Di Sản Hồ Chí Minh
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN vô cảm đến thế đã cùng chưa?
Thiện Ý
9-5-2016
Sự kiện cá chết hàng loạt phơi xác tràn lan các bãi biển bốn tỉnh Miền Trung Việt Nam như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng xẩy ra cả tháng nay, đã gây xúc động và phẫn nộ cho nhân dân trong nước cũng như người Việt hải ngoại, đưa đến các cuộc xuống đường biểu tình đòi đảng và nhà cầm quyền CSVN phải công bố nguyên nhân và thủ phạm đã gây ra thảm trạng “vô tiền khoáng hậu” này. Bởi vì hậu quả của vụ việc đã tác hại nghiêm trong đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân trong vùng và thực phẩm cá cho các bữa ăn của nhân dân hầu như cả nước.
Thế mà cho đến nay, cả tháng trôi qua, các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân thực sự và xác nhận thủ phạm đã làm cho cá chết hàng loạt dọc theo khoảng 200 km bờ biển Trung phần Việt Nam, với sô lượng cá chết đủ loại ước đoán lên đến hàng triệu con. Một số quan chức hữu trách thì vẫn giải thích quanh co, phi lý, coi thường sự hiểu biết của nhân dân và các giới khoa học trong nước và quốc tế; thậm chí có viên chức có trách nhiệm thuộc cơ quan trung ương dám giải thích hiện tượng cá chết hàng loạt là từ độc chất trong nước tiểu do có quá nhiều người tắm biển thải ra. Báo chí truyền thông nhà nước thì hoàn toàn im lặng, không dám đưa tin liên quan đến vụ cá chết và phản ứng “bức xúc” của nhân dân đưa đến các cuộc biểu tình phản đối của hàng ngàn người dân ở Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh thành khác trong nước cũng như nhiều nơi có đông người Việt sinh sống tại hải ngoại.
Trong khi đó, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh dạo khác của đảng và nhà nước thì vẫn tỏ ra dửng dưng, vô cảm trước thảm trạng gây hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt và khổ lụy đến đời sống hàng ngàn gia đình ngư dân sống bằng nghề đánh bắt cả trên biển từ bao đời nay. Thay vì đến thăm người dân bị nạn, Nguyễn Phú Trọng còn làm cái gọi là “thị sát kiểm tra tiến độ công trình Formosa” của Công ty Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan đóng tại Vũng Áng Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh), vốn là nghi phạm chính vì có nhiều bằng chứng đã xả một số lượng lớn chất độc cực mạnh ra biển trong quá trình súc rửa đường ống xả thải. Sự thể này khiến nhân dân cả nước và người Việt ở hải ngoại phẫn nộ và nghi ngờ rằng đảng và nhà cầm quyền VN đang cố tình bao che, tìm cách “hoãn binh chi kế” cho thủ phạm có thời gian xóa sạch dấu vết một tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt cho đất nước và cho đời sống nhiều người dân.
Đến đây, một câu hỏi được đặt ra cho ông Tổng Trọng và các lãnh đạo khác của đảng và nhà nước VN là sự vô cảm của họ đến thế đã là cùng chưa?
Nếu vẫn chưa là cùng, thì rồi đây không chỉ hàng ngàn mà sẽ là hàng vạn, hàng triệu người dân phẫn nộ xuống đường cùng lúc, liệu lúc đó các công cụ bảo vệ “Nền chyên chính tư sản Đỏ” như quân đội, công an, cảnh sát của chế đố có dám theo lệnh của lãnh đạo đàn áp, bắn giết tàn sát hàng loạt nhân dân theo kiểu “Thiên An Môn” vào năm 1989 của quan thầy Trung Quốc hay không?
