóng với sự tham gia của danh ca Phương Hồng Quế.
Phương Hồng Quế
Mở
đầu chương trình, nhà thiết kế Thái Nguyễn giới thiệu về nữ danh ca:
"Cô là người phụ nữ đã dành cả thanh xuân cho sân khấu, và giờ đang tận
hưởng từng khoảnh khắc của một cuộc sống độc thân an yên".
Danh ca
Phương Hồng Quế hiện ở tuổi U80 nhưng vẫn trẻ trung, nhiều năng lượng,
xinh đẹp vô cùng. Bà chia sẻ về bí quyết của mình: "Mỗi giai đoạn, yêu đời mang một nghĩa khác nhau. Có lúc là yêu gia đình, có lúc là yêu sự tự do.
Hiện
tại, tôi sống một mình, không ai ràng buộc, không cần nấu ăn cho ai.
Tôi tự do đi shopping, dành thời gian cho những người bạn yêu thương bên
cạnh và hơn hết, tôi tận hưởng cuộc sống không vướng bận.
Với
tôi yêu đời không phải lúc nào cũng là những điều lớn lao. Là một nghệ
sĩ, có thể buồn đấy, nhưng chỉ cần lên sân khấu, được đứng cạnh những
đồng nghiệp thân quen, nỗi buồn nào cũng nhẹ lại.
Nghệ sĩ gặp nhau không giỡn cái này cũng giỡn cái kia".
Thái
Nguyễn nghe xong thốt lên: "Cô Quế là người luôn thoải mái, cởi mở với
tất cả mọi người. Đó là lý do khán giả yêu cô, không chỉ vì giọng hát mà
vì chính con người cô."
Khi được hỏi có tin vào định mệnh không, Phương Hồng Quế đáp: "Tin chứ! Cuộc gặp gỡ giữa tôi và chồng cũ là một định mệnh.
Chúng
tôi gặp nhau lần đầu ở Cần Thơ, rồi sau này lại tình cờ gặp lại ở bệnh
viện Sài Gòn. Một ánh mắt, một lần mở cửa phòng khám, một cái giật mình
rồi chúng tôi trở thành vợ chồng.
Tình yêu nhẹ nhàng như thế,
nhưng đủ sâu để tôi nhớ suốt đời. Ngày đó, chúng tôi còn đi xe đạp. Tôi
ngồi trên xà ngang, hạnh phúc giản dị mà giờ khó tìm lại được.
Có lẽ vì từng trải qua những ngã rẽ tình cảm, nên tôi chọn giữ lại những gì đẹp nhất trong tim.
Về
mối tình đầu của mình, lúc đó tôi còn nhỏ dại, thích người đàn ông lớn
tuổi hơn. Nhưng về sau, khi biết họ đã có gia đình thì tôi vỡ mộng. Từ
đó, tôi không còn tin vào tình yêu đẹp nữa.
Dù độc thân 30 năm,
cuộc sống hiện tại của tôi không hề cô đơn. Tôi sống cùng hai con, con
trai lớn 42 tuổi làm trong bệnh viện, con gái 36 vẫn ở chung. Ở Mỹ,
người ta 18 là ra riêng, nhưng từ đợt dịch, con trai tôi về ở chung. Giờ
được nấu ăn cho con là một niềm vui.
Tôi cũng hy vọng một ngày nào đó sẽ được làm bà. Tôi từng hối thúc con lập gia đình, nhưng bây giờ chọn cách nhẹ nhàng hơn.
Chưa có diễm phúc làm bà nội, nhưng thôi, để con cái thoải mái. Tôi không muốn gây áp lực.
Một
cuộc đời đầy thăng trầm, từ ánh đèn sân khấu đến căn bếp ấm cúng nơi
góc nhà, tôi giữ một tinh thần sống tích cực, duyên dáng, và sâu sắc.
Yêu đời, đôi khi chỉ là chấp nhận mọi thứ nhẹ nhàng, vì chuyện gì rồi
cũng có hai mặt."
***********
Cuộc vây bắt 100 nghi phạm gọi điện thoại lừa hơn 2.000 tỷ đồng
7–9 minutes
Nghệ AnTừ
sân bay, cửa khẩu đến nhà riêng, gần 100 nghi phạm trong nhóm "người
Việt lừa người Việt" qua gọi điện thoại đã bị trinh sát khống chế trong
chiến dịch truy quét quy mô lớn.
Bốn tháng trước, Công an
tỉnh Nghệ An nhận được nhiều đơn trình báo về việc bị lừa đảo qua mạng
thông qua chiêu bài rủ đầu tư "làm nhiệm vụ" mua hàng trên các sàn
thương mại điện tử để hưởng "hoa hồng". Nhiều gia đình kinh tế khánh
kiệt vì nạn nhân có phần hám lợi, tin vào những lời hứa "cứ xuống tiền,
sẽ sinh lợi nhuận cao và được hoàn vốn khi gặp rủi ro".
Ban chuyên án xác định các nạn nhân bị nhiều tổ chức tội phạm "giăng bẫy". Đầu tiên là một đường dây lừa đảo xuyên quốc gia với hàng nghìn người tham gia,
ẩn náu tại các đặc khu, ốc đảo, tòa nhà cao tầng ở Myanmar và
Philippines. Các ông chủ người Trung Quốc điều hành toàn bộ hoạt động,
từ thuê trụ sở đến trả lương.
Đường dây này hoạt động rộng khắp
thế giới, có chi nhánh tại nhiều nước châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, mỗi nơi
cử người bản địa phụ trách. Ở Việt Nam, khoảng 300 người tham gia, tất
cả tự tìm hiểu thông tin tuyển dụng "việc nhẹ lương cao" trên mạng rồi
liên hệ, được tài trợ vé máy bay sang Myanmar và Philippines.
Phan Đình Thịnh (trái) và Lê Thị Trà tại cơ quan điều tra. Ảnh: Hòa Vang
Quản
lý chung của nhóm là Phan Đình Thịnh, 30 tuổi và vợ Lê Thị Trà, 26
tuổi, cùng trú xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên. Hàng ngày, họ hướng dẫn
nhân viên dùng chiêu "người Việt lừa người Việt", lập tài khoản ảo trên
mạng xã hội để làm quen và dụ dỗ người ở trong nước đầu tư "làm nhiệm
vụ" trên các sàn thương mại điện tử có giao diện giống Shopee và Lazada
do công ty tự xây dựng.
Chúng sử dụng phần mềm chỉnh sửa hình ảnh
đại diện tài khoản mạng xã hội, tiếp cận phụ nữ đơn thân, đàn ông trung
niên. Ban đầu làm quen, tìm hiểu tính cách, sở thích, sau đó "tỏ tình",
rủ đầu tư. Giai đoạn đầu, các nạn nhân được cho thắng ba lần, nhận cả
vốn lẫn lãi hàng chục triệu đồng. Từ lần thứ tư, chúng yêu cầu đầu tư
thêm để sinh lời cao hơn, rồi cố tình gây lỗi hệ thống, buộc nộp thêm
tiền khắc phục mới được rút, cho đến khi nạn nhân không còn khả năng chi
trả.
Thịnh và Trà là tổ trưởng, lương mỗi tháng 30 triệu đồng,
nhân viên hưởng 15-18 triệu đồng, thêm "hoa hồng" trích từ tiền lừa đảo
trong một tháng. Theo thỏa thuận, nếu một tổ lừa được một tỷ đồng thì tổ
trưởng nhận 7%, nhân viên từ 3-7%, phần còn lại chuyển về công ty chi
phí hoạt động.
