Cà Kê Dê Ngỗng
"Làn sóng kỳ thị 'Bên kia vĩ tuyến' " - by Mai Thị Mùi / Trần Văn Giang (ghi lại)
Water Puppets
*
Suốt từ năm 1975 đến giờ, dân miền Nam đã ăn đủ mùi tráo trở, xảo quyệt, lọc lừa. Họ ấm ức, họ tức tưởi, họ chán ngán quá nhiều rồi. Người dân Nam nào lên tiếng sẽ bị cho là kỳ thị. Một người Bắc 54 lên tiếng cũng bị cho là mất gốc nên mới nói. Còn một người Bắc 75 lên tiếng thì họ cho là vào hùa với dân Nam. Tôi, một con Bắc kỳ 1985, lên tiếng thì bị cho là cố xóa vết tích Bắc kỳ, muốn chứng minh mình là thượng đẳng. Bác sĩ Nhàn Lê, Bắc kỳ 2000, lên tiếng bị cho là nói lấy lòng dân miền Nam.
Đến bao giờ, bao giờ người miền Bắc mới chịu nhìn nhận lại bản thân? Trên “Facebook,” tôi và Bs Nhàn Lê là hai người lên tiếng mạnh mẽ và thẳng thắn nhất về các thói hư tật xấu của người miền Bắc. Tại sao?
Chúng tôi đã sống ở cả hai miền. Chúng tôi đã nếm trải cái khốn nạn, lưu manh của miền Bắc và sự tử tế, nhân hậu của miền Nam. Chúng tôi thấy cần thiết phải lên tiếng. Chúng tôi cất lên tiếng nói là để mọi người biết được cái xấu của mình mà sửa. Chúng tôi là người Bắc thì tiếng nói nhất định là công tâm. Mồ mả cha ông tôi còn ngoài Bắc, họ hàng tôi còn ở Nam Định, anh em cha bác nhà bà Nhàn còn đang xúm xít đâu đó ở một tỉnh miền núi phía Bắc, chúng tôi đâu có bịnh thần kinh mà nói xấu quê hương, đồng hương mình
Khi bài viết này đăng lên cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Những người đồng tình đầu tiên tất nhiên là người Nam, sau đó là Bắc 54, Bắc 75 hoặc các năm sau đó; hoặc có những người chỉ mới vào Nam mấy năm, nhưng họ phải nhìn nhận đó là sự thật; vì họ đã thấy, đã trải nghiệm và hơn nữa là họ có nhận thức.
Những người phản ứng là ai? Là những người vừa vào Nam chơi mấy hôm rồi về hoặc đa phần là những người chưa bao giờ bước chân vào miền Nam. Họ chưa chứng kiến những người đi phát đồ từ thiện cúi người cảm ơn những người đi nhận quà. Họ chưa từng thấy một gã xăm trổ chặn đứa bé bán vé số lại chửi “Đm mày. Ba má mày đâu để mày lang thang vầy?” rồi mua cho nó tô mì hoành thánh, sau đó mua hết xấp vé số của nó. Họ chưa thấy một thằng nhóc phì phèo điếu thuốc trên cặp môi thâm sì nhưng hét vào mặt con mẹ tỉnh lẻ lên thành phố đang lớ ngớ hỏi đường “Thôi nói hoài bà cũng không biết; chạy theo sau tui đi tui dẫn tới địa chỉ đó.”
Cái mà người miền Bắc có trong đầu là gì? “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng, Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta. Đảng là kim chỉ nam cho mọi hành động, Tình bác sáng đời ta…” Nên trong một “comment” phản biện em “X” kia mới hỏi một câu hết sức “thanh niên cách mạng đồng chí hội”: “Chị đã kết nạp đảng chưa?”
Trong đầu thanh niên miền Bắc thì đầy những khái niệm: “Miền Nam ăn bơ thừa, sữa cặn của Mỹ. Bọn Công giáo theo ông Diệm vào Nam. Bọn ba sọc đu càng… Không có miền Bắc thì miền Nam giờ này vẫn còn dưới ách kìm kẹp của Mỹ-Ngụy (?)…” Chả vậy mà một cô sinh viên tuổi đời chưa tròn 20 mới phơi phới đòi đi giải phóng miền Nam lần nữa…!
Chính vì vậy mà họ luôn mang tâm thế của kẻ thắng cuộc, trịch thượng, thượng đẳng. Với lối giáo dục sai lệch và bóp méo lịch sử, họ không biết phân biệt phải trái và ăn nói như những kẻ vô giáo dục. Đọc tất cả các “status,” các “comment” phản biện thì nhìn chung đều là ngụy biện, lấp liếm, đổ lỗi, giận hờn, trách móc và trên tâm thế của kẻ ban ơn. Tất cả những điều đó chỉ gây cho người đọc một cảm giác khinh khi, chán ngán và nếu nhân văn, độ lượng một chút thì có thể nói rằng chỉ thấy thương cho những kẻ kém hiểu biết và tự ti mà thôi.