Ông Trọng và những người lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN chắc không quên những luận điểm đấu tranh cách mạng có tính quy luật của Lenin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh”. Khi sự nghiệp đấu tranh của nhân dân phát triển đến độ “tức nước vỡ bờ”, tức là khi“tình thế cách mạng đã chín muồi”, thì cuộc cách mạng của nhân dân nổ ra vào thời điểm này “nhất định sẽ thắng lợi”, vì thuẫn giữa nhân dân và giai cấp thống trị đã đến cực diểm và các công cụ bảo vệ “chuyên chính vô sản” sẽ quay về với nhân dân, không còn dám bắn giết, tàn sát nhân dân để bảo vệ chế độ nữa. Đó cũng là thực tế ở Liên Xô năm 1991, khi chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản Liên Xô áp đặt sau hơn 70 năm (1917-1991) đã tan rã trước sức mạnh vùng lên, không cần vũ khí của nhân dân, phải chuyển đổi qua chế dân chủ pháp trị theo ý nguyện của nhân dân Nga.
Ông Tổng Trọng và các lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước CSVN hiện nay nghĩ sao? Chúng tôi ước mong họ sớm giác ngộ để chấm dứt sự vô cảm, phản tỉnh kịp thời, biết phải làm gì để thoát hiểm,có lợi nhất cho dân cho nước, tránh đưa đến “Tình thế cách mạng chín muồi”, dẫn đến hậu quả tai hại cho dân cho nước và cho chính số phận tương lai của những người lãnh đạo chế độ hiện nay.
Chúng tôi tự hỏi không biết những nhà lãnh đạo các chính đảng quốc gia-dân tộc-dân chủ, với mục tiêu đấu tranh giành chính quyền với đảng CSVN, để thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình, liệu đã chuẩn bị xong mọi mặt dể tiếp quản chính quyền khi thời cơ đến, tạo thế ổn định chính trị, tránh tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ kéo dài, từng xẩy ra ở một số nước khi có sự chuyển đổi chế độ chính trị?
Câu trả lời xin dành cho các chính đảng quốc gia-dân tộc-dân chủ đã và đang hoạt động trong và ngoài nước Việt Nam.
____
Hoàng Giang
9-5-2016
Sự kiện cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh với nguyên nhân chưa rõ ràng đang là một vấn đề rất nóng tại Việt Nam. Dân chúng, hoặc cảm thấy phẫn nộ về thái độ xử lý vấn đề của chính quyền nhà nước, hoặc cảm thấy vấn đề môi trường tại đất nước đang ở mức đáng báo động, đồng loạt tổ chức các cuộc biểu tình xuyên suốt bắt đầu từ đầu tháng 5. Theo dõi các luồng tin tức phân tích trái chiều khiến tôi thực sự bối rối, bởi không rõ sự kiện này sẽ đi đến đâu và kết thúc bằng cách nào, với một thể chế chính quyền non trẻ và yếu kém trong khi tiếng nói dân chúng hiện giờ cũng chưa đủ mạnh mẽ.
Có hai cuộc biểu tình gây được tiếng vang lớn trong thời gian gần đây, một là cuộc biểu tình từ nhân dân Thanh Hóa trong việc tranh chấp khu vực biển để đánh bắt cá xưa nay đang bị tập đoàn FLC chiếm dụng để phục vụ mục đích phát triển du lịch. Và hai là cuộc biểu tình, tạm gọi là cuộc biểu tình Formosa. Trong 2 cuộc biểu tình này, ta thấy ngay được sự khác biệt trong cách ứng xử của chính quyền. Trong khi báo chí được đăng tin thỏa sức về FLC và dân Thanh Hóa, được khai thác mọi khía cạnh của vấn đề cũng như Ủy ban nhân dân tỉnh sẵn sàng mở cuộc họp báo dông dài để giải đáp mọi thắc mắc của dân, thì với cuộc biểu tình Formosa, tất cả đều là sự im lặng.
