Cõi Người Ta
Lê Công Định - Nhớ cha quặn thắt niềm mong gặp
Đang khi đứng trên một bến tàu cổ của thành phố ngắm cảnh hoàng hôn xuống trên mặt biển xa xa, tôi mở điện thoại và nhận ngay cuộc gọi từ gia đình báo tin ba mất đột ngột.
Ngày 27/9/2008 ba tôi mất lúc tôi vừa rời thành phố New Orleans trong chuyến trở về thăm lại trường luật Tulane Law School mà tôi học 9 năm trước đó ở Mỹ. Trước khi máy bay cất cánh, biết tin ba nhập viện, tôi gọi về nhà thì được thông báo tình hình sức khỏe của ông tạm ổn định, nên tôi an lòng đến mức khi đáp xuống thành phố San Francisco quên mở lại điện thoại đã tắt suốt chuyến bay.
Đang khi đứng trên một bến tàu cổ của thành phố ngắm cảnh hoàng hôn xuống trên mặt biển xa xa, tôi mở điện thoại và nhận ngay cuộc gọi từ gia đình báo tin ba mất đột ngột. Tắt điện thoại, tôi đứng nhìn bầu trời đã chuyển dần sang màu xám trong cảm giác bất lực tột cùng. Ngoài khơi xa những cánh chim hải âu vẫn chao lượn giữa không trung càng làm tôi nghẹn ngào, trào nước mắt, bởi ý nghĩ ba đã không còn trên cõi đời này với chúng tôi nữa.
Ba là người ảnh hưởng lớn nhất đối với cuộc đời tôi. Thời trai trẻ, ông từng là thầy giáo dạy Pháp văn và Toán bậc trung học, tham gia phong trào chống chiến tranh, rồi gia nhập Đảng Cộng sản và bị bắt giam năm 1960 do những hoạt động chống chính quyền Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam. Tôi sinh ra sau khi ông mãn hạn tù 5 năm. Rồi ông làm ký giả tại Sài Gòn cho nhật báo Đông Phương danh tiếng của cô dượng tôi thời ấy, một tờ báo đối lập với chính quyền Sài Gòn.
Chiến tranh kết thúc, ông trở thành cán bộ quản lý kinh tế, nhưng do bất đồng và phản kháng chính sách quản lý kinh tế sai lầm của chính quyền mà ông phục vụ, ba tôi bị những người từng là đồng chí bắt giam hơn 6 tháng không xét xử vào năm 1980. Cuộc khám xét nhà tôi năm ấy thật kinh hoàng đối với một đứa trẻ lên 12 như tôi, mọi thứ đều bị lục tung, toàn bộ tài sản và tiền bạc bị tịch thu vô cớ, mà nhiều năm sau khi được hoàn trả chỉ còn là mớ giấy lộn. Trong ký ức đến tận ngày nay của tôi, đó thật sự là một đám cướp không hơn không kém! Lúc đó nếu không có sự giúp đỡ của các cô, em ruột ba tôi, thì anh em chúng tôi có lẽ đã ra đường ăn xin.
Ra khỏi tù lần sau cùng này, ba tôi quyết định từ bỏ đảng, ở nhà mở tiệm nhiếp ảnh kiếm sống qua ngày. Ông giúp tôi trau dồi học vấn vì, như ông thường giáo huấn con cái, tri thức là sức mạnh (mượn lời của Francis Bacon, triết gia người Anh). Tôi vốn say mê lĩnh vực quân sự từ nhỏ, dự định thi vào trường quân sự sau khi học xong bậc trung học, nhưng ba tôi ngăn cản với lý do quân đội của chế độ này bảo vệ đảng là chính, tổ quốc chỉ là thứ yếu. Ông gợi ý nên thi trường luật vì, theo ông, nắm vững luật pháp có thể giúp thay đổi nhận thức của xã hội và cả chính xã hội. Tuy nhiên, ông đặc biệt dặn dò tôi tìm đọc sách luật in trước 1975 của Đại học Luật khoa Sài Gòn, bởi xã hội hiện nay có luật cũng như không và đừng bao giờ đặt niềm tin vào những người thầy XHCN. Tôi làm theo lời ông chỉ dạy, thi vào trường luật và đi học với một con mắt và một lỗ tai mà thôi.
