Văn Học & Nghệ Thuật

Lăng Ông Bà Chiểu

Lê Văn Duyệt sinh năm Quý Mùi (1763) tại vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh (nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Bài TRẦN CÔNG NHUNG

Lê Văn Duyệt sinh năm Quý Mùi (1763) tại vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh (nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Ông nội của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Hiếu từ làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) vào Nam sinh sống. Sau khi Lê Văn Hiếu qua đời vì dịch bệnh thiên thời, cha ông là Lê Văn Toại rời vùng Trà Lọt đến ngụ tại vùng Rạch Gầm, làng Long Hưng (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Lê Văn Toại có tất cả bốn người con trai Lê Văn Duyệt là con trưởng. Sử cũ mô tả ông là người thấp bé, nhưng lại có sức mạnh hơn người, từng được coi là một trong "ngũ hổ tướng" ở Gia Định (theo tài liệu tại Phủ thờ Lê Văn Duyệt)

Toàn cảnh lăng Ông. (Trần Công Nhung/Viễn Đông)


Đối với người miền Nam, nhắc đến Lê Văn Duyệt, hầu như không ai còn lạ gì, bởi lăng Lê Văn Duyệt, thường gọi là Lăng Ông - Bà Chiểu,(1) tại số 126 đường Đinh Tiên Hoàng - Phường 1, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn, ai ai cũng biết. Trước 75, giấy bạc 100$ có in hình lăng Tả Quân, đẹp và rõ ràng. Tuy nhiên phần đông chỉ biết qua hình ảnh mà không rõ lắm về sự tích lăng cũng như cuộc đời chìm nổi của Tả Quân.
Lê Văn Duyệt là người có chí lớn và rất giỏi võ nghệ. Năm 15 tuổi, ông đã từng tuyên bố: "Sinh ở thời loạn, không dựng cờ đánh trống đại tướng, chép công danh vào sử sách không phải là bậc trượng phu."
Lúc Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, vào một đêm mưa to gió lớn năm 1781, thuyền của Nguyễn Ánh bị đắm gần vàm Trà Lọt, được Lê Văn Duyệt phát hiện bơi ra cứu thoát và đưa về nhà tá túc. Năm đó, Lê Văn Duyệt 17 tuổi. Thưởng công cứu giá, Nguyễn Ánh nhận ông làm thái giám, sau phong lên chức Cai Cơ coi sóc nội binh.

Cổng lăng trước 75. (Trần Công Nhung/Viễn Đông)



Tuy học ít nhưng Lê Văn Duyệt lại là một nhà quân sự kỳ tài. Ông đã theo phò Nguyễn Ánh Nam chinh Bắc phạt, đánh đuổi quân Tây Sơn, lập nhiều chiến công xuất sắc. Từ năm 1789, ông được Nguyễn Ánh đặt vào hàng tướng thân cận, ông được dự bàn những việc cơ mật đại sự.
Tháng Giêng 1801, Lê Văn Duyệt cùng nhiều dũng tướng khác của nhà Nguyễn hạ thành Qui Nhơn, thu tóm thành Diên Khánh và phủ Bình Khương. Đến tháng Năm 1801, khi Nguyễn Ánh dẫn hải quân ra cửa Tư Dung,(3) ông lại chỉ huy đại phá quân Tây Sơn, bắt sống phò mã Nguyễn Văn Trị, đô đốc Phan Văn Sách và đuổi vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn chạy dài ra Bắc.
Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế nhờ nhiều danh tướng phò tá. Trong số có bốn đại tướng được xem là đệ nhất công thần của Triều Gia Long:
Tiền quân Nguyễn Văn Thành,
Hậu quân Võ Tánh,
Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức
Tả quân Lê Văn Duyệt.

Bái đường. (Trần Công Nhung/Viễn Đông)



