Sức khỏe và đời sống
Lễ Bà mùa sông cạn
Tháng Hai, dạo theo con đường bê tông uốn lượn, chộp những tấm ảnh sớm của mùa bắp, ghé chợ Bà, Duy Thành, Duy Xuyên để rồi lại lạc vào không gian của tình quê thắm thiết, xóm làng quây quần, trẻ thơ nô đùa. Bên miếu Bà với mâm lễ chay mới nấu, người chủ lễ thắp hương cầu nguyện… Tôi đã đến với lễ Bà như thế.
9 giờ sáng, ở xứ này đôi khi người ta đã đến công sở, trường học hay ra đồng được vài tiếng đồng hồ. Nhưng hôm nay lại khác, nhiều bà con cố gắng xin nghỉ việc hoặc tranh thủ về sớm để dự lễ Bà. Gọi là lễ Bà vì người trong xóm xúm xít lại, sắm đủ mâm lễ chay và thành kính dâng lên Bà, tưởng nhớ đến Bà, cầu mong Bà phù hộ một năm xóm làng yên bình, mọi sự hanh thông, mùa màng tươi tốt, cá tôm đầy bầu…
Bà là ai? Về nguồn gốc, ông Xuân, một người trong xóm cho biết: “Lễ này dân xóm mình cúng Bà, theo truyền thống thì đã gần 700 năm nay rồi. Cứ đến ngày 14 tháng 2 âm lịch là con cháu tề tựu đông đủ. Trước nấu mâm chay dâng lên lễ Bà, sau thì bà con cùng nhau liên hoan, ôn chuyện năm cũ, mừng một năm mới sang. Tương truyền Bà là người gốc Thanh Hóa, đưa ghe buôn bán hàng hóa ngoài đó vào đây và lập nên chợ làng, giúp người dân quanh đây có hàng hóa để trao đổi với nhau. Sau này, trong một lần đi lấy hàng, thuyền của Bà bị lật, mọi người không còn ai sống sót. Dân làng lập miếu, thờ Bà từ đó đến giờ.” Lễ Bà này chỉ có ở địa phương Duy Thành, một xã trong quận Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngoài ra trong khoảng đầu tháng 3 dương lịch còn Lễ hội Bà Thu Bồn ở xã Duy Tân, Duy Xuyên ven sông Thu Bồn thì quy mô hơn.
Khoảng 9 giờ 30 sáng, một người rành tục cúng bái trong xóm được cử ra để thắp nhang và xướng lễ cúng Bà. Có trống, có chiêng trong lúc cúng. Một vài thanh niên trong xóm được cử ra để phụ giúp chủ lễ những việc cần. Nhiều cô, chị thì được phân công chuẩn bị các mâm cơm cúng Bà.
Một thanh niên phụ lễ cho tôi biết rằng, lễ này, cả xóm cúng Bà và cũng là cúng xuân. Và một câu khấn mà không phải ai cũng nhớ: Thành khẩn ư chiêu bái hương hồn chăm chợ, mọi rợ… Ðiều này giống như một vết thương dân tộc hay nói đúng hơn là một mặc cảm tội lỗi của người sinh sau đẻ muộn khi nghĩ về những dân tộc khác từng sống trên xứ đất này và từng bị cướp mất sinh địa, lưu lạc tứ tán, sống không nhà, thác không mồ. Nhưng đồng thời, trong sự mặc cảm đó cũng có một thứ gì đó tàn nhẫn của bên thắng cuộc qua ngôn ngữ, cách xưng hô…
Người chủ lễ sau một hồi cúng bái, tưởng nhớ Bà, cám ơn Bà thì không quên xin Bà phù hộ cho cả xóm năm mới mạnh khỏe, làm đủ ăn.
Thắc mắc về câu khấn, tôi hỏi anh này:
– Sao bác chủ lễ không cúng xin Bà một năm hạnh phúc, no đủ, làm ăn phát đạt mà chỉ khấn là đủ ăn thôi vậy anh?
– Chị không biết đó thôi, bữa nay Bà phù hộ cho đủ ăn là quý rồi. Cả xã hội đói cả, nếu xóm mình được đủ ăn là quý lắm. Giờ chị xem, mọi người ở đây sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Chúng tôi ở cách cửa biển không xa, nhưng chủ yếu sống bằng nghề sông, bởi không có đường ra cửa biển. Trước đây nhiều người nuôi tôm nước lợ nhưng bữa nay không hiểu sao tôm cứ chết miết. Cá cũng vậy. Thỉnh thoảng cá nổi trắng cả một khúc sông. Cái này cũng giống như sông Bàn Thạch vậy, cá rô phi chết đầy. Tôi cũng không biết có liên quan gì đến việc các công ty xả thải ra sông hay không. Ðược đoạn sông trước miếu Bà là nước sạch, cá còn sống được nhưng giờ cũng cạn rồi, bèo mọc khắp nơi. Dân ở đây đã cố gắng vớt rồi nhưng vẫn không hết được. Chẳng biết sắp tới đây sống bằng cách chi đây.
Nói đến đây, người thanh niên lại quay lại phụ lễ. Giờ đã đến lúc đốt áo giấy, vàng mã, tục không thể thiếu trong các lễ cúng của người Việt. Nếu người nhà giàu đốt xe hơi, nhà lầu, xe tay ga, điện thoại di động, thậm chí cất công đặt trước vài tháng để có được món đồ muốn gửi xuống ông bà hoặc dâng lễ cho một “đấng” nào đó với giá vài chục triệu đồng… thì những lễ cúng nhỏ trong các gia đình, những lễ cúng dân gian thì vàng mã chỉ bao gồm bộ đồ giấy với giá dao động từ 25 ngàn đồng đến 35 ngàn đồng. Cúng Xuân thì thêm bộ đồ Thổ thần. Cảm tạ đất đãi người năm cũ và mong đất dung thứ, che chở cho người năm mới. Ngoài ra, giấy tiền, giấy vàng mã được đốt theo để các vị ‘tiêu xài.’
Nhìn ánh lửa bập bùng, tôi thoáng nghĩ rằng người cõi âm đang hoan hỷ nhận lễ từ cõi dương. Tàn giấy càng nhẹ, bay càng cao thì người âm chứng cho lòng thành của người dương càng lớn.
Các chị, các cô tay vẫn làm thoăn thoắt. Những mâm thức ăn được bày ra trước mắt, nào cao lầu với một dĩa lớn giữa mâm, nào gà vườn xé trộn, tô cà ri lớn, gỏi, thịt heo quay… Có thể nói là tha hồ thức ăn với lối trang trí đẹp mắt chỉ với 2 ông kiềng dã chiến được các chị, các mẹ dựng lên.
Ði hoài rồi cũng mệt, con trai nhỏ của tôi đòi uống nước, cứ bảo: “Chu buồn mẹ rồi, Chu khát nước, mẹ ơi, Chu buồn mẹ rồi.”
– Em dẫn cháu sang bên bàn đá, chỗ mấy ông đang ngồi cũng được, hoặc đi thẳng ra gần bờ sông. Ðó, chỗ mấy chú, mấy chị đang ngồi đó. Ngoài đó có nước lá, tốt lắm! – Một chị đang trộn tiếp món gỏi đầu heo chỉ giúp tôi như vậy.
Ra là ở đây người ta dâng mâm chay cúng Bà, còn cúng Xuân thì bà con góp lại, luộc cái đầu heo để dâng lễ. Sau lễ cúng, người chủ lễ rải cháo Thánh (cháo gạo trắng nấu loãng), rải hạt nổ (nếp rang).
– Mỗi thứ một ít, nhưng đừng quên món gì nghe. Cõi nào cũng vậy, cũng có người đi được, người bị kẹt. Người chủ lễ nói.
Một phụ nữ tay dùng đũa gắp từng thức cúng để vào thuyền lễ. Ðây là chiếc thuyền người trong xóm tự làm bằng tay để mang lễ đi đưa. Thường thì trong các lễ cúng, người ta sẽ dùng bẹ của cây chuối để đựng ‘trái thực’, mang gửi ở một ngã ba nào đó.
– Cho em xin ly nước chị ơi.
– Nước lá nghe em.
– Dạ, cám ơn chị. Mà sao ở đây có nước lá hay vậy chị.
– Ừ em, nước thuốc đó, uống vào mát gan, mát người. Lúc nào rảnh em xuống đây chơi, hôm nào cũng có nước này cả.
– Sao hay vậy chị?
– Thì em quên là ở đây có tiệm thuốc thầy Hoài nổi tiếng à. Nhiều người được trị khỏi bệnh lắm, mà cũng nhờ bác Hoài cả đấy. Nhờ bác mà cả xóm lúc nào cũng quây quần.
– Dạ, tụi em cũng quen anh Hoài, biết anh ấy tốt, thầy thuốc giỏi nhưng không biết là anh ấy được người trong xóm quý vậy.
– Ừ em, nhờ bác ấy hết. Hôm nào người nhà bác cũng nấu nước lá rồi mang ra đây, bà con trong xóm mệt mệt hoặc rảnh rảnh thì ghé sang, trước uống ly nước đỡ mệt, sau hàn huyên tâm sự với nhau. Em thấy cái sân khấu đằng kia không, cũng là bác ấy xây để lúc hội hè cả xóm cùng vui. Cũng nhờ đó mà xóm làng thân thiết. Tụi trẻ con cũng nhờ thế mà ngoan ngoãn hơn, chứ em biết không, thời đại bữa nay dễ gì con nít nó còn là con nít đâu. Nó thấy người lớn thế nào là nó bắt chước y hệt vậy. Như con chị nè, bữa nay hỏi lớn lên con làm gì, nó nói ngay là làm thầy thuốc như bác Hoài cho em coi.
– Mừng quá chị hì, em không nghĩ là hôm nay xuống đây chơi, ai ngờ đi gặp lễ Bà, lại gặp nhiều người trong xóm nữa.
– Ừ, lễ Bà và cúng Xuân trong xóm năm nào cũng làm vào ngày này. Nhưng bà con trong xóm thì đa phần em xuống hôm nào muốn gặp ai cũng được.
– Ủa sao hay vậy chị?
– Thì trước mình đi sông, đi biển, giờ thì biển không mấy người dám đi, sông thì cạn, nuôi trồng thì chết hết. May là còn có tiệm thuốc của bác Hoài. Nhiều người trong xóm làm thuốc cho tiệm bác ấy lắm. Ðấy em xem, hôm nay lễ Bà nhưng thuốc vẫn phơi đằng kia kìa…
Gió trưa thổi tạt qua sông bèo, mọi người cùng ngồi vào bàn, cùng chia sẻ nhau những thức ăn nhà quê đơn sơ trên mâm, tự dưng trong tôi có gì đó muốn trào ra nước mắt, bởi những lễ hội, dù chỉ địa phương nhỏ và gác lại chuyện có mê tín hay không, thì chính nó góp phần làm thành sợi dây gắn kết những con người cùng sinh ra, cùng lớn lên trên mảnh đất cha ông, cùng uống chung nguồn nước, cùng chung quá khứ, cùng mơ ước tương lai, cùng gánh nặng lo âu thiên tai nghèo đói, ngoại xâm… tất cả đã làm thành tình làng nghĩa xóm, và… lớn hơn làm nên tình yêu quê hương trong trái tim mỗi con người.
Uyển Ca
( Báo Trẻ )
Lễ Bà mùa sông cạn
Tháng Hai, dạo theo con đường bê tông uốn lượn, chộp những tấm ảnh sớm của mùa bắp, ghé chợ Bà, Duy Thành, Duy Xuyên để rồi lại lạc vào không gian của tình quê thắm thiết, xóm làng quây quần, trẻ thơ nô đùa. Bên miếu Bà với mâm lễ chay mới nấu, người chủ lễ thắp hương cầu nguyện… Tôi đã đến với lễ Bà như thế.
9 giờ sáng, ở xứ này đôi khi người ta đã đến công sở, trường học hay ra đồng được vài tiếng đồng hồ. Nhưng hôm nay lại khác, nhiều bà con cố gắng xin nghỉ việc hoặc tranh thủ về sớm để dự lễ Bà. Gọi là lễ Bà vì người trong xóm xúm xít lại, sắm đủ mâm lễ chay và thành kính dâng lên Bà, tưởng nhớ đến Bà, cầu mong Bà phù hộ một năm xóm làng yên bình, mọi sự hanh thông, mùa màng tươi tốt, cá tôm đầy bầu…
Bà là ai? Về nguồn gốc, ông Xuân, một người trong xóm cho biết: “Lễ này dân xóm mình cúng Bà, theo truyền thống thì đã gần 700 năm nay rồi. Cứ đến ngày 14 tháng 2 âm lịch là con cháu tề tựu đông đủ. Trước nấu mâm chay dâng lên lễ Bà, sau thì bà con cùng nhau liên hoan, ôn chuyện năm cũ, mừng một năm mới sang. Tương truyền Bà là người gốc Thanh Hóa, đưa ghe buôn bán hàng hóa ngoài đó vào đây và lập nên chợ làng, giúp người dân quanh đây có hàng hóa để trao đổi với nhau. Sau này, trong một lần đi lấy hàng, thuyền của Bà bị lật, mọi người không còn ai sống sót. Dân làng lập miếu, thờ Bà từ đó đến giờ.” Lễ Bà này chỉ có ở địa phương Duy Thành, một xã trong quận Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngoài ra trong khoảng đầu tháng 3 dương lịch còn Lễ hội Bà Thu Bồn ở xã Duy Tân, Duy Xuyên ven sông Thu Bồn thì quy mô hơn.
Khoảng 9 giờ 30 sáng, một người rành tục cúng bái trong xóm được cử ra để thắp nhang và xướng lễ cúng Bà. Có trống, có chiêng trong lúc cúng. Một vài thanh niên trong xóm được cử ra để phụ giúp chủ lễ những việc cần. Nhiều cô, chị thì được phân công chuẩn bị các mâm cơm cúng Bà.
Một thanh niên phụ lễ cho tôi biết rằng, lễ này, cả xóm cúng Bà và cũng là cúng xuân. Và một câu khấn mà không phải ai cũng nhớ: Thành khẩn ư chiêu bái hương hồn chăm chợ, mọi rợ… Ðiều này giống như một vết thương dân tộc hay nói đúng hơn là một mặc cảm tội lỗi của người sinh sau đẻ muộn khi nghĩ về những dân tộc khác từng sống trên xứ đất này và từng bị cướp mất sinh địa, lưu lạc tứ tán, sống không nhà, thác không mồ. Nhưng đồng thời, trong sự mặc cảm đó cũng có một thứ gì đó tàn nhẫn của bên thắng cuộc qua ngôn ngữ, cách xưng hô…
Người chủ lễ sau một hồi cúng bái, tưởng nhớ Bà, cám ơn Bà thì không quên xin Bà phù hộ cho cả xóm năm mới mạnh khỏe, làm đủ ăn.
Thắc mắc về câu khấn, tôi hỏi anh này:
– Sao bác chủ lễ không cúng xin Bà một năm hạnh phúc, no đủ, làm ăn phát đạt mà chỉ khấn là đủ ăn thôi vậy anh?
– Chị không biết đó thôi, bữa nay Bà phù hộ cho đủ ăn là quý rồi. Cả xã hội đói cả, nếu xóm mình được đủ ăn là quý lắm. Giờ chị xem, mọi người ở đây sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Chúng tôi ở cách cửa biển không xa, nhưng chủ yếu sống bằng nghề sông, bởi không có đường ra cửa biển. Trước đây nhiều người nuôi tôm nước lợ nhưng bữa nay không hiểu sao tôm cứ chết miết. Cá cũng vậy. Thỉnh thoảng cá nổi trắng cả một khúc sông. Cái này cũng giống như sông Bàn Thạch vậy, cá rô phi chết đầy. Tôi cũng không biết có liên quan gì đến việc các công ty xả thải ra sông hay không. Ðược đoạn sông trước miếu Bà là nước sạch, cá còn sống được nhưng giờ cũng cạn rồi, bèo mọc khắp nơi. Dân ở đây đã cố gắng vớt rồi nhưng vẫn không hết được. Chẳng biết sắp tới đây sống bằng cách chi đây.
Nói đến đây, người thanh niên lại quay lại phụ lễ. Giờ đã đến lúc đốt áo giấy, vàng mã, tục không thể thiếu trong các lễ cúng của người Việt. Nếu người nhà giàu đốt xe hơi, nhà lầu, xe tay ga, điện thoại di động, thậm chí cất công đặt trước vài tháng để có được món đồ muốn gửi xuống ông bà hoặc dâng lễ cho một “đấng” nào đó với giá vài chục triệu đồng… thì những lễ cúng nhỏ trong các gia đình, những lễ cúng dân gian thì vàng mã chỉ bao gồm bộ đồ giấy với giá dao động từ 25 ngàn đồng đến 35 ngàn đồng. Cúng Xuân thì thêm bộ đồ Thổ thần. Cảm tạ đất đãi người năm cũ và mong đất dung thứ, che chở cho người năm mới. Ngoài ra, giấy tiền, giấy vàng mã được đốt theo để các vị ‘tiêu xài.’
Nhìn ánh lửa bập bùng, tôi thoáng nghĩ rằng người cõi âm đang hoan hỷ nhận lễ từ cõi dương. Tàn giấy càng nhẹ, bay càng cao thì người âm chứng cho lòng thành của người dương càng lớn.
Các chị, các cô tay vẫn làm thoăn thoắt. Những mâm thức ăn được bày ra trước mắt, nào cao lầu với một dĩa lớn giữa mâm, nào gà vườn xé trộn, tô cà ri lớn, gỏi, thịt heo quay… Có thể nói là tha hồ thức ăn với lối trang trí đẹp mắt chỉ với 2 ông kiềng dã chiến được các chị, các mẹ dựng lên.
Ði hoài rồi cũng mệt, con trai nhỏ của tôi đòi uống nước, cứ bảo: “Chu buồn mẹ rồi, Chu khát nước, mẹ ơi, Chu buồn mẹ rồi.”
– Em dẫn cháu sang bên bàn đá, chỗ mấy ông đang ngồi cũng được, hoặc đi thẳng ra gần bờ sông. Ðó, chỗ mấy chú, mấy chị đang ngồi đó. Ngoài đó có nước lá, tốt lắm! – Một chị đang trộn tiếp món gỏi đầu heo chỉ giúp tôi như vậy.
Ra là ở đây người ta dâng mâm chay cúng Bà, còn cúng Xuân thì bà con góp lại, luộc cái đầu heo để dâng lễ. Sau lễ cúng, người chủ lễ rải cháo Thánh (cháo gạo trắng nấu loãng), rải hạt nổ (nếp rang).
– Mỗi thứ một ít, nhưng đừng quên món gì nghe. Cõi nào cũng vậy, cũng có người đi được, người bị kẹt. Người chủ lễ nói.
Một phụ nữ tay dùng đũa gắp từng thức cúng để vào thuyền lễ. Ðây là chiếc thuyền người trong xóm tự làm bằng tay để mang lễ đi đưa. Thường thì trong các lễ cúng, người ta sẽ dùng bẹ của cây chuối để đựng ‘trái thực’, mang gửi ở một ngã ba nào đó.
– Cho em xin ly nước chị ơi.
– Nước lá nghe em.
– Dạ, cám ơn chị. Mà sao ở đây có nước lá hay vậy chị.
– Ừ em, nước thuốc đó, uống vào mát gan, mát người. Lúc nào rảnh em xuống đây chơi, hôm nào cũng có nước này cả.
– Sao hay vậy chị?
– Thì em quên là ở đây có tiệm thuốc thầy Hoài nổi tiếng à. Nhiều người được trị khỏi bệnh lắm, mà cũng nhờ bác Hoài cả đấy. Nhờ bác mà cả xóm lúc nào cũng quây quần.
– Dạ, tụi em cũng quen anh Hoài, biết anh ấy tốt, thầy thuốc giỏi nhưng không biết là anh ấy được người trong xóm quý vậy.
– Ừ em, nhờ bác ấy hết. Hôm nào người nhà bác cũng nấu nước lá rồi mang ra đây, bà con trong xóm mệt mệt hoặc rảnh rảnh thì ghé sang, trước uống ly nước đỡ mệt, sau hàn huyên tâm sự với nhau. Em thấy cái sân khấu đằng kia không, cũng là bác ấy xây để lúc hội hè cả xóm cùng vui. Cũng nhờ đó mà xóm làng thân thiết. Tụi trẻ con cũng nhờ thế mà ngoan ngoãn hơn, chứ em biết không, thời đại bữa nay dễ gì con nít nó còn là con nít đâu. Nó thấy người lớn thế nào là nó bắt chước y hệt vậy. Như con chị nè, bữa nay hỏi lớn lên con làm gì, nó nói ngay là làm thầy thuốc như bác Hoài cho em coi.
– Mừng quá chị hì, em không nghĩ là hôm nay xuống đây chơi, ai ngờ đi gặp lễ Bà, lại gặp nhiều người trong xóm nữa.
– Ừ, lễ Bà và cúng Xuân trong xóm năm nào cũng làm vào ngày này. Nhưng bà con trong xóm thì đa phần em xuống hôm nào muốn gặp ai cũng được.
– Ủa sao hay vậy chị?
– Thì trước mình đi sông, đi biển, giờ thì biển không mấy người dám đi, sông thì cạn, nuôi trồng thì chết hết. May là còn có tiệm thuốc của bác Hoài. Nhiều người trong xóm làm thuốc cho tiệm bác ấy lắm. Ðấy em xem, hôm nay lễ Bà nhưng thuốc vẫn phơi đằng kia kìa…
Gió trưa thổi tạt qua sông bèo, mọi người cùng ngồi vào bàn, cùng chia sẻ nhau những thức ăn nhà quê đơn sơ trên mâm, tự dưng trong tôi có gì đó muốn trào ra nước mắt, bởi những lễ hội, dù chỉ địa phương nhỏ và gác lại chuyện có mê tín hay không, thì chính nó góp phần làm thành sợi dây gắn kết những con người cùng sinh ra, cùng lớn lên trên mảnh đất cha ông, cùng uống chung nguồn nước, cùng chung quá khứ, cùng mơ ước tương lai, cùng gánh nặng lo âu thiên tai nghèo đói, ngoại xâm… tất cả đã làm thành tình làng nghĩa xóm, và… lớn hơn làm nên tình yêu quê hương trong trái tim mỗi con người.
Uyển Ca
( Báo Trẻ )