Xe cán chó
Lê Công Định - Ký sự trình diện tháng 10/2015
Tuần trước tôi đến trụ sở Công an phường trình diện theo định kỳ. Bầu không khí bên phía Ủy ban Nhân dân nhộn nhịp khác thường, do đảng bộ phường đang họp hành li bì để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ sau.
Tuần trước tôi đến trụ sở Công an phường trình diện theo định kỳ. Bầu không khí bên phía Ủy ban Nhân dân nhộn nhịp khác thường, do đảng bộ phường đang họp hành li bì để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ sau. Bất giác tôi làm dấu thánh giá cầu nguyện cho mọi người, trong đó có cô Phó Chủ tịch Phường, thăng quan tiến chức. Nàng lên ghế Chủ tịch có thể tôi sẽ được quản chế “đặc biệt” và dễ chịu hơn chăng? Cầu nguyện cho nàng, thật ra là cầu nguyện cho chính mình!
Anh cán bộ tư pháp xuất hiện và mời tôi vào trong phòng làm việc. Vẫn thói quen mơ màng, tôi ngóng nhìn ra cửa, chờ đợi bước ai vào. Cuối cùng chỉ hai anh an ninh đến và khép cửa lại. Tôi sốt ruột hỏi: “Chỉ có các anh tham dự buổi làm việc với tôi thôi?” Ba anh chàng cùng gật đầu cười. Quả thật lần này ông Trời phụ lòng kẻ gian!
Đầu tiên các anh an ninh hỏi thăm bệnh tình của tôi. Dù còn mệt mỏi trong người, tôi vẫn trấn an các anh rằng mình không đến nỗi nào. Một anh nói: “Cuộc đời thật vô thường như anh viết. Thôi ráng dành thời gian cho bản thân và gia đình.” Tôi đáp, giọng chán đời: “Tù tội, bệnh tật, tai nạn, v.v… đến với mình đều bất ngờ, còn lại cái mạng này trên đời là may rồi. Cần gạt bỏ mọi điều không vui trong cuộc sống và xã hội ra khỏi đầu óc, để tiếp tục sống bình an bên cạnh người thân và bạn bè.”
Một anh nhận xét: “Dạo này anh có vẻ viết ít, lời lẽ nhẹ nhàng hơn.” Tôi gật đầu: “Gần đây tôi nhận ra rằng khẩu nghiệp nặng không tốt để chuyển hóa sự sai lầm, mà chính mình nhiều khi chuốc lấy họa khẩu nghiệp. Do vậy tôi muốn thay đổi.” Anh ấy nói tiếp: “Chúng tôi thích cách anh đề cập về các vấn đề pháp luật. Nếu anh dành thời gian viết một bản góp ý dài gửi lên cấp lãnh đạo, chúng tôi sẽ giúp anh. Anh cứ chọn bất cứ vấn đề nào thiết thực.” Câu chuyện vì thế chuyển sang đề tài pháp lý.
Tôi trình bày: “Góp ý thì chúng tôi từng làm, điều quan trọng là chính quyền có lắng nghe hay không, hay lại nghi kỵ và chụp mũ. Còn nhiệt tình đóng góp cho đất nước thì tất cả chúng tôi vẫn tràn đầy. Hơn nữa, hệ thống pháp luật Việt Nam có quá nhiều thứ phải thay đổi tận gốc rễ.” Anh an ninh ngồi cạnh tôi cắt ngang: “Tôi đã đọc bài viết mới của anh, theo ý anh phải cải cách chương trình dạy luật? Tôi nghĩ các môn về Mác-Lênin rất cần thiết cho sinh viên, vì mọi ngành khoa học đều cần lý luận chung.”
