Sức khỏe và đời sống
Lãng tai đâu chỉ mình ta! - BS Đỗ Hồng Ngọc.
Thời buổi bây giờ người ta còn dễ điếc hơn xưa. Nhạc xập xình ầm ỉ với công xuất lớn ở các tụ điểm ca nhạc, rồi đám cưới mở hết volume, “hát với nhau” ầm ỉ chịu không nổi
Nếu lãng tai, trong giao tiếp, cứ thẳng thắn: “Tai tôi hơi điếc, làm ơn nói to chút”.
Đừng ngượng. Chẳng ai trách gì đâu!
Nhớ đừng quát to “Cái gì?” mà nên lặp lại điều đã nghe, người kia thấy mình trật sẽ nói lại cho rõ thôi!
Thời buổi bây giờ người ta còn dễ điếc hơn xưa. Nhạc xập xình ầm ỉ với công xuất lớn ở các tụ điểm ca nhạc, rồi đám cưới mở hết volume, “hát với nhau” ầm ỉ chịu không nổi. Đầu váng mắt hoa lùng bùng lỗ tai nên người già trốn biệt. Nhưng ngày nay điếc ngày càng… trẻ hóa! Nghiên cứu cho thấy “nhóm trẻ” 40-59 tuổi ở Mỹ đã có…35% kêu gặp khó khăn khi trao đổi qua điện thoại; 24% hiểu sai, dẫn tới hiểu lầm; 9% cảm thấy cô độc gần như bị cách ly vì tai kém.
Kinh nghiệm là nếu bị lãng tai, đừng buồn! Ai biểu… già chi! Già thì nó vậy. Đâu phải chỉ mình ta. Tai kém mắt kém, cái gì cũng kém. Già mà tai thính, mắt tinh hoài thì ai chịu cho nổi!
Kinh nghiệm là nếu bị lãng tai, đừng buồn! Ai biểu… già chi! Già thì nó vậy. Đâu phải chỉ mình ta. Tai kém mắt kém, cái gì cũng kém. Già mà tai thính, mắt tinh hoài thì ai chịu cho nổi!
Nếu lãng tai, trong giao tiếp, cứ thẳng thắn: “Tai tôi hơi điếc, làm ơn nói to chút”.
Đừng ngượng. Chẳng ai trách gì đâu!
Nhớ đừng quát to “Cái gì?” mà nên lặp lại điều đã nghe, người kia thấy mình trật sẽ nói lại cho rõ thôi!
Cần thì bảo “ vui lòng nói chậm rãi chút, tai tôi hơi điếc”, vì ở người cao tuổi, các âm thanh thường dính nhau, khó phân biệt. Người kia sẽ lặp lại, sẽ dùng từ khác dễ hiểu hơn, hoặc dùng từ địa phương càng tốt.
Chú ý nét mặt, ánh mắt, nét môi người nói, hoặc cách họ ra dấu sẽ giúp dễ hiểu.
Riêng với con cháu trong nhà có cụ già, khi tiếp xúc với các cụ đừng xuất hiện đột ngột dễ làm họ giật mình. Nên đánh động, tạo sự chú ý trước khi xuất hiện. Giữ khoảng cách đủ gần để giúp họ dễ thấy dễ nghe. Đứng đối diện, ngang tầm mắt, nơi có ánh sáng tốt để các cụ có thể đọc được sự máy môi. Đừng nói to tiếng. Đừng hét vào tai. Các cụ sẽ kêu: “Tao có điếc đâu!”…
Nếu các cụ có mang máy nghe, phải chắc là máy đã mở, còn pin, đang hoạt động tốt.
Nên dùng những từ đơn giản, câu ngắn gọn. Lặp đi lặp lại nếu cần. Mỗi lần chỉ nói một ý, một việc. Nhiều thông tin một lúc, dễ bị “nhiễu”, vì các cụ không thể “nắm bắt” hết được!
Dặn dò điều gì thì nên nhắc lại các ý chính. Tốt nhất ghi ra giấy. Chữ phải rõ, to, chân phương, dễ đọc. Thường các cụ không tiện hỏi lại vì ngại. Hỏi lại chứng tỏ mình tai điếc, đầu óc lẩm cẩm sao! Thông cảm nếu có sự nhầm lẫn, sai sót, quên trước quên sau. Nếu cần, nhờ người nhà, người chăm sóc các cụ “phiên dịch” giùm vì họ đã quen.