Mặc dân đang la ó ngoài kia, mặc những cuộc xung đột gây bức xúc giữa người biểu tình và bộ phận thi hành công vụ nhằm ngăn chặn đám đông bạo động, trên các mặt báo, truyền hình, vẫn không hó hé một thông tin. Bộ Tài nguyên Môi trường đã từng tổ chức một cuộc họp báo cho mời phóng viên các báo đến để công bố nguyên do cá chết, sau một tiếng đồng hồ chờ đợi, bộ trưởng bước ra và đọc thông báo với một nguyên nhân có vẻ chắc chắn nhất: do hiện tượng tảo nở hoa, rồi ngay lập tức biến mất trong vòng 5 phút không hơn khiến cánh báo chí ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì xảy ra và cũng không rõ phải tính sao với nguồn thông tin cụt ngủn đến thế.
Tất nhiên, bản thân tôi hiện giờ chưa có ý muốn gán tội cho tập đoàn Formosa xả chất thải độc hại, vì rõ ràng trong tay chẳng có cơ sở nào để chứng minh, cũng như thật thà mà nói, tôi mong Formosa không phải là kẻ phạm tội chính trong vụ việc này khi mà những lợi ích của một nhà máy thép lớn có thể khiến nhân dân miền Trung phần nào bớt nghèo khổ với số lượng công việc khổng lồ. Nhưng chính thái độ im lặng của chính quyền khiến câu chuyện trở nên rối bời và càng nghiêm trọng hơn. Vì không có thông tin chính thức, nhiều cơ quan truyền thông tự tìm ra câu trả lời bằng cách “chế” bằng chứng, tự làm thí nghiệm cho cá từ nơi khác bơi trong nước từ biển Vũng Áng, cá chết trong vòng 2 phút. Video này đã được chia sẻ rất nhiều trước khi bị lật tẩy vì tính không xác thực.
Trong những luồng tin tức ngược xuôi, có cả một loạt hình ảnh các ngài lãnh đạo tỉnh miền Trung xuống biển tắm và ăn cá, để chứng minh rằng biển và cá không nhiễm độc. Những tưởng cử chỉ cao đẹp như vậy an ủi được dân chúng, nhưng không, nó càng làm tăng thêm sự phẫn nộ. Thực chất, điều nhân dân muốn thấy không phải là việc các ông đang tắm mát và ăn ngon, mà là sự minh bạch trong đối thoại về vấn đề liên hệ. Nhưng đó hiển nhiên là một yêu cầu khó khăn. Bởi vấn đề hiện tại không chỉ đơn giản loanh quanh câu chuyện của Vũng Áng và kẻ-không-liên-quan-đến-Trung-Quốc Formosa Đài Loan. Hiện tại toàn bộ vùng biển nơi 4 tỉnh miền Trung gần như đã tê liệt hoàn toàn với lượng cá chết, và với sự hoang mang về nguồn nước độc, ngư dân có thể sẽ tìm cách đánh bắt cá xa bờ dài ngày để kiếm sống. Trong tình hình hàng ngàn tàu Trung Quốc đang ngông nghênh gây hấn đe dọa tàu cá Việt Nam muốn vượt ra ngoái 20 hải lý tính từ bờ, dân mình sẽ sống ra sao? Biển mình sẽ ra sao?
Việt Nam đang rơi vào một giai đoạn phát triển hỗn loạn khi mà thời đại thông tin mở cửa rộng rãi, đủ điều kiện để cập nhật các tin tức đa chiều. Tuy nhiên, với một dân trí chưa có nền tàng vững bền còn nhiều lung lay, thái độ quan liêu trong cách giải quyết mâu thuẫn của các cơ quan chức năng đã khiến các vấn đề luôn đi vào ngõ cụt. Cuộc biểu tình chống Formosa hiện nay có thể được coi là một trong những cú thúc mạnh mẽ đối với người dân Việt để nhận ra được tầm quan trọng trong tiếng nói của bản thân mình nếu muốn thay đổi đất nước cũng như để chính quyền cộng sản thấy rằng im lặng không phải là vàng, mà sẽ sớm trở thành mồ chôn dành cho những kẻ hèn nhát.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN vô cảm đến thế đã cùng chưa?