Số phận lịch sử cuộc đời bốn vị đệ nhất công thần của Triều Gia Long nhiều nổi thăng trầm khác nhau:
Nguyễn Văn Thành bị Vua Gia Long ép uống thuốc độc tự tử năm 1817. Nguyễn Huỳnh Đức sau khi mất (1819) được đưa vào thờ trong miếu Trung Hưng công thần tại kinh đô. Võ Tánh tự thiêu cố thủ thành Bình Định mất vào năm 1801 (4) cũng được đưa vào thờ ở miếu Trung Hưng của Triều Nguyễn. Riêng Tả quân Lê Văn Duyệt gánh chịu một số phận lịch sử cay nghiệt hơn. Theo thế gian, đây là trường hợp tài mệnh tương đố. Vì có tài hơn người, lập được nhiều công lớn, hưởng nhiều ân sủng (5) nên không sao tránh tai vạ.
Đêm 30 tháng Bảy năm Nhâm Thìn (tức 28 tháng Tám 1832), Chưởng Tả quân lãnh Gia Định, Tổng Trấn Lê Văn Duyệt qua đời, thọ 69 tuổi. Sau đó, triều đình truy tặng ông chức "Tá vận công thần đặc tấn Tráng võ tướng quân – Tả quân đô thống phủ chưởng phủ sự, Thái bảo quận công," thụy là "Oai Nghị".
Việc cai trị của ông đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam Bộ Việt Nam, giúp cho vùng này từ một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thành một khu vực bình yên và giàu có.
Lê Văn Duyệt là người đầy uy quyền, ai cũng kính phục. Tính khí của ông cương trực, nóng nảy và rất ghét bọn tham quan, xu nịnh.
Từ năm 1848 đến nay trải qua gần 160 năm, nhân dân Sài Gòn – Gia Định và cả miền Nam đã nhiều lần đóng góp công sức tiền của để xây dựng, tu sửa, tôn tạo khu mộ và đền thờ Lê Văn Duyệt mà dân gian thường gọi Lăng Ông Bà Chiểu (tên chữ Thượng Công Miếu). Theo Nhà văn Sơn Nam thì Bà Chiểu là tên vùng đất mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên.(3) Nhân dân đã tôn vinh gọi đền thờ Lê Văn Duyệt là Lăng Ông với tất cả lòng thành kính.
Lăng Ông Lê Văn Duyệt tọa lạc trên một khuôn viên rộng 18,500 mét vuông ở Bình Hoà – Gia Định. Ngày nay Lăng Ông đã trở thành điểm hoạt động tín ngưỡng tâm linh của người Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh miền Nam.

Tượng Lê Văn Duyệt. (Trần Công Nhung/Viễn Đông)




Khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính. Cổng Tam quan ở phía Nam (đường Vũ Tùng) là mẫu cổng đặc biệt, vào, qua một khu vườn cảnh là:
- Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân
- Mộ Tả quân và vợ, có bình phong và tường hoa bao quanh
- Miếu thờ
Nhà bia như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Bên trong có bia đá khắc văn bia chữ Hán đề "Lê Công miếu bi" do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.

Miếu thờ

Cách khu lăng mộ một khoảng sân rộng là "Thượng công linh miếu," nơi diễn ra các sinh hoạt thờ cúng Lê Văn Duyệt. Miếu gồm tiền tế, trung điện và hậu điện. Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân lộ thiên, gọi là thiên tỉnh (giếng trời).

Mộ. (Trần Công Nhung/Viễn Đông)



Lối kiến trúc miếu thờ theo phong cách cung điện triều Nguyễn. Đặc biệt nhờ kỹ thuật chạm gỗ, khắc đá, khảm sành sứ mà "Thượng công linh miếu" còn giữ được vẻ đẹp cổ kính cho đến ngày nay.
Nơi hậu cung miếu thờ có bức tượng bằng đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, cao 2.65m, nặng 3 tấn do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện. Khuôn mặt tượng dựa theo chân dung Tả Quân in trên giấy bạc 100$ thời VNCH. Nơi trung điện, thờ Tả quân Lê Văn Duyệt (giữa), Thiếu phó Lê Chất (phải), Kinh lược Phan Thanh Giản (trái). Hàng năm, có tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng, vào các ngày 29 và 30 tháng Bảy và mồng 1 tháng Tám âm lịch.
Lăng Tả Quân tuy không nguy nga như lăng tẩm các vua nhà Nguyễn ở Huế nhưng trong tâm thức đại chúng, Việt cũng như Hoa vùng Gia Định Sài Gòn, luôn ngưỡng mộ ông như một vị Thần linh thiêng luôn phò hộ người dân. Trong dịp lễ hội hay ngày rằm mồng một, người đi viếng lăng rất đông với tâm thành chứ không có cảnh lợi dụng khai thác kinh doanh như những nơi khác. Lăng ông Bà Chiểu luôn là hình ảnh đẹp trong tâm hồn người miền Nam.
Trần Công Nhung (2014)

 

Cổng lăng Ông. (Trần Công Nhung/Viễn Đông)

(1) Theo nhà văn Sơn Nam thì Chiểu là thần nước, nhưng tôi có lưu giữ một tài liệu viết về địa danh miền Nam (mất tên tác giả) thì Trương Vĩnh Ký giải thích Bà Chiểu là một trong năm bà vợ của ông Lãnh Binh đã xây cầu ông Lãnh. Theo phương pháp kinh tế tự túc mà các cụ ngày xưa thường áp dụng, ông đã lập ra năm cái chợ, giao cho mỗi bà cai quản một chợ: Bà Rịa (Phước Lễ), Bà Chỉểu (Gia Định), Bà Hom (Phước Lâm), Bà Quẹo (phía Quán Tre) và Bà Điểm (phía Thuận Kiều). Riêng chợ Bà Điểm gần làng Tân Thới quê hương của Cụ Đồ Chiểu, tác giả Lục Vân Tiên, thi phẩm đầu giường của đồng bào Nam bộ là nơi bán trầu ngon có tiếng ở Miền Nam.