Nhóm tội phạm ở Việt Nam tự sắm máy tính, tổ chức hoạt động lừa đảo tại nhà riêng. Ảnh: Hòa Vang
Nhân
viên được tính công theo ngày, nghỉ sẽ bị trừ lương, muốn về nước phải
hoàn tiền vé máy bay, nộp thêm "phí đào tạo", từ 60-100 triệu đồng. Ông
chủ là người quyết định cho nhân viên rời công ty hay không. Ai muốn
"giải thoát" nhưng không có tiền thì phải làm không lương để trừ chi
phí. Nếu thấy nạn nhân nào đầu tư nhiều tiền, đích thân ông chủ sẽ "khai
thác" đến khi cạn kiệt tài sản.
Theo điều tra viên, tổ chức thứ hai là các nhóm lừa đảo trong nước.
Những người này từng làm việc cho các tổ chức ở Myanmar và Philippines
trở về, dựng lại mô hình cũ, tập hợp nhóm 5-7 người, sử dụng nhà riêng ở
nơi hẻo lánh làm nơi hoạt động. Chúng sống khép kín, khóa cửa cả ngày
để gọi điện lừa đảo. Lợi nhuận chia theo tỷ lệ: Kẻ cầm đầu hưởng 30-40%,
phần còn lại chia cho các thành viên.
Phạm vi hoạt động của nhóm
lừa đảo này khắp các tỉnh thành trong nước, mỗi ngày thực hiện hàng chục
phi vụ thành công, vì thế khoản tiền thu lợi bất chính rất lớn. Có nghi
phạm làm giàu lên nhanh chóng, như một người ở Bắc Ninh vừa về nước
chưa đầy nửa năm đã xây được căn biệt thự hai tầng trên khu đất rộng
hàng nghìn m2, nội thất đắt đỏ, mua ôtô tiền tỷ.
Nhà riêng của một nghi phạm cầm đầu đường dây lừa đảo tại tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Hòa Vang
Công
an tỉnh Nghệ An cho biết, trinh sát đã điều tra trên không gian mạng và
tới các tỉnh xác minh thông tin bị hại phản ánh, song thời gian đầu như
"mò kim đáy bể", do thông tin nhóm tội phạm đưa ra đều ảo, tài khoản
nhận tiền không chính chủ. Việc truy vết nghi phạm ở nước ngoài gặp
nhiều trở ngại vì cơ chế phối hợp với nhà chức trách sở tại còn vướng
mắc.
Sau hơn ba tháng, chân dung các nghi phạm được làm rõ, nút
thắt vụ án cơ bản được "giải mã". Công an Nghệ An phối hợp với Cục
nghiệp vụ Bộ Công an, công an các tỉnh và cửa khẩu, sân bay trên cả nước
lên kế hoạch "cất vó", nhắm vào ba nhóm: nghi phạm từ Myanmar,
Philippines nhập cảnh về nước; người từng tham gia đường dây, đã về quê;
và nhóm đang trực tiếp hoạt động tại nhiều tỉnh thành.
"Giữa các
nghi phạm có sự liên kết khá chặt chẽ, vì thế phải phá án đồng thời để
chúng không kịp trở tay. Nếu làm không nhất quán, nhóm tội phạm phát
hiện 'động' sẽ tìm cách thông báo cho nhau để tẩu thoát hoặc xóa dấu
vết, khi đó mọi công sức đeo bám trong nhiều tháng qua sẽ trở nên vô
nghĩa", một trinh sát nói.
Thủ đoạn của băng nhóm lừa đảo qua mạng, chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng. Video: Hòa Vang - Đức Hùng - Huy Mạnh
Ngày
23/6, các tổ công tác của ban chuyên án đồng loạt ra quân. Tại một số
cửa khẩu và sân bay của các tỉnh, hàng chục cán bộ công an mặc thường
phục chia làm nhiều mũi, theo dõi từ xa. Thấy một nghi phạm hoàn thành
thủ tục nhập cảnh thì lập tức bám sát, khống chế trong vài chục giây.
Nhóm tội phạm về nước bằng máy bay hoặc ôtô qua cửa khẩu, đi trên nhiều
chuyến. Ban đầu khi bị còng tay thì phản ứng bảo "bắt sai người", song
lúc cảnh sát đưa ra các chứng cứ cùng hình ảnh in trên lệnh bắt thì im
lặng.
Cùng thời điểm, nhiều mũi trinh sát tới nhà các nghi phạm
từng tham gia tổ chức lừa đảo ở nước ngoài, công bố lệnh bắt. Vợ chồng
Thịnh - Trà tại huyện Hưng Nguyên, nơi cả hai vừa về quê được vài tuần.
Họ mặt biến sắc và nhận tội. Một số người thân bất ngờ vì lâu nay tưởng
con đi làm "việc nhẹ lương cao".
Theo trinh sát, nhóm trực tiếp
hoạt động trong nước là khó xử lý nhất, vì ẩn náu trong nhà kiên cố, gắn
camera giám sát, xa khu dân cư. Tại mỗi tỉnh, trinh sát từ nhiều mũi
đồng loạt đột kích vào bên trong. Thấy bị lộ, các nghi phạm tắt máy
tính, vứt điện thoại, máy tính, định tẩu thoát nhưng bị siết vòng vây.
Trong
một ngày, ban chuyên án đã bắt gần 100 người liên quan các tổ chức lừa
đảo trong và ngoài nước, thu nhiều điện thoại, máy tính và tài liệu liên
quan.
Hàng chục nghi phạm bị bắt tại một sân bay. Ảnh: Hòa Vang
Công
an tỉnh Nghệ An cho hay, để phá vụ án này, cán bộ chiến sĩ của đơn vị
phải căng mình, "đau đầu" vạch ra nhiều phương án tác chiến. Nạn nhân
cũng như tội phạm đều ở các tỉnh thành xa, do đó nhiều trinh sát đã phải
di chuyển hàng nghìn km, xa nhà trong nhiều tháng để điều tra.
Thời
gian tới, Công an tỉnh Nghệ An sẽ liên lạc với nhà chức trách Myanmar
và Philippines để cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng về các nhóm tội
phạm lừa đảo xuyên quốc gia, lên cơ chế phối hợp để chặt đứt "vòi bạch
tuộc".
Cơ quan điều tra cáo buộc, đến khi bị triệt phá, đường dây
do vợ chồng Thịnh - Trà quản lý cùng các nhóm trong nước đã lừa hàng
nghìn người, chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng. Trung bình mỗi nghi phạm lừa
hàng chục bị hại. Hai trường hợp mất nhiều nhất là người đàn ông trung
niên ở Nghệ An và TP HCM, bị chiếm đoạt lần lượt 15 và 42 tỷ đồng chỉ
trong hai ngày.
Hiện Thịnh, Trà và hơn 90 người đã bị khởi tố, bắt giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Đức Hùng
***********
Uẩn khúc sau vụ án giấu thi thể trong tủ quần áo
7–9 minutes
MỹBảy
tiếng sau khi về nhà, Chris Johnson phát hiện thi thể vị hôn thê trong
tủ quần áo, những tình tiết kỳ lạ khiến vụ án mất hơn hai thập kỷ mới
được hoá giải.
Ngày 21/8/1998, Andrea Cincotta tận hưởng
ngày nghỉ hiếm hoi, bắt đầu bằng hoạt động yêu thích là đi bơi, sau đó
ghé qua thư viện công cộng. Đến khoảng 11h, nữ thủ thư 52 tuổi trở về
căn hộ hai phòng ngủ chung sống với vị hôn phu Chris Johnson ở hạt
Arlington, bang Virginia.