Tôi đáp: “Tôi thấy không cần hệ lý luận như cách đang được rao giảng, vì nó vô bổ.” Anh ấy đối lại: “Tôi đọc thấy chữ “vô bổ” anh dùng rồi. Sao lại vô bổ? Nếu không học chủ nghĩa Mác-Lênin làm sao anh biết, chẳng hạn, về các cặp phạm trù và quy luật mâu thuẫn, vân vân? Những kiến thức đó cần thiết cho người nghiên cứu khoa học.” Tôi hỏi: “Nếu hay thế tại sao đại học các nước không đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào giảng dạy như Việt Nam? Theo tôi biết, sinh viên các nước cũng đọc Mác, nhưng chỉ những ai có quan tâm và cũng chỉ trong lĩnh vực triết học, xã hội học và kinh tế học mà thôi. Điều quan trọng, đọc hay không đọc Mác không phải là điều bắt buộc đối với họ.”
“Trong ngành luật của tôi chẳng hạn, các đại học luật khoa ở Âu-Mỹ không bao giờ giảng môn chủ nghĩa Mác-Lênin hay lý luận Mác-Lênin về nhà nước pháp quyền, ấy vậy hàng năm họ vẫn đào tạo cho xã hội những sinh viên luật, luật sư và luật gia xuất sắc, mà Việt Nam không thể so sánh. Các giáo sư và luật sư Mỹ mà tôi có dịp gặp gỡ và trò chuyện trước đây đều tỏ vẻ ngạc nhiên khi tôi kể rằng sinh viên luật Việt Nam bắt buộc phải học môn chủ nghĩa Mác-Lênin. Để sinh viên có thêm thời gian học chuyên ngành, hãy bỏ quách đi, thưa các anh!”
Anh an ninh chống chế: “Chỉ 60 tiết học thôi, đâu có nhiều. Ngoài ra, một số môn rèn luyện thể chất và kiến thức độc đáo như giáo dục quốc phòng theo tôi cũng cần thiết đối với sinh viên năm nhất.” Tôi trố mắt, thở dài: “Chỉ ở Việt Nam sinh viên mới phải học những thứ, nói xin lỗi, nhảm như vậy. Học phí một đại học ở Mỹ lên đến hàng chục ngàn Đô-La, nếu nhà trường bắt sinh viên hy sinh năm đầu tiên để học các môn ai cũng chán, chắc họ sẽ kiện cho phá sản.” Các anh cùng nhìn tôi.
Tôi hỏi: “Một cách thẳng thắn và trung thực với nhau, các anh có dám khẳng định rằng mình học những môn đó một cách đàng hoàng và đầy đủ không, hay các anh cũng bỏ lớp lúc học và quay bài khi thi?” Mọi người nhìn nhau hồi lâu, một anh trả lời: “Thầy tôi nói chỉ cần lĩnh hội 30% nội dung những môn đó là được rồi.” Tôi bật cười sảng khoái: “70% còn lại đi nhậu sướng hơn hả anh?” Mọi người cùng cười vui vẻ.
Tôi quay lại câu chuyện đó, giọng nghiêm túc: “Tôi thấy lo cho đất nước khi tham gia TPP do mọi người, từ nhà nước đến doanh nghiệp, đều chưa chuẩn bị sẵn sàng. Ở góc độ pháp lý, rõ ràng hệ thống luật pháp khiếm khuyết trên mọi phương diện. Xét ở khâu nền tảng nhất là đào tạo, có thể nhận ra việc giảng dạy luật ở bậc đại học vô cùng lạc hậu, do đó cần dứt khoát từ bỏ chương trình và giáo trình hiện nay. Lập luận của các anh lúc tranh luận với tôi cho thấy rằng các anh nói riêng và nhà nước này nói chung đều chưa ý thức hết sự nghiêm trọng của tình trạng luật pháp kém cỏi. Dù tôi nói gì, quý vị cũng chẳng thể hình dung hết sự việc.”
Một anh an ninh hỏi: “Vậy anh muốn đề xuất gì để tôi ghi vào biên bản?” Tôi đáp ngay: “Có hai việc quan trọng không biết các anh dám làm hay không, nhưng vì đã hỏi nên tôi trả lời. Thứ nhất, sau khi tôi hết quản chế, nhà nước nên trả lại chứng chỉ hành nghề luật sư để tôi có thể hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn và trực tiếp tham gia đào tạo nghề nghiệp cho luật sư trẻ. Thứ hai, tôi muốn thành lập một đại học luật tư nhân hoặc đóng vai trò cố vấn toàn bộ chương trình giảng dạy luật của một đại học hiện hữu mà không bị can thiệp từ bộ giáo dục.”
