Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (1) – NGÀY RA ĐƠN VỊ
chuyện kể của Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực
1)- NGÀY RA ĐƠN VỊ
“Khắp bốn phương trời từng đoàn người trai về đây.
Dưới mái quân trường hăng say gắng sức đua tài.
Dù ngàn hiểm nguy quyết chí.
Một lòng thề luôn nêu danh “Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức” hùng anh”. (Thủ Đức Hành Khúc)
Còn khoảng một tháng trước khi tốt nghiệp, tình trạng Khóa 24 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức của tôi khá vui, rộn rịp. Nó tương tự như học sinh sắp nghỉ hè, “lòng nôn nao khó ngủ”. Quả thật, ở đây không phải nghỉ hè mà ra trường. Ra trường? Đi đâu? Đơn vị nào? Xa hay gần và xa bạn bè, bạn cùng khóa thì sao đây? Thời gian Quân Trường 9 tháng, tuy ngắn ngủi mà tình cảm thì dài, “Từ Nam Quan Cà Mau, từ sông sâu miền cao”. Đó là lời một bài hát của mấy cô Cục Chính Huấn, nhưng cũng là con đường chúng tôi sắp đi tới. Nam Quan thì không chắc, nhưng Cà Mâu thì chắc chắn có người sẽ không còn xa lạ gì!
Tôi thì nhất quyết rồi, không Quân Nhu, không Quân Cụ nào hết, “thần tượng” đã có sẵn trong tâm trí. Lính cho ra lính, không thể lính văn phòng, không thể lính tuần tiễu, mà phải là lính đánh từ trên đầu giặc đánh xuống. Đánh như thế chỉ là Không Quân, Nhảy Dù, nên trong đầu tôi đã chọn Nhảy Dù, không phải vì người ta nói: “Thiên Thần Mũ Đỏ” mà chỉ là vì đánh cho ra đánh, đánh cho địch phải chạy dài. Đơn giản chỉ có vậy thôi.
Nhưng, cũng có những điều khó ngờ trước được, còn khoảng một tuần là mãn khóa, tôi lại thay đổi ý định…
Hôm đó, ở Hội Trường, bốn năm chiếc bàn của các binh chủng: Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Biệt Động Quân (BĐQ), Nhảy Dù, Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) đang đón chào Sinh Viên Sĩ Quan đến ghi danh tình nguyện. Bàn nào bàn nấy đông người, đang chen chúc, hỏi han, chuyện trò vui vẻ. Tôi đứng ở bàn Nhảy Dù mà tôi đã ghi tên từ trước để tìm hiểu ít nhiều về binh chủng hào hùng nổi danh này.
Bỗng chợt, tôi nhìn thấy một “thần tượng mới” xuất hiện, mũ nồi xanh, ba bông mai ngụy trang màu đen, áo bông rằn ri xanh đỏ màu huyết dụ, “cao bồi” hai súng “ru-lô” hai bên hông, vai mang cây “six-trent seize”, giày “bốt đờ-xô” cao cổ, nhưng từ đầu gối trở xuống còn ướt mèm. Tôi ngạc nhiên bước đến cạnh hỏi:
- “Đại Úy ở Binh Chủng nào? Đi đâu mà ướt vậy?”
- “Tôi ở Binh Chủng LLĐB, mới nhảy ở mật khu Đồng Xoài, vừa triệt xuất; nghe tin Khóa 24 Thủ Đức ra trường, vội lái xe đến đây để tuyển chọn các tân Sĩ Quan về cho Binh Chủng”.
Tôi thấy tướng dáng ông Đại Úy ngon lành quá, đúng là mẫu người lý tưởng của tôi, nên tôi quyết định bỏ Dù chọn Lực Lượng Đặc Biệt. Tôi hỏi:
- “Tôi chọn Dù rồi bây giờ chuyển qua bên nầy được không?
- “Em cứ ký giấy đi, có người lo cho em”. Ông Đại Úy giải thích.