Hôm đó Chris phải đi làm. Andrea có kế hoạch ăn trưa với một người bạn, nhưng bà đã không đến buổi hẹn lúc 13h.
Chris cho biết khi tan ca về nhà vào giờ ăn tối, ông không thấy bóng dáng Andrea, không thấy ôtô của bà và cửa nhà không khóa.
Chris
kể với chính quyền rằng đã ăn nhẹ, tắm rửa và giặt quần áo trong khi
chờ Andrea về. Ông cũng gọi cho con trai Andrea là Kevin Cincotta, vài
người bạn của bà và bệnh viện địa phương để hỏi thăm tung tích.
Chris
ngủ thiếp đi vào khoảng 23h30 và thức dậy sau đó hai giờ, nhận ra cửa
tủ quần áo trong phòng ngủ gần như đóng chặt, dù Andrea luôn để cửa mở.
Ông cho biết đã mở cửa tủ để rồi phát hiện vị hôn thê "lạnh ngắt" bên
trong.
"Tôi đã nghĩ bạn gái tôi mất tích. Tôi không nhìn thấy cô
ấy. Chúng tôi có hẹn ra ngoài vào tối nay", Chris bình tĩnh giải thích
với một điều phối viên 911 trong cuộc gọi khác thường. Sau đó ông nói
thêm: "Nhưng tôi nghĩ cô ấy đã chết rồi".
Thái độ kỳ lạ
Ngoài
chiếc ôtô của Andrea bị mất, Chris nói với cảnh sát rằng một cọc tiền
xu, một lọ tiền xu và vài chiếc ví của Andrea đã biến mất khỏi căn hộ.
Ông cũng để ý thấy căn hộ trông như vừa được hút bụi.
Sở Cảnh sát
hạt Arlington tập trung điều tra Chris sau khi thấy giọng điệu ông bình
tĩnh khác thường trong cuộc gọi 911. Chris cũng là người phát hiện ôtô
của Andrea bị bỏ lại bên lề xa lộ liên bang cách căn hộ khoảng 14 km. Bộ
ly hợp đã bị cháy, nhưng nhà chức trách không tìm thấy bất kỳ dấu vân
tay hoặc mẫu ADN nào bên trong.
Chris Johnson bị cảnh sát thẩm vấn trong nhiều giờ sau khi phát hiện thi thể. Ảnh: Arlington Circuit Court
Chris
bị thẩm vấn 25 giờ trong ba ngày tiếp theo mà không yêu cầu luật sư.
Theo luật, các thám tử được phép nói dối nghi phạm, vì vậy, họ nói với
Chris rằng dấu vân tay của ông được tìm thấy trên cơ thể Andrea và giám
định y khoa xác định rằng nạn nhân bị giết một thời gian sau khi ông đi
làm về.
Sau đó, Chris đưa ra một loạt tuyên bố kỳ lạ với cảnh sát trong cuộc thẩm vấn được ghi âm.
"Có
phải ông đã đặt Andrea vào cái tủ đó?", thám tử hỏi. "Tôi không nhớ là
đã đặt cô ấy vào tủ quần áo", Chris trả lời sau chuỗi im lặng dài. "Dựa
trên những gì tôi được kể trong tòa nhà này, tôi không thể đưa ra kết
luận nào khác, ví dụ như tôi hẳn đã đặt cô ấy vào tủ quần áo, vì họ nói
rằng dấu vân tay của tôi có trên cơ thể cô ấy", ông ta nói.
Trong
một phần khác của cuộc thẩm vấn, sau khi các thám tử bảo Chris tưởng
tượng chính mình đã thực hiện tội ác, Chris nói trong trạng thái gần như
xuất thần rằng ông đã "đánh vào cổ cô ấy, khiến cô ấy ngã và đập đầu".
Tuy
nhiên, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Andrea không bị thương
nghiêm trọng ở đầu và chết do bị siết cổ. Nhà chức trách xác định nạn
nhân tử vong trước 13h, trong khi Chris đang làm việc ở công ty.
Nghi phạm bị bỏ qua
Kevin,
24 tuổi, không tin rằng Chris - người đã hẹn hò với mẹ mình trong 10
năm - lại có thể lấy đi mạng sống của bà. Kevin nói với các thám tử rằng
người đầu tiên anh nghi ngờ là một kẻ đã gặp Andrea vài tuần trước khi
bà qua đời.
Lúc đó, Andrea đang mang một chiếc máy vi tính cũ ra
khỏi căn hộ để vứt bỏ thì đụng độ một người đàn ông từ công ty thu gom
rác trong bãi đậu xe. Người này nói rằng công ty không tái chế máy vi
tính, nhưng nói thêm rằng anh ta muốn xin nó để sử dụng cho mục đích cá
nhân, sau đó đi theo Andrea vào trong để lấy máy tính và máy in.
Andrea
còn gọi điện cho người đàn ông đó vài ngày sau vì anh ta gặp khó khăn
trong việc cài đặt máy tính, Chris cũng nói chuyện với anh ta.
Kevin
cố gắng chứng minh rằng chính quyền cần phải xem xét kỹ hơn về người
đàn ông nọ. Nhưng nhà chức trách dường như chỉ tập trung vào Chris. Họ
xác định được kẻ xin máy tính và thẩm vấn anh ta, nhưng sau đó nói với
Kevin rằng anh ta đã được xóa bỏ hiềm nghi do ADN và dấu vân tay không
được tìm thấy trong căn hộ.
Không nản lòng, Kevin thuê một thám tử tư và xác định kẻ đó là Bobby Joe Leonard.
Bobby
là tội phạm tình dục đã đăng ký, thường xuyên ra vào nhà tù vì tội cướp
và hành hung. Chưa đầy một tuần sau cái chết của Andrea, Bobby bị bắt
vì hành hung vợ. Sau hai tháng ngồi tù, anh ta lại bị bắt vì tội hiếp
dâm và cố sát hại một thiếu nữ 13 tuổi. Vụ án này có điểm tương đồng kỳ
lạ với trường hợp của Andrea là nạn nhân bị bóp cổ và bỏ lại trong tủ
quần áo. Bobby bị tuyên án tù chung thân vì hai tội danh này.
Trong
khi đó, vụ án của Andrea bế tắc. Kevin vẫn không ngừng theo đuổi công
lý cho mẹ và duy trì tình bạn với Chris, kể cả khi ông kết hôn với tình
yêu mới.
Lời thú tội bất ngờ
Năm 2018, 20
năm sau vụ sát hại Andrea, án mạng được tái điều tra. Giống như các thám
tử năm xưa, thám tử mới phụ trách vụ án tin rằng Chris có thể có liên
quan và cho Kevin xem đoạn video thẩm vấn Chris. Những câu nói kỳ lạ của
Chris đủ để thuyết phục Kevin rằng người đàn ông mà anh từng kính trọng
có thể có liên quan và đồng ý đeo thiết bị ghi âm lén khi nói chuyện
với Chris.
"Ít nhất ông cũng biết chuyện gì đã xảy ra... Còn tôi
không biết gì", Kevin nói với Chris trong cuộc thảo luận kéo dài gần hai
giờ. "Ta không thể cho cậu biết điều gì. Kevin, ta không giết mẹ cậu.
Và ta xin lỗi vì khiến cậu nghĩ ta đã làm thế", Chris nói.
Kế
hoạch kết thúc mà không mang lại nhiều thông tin, vì thế thám tử chuyển
sự chú ý sang Bobby. Anh ta đồng ý cung cấp thông tin để đổi lấy việc
không bị đề nghị án tử hình.