BS Đỗ Hồng Ngọc.
Van Duong chuyen
Lãng tai đâu chỉ mình ta! - BS Đỗ Hồng Ngọc.
Thời buổi bây giờ người ta còn dễ điếc hơn xưa. Nhạc xập xình ầm ỉ với công xuất lớn ở các tụ điểm ca nhạc, rồi đám cưới mở hết volume, “hát với nhau” ầm ỉ chịu không nổi
Thời buổi bây giờ người ta còn dễ điếc hơn xưa. Nhạc xập xình ầm ỉ với công xuất lớn ở các tụ điểm ca nhạc, rồi đám cưới mở hết volume, “hát với nhau” ầm ỉ chịu không nổi. Đầu váng mắt hoa lùng bùng lỗ tai nên người già trốn biệt. Nhưng ngày nay điếc ngày càng… trẻ hóa! Nghiên cứu cho thấy “nhóm trẻ” 40-59 tuổi ở Mỹ đã có…35% kêu gặp khó khăn khi trao đổi qua điện thoại; 24% hiểu sai, dẫn tới hiểu lầm; 9% cảm thấy cô độc gần như bị cách ly vì tai kém.
Kinh nghiệm là nếu bị lãng tai, đừng buồn! Ai biểu… già chi! Già thì nó vậy. Đâu phải chỉ mình ta. Tai kém mắt kém, cái gì cũng kém. Già mà tai thính, mắt tinh hoài thì ai chịu cho nổi!
Kinh nghiệm là nếu bị lãng tai, đừng buồn! Ai biểu… già chi! Già thì nó vậy. Đâu phải chỉ mình ta. Tai kém mắt kém, cái gì cũng kém. Già mà tai thính, mắt tinh hoài thì ai chịu cho nổi!
Nếu lãng tai, trong giao tiếp, cứ thẳng thắn: “Tai tôi hơi điếc, làm ơn nói to chút”.
Đừng ngượng. Chẳng ai trách gì đâu!
Nhớ đừng quát to “Cái gì?” mà nên lặp lại điều đã nghe, người kia thấy mình trật sẽ nói lại cho rõ thôi!
Cần thì bảo “ vui lòng nói chậm rãi chút, tai tôi hơi điếc”, vì ở người cao tuổi, các âm thanh thường dính nhau, khó phân biệt. Người kia sẽ lặp lại, sẽ dùng từ khác dễ hiểu hơn, hoặc dùng từ địa phương càng tốt.
Chú ý nét mặt, ánh mắt, nét môi người nói, hoặc cách họ ra dấu sẽ giúp dễ hiểu.
Riêng với con cháu trong nhà có cụ già, khi tiếp xúc với các cụ đừng xuất hiện đột ngột dễ làm họ giật mình. Nên đánh động, tạo sự chú ý trước khi xuất hiện. Giữ khoảng cách đủ gần để giúp họ dễ thấy dễ nghe. Đứng đối diện, ngang tầm mắt, nơi có ánh sáng tốt để các cụ có thể đọc được sự máy môi. Đừng nói to tiếng. Đừng hét vào tai. Các cụ sẽ kêu: “Tao có điếc đâu!”…
Nếu các cụ có mang máy nghe, phải chắc là máy đã mở, còn pin, đang hoạt động tốt.
Nên dùng những từ đơn giản, câu ngắn gọn. Lặp đi lặp lại nếu cần. Mỗi lần chỉ nói một ý, một việc. Nhiều thông tin một lúc, dễ bị “nhiễu”, vì các cụ không thể “nắm bắt” hết được!
Dặn dò điều gì thì nên nhắc lại các ý chính. Tốt nhất ghi ra giấy. Chữ phải rõ, to, chân phương, dễ đọc. Thường các cụ không tiện hỏi lại vì ngại. Hỏi lại chứng tỏ mình tai điếc, đầu óc lẩm cẩm sao! Thông cảm nếu có sự nhầm lẫn, sai sót, quên trước quên sau. Nếu cần, nhờ người nhà, người chăm sóc các cụ “phiên dịch” giùm vì họ đã quen.
BS Đỗ Hồng Ngọc.
Van Duong chuyen