Thiện Ý
9-5-2016
Sự kiện cá chết hàng loạt phơi xác tràn lan các bãi biển bốn tỉnh Miền Trung Việt Nam như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng xẩy ra cả tháng nay, đã gây xúc động và phẫn nộ cho nhân dân trong nước cũng như người Việt hải ngoại, đưa đến các cuộc xuống đường biểu tình đòi đảng và nhà cầm quyền CSVN phải công bố nguyên nhân và thủ phạm đã gây ra thảm trạng “vô tiền khoáng hậu” này. Bởi vì hậu quả của vụ việc đã tác hại nghiêm trong đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân trong vùng và thực phẩm cá cho các bữa ăn của nhân dân hầu như cả nước.
Thế mà cho đến nay, cả tháng trôi qua, các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân thực sự và xác nhận thủ phạm đã làm cho cá chết hàng loạt dọc theo khoảng 200 km bờ biển Trung phần Việt Nam, với sô lượng cá chết đủ loại ước đoán lên đến hàng triệu con. Một số quan chức hữu trách thì vẫn giải thích quanh co, phi lý, coi thường sự hiểu biết của nhân dân và các giới khoa học trong nước và quốc tế; thậm chí có viên chức có trách nhiệm thuộc cơ quan trung ương dám giải thích hiện tượng cá chết hàng loạt là từ độc chất trong nước tiểu do có quá nhiều người tắm biển thải ra. Báo chí truyền thông nhà nước thì hoàn toàn im lặng, không dám đưa tin liên quan đến vụ cá chết và phản ứng “bức xúc” của nhân dân đưa đến các cuộc biểu tình phản đối của hàng ngàn người dân ở Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh thành khác trong nước cũng như nhiều nơi có đông người Việt sinh sống tại hải ngoại.
Trong khi đó, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh dạo khác của đảng và nhà nước thì vẫn tỏ ra dửng dưng, vô cảm trước thảm trạng gây hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt và khổ lụy đến đời sống hàng ngàn gia đình ngư dân sống bằng nghề đánh bắt cả trên biển từ bao đời nay. Thay vì đến thăm người dân bị nạn, Nguyễn Phú Trọng còn làm cái gọi là “thị sát kiểm tra tiến độ công trình Formosa” của Công ty Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan đóng tại Vũng Áng Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh), vốn là nghi phạm chính vì có nhiều bằng chứng đã xả một số lượng lớn chất độc cực mạnh ra biển trong quá trình súc rửa đường ống xả thải. Sự thể này khiến nhân dân cả nước và người Việt ở hải ngoại phẫn nộ và nghi ngờ rằng đảng và nhà cầm quyền VN đang cố tình bao che, tìm cách “hoãn binh chi kế” cho thủ phạm có thời gian xóa sạch dấu vết một tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt cho đất nước và cho đời sống nhiều người dân.
Đến đây, một câu hỏi được đặt ra cho ông Tổng Trọng và các lãnh đạo khác của đảng và nhà nước VN là sự vô cảm của họ đến thế đã là cùng chưa?
Nếu vẫn chưa là cùng, thì rồi đây không chỉ hàng ngàn mà sẽ là hàng vạn, hàng triệu người dân phẫn nộ xuống đường cùng lúc, liệu lúc đó các công cụ bảo vệ “Nền chyên chính tư sản Đỏ” như quân đội, công an, cảnh sát của chế đố có dám theo lệnh của lãnh đạo đàn áp, bắn giết tàn sát hàng loạt nhân dân theo kiểu “Thiên An Môn” vào năm 1989 của quan thầy Trung Quốc hay không?