Cuối năm 2008, khi trò chuyện với tôi về áp lực của Thành ủy TPHCM đối với việc gạt tôi khỏi chức vụ Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn trong lần bầu lại Ban Chủ nhiệm năm đó, luật sư Nguyễn Đăng Trừng có nói rằng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã chỉ đạo chính quyền thành phố tìm hiểu lại vụ bắt giam ba tôi để tổ chức một buổi lễ “phục hồi danh dự” cho ông. Theo luật sư Trừng, họ muốn làm vậy vì muốn tôi dừng các hoạt động khiến chính quyền chướng tai, gai mắt. Tôi về kể lại mẹ tôi câu chuyện ấy, bà cười bảo: “Ai cần họ “phục hồi” và danh dự của ba con có mất đi đâu mà phải trông chờ vào những giọt nước mắt cá sấu như vậy!”
Ngày giỗ đầu của ba vào năm 2009, đúng vào thứ Bảy như hôm nay, tôi không dự được vì vừa bị bắt trước đó 3 tháng. Nằm trong tù, nhớ lại cảm xúc lúc đón nhận tin ông mất, tôi đã viết 3 bài thơ sau để kính dâng lên ba tôi niềm thương tiếc vô hạn của mình:
Luật sư Lê Công Định
Theo FB Luật sư Lê Công Định
Ngày 27/9/2008 ba tôi mất lúc tôi vừa rời thành phố New Orleans trong chuyến trở về thăm lại trường luật Tulane Law School mà tôi học 9 năm trước đó ở Mỹ. Trước khi máy bay cất cánh, biết tin ba nhập viện, tôi gọi về nhà thì được thông báo tình hình sức khỏe của ông tạm ổn định, nên tôi an lòng đến mức khi đáp xuống thành phố San Francisco quên mở lại điện thoại đã tắt suốt chuyến bay.
Đang khi đứng trên một bến tàu cổ của thành phố ngắm cảnh hoàng hôn xuống trên mặt biển xa xa, tôi mở điện thoại và nhận ngay cuộc gọi từ gia đình báo tin ba mất đột ngột. Tắt điện thoại, tôi đứng nhìn bầu trời đã chuyển dần sang màu xám trong cảm giác bất lực tột cùng. Ngoài khơi xa những cánh chim hải âu vẫn chao lượn giữa không trung càng làm tôi nghẹn ngào, trào nước mắt, bởi ý nghĩ ba đã không còn trên cõi đời này với chúng tôi nữa.
Ba là người ảnh hưởng lớn nhất đối với cuộc đời tôi. Thời trai trẻ, ông từng là thầy giáo dạy Pháp văn và Toán bậc trung học, tham gia phong trào chống chiến tranh, rồi gia nhập Đảng Cộng sản và bị bắt giam năm 1960 do những hoạt động chống chính quyền Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam. Tôi sinh ra sau khi ông mãn hạn tù 5 năm. Rồi ông làm ký giả tại Sài Gòn cho nhật báo Đông Phương danh tiếng của cô dượng tôi thời ấy, một tờ báo đối lập với chính quyền Sài Gòn.
Chiến tranh kết thúc, ông trở thành cán bộ quản lý kinh tế, nhưng do bất đồng và phản kháng chính sách quản lý kinh tế sai lầm của chính quyền mà ông phục vụ, ba tôi bị những người từng là đồng chí bắt giam hơn 6 tháng không xét xử vào năm 1980. Cuộc khám xét nhà tôi năm ấy thật kinh hoàng đối với một đứa trẻ lên 12 như tôi, mọi thứ đều bị lục tung, toàn bộ tài sản và tiền bạc bị tịch thu vô cớ, mà nhiều năm sau khi được hoàn trả chỉ còn là mớ giấy lộn. Trong ký ức đến tận ngày nay của tôi, đó thật sự là một đám cướp không hơn không kém! Lúc đó nếu không có sự giúp đỡ của các cô, em ruột ba tôi, thì anh em chúng tôi có lẽ đã ra đường ăn xin.