Trồng trầu trồng lộn dây tiêu
Con theo hát bội mẹ liều con hư!

(2) Cổ mộ xóm Gióng (1&2) QHQOK tập 17.
(3) Cửa Tư Hiền huyện Phú Vang Huế QHQOK tập 17
(4) Thành Đồ Bàn trang 177 QHQOK tập 8
(5) Tháng 6 (âm lịch) năm 1812, nhà vua cử Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định thay Nguyễn Văn Nhơn. Tháng 2 (âm lịch) năm 1813, nhận lệnh vua, Lê Văn Duyệt và Hiệp trấn Ngô Nhân Tĩnh đem 13.000 quân thủy đưa Nặc Chân về nước Chân Lạp (Campuchia). Tại đây, ông thấy quân Xiêm cứ dòm ngó Chân Lạp, bèn xin vua Gia Long cho đắp thành Nam Vang cho vua nước này ở (trước đó ở thành La Bích), đắp thành Lô Yêm để trữ lương thực, đồng thời cử Nguyễn Văn Thoại ở lại bảo hộ. Tất cả đều được vua nghe theo.
Do công lao uy tín của Lê Văn Duyệt quá lớn nên vua Gia Long đặc biệt cho ông hưởng quyền "nhập triều bất bái" (vào triều không phải lạy), nên sau này ông không lạy vua Minh Mạng. Điều này đã làm nhà vua khó chịu.

Tin sách: QHQOK trọn bộ 16 cuốn (discount 50%) xin hỏi bác Cường ở tòa soạn báo Viễn Đông.
Hoặc liên lạc: P.O.Box 163
Garden Grove, CA.92842
email: quehuongtanman@gmail.com

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lăng Ông Bà Chiểu

Lê Văn Duyệt sinh năm Quý Mùi (1763) tại vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh (nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Bài TRẦN CÔNG NHUNG

Lê Văn Duyệt sinh năm Quý Mùi (1763) tại vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh (nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Ông nội của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Hiếu từ làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) vào Nam sinh sống. Sau khi Lê Văn Hiếu qua đời vì dịch bệnh thiên thời, cha ông là Lê Văn Toại rời vùng Trà Lọt đến ngụ tại vùng Rạch Gầm, làng Long Hưng (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Lê Văn Toại có tất cả bốn người con trai Lê Văn Duyệt là con trưởng. Sử cũ mô tả ông là người thấp bé, nhưng lại có sức mạnh hơn người, từng được coi là một trong "ngũ hổ tướng" ở Gia Định (theo tài liệu tại Phủ thờ Lê Văn Duyệt)

Toàn cảnh lăng Ông. (Trần Công Nhung/Viễn Đông)


Đối với người miền Nam, nhắc đến Lê Văn Duyệt, hầu như không ai còn lạ gì, bởi lăng Lê Văn Duyệt, thường gọi là Lăng Ông - Bà Chiểu,(1) tại số 126 đường Đinh Tiên Hoàng - Phường 1, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn, ai ai cũng biết. Trước 75, giấy bạc 100$ có in hình lăng Tả Quân, đẹp và rõ ràng. Tuy nhiên phần đông chỉ biết qua hình ảnh mà không rõ lắm về sự tích lăng cũng như cuộc đời chìm nổi của Tả Quân.
Lê Văn Duyệt là người có chí lớn và rất giỏi võ nghệ. Năm 15 tuổi, ông đã từng tuyên bố: "Sinh ở thời loạn, không dựng cờ đánh trống đại tướng, chép công danh vào sử sách không phải là bậc trượng phu."
Lúc Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, vào một đêm mưa to gió lớn năm 1781, thuyền của Nguyễn Ánh bị đắm gần vàm Trà Lọt, được Lê Văn Duyệt phát hiện bơi ra cứu thoát và đưa về nhà tá túc. Năm đó, Lê Văn Duyệt 17 tuổi. Thưởng công cứu giá, Nguyễn Ánh nhận ông làm thái giám, sau phong lên chức Cai Cơ coi sóc nội binh.