Ông Trọng và những người lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN chắc không quên những luận điểm đấu tranh cách mạng có tính quy luật của Lenin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh”. Khi sự nghiệp đấu tranh của nhân dân phát triển đến độ “tức nước vỡ bờ”, tức là khi“tình thế cách mạng đã chín muồi”, thì cuộc cách mạng của nhân dân nổ ra vào thời điểm này “nhất định sẽ thắng lợi”, vì thuẫn giữa nhân dân và giai cấp thống trị đã đến cực diểm và các công cụ bảo vệ “chuyên chính vô sản” sẽ quay về với nhân dân, không còn dám bắn giết, tàn sát nhân dân để bảo vệ chế độ nữa. Đó cũng là thực tế ở Liên Xô năm 1991, khi chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản Liên Xô áp đặt sau hơn 70 năm (1917-1991) đã tan rã trước sức mạnh vùng lên, không cần vũ khí của nhân dân, phải chuyển đổi qua chế dân chủ pháp trị theo ý nguyện của nhân dân Nga.
Ông Tổng Trọng và các lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước CSVN hiện nay nghĩ sao? Chúng tôi ước mong họ sớm giác ngộ để chấm dứt sự vô cảm, phản tỉnh kịp thời, biết phải làm gì để thoát hiểm,có lợi nhất cho dân cho nước, tránh đưa đến “Tình thế cách mạng chín muồi”, dẫn đến hậu quả tai hại cho dân cho nước và cho chính số phận tương lai của những người lãnh đạo chế độ hiện nay.
Chúng tôi tự hỏi không biết những nhà lãnh đạo các chính đảng quốc gia-dân tộc-dân chủ, với mục tiêu đấu tranh giành chính quyền với đảng CSVN, để thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình, liệu đã chuẩn bị xong mọi mặt dể tiếp quản chính quyền khi thời cơ đến, tạo thế ổn định chính trị, tránh tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ kéo dài, từng xẩy ra ở một số nước khi có sự chuyển đổi chế độ chính trị?
Câu trả lời xin dành cho các chính đảng quốc gia-dân tộc-dân chủ đã và đang hoạt động trong và ngoài nước Việt Nam.
____
Hoàng Giang
9-5-2016
Sự kiện cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh với nguyên nhân chưa rõ ràng đang là một vấn đề rất nóng tại Việt Nam. Dân chúng, hoặc cảm thấy phẫn nộ về thái độ xử lý vấn đề của chính quyền nhà nước, hoặc cảm thấy vấn đề môi trường tại đất nước đang ở mức đáng báo động, đồng loạt tổ chức các cuộc biểu tình xuyên suốt bắt đầu từ đầu tháng 5. Theo dõi các luồng tin tức phân tích trái chiều khiến tôi thực sự bối rối, bởi không rõ sự kiện này sẽ đi đến đâu và kết thúc bằng cách nào, với một thể chế chính quyền non trẻ và yếu kém trong khi tiếng nói dân chúng hiện giờ cũng chưa đủ mạnh mẽ.
Có hai cuộc biểu tình gây được tiếng vang lớn trong thời gian gần đây, một là cuộc biểu tình từ nhân dân Thanh Hóa trong việc tranh chấp khu vực biển để đánh bắt cá xưa nay đang bị tập đoàn FLC chiếm dụng để phục vụ mục đích phát triển du lịch. Và hai là cuộc biểu tình, tạm gọi là cuộc biểu tình Formosa. Trong 2 cuộc biểu tình này, ta thấy ngay được sự khác biệt trong cách ứng xử của chính quyền. Trong khi báo chí được đăng tin thỏa sức về FLC và dân Thanh Hóa, được khai thác mọi khía cạnh của vấn đề cũng như Ủy ban nhân dân tỉnh sẵn sàng mở cuộc họp báo dông dài để giải đáp mọi thắc mắc của dân, thì với cuộc biểu tình Formosa, tất cả đều là sự im lặng.