Thôi thì “bò đội nón” ta sẽ gỡ nón cho bò; bị nhồi sọ thì ta sẽ tẩy não. Nhưng còn những người hiểu thời sự, thời cuộc thì sao? Đó là những người lớn, những dư luận viên, những người có sức ảnh hưởng… Những người này thừa hiểu biết về thời cuộc, sự thật và lịch sử nhưng vì nhiều lẽ, tự ái có, tự ti có, cố chấp có, bẻ lái có, vì tiền cũng có, mà cố lái sự việc sang hướng khác.
Nói chung là vì không được giáo dục về tính khiêm nhường, biết nhận lỗi nên khi nghe chỉ trích là họ sửng cồ, xù lông, cố bảo vệ cái sai của mình. Ngoài ra cái bế tắc trong luận điệu của họ thể hiện ở việc quay ra đổ lỗi cho nạn nhân. Tôi đã hai lần đọc “status” của hai phụ nữ miền Bắc chửi dân miền Nam ngu mới để mất VNCH vào tay CS.
Thú thật, tôi thấy thương các bạn vô cùng.
Khi mới giành được độc lập, Hàn Quốc không lung linh như các bạn thấy bây giờ đâu. Một đất nước hoang tàn, đổ nát, lạc hậu và ngu dốt sau chiến tranh. Nhưng họ đã dẹp bỏ tự ái nhập cả bộ sách giáo khoa của Nhật, là kẻ thù xâm lăng mà họ vừa đánh đuổi, về dịch ra để học. Và hiện nay có một Hàn Quốc với “Samsung, Daewoo, Huyndai…” mà thế giới biết đến.
Khi công nghệ chưa phát triển, hàng hóa của Hàn Quốc xếp trên kệ chỉ để vui mắt chứ không mang lại lợi ích kinh doanh gì. Một lần có du khách phương Tây ghé thăm quầy hàng xem qua món hàng lưu niệm thủ công rồi bỏ đi. Cô nhân viên khi ấy đã khổ sở dùng hết khả năng ngôn ngữ lẫn chân tay của mình, thậm chí là cả van lạy và nước mắt chỉ để người khách kia mua món hàng đó. Lợi nhuận món hàng có thể không phải là chuyện sống chết nhưng cô đang cố gắng giới thiệu quốc gia mình ra thế giới.
Du khách kia ra về, có thể không hài lòng với món đồ lưu niệm thô kệch, xấu xí đó, nhưng chắc chắn ấn tượng về một cô nhân viên cầu thị, có tinh thần tự tôn dân tộc sẽ khó phai mờ, và biết đâu trong những lúc trà dư tửu hậu, gã mắt xanh mũi lõ đó không vô tình quảng bá hình ảnh người Hàn Quốc chịu thương, chịu khó, nhẫn nhục, tự tôn đó cho bạn bè năm châu.
Tất nhiên không phải ngẫu nhiên mà có một Hàn Quốc như ngày hôm nay. Không phải ai cứ sinh ra cũng sẽ có lòng tự tôn dân tộc như cô nhân viên bán hàng kia. Tất cả là do giáo dục. Giáo dục không chỉ từ nhà trường và gia đình, mà còn từ xã hội và tự giáo dục. Tự giáo dục tức là các hình thức thay đổi bản thân thông qua quan sát, học hỏi từ sách báo, ứng xử của những người xung quanh và nhận thức.
Trên
18 tuổi là chỉ còn tự giáo dục. Nhưng hình như thanh niên miền Bắc
không có được kỹ năng này. Họ đi du lịch chỉ để chụp hình khoe trên “Facebook” chứ không phải tìm hiểu đời sống, con người, tập tục, văn hóa của một vùng đất lạ. Họ dùng “internet” chỉ để giải trí. “Facebook” của họ chỉ dùng để mua hàng “online,” khoe của và chat chít. Nếu không, họ đã không hớn hở đòi đi giải phóng miền Nam một lần nữa.
Làm thế nào để dư luận không đào xới thêm chuyện Bắc-Nam nữa? Rất đơn giản, các anh chị miền Bắc vốn văn hay chữ tốt, chữ nghĩa một bồ thế nào chả có cách viết. Có điều các anh chị chỉ lo chữa lửa bằng xăng vì các anh chị không biết cúi đầu.
“Bắc kỳ 1985” này cũng không thiếu chữ. Nhưng tôi đâu có đòi giải phóng miền Nam nên mắc mớ chi tôi phải viết.
