Tham Khảo
Lãnh đạo Mỹ-Iran nói gì với nhau lần đầu kể từ 1979?
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa có cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Iran Hassan Rouhani - cuộc hội thoại cấp cao đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước trong vòng hơn 30 năm.
Lãnh đạo Mỹ-Iran nói gì với nhau lần đầu kể từ 1979?
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa có cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Iran Hassan Rouhani - cuộc hội thoại cấp cao đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước trong vòng hơn 30 năm.
Tổng thống Mỹ đã nói về một "cơ hội độc nhất vô nhị" nhằm đạt được tiến bộ với ban lãnh đạo mới của Iran, giữa thời điểm các hoạt động ngoại giao về chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo đang diễn ra nhộn nhịp.
Trước đó, Tổng thống Rouhani cho biết Iran sẵn lòng đạt được một thỏa thuận sớm. Ông cũng khẳng định Tehran không định phát triển bom hạt nhân như phương Tây lâu nay nghi ngờ. Miêu tả các cuộc gặp tại Liên Hợp Quốc trong tuần là "bước đi đầu tiên", ông bày tỏ niềm tin vấn đề hạt nhân sẽ được giải quyết "trong tương lai không quá gần".
Rouhani cho biết, các cuộc đàm luận ban đầu đã diễn ra trong một môi trường "khá khác biệt" so với quá khứ.
Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra ngay trước khi Tổng thống Iran rời New York, nơi ông dự hội nghị hàng năm của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Nhà Trắng miêu tả cuộc hội thoại kéo dài 15 phút - dường như do ông Rouhani khởi xướng - là thân mật. Ông Obama đã nêu ra quan ngại về các tù nhân Mỹ ở Iran nhưng cuộc trò chuyện chủ yếu là về nỗ lực đạt được một giải pháp về vấn đề hạt nhân.
Sau đó, ông Obama nói: "Mặc dù chắc chắn có những trở ngại quan trọng nhằm tiến lên phía trước và thành công chưa chắc được đảm bảo nhưng tôi tin chúng ta có thể đạt được một giải pháp toàn diện".
Ông Rouhani - một chính trị gia ôn hòa đắc cử hồi tháng 6 - nói rằng ông muốn đạt được một thỏa thuận về vấn đề hạt nhân trong 3-6 tháng. Ông cho biết mình đã được Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei trao toàn quyền đàm phán.
Hôm 27/9, Tổng thống Mỹ đã phát biểu tại một cuộc họp báo ở Liên Hợp Quốc: "Dù kết quả chúng ta đạt được thông qua đàm phán là thế nào thì chính phủ của tôi vẫn sẽ ủng hộ hoàn toàn các chi nhánh quyền lực chính ở Iran, đồng thời ủng hộ người dân Iran".
Obama nhấn mạnh ông muốn đạt một thỏa thuận "trong thời gian rất ngắn".
Trước đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế của Liên Hợp Quốc (IAEA) thừa nhận đã có các cuộc hội đàm "rất có tính xây dựng" với Iran ở Vienna. Phó Tổng giám đốc IAEA Herman Nackaerts không tiết lộ chi tiết song cho biết hai bên sẽ gặp nhau vào ngày 28/10.
"Chúng tôi sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận quan trọng tiến tới giải quyết mọi vấn đề đang tồn đọng", ông Nackaerts nói.
Reza Najafi, đặc sứ Iran tại IAEA, được dẫn lời nói rằng mục đích là đạt được một thỏa thuận "càng sớm càng tốt".
Trong một diễn biến trước đó, vào ngày 26/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp hiếm hoi với người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif. Kerry cho biết ông ấn tượng bởi "giọng điệu rất khác biệt" nhưng tuyên bố Tehran vẫn còn nhiều câu hỏi phải trả lời.
Đã có đồn đoán rằng hai nhà lãnh đạo Iran và Mỹ có thể gặp nhau ở New York. Tổng thống Rouhani nói với các phóng viên rằng "về nguyên tắc chúng tôi không có bất kỳ vấn đề nào với việc có một cuộc gặp" song "đã không có đủ thời gian" cho việc lên kế hoạch gặp gỡ.
Nhà lãnh đạo Iran từ chối trả lời các câu hỏi về độ tin cậy của nước ông như một đối tác đàm phán, song cho biết nước ông muốn tiếp tục giữ công nghệ hạt nhân nhưng sẽ phục tùng sự giám sát của IAEA.
Mỹ và Trung Quốc cho biết họ hy vọng Iran hồi đáp một đề nghị của Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức (P5+1), yêu cầu nước Cộng hòa Hồi giáo ngừng sản xuất và tích trữ uranium được làm giàu 20% - một bước lùi khỏi mục đích đạt được vũ khí hạt nhân. Các cường quốc cũng yêu cầu Tehran đóng cửa cơ sở làm giàu Fordo ở dưới lòng đất.
Các cuộc đối thoại quan trọng giữa Iran và P5+1 dự kiến diễn ra vào ngày 15/10, và ông Rouhani tuyên bố Iran sẽ mang một kế hoạch tới hội nghị.