Thế là tôi tình nguyện đầu quân về Binh Chủng LLĐB.
Giữa trung tuần tháng 7 năm 1967, lễ Mãn Khoá 24 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức được tổ chức trọng thể tại Vũ Đình Trường, Thủ Khoa là nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan.
“Tang bồng hồ thỉ, phỉ chí nam nhi” là từ đây.
Những Chuẩn Úy “măng sữa” chọn Binh Chủng LLĐB nhận giấy nghỉ phép 10 ngày, cùng với Sự Vụ Lệnh trình diện Bộ Tư Lệnh LLĐB ở Thành Phố biển Nha Trang.
Trình diện Bộ Tư lệnh LLĐB xong, tôi và một số bạn đồng khóa được bổ sung về phục vụ tại Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù (tên cũ). Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Lê Như Tú. Bộ Chỉ Huy đóng tại Trại Hoàng Diệu, nằm sát Trại Tây Kết của Quân Chủng Hải Quân, trên đường về Chụt, trước mặt là đại dương một màu xanh biếc, ngày đêm vang vọng tiếng sóng vỗ rì rào. Từ Tiểu Đoàn, tôi được bổ nhiệm tạm thời chức vụ Trung Đội Trưởng Trung Đội 3, Đại Đội 1. Đại Đội Trưởng là Trung Úy Nguyễn Thanh Liêm, ông nầy tướng cao to dềnh dàng. Nơi đồn trú Đại Đội 1 nằm chung với Đại Đội 2, trong Trại Nguyễn Văn Tân, bản doanh của Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta, trên đường Phước Hải nối dài, đi về hướng Quân Lao.
Khoảng ba tháng sau tôi theo học khóa Nhảy Dù ở Trung Tâm Huấn Luyện Động Ba Thìn của Binh Chủng tại Cam Ranh. Mãn Khóa trở về đơn vị, thì nhận lệnh ba lô, áo giáp, súng đạn đầy đủ cấp số, chuẩn bị lên đường quân hành xa.
Đây là lần thứ tư, sau các cuộc hành quân truy lùng địch ở mật khu Đồng Bò, Tô Hạp, Plei Djereng, mà tôi đã và sẽ trực tiếp tham dự.
“Thao trường đổ mồ hôi, Chiến trường bớt đổ máu”.
Tôi khởi sự đi vào trận chiến. Sinh Tồn chuyểnBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (1) – NGÀY RA ĐƠN VỊ
chuyện kể của Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực
1)- NGÀY RA ĐƠN VỊ
“Khắp bốn phương trời từng đoàn người trai về đây.
Dưới mái quân trường hăng say gắng sức đua tài.
Dù ngàn hiểm nguy quyết chí.
Một lòng thề luôn nêu danh “Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức” hùng anh”. (Thủ Đức Hành Khúc)
Còn khoảng một tháng trước khi tốt nghiệp, tình trạng Khóa 24 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức của tôi khá vui, rộn rịp. Nó tương tự như học sinh sắp nghỉ hè, “lòng nôn nao khó ngủ”. Quả thật, ở đây không phải nghỉ hè mà ra trường. Ra trường? Đi đâu? Đơn vị nào? Xa hay gần và xa bạn bè, bạn cùng khóa thì sao đây? Thời gian Quân Trường 9 tháng, tuy ngắn ngủi mà tình cảm thì dài, “Từ Nam Quan Cà Mau, từ sông sâu miền cao”. Đó là lời một bài hát của mấy cô Cục Chính Huấn, nhưng cũng là con đường chúng tôi sắp đi tới. Nam Quan thì không chắc, nhưng Cà Mâu thì chắc chắn có người sẽ không còn xa lạ gì!