Một anh an ninh gật gù, anh còn lại nói: “Hai vấn đề anh nêu đều khó, nhưng không phải không làm được. Tuy nhiên, kết quả còn chờ xem các sếp ở trên đồng ý hay không, nhất là chuyện giảng dạy không chịu sự can thiệp của bộ giáo dục.” Tôi giải thích: “Thời gian không còn nhiều cho vận hội mới của đất nước. Nếu không nắm lấy cơ hội này và chuẩn bị đầy đủ, đất nước sẽ tụt hậu thêm và vĩnh viễn không bắt kịp các nước khác trong khu vực, kể cả Campuchia và Lào. Nên nhớ, một đại học luật không thể lật đổ chính quyền được. Vậy đừng quá lo lắng!”
Tôi nói tiếp: “Điều đáng quan ngại là từ hàng chục năm nay các đại học luật ở Việt Nam chỉ cung cấp sản phẩm kém chất lượng, vì thầy cũng kém chất lượng. Sinh viên ra trường nếu may mắn làm việc ở hãng luật tốt, thì được huấn luyện lại đúng hướng, còn không may mắn thì mất nhiều thời gian mới biết cách làm việc, hoặc thậm chí chỉ bình bình ở mức nào đó rồi dừng lại. Đấy là lý do tại sao chúng ta thiếu những luật sư tầm cỡ với nhiều kinh nghiệm quốc tế. Thêm nữa, trước bộ máy tư pháp và hành pháp như hiện nay, luật sư có năng lực vẫn có thể bị cản trở cơ hội phát triển, vì hệ thống tòa án, viện kiểm sát, bộ ngành, v.v… đều kém năng lực một cách đồng đều.”
Một anh chuyển đề tài, xoay sang hỏi tôi đánh giá thế nào về dự thảo văn kiện của đại hội toàn quốc của đảng lần 12 sắp tới. Tôi cho biết, điều làm tôi chú ý nhất là nhiều mục tiêu chính sách kinh tế-xã hội được liệt kê sẽ đạt trong nhiệm kỳ sau thật ra đã được nêu trong đại hội lần 11 của 5 năm về trước. Như vậy, rõ ràng việc thực hiện nghị quyết đại hội 11 nhìn chung là thất bại. Các anh tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: “Anh đọc hết sao?” Tôi nhìn thẳng, “phải chịu khó nghiên cứu đối phương chứ, tôi đoán các anh chả thèm đọc!”
Buổi nói chuyện chính tạm dừng ở đấy. Mọi người lại hỏi tôi dự định sẽ làm việc gì khi hết quản chế. Tôi bảo muốn làm luật sư, nhưng nếu chính quyền không trả lại chứng chỉ hành nghề, thì chỉ còn cách về phường này làm việc. Anh an ninh ngồi cạnh tôi nháy mắt: “Tôi biết anh chỉ muốn làm trợ lý cho chị Phó Chủ tịch.” Tôi đáp: “Nếu cô ấy lên Chủ tịch, chắc công việc của tôi sẽ nặng nề hơn.” Anh chàng nhún vai: “Tôi biết mà! Xin lỗi anh do bên phường bận họp suốt tuần, nên chị Phó Chủ tịch không qua dự với chúng ta.” Tôi kết luận luôn: “Bởi vậy buổi làm việc hôm nay mới chán như thế!”
Tôi bước chân ra cửa, chép miệng than một mình: “Love Story này còn ba tập nữa sẽ chấm dứt, nếu chỉ gặp mặt mấy ông thần này thôi, chắc mình phải luyện Tịch Tà Kiếm Phổ mất. Thiệt là tiếu ngạo giang hồ!"
Lê Công Định
(FB Lê Công Định)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Lê Công Định - Ký sự trình diện tháng 10/2015
Tuần trước tôi đến trụ sở Công an phường trình diện theo định kỳ. Bầu không khí bên phía Ủy ban Nhân dân nhộn nhịp khác thường, do đảng bộ phường đang họp hành li bì để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ sau.
Tuần trước tôi đến trụ sở Công an phường trình diện theo định kỳ. Bầu không khí bên phía Ủy ban Nhân dân nhộn nhịp khác thường, do đảng bộ phường đang họp hành li bì để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ sau. Bất giác tôi làm dấu thánh giá cầu nguyện cho mọi người, trong đó có cô Phó Chủ tịch Phường, thăng quan tiến chức. Nàng lên ghế Chủ tịch có thể tôi sẽ được quản chế “đặc biệt” và dễ chịu hơn chăng? Cầu nguyện cho nàng, thật ra là cầu nguyện cho chính mình!
Anh cán bộ tư pháp xuất hiện và mời tôi vào trong phòng làm việc. Vẫn thói quen mơ màng, tôi ngóng nhìn ra cửa, chờ đợi bước ai vào. Cuối cùng chỉ hai anh an ninh đến và khép cửa lại. Tôi sốt ruột hỏi: “Chỉ có các anh tham dự buổi làm việc với tôi thôi?” Ba anh chàng cùng gật đầu cười. Quả thật lần này ông Trời phụ lòng kẻ gian!
Đầu tiên các anh an ninh hỏi thăm bệnh tình của tôi. Dù còn mệt mỏi trong người, tôi vẫn trấn an các anh rằng mình không đến nỗi nào. Một anh nói: “Cuộc đời thật vô thường như anh viết. Thôi ráng dành thời gian cho bản thân và gia đình.” Tôi đáp, giọng chán đời: “Tù tội, bệnh tật, tai nạn, v.v… đến với mình đều bất ngờ, còn lại cái mạng này trên đời là may rồi. Cần gạt bỏ mọi điều không vui trong cuộc sống và xã hội ra khỏi đầu óc, để tiếp tục sống bình an bên cạnh người thân và bạn bè.”
Một anh nhận xét: “Dạo này anh có vẻ viết ít, lời lẽ nhẹ nhàng hơn.” Tôi gật đầu: “Gần đây tôi nhận ra rằng khẩu nghiệp nặng không tốt để chuyển hóa sự sai lầm, mà chính mình nhiều khi chuốc lấy họa khẩu nghiệp. Do vậy tôi muốn thay đổi.” Anh ấy nói tiếp: “Chúng tôi thích cách anh đề cập về các vấn đề pháp luật. Nếu anh dành thời gian viết một bản góp ý dài gửi lên cấp lãnh đạo, chúng tôi sẽ giúp anh. Anh cứ chọn bất cứ vấn đề nào thiết thực.” Câu chuyện vì thế chuyển sang đề tài pháp lý.
Tôi trình bày: “Góp ý thì chúng tôi từng làm, điều quan trọng là chính quyền có lắng nghe hay không, hay lại nghi kỵ và chụp mũ. Còn nhiệt tình đóng góp cho đất nước thì tất cả chúng tôi vẫn tràn đầy. Hơn nữa, hệ thống pháp luật Việt Nam có quá nhiều thứ phải thay đổi tận gốc rễ.” Anh an ninh ngồi cạnh tôi cắt ngang: “Tôi đã đọc bài viết mới của anh, theo ý anh phải cải cách chương trình dạy luật? Tôi nghĩ các môn về Mác-Lênin rất cần thiết cho sinh viên, vì mọi ngành khoa học đều cần lý luận chung.”
Tôi đáp: “Tôi thấy không cần hệ lý luận như cách đang được rao giảng, vì nó vô bổ.” Anh ấy đối lại: “Tôi đọc thấy chữ “vô bổ” anh dùng rồi. Sao lại vô bổ? Nếu không học chủ nghĩa Mác-Lênin làm sao anh biết, chẳng hạn, về các cặp phạm trù và quy luật mâu thuẫn, vân vân? Những kiến thức đó cần thiết cho người nghiên cứu khoa học.” Tôi hỏi: “Nếu hay thế tại sao đại học các nước không đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào giảng dạy như Việt Nam? Theo tôi biết, sinh viên các nước cũng đọc Mác, nhưng chỉ những ai có quan tâm và cũng chỉ trong lĩnh vực triết học, xã hội học và kinh tế học mà thôi. Điều quan trọng, đọc hay không đọc Mác không phải là điều bắt buộc đối với họ.”
“Trong ngành luật của tôi chẳng hạn, các đại học luật khoa ở Âu-Mỹ không bao giờ giảng môn chủ nghĩa Mác-Lênin hay lý luận Mác-Lênin về nhà nước pháp quyền, ấy vậy hàng năm họ vẫn đào tạo cho xã hội những sinh viên luật, luật sư và luật gia xuất sắc, mà Việt Nam không thể so sánh. Các giáo sư và luật sư Mỹ mà tôi có dịp gặp gỡ và trò chuyện trước đây đều tỏ vẻ ngạc nhiên khi tôi kể rằng sinh viên luật Việt Nam bắt buộc phải học môn chủ nghĩa Mác-Lênin. Để sinh viên có thêm thời gian học chuyên ngành, hãy bỏ quách đi, thưa các anh!”
Anh an ninh chống chế: “Chỉ 60 tiết học thôi, đâu có nhiều. Ngoài ra, một số môn rèn luyện thể chất và kiến thức độc đáo như giáo dục quốc phòng theo tôi cũng cần thiết đối với sinh viên năm nhất.” Tôi trố mắt, thở dài: “Chỉ ở Việt Nam sinh viên mới phải học những thứ, nói xin lỗi, nhảm như vậy. Học phí một đại học ở Mỹ lên đến hàng chục ngàn Đô-La, nếu nhà trường bắt sinh viên hy sinh năm đầu tiên để học các môn ai cũng chán, chắc họ sẽ kiện cho phá sản.” Các anh cùng nhìn tôi.
Tôi hỏi: “Một cách thẳng thắn và trung thực với nhau, các anh có dám khẳng định rằng mình học những môn đó một cách đàng hoàng và đầy đủ không, hay các anh cũng bỏ lớp lúc học và quay bài khi thi?” Mọi người nhìn nhau hồi lâu, một anh trả lời: “Thầy tôi nói chỉ cần lĩnh hội 30% nội dung những môn đó là được rồi.” Tôi bật cười sảng khoái: “70% còn lại đi nhậu sướng hơn hả anh?” Mọi người cùng cười vui vẻ.
Tôi quay lại câu chuyện đó, giọng nghiêm túc: “Tôi thấy lo cho đất nước khi tham gia TPP do mọi người, từ nhà nước đến doanh nghiệp, đều chưa chuẩn bị sẵn sàng. Ở góc độ pháp lý, rõ ràng hệ thống luật pháp khiếm khuyết trên mọi phương diện. Xét ở khâu nền tảng nhất là đào tạo, có thể nhận ra việc giảng dạy luật ở bậc đại học vô cùng lạc hậu, do đó cần dứt khoát từ bỏ chương trình và giáo trình hiện nay. Lập luận của các anh lúc tranh luận với tôi cho thấy rằng các anh nói riêng và nhà nước này nói chung đều chưa ý thức hết sự nghiêm trọng của tình trạng luật pháp kém cỏi. Dù tôi nói gì, quý vị cũng chẳng thể hình dung hết sự việc.”
Một anh an ninh hỏi: “Vậy anh muốn đề xuất gì để tôi ghi vào biên bản?” Tôi đáp ngay: “Có hai việc quan trọng không biết các anh dám làm hay không, nhưng vì đã hỏi nên tôi trả lời. Thứ nhất, sau khi tôi hết quản chế, nhà nước nên trả lại chứng chỉ hành nghề luật sư để tôi có thể hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn và trực tiếp tham gia đào tạo nghề nghiệp cho luật sư trẻ. Thứ hai, tôi muốn thành lập một đại học luật tư nhân hoặc đóng vai trò cố vấn toàn bộ chương trình giảng dạy luật của một đại học hiện hữu mà không bị can thiệp từ bộ giáo dục.”