Bobby thừa nhận đã quay lại nhà
Andrea và tấn công khi bà đi lấy đồ uống cho anh ta. Bobby nói đã siết
cổ khiến nạn nhân ngã xuống, không có sự vật lộn, chống trả hay bất cứ
điều gì. Anh ta cũng thừa nhận đã ăn cắp xe của Andrea và bỏ lại dọc
đường sau khi xe hỏng.
Tuy nhiên, Bobby gây ngạc nhiên khi khai
rằng có một "quý ông" mà anh ta từng nói chuyện về máy vi tính yêu cầu
đến nhà sát hại Andrea. Người đàn ông đó chưa bao giờ tiết lộ tên nhưng
Bobby biết đó là bạn trai của Andrea, kẻ này hứa nếu anh ta thực hiện
yêu cầu, sẽ nhận được 5.000 USD để sẵn trong một chiếc giày trong tủ
quần áo.
Nhưng Bobby cho biết không tìm thấy bất kỳ khoản tiền nào
trong tủ, cũng không thể tiếp tục truy cứu vì đã bị bắt ngay sau đó vì
tội hành hung vợ.
Tháng 8/2021, chính quyền tin rằng đã có đủ bằng chứng cần thiết để bắt Chris vì giết người thuê.
Chris Johnson (trái) và Andrea Cincotta. Ảnh: ABC
Chris
ra tòa vào tháng 10/2022. Các công tố viên đã yêu cầu bồi thẩm đoàn
nghe bản ghi âm cuộc gọi 911 và xem đoạn video thẩm vấn Chris, nhưng cáo
buộc của họ chủ yếu dựa vào lời khai từ Bobby.
Luật sư bào chữa
lập luận không có bằng chứng pháp y hay hồ sơ tài chính nào liên kết
Chris với những gì Bobby cáo buộc. Theo họ, Bobby, một tội phạm bạo lực
bị kết án, chỉ lôi kéo Chris vào vụ án nhằm trao đổi lời khai lấy cơ hội
được chuyển đến một nhà tù khác có mức an ninh thấp hơn.
"Anh ta
sẽ tin lời một người nào đó qua điện thoại hứa để 5.000 USD trong tủ
quần áo nếu nhận nhiệm vụ, dù chưa từng gặp? Không hợp lý chút nào",
luật sư của Chris nói.
Bồi thẩm đoàn đồng ý với lập luận của bên bào chữa, mất chưa đầy một giờ để tuyên Chris trắng án.
"Tôi thấy nhẹ nhõm, nhưng vẫn rất buồn khi cô ấy ra đi", Chris nói với truyền thông khi rời tòa án.
Bobby bị tuyên án tù chung thân lần thứ hai, sau khi nhận tội giết Andrea.
Tuệ Anh (Theo Oxygen, ABC News)
************
Kiện đòi tình phí vì 'tán mãi không đổ'
Trung QuốcVương
Khôn theo đuổi Lý Thúy hơn 2 năm, chuyển tổng cộng 400.000 nhân dân tệ
(hơn 1,4 tỷ đồng), sau đó đâm đơn kiện đòi tiền vì phát hiện Thúy ở bên
người khác.
The Paper đưa tin ngày 28/6, TAND
quận Khiêu Đình, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc ra phán quyết vụ
tranh chấp tiền bạc giữa Vương Khôn và Lý Thúy.
Hai người quen
biết thông qua việc kinh doanh và trở thành bạn bè. Cả hai đều đã ly
hôn, Khôn muốn theo đuổi Thúy. Từ năm 2022, Khôn bắt đầu bày tỏ tình cảm
với Thúy qua các lần chuyển khoản trên ứng dụng WeChat. Thúy từ chối
nhận một số khoản tiền, bao gồm "1.314 nhân dân tệ" và các số tiền mang ý
nghĩa đặc biệt khác. Trong văn hóa Trung Quốc, số 1314 thường được dùng
để thể hiện tình yêu "trọn đời trọn kiếp".
Thúy cũng từng hai lần chuyển trả lại tổng cộng 60.000 nhân dân tệ, nhưng Khôn không nhận.
Tháng
9/2023, Thúy vay Khôn 200.000 nhân dân tệ với lý do cần tiền đầu tư.
Đến cuối năm 2024, Khôn đã chuyển tổng cộng 400.000 nhân dân tệ (hơn 1,4
tỷ đồng) cho Thúy.
Tuy nhiên, Thúy không đón nhận tình cảm của Khôn và nhiều lần hứa trả lại tiền.
Hồi
tháng 2, Khôn phát hiện Thúy có quan hệ thân mật với người khác, tức
giận yêu cầu cô trả tiền ngay lập tức hoặc viết giấy nợ. Thúy từ chối,
Khôn đệ đơn kiện lên TAND quận Khiêu Đình để đòi nợ.
Trong phiên tòa, Thúy lập luận rằng ngoại trừ khoản vay 200.000 nhân dân tệ, số tiền còn lại là do Khôn tự nguyện tặng cho cô.
Tòa
án cho rằng trọng tâm tranh chấp trong vụ án này là xác định tính chất
của khoản tiền. Thứ nhất, hai bên đều công nhận số tiền 200.000 nhân dân
tệ chuyển khoản ngân hàng và số tiền 10.000 nhân dân tệ chuyển khoản
WeChat được Thúy nói rõ là "mượn dùng trước, sẽ chuyển lại sau" nên được
coi là khoản vay.
Thứ hai, Thúy nhiều lần hứa trả lại tiền trong
các cuộc trò chuyện WeChat. Kết hợp với lịch sử giao dịch, có thể xác
định rằng hầu hết những lần chuyển tiền WeChat khác cũng là khoản vay,
nhưng cần khấu trừ "1.314 nhân dân tệ" có hàm ý đặc biệt. Đối với số
tiền 60.000 nhân dân tệ Thúy từng cố gắng trả lại, nếu đó là khoản vay,
theo lẽ thường Khôn nên nhận, nhưng thực tế anh ta lại từ chối nhận. Vì
vậy số tiền này được coi là khoản tặng cho.
Cuối cùng, tòa án xác
định số tiền vay là 340.000 nhân dân tệ (hơn 1,2 tỷ đồng), lệnh cho Thúy
phải trả lại trong thời hạn quy định.
Chủ tọa phiên tòa chỉ ra
tiền không thể mua được tình yêu đích thực. Nếu dùng số tài sản lớn để
"đầu tư tình cảm", một khi mối quan hệ tan vỡ, thường phải đối mặt với
tình thế "mất cả chì lẫn chài".
Hợp đồng cho vay giữa các cá nhân
được thiết lập khi khoản vay được cung cấp, nhưng cần phải chứng minh
rằng hai bên có thỏa thuận cho vay. Các khoản chuyển tiền có ý nghĩa đặc
biệt như "1314" dễ được xác định là khoản tặng cho nếu không có thỏa
thuận cho vay rõ ràng; ngay cả khi có thể thu hồi được một phần tiền,
bên chuyển tiền cũng phải chịu trách nhiệm chứng minh, theo đuổi quá
trình tố tụng vất vả và kết quả khó đoán trước.
Để tránh tranh
chấp, các khoản vay lớn nên được ký kết bằng giấy ghi nợ, ghi rõ số
tiền, mục đích, thời hạn trả nợ...; các khoản chuyển khoản hàng ngày
cũng được khuyến nghị ghi chú cụ thể, lưu giữ lịch sử liên lạc và chứng
từ chuyển khoản đầy đủ.