Mai Thị Mùi
14 tháng 5, 2023
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
"Làn sóng kỳ thị 'Bên kia vĩ tuyến' " - by Mai Thị Mùi / Trần Văn Giang (ghi lại)
Water Puppets
*
Suốt từ năm 1975 đến giờ, dân miền Nam đã ăn đủ mùi tráo trở, xảo quyệt, lọc lừa. Họ ấm ức, họ tức tưởi, họ chán ngán quá nhiều rồi. Người dân Nam nào lên tiếng sẽ bị cho là kỳ thị. Một người Bắc 54 lên tiếng cũng bị cho là mất gốc nên mới nói. Còn một người Bắc 75 lên tiếng thì họ cho là vào hùa với dân Nam. Tôi, một con Bắc kỳ 1985, lên tiếng thì bị cho là cố xóa vết tích Bắc kỳ, muốn chứng minh mình là thượng đẳng. Bác sĩ Nhàn Lê, Bắc kỳ 2000, lên tiếng bị cho là nói lấy lòng dân miền Nam.
Đến bao giờ, bao giờ người miền Bắc mới chịu nhìn nhận lại bản thân? Trên “Facebook,” tôi và Bs Nhàn Lê là hai người lên tiếng mạnh mẽ và thẳng thắn nhất về các thói hư tật xấu của người miền Bắc. Tại sao?
Chúng tôi đã sống ở cả hai miền. Chúng tôi đã nếm trải cái khốn nạn, lưu manh của miền Bắc và sự tử tế, nhân hậu của miền Nam. Chúng tôi thấy cần thiết phải lên tiếng. Chúng tôi cất lên tiếng nói là để mọi người biết được cái xấu của mình mà sửa. Chúng tôi là người Bắc thì tiếng nói nhất định là công tâm. Mồ mả cha ông tôi còn ngoài Bắc, họ hàng tôi còn ở Nam Định, anh em cha bác nhà bà Nhàn còn đang xúm xít đâu đó ở một tỉnh miền núi phía Bắc, chúng tôi đâu có bịnh thần kinh mà nói xấu quê hương, đồng hương mình
Khi bài viết này đăng lên cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Những người đồng tình đầu tiên tất nhiên là người Nam, sau đó là Bắc 54, Bắc 75 hoặc các năm sau đó; hoặc có những người chỉ mới vào Nam mấy năm, nhưng họ phải nhìn nhận đó là sự thật; vì họ đã thấy, đã trải nghiệm và hơn nữa là họ có nhận thức.
Những người phản ứng là ai? Là những người vừa vào Nam chơi mấy hôm rồi về hoặc đa phần là những người chưa bao giờ bước chân vào miền Nam. Họ chưa chứng kiến những người đi phát đồ từ thiện cúi người cảm ơn những người đi nhận quà. Họ chưa từng thấy một gã xăm trổ chặn đứa bé bán vé số lại chửi “Đm mày. Ba má mày đâu để mày lang thang vầy?” rồi mua cho nó tô mì hoành thánh, sau đó mua hết xấp vé số của nó. Họ chưa thấy một thằng nhóc phì phèo điếu thuốc trên cặp môi thâm sì nhưng hét vào mặt con mẹ tỉnh lẻ lên thành phố đang lớ ngớ hỏi đường “Thôi nói hoài bà cũng không biết; chạy theo sau tui đi tui dẫn tới địa chỉ đó.”
Cái mà người miền Bắc có trong đầu là gì? “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng, Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta. Đảng là kim chỉ nam cho mọi hành động, Tình bác sáng đời ta…” Nên trong một “comment” phản biện em “X” kia mới hỏi một câu hết sức “thanh niên cách mạng đồng chí hội”: “Chị đã kết nạp đảng chưa?”
Trong đầu thanh niên miền Bắc thì đầy những khái niệm: “Miền Nam ăn bơ thừa, sữa cặn của Mỹ. Bọn Công giáo theo ông Diệm vào Nam. Bọn ba sọc đu càng… Không có miền Bắc thì miền Nam giờ này vẫn còn dưới ách kìm kẹp của Mỹ-Ngụy (?)…” Chả vậy mà một cô sinh viên tuổi đời chưa tròn 20 mới phơi phới đòi đi giải phóng miền Nam lần nữa…!
Chính vì vậy mà họ luôn mang tâm thế của kẻ thắng cuộc, trịch thượng, thượng đẳng. Với lối giáo dục sai lệch và bóp méo lịch sử, họ không biết phân biệt phải trái và ăn nói như những kẻ vô giáo dục. Đọc tất cả các “status,” các “comment” phản biện thì nhìn chung đều là ngụy biện, lấp liếm, đổ lỗi, giận hờn, trách móc và trên tâm thế của kẻ ban ơn. Tất cả những điều đó chỉ gây cho người đọc một cảm giác khinh khi, chán ngán và nếu nhân văn, độ lượng một chút thì có thể nói rằng chỉ thấy thương cho những kẻ kém hiểu biết và tự ti mà thôi.