Một anh an ninh gật gù, anh còn lại nói: “Hai vấn đề anh nêu đều khó, nhưng không phải không làm được. Tuy nhiên, kết quả còn chờ xem các sếp ở trên đồng ý hay không, nhất là chuyện giảng dạy không chịu sự can thiệp của bộ giáo dục.” Tôi giải thích: “Thời gian không còn nhiều cho vận hội mới của đất nước. Nếu không nắm lấy cơ hội này và chuẩn bị đầy đủ, đất nước sẽ tụt hậu thêm và vĩnh viễn không bắt kịp các nước khác trong khu vực, kể cả Campuchia và Lào. Nên nhớ, một đại học luật không thể lật đổ chính quyền được. Vậy đừng quá lo lắng!”
Tôi nói tiếp: “Điều đáng quan ngại là từ hàng chục năm nay các đại học luật ở Việt Nam chỉ cung cấp sản phẩm kém chất lượng, vì thầy cũng kém chất lượng. Sinh viên ra trường nếu may mắn làm việc ở hãng luật tốt, thì được huấn luyện lại đúng hướng, còn không may mắn thì mất nhiều thời gian mới biết cách làm việc, hoặc thậm chí chỉ bình bình ở mức nào đó rồi dừng lại. Đấy là lý do tại sao chúng ta thiếu những luật sư tầm cỡ với nhiều kinh nghiệm quốc tế. Thêm nữa, trước bộ máy tư pháp và hành pháp như hiện nay, luật sư có năng lực vẫn có thể bị cản trở cơ hội phát triển, vì hệ thống tòa án, viện kiểm sát, bộ ngành, v.v… đều kém năng lực một cách đồng đều.”
Một anh chuyển đề tài, xoay sang hỏi tôi đánh giá thế nào về dự thảo văn kiện của đại hội toàn quốc của đảng lần 12 sắp tới. Tôi cho biết, điều làm tôi chú ý nhất là nhiều mục tiêu chính sách kinh tế-xã hội được liệt kê sẽ đạt trong nhiệm kỳ sau thật ra đã được nêu trong đại hội lần 11 của 5 năm về trước. Như vậy, rõ ràng việc thực hiện nghị quyết đại hội 11 nhìn chung là thất bại. Các anh tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: “Anh đọc hết sao?” Tôi nhìn thẳng, “phải chịu khó nghiên cứu đối phương chứ, tôi đoán các anh chả thèm đọc!”
Buổi nói chuyện chính tạm dừng ở đấy. Mọi người lại hỏi tôi dự định sẽ làm việc gì khi hết quản chế. Tôi bảo muốn làm luật sư, nhưng nếu chính quyền không trả lại chứng chỉ hành nghề, thì chỉ còn cách về phường này làm việc. Anh an ninh ngồi cạnh tôi nháy mắt: “Tôi biết anh chỉ muốn làm trợ lý cho chị Phó Chủ tịch.” Tôi đáp: “Nếu cô ấy lên Chủ tịch, chắc công việc của tôi sẽ nặng nề hơn.” Anh chàng nhún vai: “Tôi biết mà! Xin lỗi anh do bên phường bận họp suốt tuần, nên chị Phó Chủ tịch không qua dự với chúng ta.” Tôi kết luận luôn: “Bởi vậy buổi làm việc hôm nay mới chán như thế!”
Tôi bước chân ra cửa, chép miệng than một mình: “Love Story này còn ba tập nữa sẽ chấm dứt, nếu chỉ gặp mặt mấy ông thần này thôi, chắc mình phải luyện Tịch Tà Kiếm Phổ mất. Thiệt là tiếu ngạo giang hồ!"
Lê Công Định
(FB Lê Công Định)