Trang Lá cải 30 tháng 06 -2025: Mặt đâm đãng cuả Hồ Chí Minh... đẫm nước mắt !
xxx
************
Nữ danh ca U80 trẻ đẹp như 50, 30 năm độc thân, giờ sống cùng con trai 42 tuổi chưa vợ
Tùng Ninh
3–4 minutes
Mới đây, chương trình Ăn ngon mặc đẹp yêu đời đã lên sóng với sự tham gia của danh ca Phương Hồng Quế.
Phương Hồng Quế
Mở
đầu chương trình, nhà thiết kế Thái Nguyễn giới thiệu về nữ danh ca:
"Cô là người phụ nữ đã dành cả thanh xuân cho sân khấu, và giờ đang tận
hưởng từng khoảnh khắc của một cuộc sống độc thân an yên".
Danh ca
Phương Hồng Quế hiện ở tuổi U80 nhưng vẫn trẻ trung, nhiều năng lượng,
xinh đẹp vô cùng. Bà chia sẻ về bí quyết của mình: "Mỗi giai đoạn, yêu đời mang một nghĩa khác nhau. Có lúc là yêu gia đình, có lúc là yêu sự tự do.
Hiện
tại, tôi sống một mình, không ai ràng buộc, không cần nấu ăn cho ai.
Tôi tự do đi shopping, dành thời gian cho những người bạn yêu thương bên
cạnh và hơn hết, tôi tận hưởng cuộc sống không vướng bận.
Với
tôi yêu đời không phải lúc nào cũng là những điều lớn lao. Là một nghệ
sĩ, có thể buồn đấy, nhưng chỉ cần lên sân khấu, được đứng cạnh những
đồng nghiệp thân quen, nỗi buồn nào cũng nhẹ lại.
Nghệ sĩ gặp nhau không giỡn cái này cũng giỡn cái kia".
Thái
Nguyễn nghe xong thốt lên: "Cô Quế là người luôn thoải mái, cởi mở với
tất cả mọi người. Đó là lý do khán giả yêu cô, không chỉ vì giọng hát mà
vì chính con người cô."
Khi được hỏi có tin vào định mệnh không, Phương Hồng Quế đáp: "Tin chứ! Cuộc gặp gỡ giữa tôi và chồng cũ là một định mệnh.
Chúng
tôi gặp nhau lần đầu ở Cần Thơ, rồi sau này lại tình cờ gặp lại ở bệnh
viện Sài Gòn. Một ánh mắt, một lần mở cửa phòng khám, một cái giật mình
rồi chúng tôi trở thành vợ chồng.
Tình yêu nhẹ nhàng như thế,
nhưng đủ sâu để tôi nhớ suốt đời. Ngày đó, chúng tôi còn đi xe đạp. Tôi
ngồi trên xà ngang, hạnh phúc giản dị mà giờ khó tìm lại được.
Có lẽ vì từng trải qua những ngã rẽ tình cảm, nên tôi chọn giữ lại những gì đẹp nhất trong tim.
Về
mối tình đầu của mình, lúc đó tôi còn nhỏ dại, thích người đàn ông lớn
tuổi hơn. Nhưng về sau, khi biết họ đã có gia đình thì tôi vỡ mộng. Từ
đó, tôi không còn tin vào tình yêu đẹp nữa.
Dù độc thân 30 năm,
cuộc sống hiện tại của tôi không hề cô đơn. Tôi sống cùng hai con, con
trai lớn 42 tuổi làm trong bệnh viện, con gái 36 vẫn ở chung. Ở Mỹ,
người ta 18 là ra riêng, nhưng từ đợt dịch, con trai tôi về ở chung. Giờ
được nấu ăn cho con là một niềm vui.
Tôi cũng hy vọng một ngày nào đó sẽ được làm bà. Tôi từng hối thúc con lập gia đình, nhưng bây giờ chọn cách nhẹ nhàng hơn.
Chưa có diễm phúc làm bà nội, nhưng thôi, để con cái thoải mái. Tôi không muốn gây áp lực.
Một
cuộc đời đầy thăng trầm, từ ánh đèn sân khấu đến căn bếp ấm cúng nơi
góc nhà, tôi giữ một tinh thần sống tích cực, duyên dáng, và sâu sắc.
Yêu đời, đôi khi chỉ là chấp nhận mọi thứ nhẹ nhàng, vì chuyện gì rồi
cũng có hai mặt."
***********
Cuộc vây bắt 100 nghi phạm gọi điện thoại lừa hơn 2.000 tỷ đồng
7–9 minutes
Nghệ AnTừ
sân bay, cửa khẩu đến nhà riêng, gần 100 nghi phạm trong nhóm "người
Việt lừa người Việt" qua gọi điện thoại đã bị trinh sát khống chế trong
chiến dịch truy quét quy mô lớn.
Bốn tháng trước, Công an
tỉnh Nghệ An nhận được nhiều đơn trình báo về việc bị lừa đảo qua mạng
thông qua chiêu bài rủ đầu tư "làm nhiệm vụ" mua hàng trên các sàn
thương mại điện tử để hưởng "hoa hồng". Nhiều gia đình kinh tế khánh
kiệt vì nạn nhân có phần hám lợi, tin vào những lời hứa "cứ xuống tiền,
sẽ sinh lợi nhuận cao và được hoàn vốn khi gặp rủi ro".
Ban chuyên án xác định các nạn nhân bị nhiều tổ chức tội phạm "giăng bẫy". Đầu tiên là một đường dây lừa đảo xuyên quốc gia với hàng nghìn người tham gia,
ẩn náu tại các đặc khu, ốc đảo, tòa nhà cao tầng ở Myanmar và
Philippines. Các ông chủ người Trung Quốc điều hành toàn bộ hoạt động,
từ thuê trụ sở đến trả lương.
Đường dây này hoạt động rộng khắp
thế giới, có chi nhánh tại nhiều nước châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, mỗi nơi
cử người bản địa phụ trách. Ở Việt Nam, khoảng 300 người tham gia, tất
cả tự tìm hiểu thông tin tuyển dụng "việc nhẹ lương cao" trên mạng rồi
liên hệ, được tài trợ vé máy bay sang Myanmar và Philippines.
Phan Đình Thịnh (trái) và Lê Thị Trà tại cơ quan điều tra. Ảnh: Hòa Vang
Quản
lý chung của nhóm là Phan Đình Thịnh, 30 tuổi và vợ Lê Thị Trà, 26
tuổi, cùng trú xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên. Hàng ngày, họ hướng dẫn
nhân viên dùng chiêu "người Việt lừa người Việt", lập tài khoản ảo trên
mạng xã hội để làm quen và dụ dỗ người ở trong nước đầu tư "làm nhiệm
vụ" trên các sàn thương mại điện tử có giao diện giống Shopee và Lazada
do công ty tự xây dựng.
Chúng sử dụng phần mềm chỉnh sửa hình ảnh
đại diện tài khoản mạng xã hội, tiếp cận phụ nữ đơn thân, đàn ông trung
niên. Ban đầu làm quen, tìm hiểu tính cách, sở thích, sau đó "tỏ tình",
rủ đầu tư. Giai đoạn đầu, các nạn nhân được cho thắng ba lần, nhận cả
vốn lẫn lãi hàng chục triệu đồng. Từ lần thứ tư, chúng yêu cầu đầu tư
thêm để sinh lời cao hơn, rồi cố tình gây lỗi hệ thống, buộc nộp thêm
tiền khắc phục mới được rút, cho đến khi nạn nhân không còn khả năng chi
trả.
Thịnh và Trà là tổ trưởng, lương mỗi tháng 30 triệu đồng,
nhân viên hưởng 15-18 triệu đồng, thêm "hoa hồng" trích từ tiền lừa đảo
trong một tháng. Theo thỏa thuận, nếu một tổ lừa được một tỷ đồng thì tổ
trưởng nhận 7%, nhân viên từ 3-7%, phần còn lại chuyển về công ty chi
phí hoạt động.