Cổng lăng trước 75. (Trần Công Nhung/Viễn Đông)



Tuy học ít nhưng Lê Văn Duyệt lại là một nhà quân sự kỳ tài. Ông đã theo phò Nguyễn Ánh Nam chinh Bắc phạt, đánh đuổi quân Tây Sơn, lập nhiều chiến công xuất sắc. Từ năm 1789, ông được Nguyễn Ánh đặt vào hàng tướng thân cận, ông được dự bàn những việc cơ mật đại sự.
Tháng Giêng 1801, Lê Văn Duyệt cùng nhiều dũng tướng khác của nhà Nguyễn hạ thành Qui Nhơn, thu tóm thành Diên Khánh và phủ Bình Khương. Đến tháng Năm 1801, khi Nguyễn Ánh dẫn hải quân ra cửa Tư Dung,(3) ông lại chỉ huy đại phá quân Tây Sơn, bắt sống phò mã Nguyễn Văn Trị, đô đốc Phan Văn Sách và đuổi vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn chạy dài ra Bắc.
Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế nhờ nhiều danh tướng phò tá. Trong số có bốn đại tướng được xem là đệ nhất công thần của Triều Gia Long:
Tiền quân Nguyễn Văn Thành,
Hậu quân Võ Tánh,
Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức
Tả quân Lê Văn Duyệt.

Bái đường. (Trần Công Nhung/Viễn Đông)



Số phận lịch sử cuộc đời bốn vị đệ nhất công thần của Triều Gia Long nhiều nổi thăng trầm khác nhau:
Nguyễn Văn Thành bị Vua Gia Long ép uống thuốc độc tự tử năm 1817. Nguyễn Huỳnh Đức sau khi mất (1819) được đưa vào thờ trong miếu Trung Hưng công thần tại kinh đô. Võ Tánh tự thiêu cố thủ thành Bình Định mất vào năm 1801 (4) cũng được đưa vào thờ ở miếu Trung Hưng của Triều Nguyễn. Riêng Tả quân Lê Văn Duyệt gánh chịu một số phận lịch sử cay nghiệt hơn. Theo thế gian, đây là trường hợp tài mệnh tương đố. Vì có tài hơn người, lập được nhiều công lớn, hưởng nhiều ân sủng (5) nên không sao tránh tai vạ.
Đêm 30 tháng Bảy năm Nhâm Thìn (tức 28 tháng Tám 1832), Chưởng Tả quân lãnh Gia Định, Tổng Trấn Lê Văn Duyệt qua đời, thọ 69 tuổi. Sau đó, triều đình truy tặng ông chức "Tá vận công thần đặc tấn Tráng võ tướng quân – Tả quân đô thống phủ chưởng phủ sự, Thái bảo quận công," thụy là "Oai Nghị".
Việc cai trị của ông đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam Bộ Việt Nam, giúp cho vùng này từ một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thành một khu vực bình yên và giàu có.
Lê Văn Duyệt là người đầy uy quyền, ai cũng kính phục. Tính khí của ông cương trực, nóng nảy và rất ghét bọn tham quan, xu nịnh.
Từ năm 1848 đến nay trải qua gần 160 năm, nhân dân Sài Gòn – Gia Định và cả miền Nam đã nhiều lần đóng góp công sức tiền của để xây dựng, tu sửa, tôn tạo khu mộ và đền thờ Lê Văn Duyệt mà dân gian thường gọi Lăng Ông Bà Chiểu (tên chữ Thượng Công Miếu). Theo Nhà văn Sơn Nam thì Bà Chiểu là tên vùng đất mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên.(3) Nhân dân đã tôn vinh gọi đền thờ Lê Văn Duyệt là Lăng Ông với tất cả lòng thành kính.
Lăng Ông Lê Văn Duyệt tọa lạc trên một khuôn viên rộng 18,500 mét vuông ở Bình Hoà – Gia Định. Ngày nay Lăng Ông đã trở thành điểm hoạt động tín ngưỡng tâm linh của người Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh miền Nam.

Tượng Lê Văn Duyệt. (Trần Công Nhung/Viễn Đông)




Khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính. Cổng Tam quan ở phía Nam (đường Vũ Tùng) là mẫu cổng đặc biệt, vào, qua một khu vườn cảnh là:
- Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân
- Mộ Tả quân và vợ, có bình phong và tường hoa bao quanh
- Miếu thờ
Nhà bia như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Bên trong có bia đá khắc văn bia chữ Hán đề "Lê Công miếu bi" do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.