Ra khỏi tù lần sau cùng này, ba tôi quyết định từ bỏ đảng, ở nhà mở tiệm nhiếp ảnh kiếm sống qua ngày. Ông giúp tôi trau dồi học vấn vì, như ông thường giáo huấn con cái, tri thức là sức mạnh (mượn lời của Francis Bacon, triết gia người Anh). Tôi vốn say mê lĩnh vực quân sự từ nhỏ, dự định thi vào trường quân sự sau khi học xong bậc trung học, nhưng ba tôi ngăn cản với lý do quân đội của chế độ này bảo vệ đảng là chính, tổ quốc chỉ là thứ yếu. Ông gợi ý nên thi trường luật vì, theo ông, nắm vững luật pháp có thể giúp thay đổi nhận thức của xã hội và cả chính xã hội. Tuy nhiên, ông đặc biệt dặn dò tôi tìm đọc sách luật in trước 1975 của Đại học Luật khoa Sài Gòn, bởi xã hội hiện nay có luật cũng như không và đừng bao giờ đặt niềm tin vào những người thầy XHCN. Tôi làm theo lời ông chỉ dạy, thi vào trường luật và đi học với một con mắt và một lỗ tai mà thôi.
Cuối năm 2008, khi trò chuyện với tôi về áp lực của Thành ủy TPHCM đối với việc gạt tôi khỏi chức vụ Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn trong lần bầu lại Ban Chủ nhiệm năm đó, luật sư Nguyễn Đăng Trừng có nói rằng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã chỉ đạo chính quyền thành phố tìm hiểu lại vụ bắt giam ba tôi để tổ chức một buổi lễ “phục hồi danh dự” cho ông. Theo luật sư Trừng, họ muốn làm vậy vì muốn tôi dừng các hoạt động khiến chính quyền chướng tai, gai mắt. Tôi về kể lại mẹ tôi câu chuyện ấy, bà cười bảo: “Ai cần họ “phục hồi” và danh dự của ba con có mất đi đâu mà phải trông chờ vào những giọt nước mắt cá sấu như vậy!”
Ngày giỗ đầu của ba vào năm 2009, đúng vào thứ Bảy như hôm nay, tôi không dự được vì vừa bị bắt trước đó 3 tháng. Nằm trong tù, nhớ lại cảm xúc lúc đón nhận tin ông mất, tôi đã viết 3 bài thơ sau để kính dâng lên ba tôi niềm thương tiếc vô hạn của mình:
Cha mất nhận tin lúc vắng nhà,
Nhìn trời bất lực lệ trào ra.
Mai sau dù trải thêm cay đắng,
Đau đớn nào bằng con mất Ba?
Ngày này Mẹ tiễn Ba đi mãi,
Thôi đã tròn năm cõi vĩnh hằng!
Nhớ cha quặn thắt niềm mong gặp,
Một thoáng tao phùng mấy kiếp chăng?
Năm ấy khóc biệt cha ngày này,
Năm nay ngục thất vẫn ngồi đây.
Núi tạc tình cha cao dịu vợi,
Sâu lòng chôn nỗi tử sinh ly.
Nhìn trời bất lực lệ trào ra.
Mai sau dù trải thêm cay đắng,
Đau đớn nào bằng con mất Ba?
Ngày này Mẹ tiễn Ba đi mãi,
Thôi đã tròn năm cõi vĩnh hằng!
Nhớ cha quặn thắt niềm mong gặp,
Một thoáng tao phùng mấy kiếp chăng?
Năm ấy khóc biệt cha ngày này,
Năm nay ngục thất vẫn ngồi đây.
Núi tạc tình cha cao dịu vợi,
Sâu lòng chôn nỗi tử sinh ly.