Thanh Hảo (Theo BBC)
NguyenVSau Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Lãnh đạo Mỹ-Iran nói gì với nhau lần đầu kể từ 1979?
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa có cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Iran Hassan Rouhani - cuộc hội thoại cấp cao đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước trong vòng hơn 30 năm.
Lãnh đạo Mỹ-Iran nói gì với nhau lần đầu kể từ 1979?
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa có cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Iran Hassan Rouhani - cuộc hội thoại cấp cao đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước trong vòng hơn 30 năm.
Tổng thống Mỹ đã nói về một "cơ hội độc nhất vô nhị" nhằm đạt được tiến bộ với ban lãnh đạo mới của Iran, giữa thời điểm các hoạt động ngoại giao về chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo đang diễn ra nhộn nhịp.
Trước đó, Tổng thống Rouhani cho biết Iran sẵn lòng đạt được một thỏa thuận sớm. Ông cũng khẳng định Tehran không định phát triển bom hạt nhân như phương Tây lâu nay nghi ngờ. Miêu tả các cuộc gặp tại Liên Hợp Quốc trong tuần là "bước đi đầu tiên", ông bày tỏ niềm tin vấn đề hạt nhân sẽ được giải quyết "trong tương lai không quá gần".
Rouhani cho biết, các cuộc đàm luận ban đầu đã diễn ra trong một môi trường "khá khác biệt" so với quá khứ.
Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra ngay trước khi Tổng thống Iran rời New York, nơi ông dự hội nghị hàng năm của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Nhà Trắng miêu tả cuộc hội thoại kéo dài 15 phút - dường như do ông Rouhani khởi xướng - là thân mật. Ông Obama đã nêu ra quan ngại về các tù nhân Mỹ ở Iran nhưng cuộc trò chuyện chủ yếu là về nỗ lực đạt được một giải pháp về vấn đề hạt nhân.
Sau đó, ông Obama nói: "Mặc dù chắc chắn có những trở ngại quan trọng nhằm tiến lên phía trước và thành công chưa chắc được đảm bảo nhưng tôi tin chúng ta có thể đạt được một giải pháp toàn diện".
Ông Rouhani - một chính trị gia ôn hòa đắc cử hồi tháng 6 - nói rằng ông muốn đạt được một thỏa thuận về vấn đề hạt nhân trong 3-6 tháng. Ông cho biết mình đã được Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei trao toàn quyền đàm phán.
Hôm 27/9, Tổng thống Mỹ đã phát biểu tại một cuộc họp báo ở Liên Hợp Quốc: "Dù kết quả chúng ta đạt được thông qua đàm phán là thế nào thì chính phủ của tôi vẫn sẽ ủng hộ hoàn toàn các chi nhánh quyền lực chính ở Iran, đồng thời ủng hộ người dân Iran".
Obama nhấn mạnh ông muốn đạt một thỏa thuận "trong thời gian rất ngắn".
Trước đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế của Liên Hợp Quốc (IAEA) thừa nhận đã có các cuộc hội đàm "rất có tính xây dựng" với Iran ở Vienna. Phó Tổng giám đốc IAEA Herman Nackaerts không tiết lộ chi tiết song cho biết hai bên sẽ gặp nhau vào ngày 28/10.
"Chúng tôi sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận quan trọng tiến tới giải quyết mọi vấn đề đang tồn đọng", ông Nackaerts nói.
Reza Najafi, đặc sứ Iran tại IAEA, được dẫn lời nói rằng mục đích là đạt được một thỏa thuận "càng sớm càng tốt".
Trong một diễn biến trước đó, vào ngày 26/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp hiếm hoi với người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif. Kerry cho biết ông ấn tượng bởi "giọng điệu rất khác biệt" nhưng tuyên bố Tehran vẫn còn nhiều câu hỏi phải trả lời.
Đã có đồn đoán rằng hai nhà lãnh đạo Iran và Mỹ có thể gặp nhau ở New York. Tổng thống Rouhani nói với các phóng viên rằng "về nguyên tắc chúng tôi không có bất kỳ vấn đề nào với việc có một cuộc gặp" song "đã không có đủ thời gian" cho việc lên kế hoạch gặp gỡ.
Nhà lãnh đạo Iran từ chối trả lời các câu hỏi về độ tin cậy của nước ông như một đối tác đàm phán, song cho biết nước ông muốn tiếp tục giữ công nghệ hạt nhân nhưng sẽ phục tùng sự giám sát của IAEA.
Mỹ và Trung Quốc cho biết họ hy vọng Iran hồi đáp một đề nghị của Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức (P5+1), yêu cầu nước Cộng hòa Hồi giáo ngừng sản xuất và tích trữ uranium được làm giàu 20% - một bước lùi khỏi mục đích đạt được vũ khí hạt nhân. Các cường quốc cũng yêu cầu Tehran đóng cửa cơ sở làm giàu Fordo ở dưới lòng đất.
Các cuộc đối thoại quan trọng giữa Iran và P5+1 dự kiến diễn ra vào ngày 15/10, và ông Rouhani tuyên bố Iran sẽ mang một kế hoạch tới hội nghị.
Thanh Hảo (Theo BBC)
NguyenVSau Post