Nhóm tội phạm ở Việt Nam tự sắm máy tính, tổ chức hoạt động lừa đảo tại nhà riêng. Ảnh: Hòa Vang
Nhân
viên được tính công theo ngày, nghỉ sẽ bị trừ lương, muốn về nước phải
hoàn tiền vé máy bay, nộp thêm "phí đào tạo", từ 60-100 triệu đồng. Ông
chủ là người quyết định cho nhân viên rời công ty hay không. Ai muốn
"giải thoát" nhưng không có tiền thì phải làm không lương để trừ chi
phí. Nếu thấy nạn nhân nào đầu tư nhiều tiền, đích thân ông chủ sẽ "khai
thác" đến khi cạn kiệt tài sản.
Theo điều tra viên, tổ chức thứ hai là các nhóm lừa đảo trong nước.
Những người này từng làm việc cho các tổ chức ở Myanmar và Philippines
trở về, dựng lại mô hình cũ, tập hợp nhóm 5-7 người, sử dụng nhà riêng ở
nơi hẻo lánh làm nơi hoạt động. Chúng sống khép kín, khóa cửa cả ngày
để gọi điện lừa đảo. Lợi nhuận chia theo tỷ lệ: Kẻ cầm đầu hưởng 30-40%,
phần còn lại chia cho các thành viên.
Phạm vi hoạt động của nhóm
lừa đảo này khắp các tỉnh thành trong nước, mỗi ngày thực hiện hàng chục
phi vụ thành công, vì thế khoản tiền thu lợi bất chính rất lớn. Có nghi
phạm làm giàu lên nhanh chóng, như một người ở Bắc Ninh vừa về nước
chưa đầy nửa năm đã xây được căn biệt thự hai tầng trên khu đất rộng
hàng nghìn m2, nội thất đắt đỏ, mua ôtô tiền tỷ.
Nhà riêng của một nghi phạm cầm đầu đường dây lừa đảo tại tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Hòa Vang
Công
an tỉnh Nghệ An cho biết, trinh sát đã điều tra trên không gian mạng và
tới các tỉnh xác minh thông tin bị hại phản ánh, song thời gian đầu như
"mò kim đáy bể", do thông tin nhóm tội phạm đưa ra đều ảo, tài khoản
nhận tiền không chính chủ. Việc truy vết nghi phạm ở nước ngoài gặp
nhiều trở ngại vì cơ chế phối hợp với nhà chức trách sở tại còn vướng
mắc.
Sau hơn ba tháng, chân dung các nghi phạm được làm rõ, nút
thắt vụ án cơ bản được "giải mã". Công an Nghệ An phối hợp với Cục
nghiệp vụ Bộ Công an, công an các tỉnh và cửa khẩu, sân bay trên cả nước
lên kế hoạch "cất vó", nhắm vào ba nhóm: nghi phạm từ Myanmar,
Philippines nhập cảnh về nước; người từng tham gia đường dây, đã về quê;
và nhóm đang trực tiếp hoạt động tại nhiều tỉnh thành.
"Giữa các
nghi phạm có sự liên kết khá chặt chẽ, vì thế phải phá án đồng thời để
chúng không kịp trở tay. Nếu làm không nhất quán, nhóm tội phạm phát
hiện 'động' sẽ tìm cách thông báo cho nhau để tẩu thoát hoặc xóa dấu
vết, khi đó mọi công sức đeo bám trong nhiều tháng qua sẽ trở nên vô
nghĩa", một trinh sát nói.
Thủ đoạn của băng nhóm lừa đảo qua mạng, chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng. Video: Hòa Vang - Đức Hùng - Huy Mạnh
Ngày
23/6, các tổ công tác của ban chuyên án đồng loạt ra quân. Tại một số
cửa khẩu và sân bay của các tỉnh, hàng chục cán bộ công an mặc thường
phục chia làm nhiều mũi, theo dõi từ xa. Thấy một nghi phạm hoàn thành
thủ tục nhập cảnh thì lập tức bám sát, khống chế trong vài chục giây.
Nhóm tội phạm về nước bằng máy bay hoặc ôtô qua cửa khẩu, đi trên nhiều
chuyến. Ban đầu khi bị còng tay thì phản ứng bảo "bắt sai người", song
lúc cảnh sát đưa ra các chứng cứ cùng hình ảnh in trên lệnh bắt thì im
lặng.
Cùng thời điểm, nhiều mũi trinh sát tới nhà các nghi phạm
từng tham gia tổ chức lừa đảo ở nước ngoài, công bố lệnh bắt. Vợ chồng
Thịnh - Trà tại huyện Hưng Nguyên, nơi cả hai vừa về quê được vài tuần.
Họ mặt biến sắc và nhận tội. Một số người thân bất ngờ vì lâu nay tưởng
con đi làm "việc nhẹ lương cao".
Theo trinh sát, nhóm trực tiếp
hoạt động trong nước là khó xử lý nhất, vì ẩn náu trong nhà kiên cố, gắn
camera giám sát, xa khu dân cư. Tại mỗi tỉnh, trinh sát từ nhiều mũi
đồng loạt đột kích vào bên trong. Thấy bị lộ, các nghi phạm tắt máy
tính, vứt điện thoại, máy tính, định tẩu thoát nhưng bị siết vòng vây.
Trong
một ngày, ban chuyên án đã bắt gần 100 người liên quan các tổ chức lừa
đảo trong và ngoài nước, thu nhiều điện thoại, máy tính và tài liệu liên
quan.
Hàng chục nghi phạm bị bắt tại một sân bay. Ảnh: Hòa Vang
Công
an tỉnh Nghệ An cho hay, để phá vụ án này, cán bộ chiến sĩ của đơn vị
phải căng mình, "đau đầu" vạch ra nhiều phương án tác chiến. Nạn nhân
cũng như tội phạm đều ở các tỉnh thành xa, do đó nhiều trinh sát đã phải
di chuyển hàng nghìn km, xa nhà trong nhiều tháng để điều tra.
Thời
gian tới, Công an tỉnh Nghệ An sẽ liên lạc với nhà chức trách Myanmar
và Philippines để cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng về các nhóm tội
phạm lừa đảo xuyên quốc gia, lên cơ chế phối hợp để chặt đứt "vòi bạch
tuộc".
Cơ quan điều tra cáo buộc, đến khi bị triệt phá, đường dây
do vợ chồng Thịnh - Trà quản lý cùng các nhóm trong nước đã lừa hàng
nghìn người, chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng. Trung bình mỗi nghi phạm lừa
hàng chục bị hại. Hai trường hợp mất nhiều nhất là người đàn ông trung
niên ở Nghệ An và TP HCM, bị chiếm đoạt lần lượt 15 và 42 tỷ đồng chỉ
trong hai ngày.
Hiện Thịnh, Trà và hơn 90 người đã bị khởi tố, bắt giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Đức Hùng
***********
Uẩn khúc sau vụ án giấu thi thể trong tủ quần áo
7–9 minutes
MỹBảy
tiếng sau khi về nhà, Chris Johnson phát hiện thi thể vị hôn thê trong
tủ quần áo, những tình tiết kỳ lạ khiến vụ án mất hơn hai thập kỷ mới
được hoá giải.
Ngày 21/8/1998, Andrea Cincotta tận hưởng
ngày nghỉ hiếm hoi, bắt đầu bằng hoạt động yêu thích là đi bơi, sau đó
ghé qua thư viện công cộng. Đến khoảng 11h, nữ thủ thư 52 tuổi trở về
căn hộ hai phòng ngủ chung sống với vị hôn phu Chris Johnson ở hạt
Arlington, bang Virginia.