Thôi thì “bò đội nón” ta sẽ gỡ nón cho bò; bị nhồi sọ thì ta sẽ tẩy não. Nhưng còn những người hiểu thời sự, thời cuộc thì sao? Đó là những người lớn, những dư luận viên, những người có sức ảnh hưởng… Những người này thừa hiểu biết về thời cuộc, sự thật và lịch sử nhưng vì nhiều lẽ, tự ái có, tự ti có, cố chấp có, bẻ lái có, vì tiền cũng có, mà cố lái sự việc sang hướng khác.
Nói chung là vì không được giáo dục về tính khiêm nhường, biết nhận lỗi nên khi nghe chỉ trích là họ sửng cồ, xù lông, cố bảo vệ cái sai của mình. Ngoài ra cái bế tắc trong luận điệu của họ thể hiện ở việc quay ra đổ lỗi cho nạn nhân. Tôi đã hai lần đọc “status” của hai phụ nữ miền Bắc chửi dân miền Nam ngu mới để mất VNCH vào tay CS.
Thú thật, tôi thấy thương các bạn vô cùng.
Khi mới giành được độc lập, Hàn Quốc không lung linh như các bạn thấy bây giờ đâu. Một đất nước hoang tàn, đổ nát, lạc hậu và ngu dốt sau chiến tranh. Nhưng họ đã dẹp bỏ tự ái nhập cả bộ sách giáo khoa của Nhật, là kẻ thù xâm lăng mà họ vừa đánh đuổi, về dịch ra để học. Và hiện nay có một Hàn Quốc với “Samsung, Daewoo, Huyndai…” mà thế giới biết đến.
Khi công nghệ chưa phát triển, hàng hóa của Hàn Quốc xếp trên kệ chỉ để vui mắt chứ không mang lại lợi ích kinh doanh gì. Một lần có du khách phương Tây ghé thăm quầy hàng xem qua món hàng lưu niệm thủ công rồi bỏ đi. Cô nhân viên khi ấy đã khổ sở dùng hết khả năng ngôn ngữ lẫn chân tay của mình, thậm chí là cả van lạy và nước mắt chỉ để người khách kia mua món hàng đó. Lợi nhuận món hàng có thể không phải là chuyện sống chết nhưng cô đang cố gắng giới thiệu quốc gia mình ra thế giới.
Du khách kia ra về, có thể không hài lòng với món đồ lưu niệm thô kệch, xấu xí đó, nhưng chắc chắn ấn tượng về một cô nhân viên cầu thị, có tinh thần tự tôn dân tộc sẽ khó phai mờ, và biết đâu trong những lúc trà dư tửu hậu, gã mắt xanh mũi lõ đó không vô tình quảng bá hình ảnh người Hàn Quốc chịu thương, chịu khó, nhẫn nhục, tự tôn đó cho bạn bè năm châu.
Tất nhiên không phải ngẫu nhiên mà có một Hàn Quốc như ngày hôm nay. Không phải ai cứ sinh ra cũng sẽ có lòng tự tôn dân tộc như cô nhân viên bán hàng kia. Tất cả là do giáo dục. Giáo dục không chỉ từ nhà trường và gia đình, mà còn từ xã hội và tự giáo dục. Tự giáo dục tức là các hình thức thay đổi bản thân thông qua quan sát, học hỏi từ sách báo, ứng xử của những người xung quanh và nhận thức.
Trên
18 tuổi là chỉ còn tự giáo dục. Nhưng hình như thanh niên miền Bắc
không có được kỹ năng này. Họ đi du lịch chỉ để chụp hình khoe trên “Facebook” chứ không phải tìm hiểu đời sống, con người, tập tục, văn hóa của một vùng đất lạ. Họ dùng “internet” chỉ để giải trí. “Facebook” của họ chỉ dùng để mua hàng “online,” khoe của và chat chít. Nếu không, họ đã không hớn hở đòi đi giải phóng miền Nam một lần nữa.
Làm thế nào để dư luận không đào xới thêm chuyện Bắc-Nam nữa? Rất đơn giản, các anh chị miền Bắc vốn văn hay chữ tốt, chữ nghĩa một bồ thế nào chả có cách viết. Có điều các anh chị chỉ lo chữa lửa bằng xăng vì các anh chị không biết cúi đầu.
“Bắc kỳ 1985” này cũng không thiếu chữ. Nhưng tôi đâu có đòi giải phóng miền Nam nên mắc mớ chi tôi phải viết.
Mai Thị Mùi
14 tháng 5, 2023
Trần Văn Giang (ghi lại)