Luật sư Lê Công Định
Theo FB Luật sư Lê Công Định
Bàn ra tán vào (1)
Viet kieu
Ban doc tai Hoa-ky hieu them ve con nguoi va lai lich cua luat su Le cong Dinh. Cai qui nhat la Luat su Le cong Dinh da duoc hoc tap tai Hoa-ky. Tuong lai VN muon mo mat voi the gioi, thi nhung con nguoi nhu Le cong Dinh phai duoc the vao cho cua nhung vi quan chuc nhu : Le thanh Hai (bi thu Sai-gon), Truong tan Sang, Pham quang Nghi, Nguyen tan Dung..! Tin rang VN se co ngay do !
----------------------------------------------------------------------------------
Lê Công Định - Nhớ cha quặn thắt niềm mong gặp
Đang khi đứng trên một bến tàu cổ của thành phố ngắm cảnh hoàng hôn xuống trên mặt biển xa xa, tôi mở điện thoại và nhận ngay cuộc gọi từ gia đình báo tin ba mất đột ngột.
Ngày 27/9/2008 ba tôi mất lúc tôi vừa rời thành phố New Orleans trong
chuyến trở về thăm lại trường luật Tulane Law School mà tôi học 9 năm
trước đó ở Mỹ. Trước khi máy bay cất cánh, biết tin ba nhập viện, tôi
gọi về nhà thì được thông báo tình hình sức khỏe của ông tạm ổn định,
nên tôi an lòng đến mức khi đáp xuống thành phố San Francisco quên mở
lại điện thoại đã tắt suốt chuyến bay.
Đang khi đứng trên một bến tàu cổ của thành phố ngắm cảnh hoàng hôn xuống trên mặt biển xa xa, tôi mở điện thoại và nhận ngay cuộc gọi từ gia đình báo tin ba mất đột ngột. Tắt điện thoại, tôi đứng nhìn bầu trời đã chuyển dần sang màu xám trong cảm giác bất lực tột cùng. Ngoài khơi xa những cánh chim hải âu vẫn chao lượn giữa không trung càng làm tôi nghẹn ngào, trào nước mắt, bởi ý nghĩ ba đã không còn trên cõi đời này với chúng tôi nữa.
Ba là người ảnh hưởng lớn nhất đối với cuộc đời tôi. Thời trai trẻ, ông từng là thầy giáo dạy Pháp văn và Toán bậc trung học, tham gia phong trào chống chiến tranh, rồi gia nhập Đảng Cộng sản và bị bắt giam năm 1960 do những hoạt động chống chính quyền Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam. Tôi sinh ra sau khi ông mãn hạn tù 5 năm. Rồi ông làm ký giả tại Sài Gòn cho nhật báo Đông Phương danh tiếng của cô dượng tôi thời ấy, một tờ báo đối lập với chính quyền Sài Gòn.
Chiến tranh kết thúc, ông trở thành cán bộ quản lý kinh tế, nhưng do bất đồng và phản kháng chính sách quản lý kinh tế sai lầm của chính quyền mà ông phục vụ, ba tôi bị những người từng là đồng chí bắt giam hơn 6 tháng không xét xử vào năm 1980. Cuộc khám xét nhà tôi năm ấy thật kinh hoàng đối với một đứa trẻ lên 12 như tôi, mọi thứ đều bị lục tung, toàn bộ tài sản và tiền bạc bị tịch thu vô cớ, mà nhiều năm sau khi được hoàn trả chỉ còn là mớ giấy lộn. Trong ký ức đến tận ngày nay của tôi, đó thật sự là một đám cướp không hơn không kém! Lúc đó nếu không có sự giúp đỡ của các cô, em ruột ba tôi, thì anh em chúng tôi có lẽ đã ra đường ăn xin.