Hôm đó Chris phải đi làm. Andrea có kế hoạch ăn trưa với một người bạn, nhưng bà đã không đến buổi hẹn lúc 13h.
Chris cho biết khi tan ca về nhà vào giờ ăn tối, ông không thấy bóng dáng Andrea, không thấy ôtô của bà và cửa nhà không khóa.
Chris
kể với chính quyền rằng đã ăn nhẹ, tắm rửa và giặt quần áo trong khi
chờ Andrea về. Ông cũng gọi cho con trai Andrea là Kevin Cincotta, vài
người bạn của bà và bệnh viện địa phương để hỏi thăm tung tích.
Chris
ngủ thiếp đi vào khoảng 23h30 và thức dậy sau đó hai giờ, nhận ra cửa
tủ quần áo trong phòng ngủ gần như đóng chặt, dù Andrea luôn để cửa mở.
Ông cho biết đã mở cửa tủ để rồi phát hiện vị hôn thê "lạnh ngắt" bên
trong.
"Tôi đã nghĩ bạn gái tôi mất tích. Tôi không nhìn thấy cô
ấy. Chúng tôi có hẹn ra ngoài vào tối nay", Chris bình tĩnh giải thích
với một điều phối viên 911 trong cuộc gọi khác thường. Sau đó ông nói
thêm: "Nhưng tôi nghĩ cô ấy đã chết rồi".
Thái độ kỳ lạ
Ngoài
chiếc ôtô của Andrea bị mất, Chris nói với cảnh sát rằng một cọc tiền
xu, một lọ tiền xu và vài chiếc ví của Andrea đã biến mất khỏi căn hộ.
Ông cũng để ý thấy căn hộ trông như vừa được hút bụi.
Sở Cảnh sát
hạt Arlington tập trung điều tra Chris sau khi thấy giọng điệu ông bình
tĩnh khác thường trong cuộc gọi 911. Chris cũng là người phát hiện ôtô
của Andrea bị bỏ lại bên lề xa lộ liên bang cách căn hộ khoảng 14 km. Bộ
ly hợp đã bị cháy, nhưng nhà chức trách không tìm thấy bất kỳ dấu vân
tay hoặc mẫu ADN nào bên trong.
Chris Johnson bị cảnh sát thẩm vấn trong nhiều giờ sau khi phát hiện thi thể. Ảnh: Arlington Circuit Court
Chris
bị thẩm vấn 25 giờ trong ba ngày tiếp theo mà không yêu cầu luật sư.
Theo luật, các thám tử được phép nói dối nghi phạm, vì vậy, họ nói với
Chris rằng dấu vân tay của ông được tìm thấy trên cơ thể Andrea và giám
định y khoa xác định rằng nạn nhân bị giết một thời gian sau khi ông đi
làm về.
Sau đó, Chris đưa ra một loạt tuyên bố kỳ lạ với cảnh sát trong cuộc thẩm vấn được ghi âm.
"Có
phải ông đã đặt Andrea vào cái tủ đó?", thám tử hỏi. "Tôi không nhớ là
đã đặt cô ấy vào tủ quần áo", Chris trả lời sau chuỗi im lặng dài. "Dựa
trên những gì tôi được kể trong tòa nhà này, tôi không thể đưa ra kết
luận nào khác, ví dụ như tôi hẳn đã đặt cô ấy vào tủ quần áo, vì họ nói
rằng dấu vân tay của tôi có trên cơ thể cô ấy", ông ta nói.
Trong
một phần khác của cuộc thẩm vấn, sau khi các thám tử bảo Chris tưởng
tượng chính mình đã thực hiện tội ác, Chris nói trong trạng thái gần như
xuất thần rằng ông đã "đánh vào cổ cô ấy, khiến cô ấy ngã và đập đầu".
Tuy
nhiên, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Andrea không bị thương
nghiêm trọng ở đầu và chết do bị siết cổ. Nhà chức trách xác định nạn
nhân tử vong trước 13h, trong khi Chris đang làm việc ở công ty.
Nghi phạm bị bỏ qua
Kevin,
24 tuổi, không tin rằng Chris - người đã hẹn hò với mẹ mình trong 10
năm - lại có thể lấy đi mạng sống của bà. Kevin nói với các thám tử rằng
người đầu tiên anh nghi ngờ là một kẻ đã gặp Andrea vài tuần trước khi
bà qua đời.
Lúc đó, Andrea đang mang một chiếc máy vi tính cũ ra
khỏi căn hộ để vứt bỏ thì đụng độ một người đàn ông từ công ty thu gom
rác trong bãi đậu xe. Người này nói rằng công ty không tái chế máy vi
tính, nhưng nói thêm rằng anh ta muốn xin nó để sử dụng cho mục đích cá
nhân, sau đó đi theo Andrea vào trong để lấy máy tính và máy in.
Andrea
còn gọi điện cho người đàn ông đó vài ngày sau vì anh ta gặp khó khăn
trong việc cài đặt máy tính, Chris cũng nói chuyện với anh ta.
Kevin
cố gắng chứng minh rằng chính quyền cần phải xem xét kỹ hơn về người
đàn ông nọ. Nhưng nhà chức trách dường như chỉ tập trung vào Chris. Họ
xác định được kẻ xin máy tính và thẩm vấn anh ta, nhưng sau đó nói với
Kevin rằng anh ta đã được xóa bỏ hiềm nghi do ADN và dấu vân tay không
được tìm thấy trong căn hộ.
Không nản lòng, Kevin thuê một thám tử tư và xác định kẻ đó là Bobby Joe Leonard.
Bobby
là tội phạm tình dục đã đăng ký, thường xuyên ra vào nhà tù vì tội cướp
và hành hung. Chưa đầy một tuần sau cái chết của Andrea, Bobby bị bắt
vì hành hung vợ. Sau hai tháng ngồi tù, anh ta lại bị bắt vì tội hiếp
dâm và cố sát hại một thiếu nữ 13 tuổi. Vụ án này có điểm tương đồng kỳ
lạ với trường hợp của Andrea là nạn nhân bị bóp cổ và bỏ lại trong tủ
quần áo. Bobby bị tuyên án tù chung thân vì hai tội danh này.
Trong
khi đó, vụ án của Andrea bế tắc. Kevin vẫn không ngừng theo đuổi công
lý cho mẹ và duy trì tình bạn với Chris, kể cả khi ông kết hôn với tình
yêu mới.
Lời thú tội bất ngờ
Năm 2018, 20
năm sau vụ sát hại Andrea, án mạng được tái điều tra. Giống như các thám
tử năm xưa, thám tử mới phụ trách vụ án tin rằng Chris có thể có liên
quan và cho Kevin xem đoạn video thẩm vấn Chris. Những câu nói kỳ lạ của
Chris đủ để thuyết phục Kevin rằng người đàn ông mà anh từng kính trọng
có thể có liên quan và đồng ý đeo thiết bị ghi âm lén khi nói chuyện
với Chris.
"Ít nhất ông cũng biết chuyện gì đã xảy ra... Còn tôi
không biết gì", Kevin nói với Chris trong cuộc thảo luận kéo dài gần hai
giờ. "Ta không thể cho cậu biết điều gì. Kevin, ta không giết mẹ cậu.
Và ta xin lỗi vì khiến cậu nghĩ ta đã làm thế", Chris nói.
Kế
hoạch kết thúc mà không mang lại nhiều thông tin, vì thế thám tử chuyển
sự chú ý sang Bobby. Anh ta đồng ý cung cấp thông tin để đổi lấy việc
không bị đề nghị án tử hình.