Mặc dân đang la ó ngoài kia, mặc những cuộc xung đột gây bức xúc giữa người biểu tình và bộ phận thi hành công vụ nhằm ngăn chặn đám đông bạo động, trên các mặt báo, truyền hình, vẫn không hó hé một thông tin. Bộ Tài nguyên Môi trường đã từng tổ chức một cuộc họp báo cho mời phóng viên các báo đến để công bố nguyên do cá chết, sau một tiếng đồng hồ chờ đợi, bộ trưởng bước ra và đọc thông báo với một nguyên nhân có vẻ chắc chắn nhất: do hiện tượng tảo nở hoa, rồi ngay lập tức biến mất trong vòng 5 phút không hơn khiến cánh báo chí ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì xảy ra và cũng không rõ phải tính sao với nguồn thông tin cụt ngủn đến thế.
Tất nhiên, bản thân tôi hiện giờ chưa có ý muốn gán tội cho tập đoàn Formosa xả chất thải độc hại, vì rõ ràng trong tay chẳng có cơ sở nào để chứng minh, cũng như thật thà mà nói, tôi mong Formosa không phải là kẻ phạm tội chính trong vụ việc này khi mà những lợi ích của một nhà máy thép lớn có thể khiến nhân dân miền Trung phần nào bớt nghèo khổ với số lượng công việc khổng lồ. Nhưng chính thái độ im lặng của chính quyền khiến câu chuyện trở nên rối bời và càng nghiêm trọng hơn. Vì không có thông tin chính thức, nhiều cơ quan truyền thông tự tìm ra câu trả lời bằng cách “chế” bằng chứng, tự làm thí nghiệm cho cá từ nơi khác bơi trong nước từ biển Vũng Áng, cá chết trong vòng 2 phút. Video này đã được chia sẻ rất nhiều trước khi bị lật tẩy vì tính không xác thực.
Trong những luồng tin tức ngược xuôi, có cả một loạt hình ảnh các ngài lãnh đạo tỉnh miền Trung xuống biển tắm và ăn cá, để chứng minh rằng biển và cá không nhiễm độc. Những tưởng cử chỉ cao đẹp như vậy an ủi được dân chúng, nhưng không, nó càng làm tăng thêm sự phẫn nộ. Thực chất, điều nhân dân muốn thấy không phải là việc các ông đang tắm mát và ăn ngon, mà là sự minh bạch trong đối thoại về vấn đề liên hệ. Nhưng đó hiển nhiên là một yêu cầu khó khăn. Bởi vấn đề hiện tại không chỉ đơn giản loanh quanh câu chuyện của Vũng Áng và kẻ-không-liên-quan-đến-Trung-Quốc Formosa Đài Loan. Hiện tại toàn bộ vùng biển nơi 4 tỉnh miền Trung gần như đã tê liệt hoàn toàn với lượng cá chết, và với sự hoang mang về nguồn nước độc, ngư dân có thể sẽ tìm cách đánh bắt cá xa bờ dài ngày để kiếm sống. Trong tình hình hàng ngàn tàu Trung Quốc đang ngông nghênh gây hấn đe dọa tàu cá Việt Nam muốn vượt ra ngoái 20 hải lý tính từ bờ, dân mình sẽ sống ra sao? Biển mình sẽ ra sao?
Việt Nam đang rơi vào một giai đoạn phát triển hỗn loạn khi mà thời đại thông tin mở cửa rộng rãi, đủ điều kiện để cập nhật các tin tức đa chiều. Tuy nhiên, với một dân trí chưa có nền tàng vững bền còn nhiều lung lay, thái độ quan liêu trong cách giải quyết mâu thuẫn của các cơ quan chức năng đã khiến các vấn đề luôn đi vào ngõ cụt. Cuộc biểu tình chống Formosa hiện nay có thể được coi là một trong những cú thúc mạnh mẽ đối với người dân Việt để nhận ra được tầm quan trọng trong tiếng nói của bản thân mình nếu muốn thay đổi đất nước cũng như để chính quyền cộng sản thấy rằng im lặng không phải là vàng, mà sẽ sớm trở thành mồ chôn dành cho những kẻ hèn nhát.