Ra khỏi tù lần sau cùng này, ba tôi quyết định từ bỏ đảng, ở nhà mở tiệm nhiếp ảnh kiếm sống qua ngày. Ông giúp tôi trau dồi học vấn vì, như ông thường giáo huấn con cái, tri thức là sức mạnh (mượn lời của Francis Bacon, triết gia người Anh). Tôi vốn say mê lĩnh vực quân sự từ nhỏ, dự định thi vào trường quân sự sau khi học xong bậc trung học, nhưng ba tôi ngăn cản với lý do quân đội của chế độ này bảo vệ đảng là chính, tổ quốc chỉ là thứ yếu. Ông gợi ý nên thi trường luật vì, theo ông, nắm vững luật pháp có thể giúp thay đổi nhận thức của xã hội và cả chính xã hội. Tuy nhiên, ông đặc biệt dặn dò tôi tìm đọc sách luật in trước 1975 của Đại học Luật khoa Sài Gòn, bởi xã hội hiện nay có luật cũng như không và đừng bao giờ đặt niềm tin vào những người thầy XHCN. Tôi làm theo lời ông chỉ dạy, thi vào trường luật và đi học với một con mắt và một lỗ tai mà thôi.
Cuối năm 2008, khi trò chuyện với tôi về áp lực của Thành ủy TPHCM đối với việc gạt tôi khỏi chức vụ Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn trong lần bầu lại Ban Chủ nhiệm năm đó, luật sư Nguyễn Đăng Trừng có nói rằng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã chỉ đạo chính quyền thành phố tìm hiểu lại vụ bắt giam ba tôi để tổ chức một buổi lễ “phục hồi danh dự” cho ông. Theo luật sư Trừng, họ muốn làm vậy vì muốn tôi dừng các hoạt động khiến chính quyền chướng tai, gai mắt. Tôi về kể lại mẹ tôi câu chuyện ấy, bà cười bảo: “Ai cần họ “phục hồi” và danh dự của ba con có mất đi đâu mà phải trông chờ vào những giọt nước mắt cá sấu như vậy!”
Ngày giỗ đầu của ba vào năm 2009, đúng vào thứ Bảy như hôm nay, tôi không dự được vì vừa bị bắt trước đó 3 tháng. Nằm trong tù, nhớ lại cảm xúc lúc đón nhận tin ông mất, tôi đã viết 3 bài thơ sau để kính dâng lên ba tôi niềm thương tiếc vô hạn của mình:
Luật sư Lê Công Định
Theo FB Luật sư Lê Công Định
Đang khi đứng trên một bến tàu cổ của thành phố ngắm cảnh hoàng hôn xuống trên mặt biển xa xa, tôi mở điện thoại và nhận ngay cuộc gọi từ gia đình báo tin ba mất đột ngột. Tắt điện thoại, tôi đứng nhìn bầu trời đã chuyển dần sang màu xám trong cảm giác bất lực tột cùng. Ngoài khơi xa những cánh chim hải âu vẫn chao lượn giữa không trung càng làm tôi nghẹn ngào, trào nước mắt, bởi ý nghĩ ba đã không còn trên cõi đời này với chúng tôi nữa.
Ba là người ảnh hưởng lớn nhất đối với cuộc đời tôi. Thời trai trẻ, ông từng là thầy giáo dạy Pháp văn và Toán bậc trung học, tham gia phong trào chống chiến tranh, rồi gia nhập Đảng Cộng sản và bị bắt giam năm 1960 do những hoạt động chống chính quyền Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam. Tôi sinh ra sau khi ông mãn hạn tù 5 năm. Rồi ông làm ký giả tại Sài Gòn cho nhật báo Đông Phương danh tiếng của cô dượng tôi thời ấy, một tờ báo đối lập với chính quyền Sài Gòn.
Chiến tranh kết thúc, ông trở thành cán bộ quản lý kinh tế, nhưng do bất đồng và phản kháng chính sách quản lý kinh tế sai lầm của chính quyền mà ông phục vụ, ba tôi bị những người từng là đồng chí bắt giam hơn 6 tháng không xét xử vào năm 1980. Cuộc khám xét nhà tôi năm ấy thật kinh hoàng đối với một đứa trẻ lên 12 như tôi, mọi thứ đều bị lục tung, toàn bộ tài sản và tiền bạc bị tịch thu vô cớ, mà nhiều năm sau khi được hoàn trả chỉ còn là mớ giấy lộn. Trong ký ức đến tận ngày nay của tôi, đó thật sự là một đám cướp không hơn không kém! Lúc đó nếu không có sự giúp đỡ của các cô, em ruột ba tôi, thì anh em chúng tôi có lẽ đã ra đường ăn xin.