Miếu thờ

Cách khu lăng mộ một khoảng sân rộng là "Thượng công linh miếu," nơi diễn ra các sinh hoạt thờ cúng Lê Văn Duyệt. Miếu gồm tiền tế, trung điện và hậu điện. Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân lộ thiên, gọi là thiên tỉnh (giếng trời).

Mộ. (Trần Công Nhung/Viễn Đông)



Lối kiến trúc miếu thờ theo phong cách cung điện triều Nguyễn. Đặc biệt nhờ kỹ thuật chạm gỗ, khắc đá, khảm sành sứ mà "Thượng công linh miếu" còn giữ được vẻ đẹp cổ kính cho đến ngày nay.
Nơi hậu cung miếu thờ có bức tượng bằng đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, cao 2.65m, nặng 3 tấn do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện. Khuôn mặt tượng dựa theo chân dung Tả Quân in trên giấy bạc 100$ thời VNCH. Nơi trung điện, thờ Tả quân Lê Văn Duyệt (giữa), Thiếu phó Lê Chất (phải), Kinh lược Phan Thanh Giản (trái). Hàng năm, có tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng, vào các ngày 29 và 30 tháng Bảy và mồng 1 tháng Tám âm lịch.
Lăng Tả Quân tuy không nguy nga như lăng tẩm các vua nhà Nguyễn ở Huế nhưng trong tâm thức đại chúng, Việt cũng như Hoa vùng Gia Định Sài Gòn, luôn ngưỡng mộ ông như một vị Thần linh thiêng luôn phò hộ người dân. Trong dịp lễ hội hay ngày rằm mồng một, người đi viếng lăng rất đông với tâm thành chứ không có cảnh lợi dụng khai thác kinh doanh như những nơi khác. Lăng ông Bà Chiểu luôn là hình ảnh đẹp trong tâm hồn người miền Nam.
Trần Công Nhung (2014)

 

Cổng lăng Ông. (Trần Công Nhung/Viễn Đông)

(1) Theo nhà văn Sơn Nam thì Chiểu là thần nước, nhưng tôi có lưu giữ một tài liệu viết về địa danh miền Nam (mất tên tác giả) thì Trương Vĩnh Ký giải thích Bà Chiểu là một trong năm bà vợ của ông Lãnh Binh đã xây cầu ông Lãnh. Theo phương pháp kinh tế tự túc mà các cụ ngày xưa thường áp dụng, ông đã lập ra năm cái chợ, giao cho mỗi bà cai quản một chợ: Bà Rịa (Phước Lễ), Bà Chỉểu (Gia Định), Bà Hom (Phước Lâm), Bà Quẹo (phía Quán Tre) và Bà Điểm (phía Thuận Kiều). Riêng chợ Bà Điểm gần làng Tân Thới quê hương của Cụ Đồ Chiểu, tác giả Lục Vân Tiên, thi phẩm đầu giường của đồng bào Nam bộ là nơi bán trầu ngon có tiếng ở Miền Nam.

Trồng trầu trồng lộn dây tiêu
Con theo hát bội mẹ liều con hư!

(2) Cổ mộ xóm Gióng (1&2) QHQOK tập 17.
(3) Cửa Tư Hiền huyện Phú Vang Huế QHQOK tập 17
(4) Thành Đồ Bàn trang 177 QHQOK tập 8
(5) Tháng 6 (âm lịch) năm 1812, nhà vua cử Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định thay Nguyễn Văn Nhơn. Tháng 2 (âm lịch) năm 1813, nhận lệnh vua, Lê Văn Duyệt và Hiệp trấn Ngô Nhân Tĩnh đem 13.000 quân thủy đưa Nặc Chân về nước Chân Lạp (Campuchia). Tại đây, ông thấy quân Xiêm cứ dòm ngó Chân Lạp, bèn xin vua Gia Long cho đắp thành Nam Vang cho vua nước này ở (trước đó ở thành La Bích), đắp thành Lô Yêm để trữ lương thực, đồng thời cử Nguyễn Văn Thoại ở lại bảo hộ. Tất cả đều được vua nghe theo.
Do công lao uy tín của Lê Văn Duyệt quá lớn nên vua Gia Long đặc biệt cho ông hưởng quyền "nhập triều bất bái" (vào triều không phải lạy), nên sau này ông không lạy vua Minh Mạng. Điều này đã làm nhà vua khó chịu.

Tin sách: QHQOK trọn bộ 16 cuốn (discount 50%) xin hỏi bác Cường ở tòa soạn báo Viễn Đông.
Hoặc liên lạc: P.O.Box 163
Garden Grove, CA.92842
email: quehuongtanman@gmail.com

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm