Kinh Đời
Lê Công Định - Chính quyền hãy đối thoại và hoà giải
Từ lâu cuộc bầu cử của nước Mỹ đã trở thành mối quan tâm của nhiều người Việt trong nước, bởi niềm khát khao một thể chế dân chủ thực sự ngày càng cháy bỏng hơn trong tâm khảm mọi người.
Ls Lê Công Định |
Từ lâu cuộc bầu cử của nước Mỹ đã trở thành mối quan tâm của nhiều người
Việt trong nước, bởi niềm khát khao một thể chế dân chủ thực sự ngày
càng cháy bỏng hơn trong tâm khảm mọi người.
Nền dân chủ đó, tuy nhiên, đã trải qua một tiến trình lịch sử lâu dài,
với nhiều cuộc nội chiến đẫm máu. Đó là cái giá phải trả của dân chủ.
Điều đó đúng không chỉ ở nước Mỹ, mà còn cả các quốc gia Tây phương
khác.
Gần đây, tôi đọc lại lịch sử hiện đại của Miến Điện, và xem bộ phim The
Lady về nữ lãnh tụ Aung San Suu Kyi. Trước và sau khi bà trở về nước,
nhiều cuộc xuống đường đòi dân chủ của sinh viên, tu sĩ và dân chúng
Miến Điện đã bị dìm trong biển máu.
Để đạt đến nền dân chủ ngày nay, dân tộc Miến Điện đã mất hàng chục năm
tranh đấu chống lại chế độ độc tài bằng máu và nước mắt của hàng triệu
người. Nhờ sự kiên trì, vừa cương quyết vừa thoả hiệp của lãnh tụ Aung
San Suu Kyi, cơ hội đối thoại và hoà giải với giới độc tài quân sự đã
đạt được thành công.
Trở lại vấn đề của Việt Nam hôm nay. Nhà cầm quyền chắc chắn sẽ không dễ
dàng từ bỏ quyền lực độc tôn. Sự đối đầu không khoan nhượng của những
nhà tranh đấu liệu sẽ là giải pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhằm đạt đến
nền dân chủ trong mơ của chúng ta? Đó là câu hỏi chưa có lời giải đáp rõ
ràng.
Tệ trạng hiện hữu của xã hội Việt Nam chắc chắn không thể được giải
quyết ngay nếu giới tranh đấu tiếp tục không khoan nhượng và nhà cầm
quyền vẫn ngoan cố. Đời sống người dân, nhất là ở những nơi đang gánh
chịu thảm hoạ thiên nhiên, sẽ ngày càng tệ hại không lối thoát, bất chấp
mọi nỗ lực cứu trợ thiện nguyện của cộng đồng xã hội dân sự.
Câu hỏi là liệu nền kinh tế đang khủng hoảng nghiêm trọng và các vấn nạn
xã hội đang bế tắc trầm trọng có thể được giải quyết bằng sự đối đầu
hay không? Đó là chưa nói đến khả năng các cuộc xuống đường của toàn dân
bị đàn áp bằng vũ lực với cái giá của máu và nước mắt. Tất nhiên nếu
cần chúng ta sẽ sẵn sàng cho điều đó, nhưng phải chăng đấy là giải pháp
duy nhất?
Bài học của các nền dân chủ trên thế giới, đặc biệt của Miến Điện gần
đây, khiến tôi càng thêm suy nghĩ về giải pháp đối thoại và hoà giải, dù
điều đó đầy khó khăn trong hoàn cảnh niềm tin của nhiều thế hệ người
Việt đối với nhà cầm quyền đã mất dần, nếu không muốn nói là mất hết.
Rất mong mọi người trao đổi thẳng thắn để có thể tìm ra một giải pháp
thực tế, dựa trên tình tự dân tộc, và quan trọng hơn gác bỏ mọi hận thù
và định kiến của quá khứ và hiện tại sang một bên. Tương lai tốt đẹp của
đất nước cần những trái tim bao dung và bộ não tỉnh táo lúc này.
Lê Công Định
(FB Lê Công Định)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Lê Công Định - Chính quyền hãy đối thoại và hoà giải
Từ lâu cuộc bầu cử của nước Mỹ đã trở thành mối quan tâm của nhiều người Việt trong nước, bởi niềm khát khao một thể chế dân chủ thực sự ngày càng cháy bỏng hơn trong tâm khảm mọi người.
Ls Lê Công Định |
Từ lâu cuộc bầu cử của nước Mỹ đã trở thành mối quan tâm của nhiều người
Việt trong nước, bởi niềm khát khao một thể chế dân chủ thực sự ngày
càng cháy bỏng hơn trong tâm khảm mọi người.
Nền dân chủ đó, tuy nhiên, đã trải qua một tiến trình lịch sử lâu dài,
với nhiều cuộc nội chiến đẫm máu. Đó là cái giá phải trả của dân chủ.
Điều đó đúng không chỉ ở nước Mỹ, mà còn cả các quốc gia Tây phương
khác.
Gần đây, tôi đọc lại lịch sử hiện đại của Miến Điện, và xem bộ phim The
Lady về nữ lãnh tụ Aung San Suu Kyi. Trước và sau khi bà trở về nước,
nhiều cuộc xuống đường đòi dân chủ của sinh viên, tu sĩ và dân chúng
Miến Điện đã bị dìm trong biển máu.
Để đạt đến nền dân chủ ngày nay, dân tộc Miến Điện đã mất hàng chục năm
tranh đấu chống lại chế độ độc tài bằng máu và nước mắt của hàng triệu
người. Nhờ sự kiên trì, vừa cương quyết vừa thoả hiệp của lãnh tụ Aung
San Suu Kyi, cơ hội đối thoại và hoà giải với giới độc tài quân sự đã
đạt được thành công.
Trở lại vấn đề của Việt Nam hôm nay. Nhà cầm quyền chắc chắn sẽ không dễ
dàng từ bỏ quyền lực độc tôn. Sự đối đầu không khoan nhượng của những
nhà tranh đấu liệu sẽ là giải pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhằm đạt đến
nền dân chủ trong mơ của chúng ta? Đó là câu hỏi chưa có lời giải đáp rõ
ràng.
Tệ trạng hiện hữu của xã hội Việt Nam chắc chắn không thể được giải
quyết ngay nếu giới tranh đấu tiếp tục không khoan nhượng và nhà cầm
quyền vẫn ngoan cố. Đời sống người dân, nhất là ở những nơi đang gánh
chịu thảm hoạ thiên nhiên, sẽ ngày càng tệ hại không lối thoát, bất chấp
mọi nỗ lực cứu trợ thiện nguyện của cộng đồng xã hội dân sự.
Câu hỏi là liệu nền kinh tế đang khủng hoảng nghiêm trọng và các vấn nạn
xã hội đang bế tắc trầm trọng có thể được giải quyết bằng sự đối đầu
hay không? Đó là chưa nói đến khả năng các cuộc xuống đường của toàn dân
bị đàn áp bằng vũ lực với cái giá của máu và nước mắt. Tất nhiên nếu
cần chúng ta sẽ sẵn sàng cho điều đó, nhưng phải chăng đấy là giải pháp
duy nhất?
Bài học của các nền dân chủ trên thế giới, đặc biệt của Miến Điện gần
đây, khiến tôi càng thêm suy nghĩ về giải pháp đối thoại và hoà giải, dù
điều đó đầy khó khăn trong hoàn cảnh niềm tin của nhiều thế hệ người
Việt đối với nhà cầm quyền đã mất dần, nếu không muốn nói là mất hết.
Rất mong mọi người trao đổi thẳng thắn để có thể tìm ra một giải pháp
thực tế, dựa trên tình tự dân tộc, và quan trọng hơn gác bỏ mọi hận thù
và định kiến của quá khứ và hiện tại sang một bên. Tương lai tốt đẹp của
đất nước cần những trái tim bao dung và bộ não tỉnh táo lúc này.
Lê Công Định
(FB Lê Công Định)