Bobby thừa nhận đã quay lại nhà
Andrea và tấn công khi bà đi lấy đồ uống cho anh ta. Bobby nói đã siết
cổ khiến nạn nhân ngã xuống, không có sự vật lộn, chống trả hay bất cứ
điều gì. Anh ta cũng thừa nhận đã ăn cắp xe của Andrea và bỏ lại dọc
đường sau khi xe hỏng.
Tuy nhiên, Bobby gây ngạc nhiên khi khai
rằng có một "quý ông" mà anh ta từng nói chuyện về máy vi tính yêu cầu
đến nhà sát hại Andrea. Người đàn ông đó chưa bao giờ tiết lộ tên nhưng
Bobby biết đó là bạn trai của Andrea, kẻ này hứa nếu anh ta thực hiện
yêu cầu, sẽ nhận được 5.000 USD để sẵn trong một chiếc giày trong tủ
quần áo.
Nhưng Bobby cho biết không tìm thấy bất kỳ khoản tiền nào
trong tủ, cũng không thể tiếp tục truy cứu vì đã bị bắt ngay sau đó vì
tội hành hung vợ.
Tháng 8/2021, chính quyền tin rằng đã có đủ bằng chứng cần thiết để bắt Chris vì giết người thuê.
Chris Johnson (trái) và Andrea Cincotta. Ảnh: ABC
Chris
ra tòa vào tháng 10/2022. Các công tố viên đã yêu cầu bồi thẩm đoàn
nghe bản ghi âm cuộc gọi 911 và xem đoạn video thẩm vấn Chris, nhưng cáo
buộc của họ chủ yếu dựa vào lời khai từ Bobby.
Luật sư bào chữa
lập luận không có bằng chứng pháp y hay hồ sơ tài chính nào liên kết
Chris với những gì Bobby cáo buộc. Theo họ, Bobby, một tội phạm bạo lực
bị kết án, chỉ lôi kéo Chris vào vụ án nhằm trao đổi lời khai lấy cơ hội
được chuyển đến một nhà tù khác có mức an ninh thấp hơn.
"Anh ta
sẽ tin lời một người nào đó qua điện thoại hứa để 5.000 USD trong tủ
quần áo nếu nhận nhiệm vụ, dù chưa từng gặp? Không hợp lý chút nào",
luật sư của Chris nói.
Bồi thẩm đoàn đồng ý với lập luận của bên bào chữa, mất chưa đầy một giờ để tuyên Chris trắng án.
"Tôi thấy nhẹ nhõm, nhưng vẫn rất buồn khi cô ấy ra đi", Chris nói với truyền thông khi rời tòa án.
Bobby bị tuyên án tù chung thân lần thứ hai, sau khi nhận tội giết Andrea.
Tuệ Anh (Theo Oxygen, ABC News)
************
Kiện đòi tình phí vì 'tán mãi không đổ'
Trung QuốcVương
Khôn theo đuổi Lý Thúy hơn 2 năm, chuyển tổng cộng 400.000 nhân dân tệ
(hơn 1,4 tỷ đồng), sau đó đâm đơn kiện đòi tiền vì phát hiện Thúy ở bên
người khác.
The Paper đưa tin ngày 28/6, TAND
quận Khiêu Đình, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc ra phán quyết vụ
tranh chấp tiền bạc giữa Vương Khôn và Lý Thúy.
Hai người quen
biết thông qua việc kinh doanh và trở thành bạn bè. Cả hai đều đã ly
hôn, Khôn muốn theo đuổi Thúy. Từ năm 2022, Khôn bắt đầu bày tỏ tình cảm
với Thúy qua các lần chuyển khoản trên ứng dụng WeChat. Thúy từ chối
nhận một số khoản tiền, bao gồm "1.314 nhân dân tệ" và các số tiền mang ý
nghĩa đặc biệt khác. Trong văn hóa Trung Quốc, số 1314 thường được dùng
để thể hiện tình yêu "trọn đời trọn kiếp".
Thúy cũng từng hai lần chuyển trả lại tổng cộng 60.000 nhân dân tệ, nhưng Khôn không nhận.
Tháng
9/2023, Thúy vay Khôn 200.000 nhân dân tệ với lý do cần tiền đầu tư.
Đến cuối năm 2024, Khôn đã chuyển tổng cộng 400.000 nhân dân tệ (hơn 1,4
tỷ đồng) cho Thúy.
Tuy nhiên, Thúy không đón nhận tình cảm của Khôn và nhiều lần hứa trả lại tiền.
Hồi
tháng 2, Khôn phát hiện Thúy có quan hệ thân mật với người khác, tức
giận yêu cầu cô trả tiền ngay lập tức hoặc viết giấy nợ. Thúy từ chối,
Khôn đệ đơn kiện lên TAND quận Khiêu Đình để đòi nợ.
Trong phiên tòa, Thúy lập luận rằng ngoại trừ khoản vay 200.000 nhân dân tệ, số tiền còn lại là do Khôn tự nguyện tặng cho cô.
Tòa
án cho rằng trọng tâm tranh chấp trong vụ án này là xác định tính chất
của khoản tiền. Thứ nhất, hai bên đều công nhận số tiền 200.000 nhân dân
tệ chuyển khoản ngân hàng và số tiền 10.000 nhân dân tệ chuyển khoản
WeChat được Thúy nói rõ là "mượn dùng trước, sẽ chuyển lại sau" nên được
coi là khoản vay.
Thứ hai, Thúy nhiều lần hứa trả lại tiền trong
các cuộc trò chuyện WeChat. Kết hợp với lịch sử giao dịch, có thể xác
định rằng hầu hết những lần chuyển tiền WeChat khác cũng là khoản vay,
nhưng cần khấu trừ "1.314 nhân dân tệ" có hàm ý đặc biệt. Đối với số
tiền 60.000 nhân dân tệ Thúy từng cố gắng trả lại, nếu đó là khoản vay,
theo lẽ thường Khôn nên nhận, nhưng thực tế anh ta lại từ chối nhận. Vì
vậy số tiền này được coi là khoản tặng cho.
Cuối cùng, tòa án xác
định số tiền vay là 340.000 nhân dân tệ (hơn 1,2 tỷ đồng), lệnh cho Thúy
phải trả lại trong thời hạn quy định.
Chủ tọa phiên tòa chỉ ra
tiền không thể mua được tình yêu đích thực. Nếu dùng số tài sản lớn để
"đầu tư tình cảm", một khi mối quan hệ tan vỡ, thường phải đối mặt với
tình thế "mất cả chì lẫn chài".
Hợp đồng cho vay giữa các cá nhân
được thiết lập khi khoản vay được cung cấp, nhưng cần phải chứng minh
rằng hai bên có thỏa thuận cho vay. Các khoản chuyển tiền có ý nghĩa đặc
biệt như "1314" dễ được xác định là khoản tặng cho nếu không có thỏa
thuận cho vay rõ ràng; ngay cả khi có thể thu hồi được một phần tiền,
bên chuyển tiền cũng phải chịu trách nhiệm chứng minh, theo đuổi quá
trình tố tụng vất vả và kết quả khó đoán trước.
Để tránh tranh
chấp, các khoản vay lớn nên được ký kết bằng giấy ghi nợ, ghi rõ số
tiền, mục đích, thời hạn trả nợ...; các khoản chuyển khoản hàng ngày
cũng được khuyến nghị ghi chú cụ thể, lưu giữ lịch sử liên lạc và chứng
từ chuyển khoản đầy đủ.
tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .
Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?