Ra khỏi tù lần sau cùng này, ba tôi quyết định từ bỏ đảng, ở nhà mở tiệm nhiếp ảnh kiếm sống qua ngày. Ông giúp tôi trau dồi học vấn vì, như ông thường giáo huấn con cái, tri thức là sức mạnh (mượn lời của Francis Bacon, triết gia người Anh). Tôi vốn say mê lĩnh vực quân sự từ nhỏ, dự định thi vào trường quân sự sau khi học xong bậc trung học, nhưng ba tôi ngăn cản với lý do quân đội của chế độ này bảo vệ đảng là chính, tổ quốc chỉ là thứ yếu. Ông gợi ý nên thi trường luật vì, theo ông, nắm vững luật pháp có thể giúp thay đổi nhận thức của xã hội và cả chính xã hội. Tuy nhiên, ông đặc biệt dặn dò tôi tìm đọc sách luật in trước 1975 của Đại học Luật khoa Sài Gòn, bởi xã hội hiện nay có luật cũng như không và đừng bao giờ đặt niềm tin vào những người thầy XHCN. Tôi làm theo lời ông chỉ dạy, thi vào trường luật và đi học với một con mắt và một lỗ tai mà thôi.
Cuối năm 2008, khi trò chuyện với tôi về áp lực của Thành ủy TPHCM đối với việc gạt tôi khỏi chức vụ Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn trong lần bầu lại Ban Chủ nhiệm năm đó, luật sư Nguyễn Đăng Trừng có nói rằng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã chỉ đạo chính quyền thành phố tìm hiểu lại vụ bắt giam ba tôi để tổ chức một buổi lễ “phục hồi danh dự” cho ông. Theo luật sư Trừng, họ muốn làm vậy vì muốn tôi dừng các hoạt động khiến chính quyền chướng tai, gai mắt. Tôi về kể lại mẹ tôi câu chuyện ấy, bà cười bảo: “Ai cần họ “phục hồi” và danh dự của ba con có mất đi đâu mà phải trông chờ vào những giọt nước mắt cá sấu như vậy!”
Ngày giỗ đầu của ba vào năm 2009, đúng vào thứ Bảy như hôm nay, tôi không dự được vì vừa bị bắt trước đó 3 tháng. Nằm trong tù, nhớ lại cảm xúc lúc đón nhận tin ông mất, tôi đã viết 3 bài thơ sau để kính dâng lên ba tôi niềm thương tiếc vô hạn của mình:
Cha mất nhận tin lúc vắng nhà,
Nhìn trời bất lực lệ trào ra.
Mai sau dù trải thêm cay đắng,
Đau đớn nào bằng con mất Ba?
Ngày này Mẹ tiễn Ba đi mãi,
Thôi đã tròn năm cõi vĩnh hằng!
Nhớ cha quặn thắt niềm mong gặp,
Một thoáng tao phùng mấy kiếp chăng?
Năm ấy khóc biệt cha ngày này,
Năm nay ngục thất vẫn ngồi đây.
Núi tạc tình cha cao dịu vợi,
Sâu lòng chôn nỗi tử sinh ly.
Nhìn trời bất lực lệ trào ra.
Mai sau dù trải thêm cay đắng,
Đau đớn nào bằng con mất Ba?
Ngày này Mẹ tiễn Ba đi mãi,
Thôi đã tròn năm cõi vĩnh hằng!
Nhớ cha quặn thắt niềm mong gặp,
Một thoáng tao phùng mấy kiếp chăng?
Năm ấy khóc biệt cha ngày này,
Năm nay ngục thất vẫn ngồi đây.
Núi tạc tình cha cao dịu vợi,
Sâu lòng chôn nỗi tử sinh ly.
Luật sư Lê Công Định
Theo FB Luật sư Lê Công Định