Tôi thì nhất quyết rồi, không Quân Nhu, không Quân Cụ nào hết, “thần tượng” đã có sẵn trong tâm trí. Lính cho ra lính, không thể lính văn phòng, không thể lính tuần tiễu, mà phải là lính đánh từ trên đầu giặc đánh xuống. Đánh như thế chỉ là Không Quân, Nhảy Dù, nên trong đầu tôi đã chọn Nhảy Dù, không phải vì người ta nói: “Thiên Thần Mũ Đỏ” mà chỉ là vì đánh cho ra đánh, đánh cho địch phải chạy dài. Đơn giản chỉ có vậy thôi.
Nhưng, cũng có những điều khó ngờ trước được, còn khoảng một tuần là mãn khóa, tôi lại thay đổi ý định…
Hôm đó, ở Hội Trường, bốn năm chiếc bàn của các binh chủng: Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Biệt Động Quân (BĐQ), Nhảy Dù, Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) đang đón chào Sinh Viên Sĩ Quan đến ghi danh tình nguyện. Bàn nào bàn nấy đông người, đang chen chúc, hỏi han, chuyện trò vui vẻ. Tôi đứng ở bàn Nhảy Dù mà tôi đã ghi tên từ trước để tìm hiểu ít nhiều về binh chủng hào hùng nổi danh này.
Bỗng chợt, tôi nhìn thấy một “thần tượng mới” xuất hiện, mũ nồi xanh, ba bông mai ngụy trang màu đen, áo bông rằn ri xanh đỏ màu huyết dụ, “cao bồi” hai súng “ru-lô” hai bên hông, vai mang cây “six-trent seize”, giày “bốt đờ-xô” cao cổ, nhưng từ đầu gối trở xuống còn ướt mèm. Tôi ngạc nhiên bước đến cạnh hỏi:
- “Đại Úy ở Binh Chủng nào? Đi đâu mà ướt vậy?”
- “Tôi ở Binh Chủng LLĐB, mới nhảy ở mật khu Đồng Xoài, vừa triệt xuất; nghe tin Khóa 24 Thủ Đức ra trường, vội lái xe đến đây để tuyển chọn các tân Sĩ Quan về cho Binh Chủng”.
Tôi thấy tướng dáng ông Đại Úy ngon lành quá, đúng là mẫu người lý tưởng của tôi, nên tôi quyết định bỏ Dù chọn Lực Lượng Đặc Biệt. Tôi hỏi:
- “Tôi chọn Dù rồi bây giờ chuyển qua bên nầy được không?
- “Em cứ ký giấy đi, có người lo cho em”. Ông Đại Úy giải thích.
Thế là tôi tình nguyện đầu quân về Binh Chủng LLĐB.
Giữa trung tuần tháng 7 năm 1967, lễ Mãn Khoá 24 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức được tổ chức trọng thể tại Vũ Đình Trường, Thủ Khoa là nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan.
“Tang bồng hồ thỉ, phỉ chí nam nhi” là từ đây.
Những Chuẩn Úy “măng sữa” chọn Binh Chủng LLĐB nhận giấy nghỉ phép 10 ngày, cùng với Sự Vụ Lệnh trình diện Bộ Tư Lệnh LLĐB ở Thành Phố biển Nha Trang.
Trình diện Bộ Tư lệnh LLĐB xong, tôi và một số bạn đồng khóa được bổ sung về phục vụ tại Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù (tên cũ). Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Lê Như Tú. Bộ Chỉ Huy đóng tại Trại Hoàng Diệu, nằm sát Trại Tây Kết của Quân Chủng Hải Quân, trên đường về Chụt, trước mặt là đại dương một màu xanh biếc, ngày đêm vang vọng tiếng sóng vỗ rì rào. Từ Tiểu Đoàn, tôi được bổ nhiệm tạm thời chức vụ Trung Đội Trưởng Trung Đội 3, Đại Đội 1. Đại Đội Trưởng là Trung Úy Nguyễn Thanh Liêm, ông nầy tướng cao to dềnh dàng. Nơi đồn trú Đại Đội 1 nằm chung với Đại Đội 2, trong Trại Nguyễn Văn Tân, bản doanh của Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta, trên đường Phước Hải nối dài, đi về hướng Quân Lao.
Khoảng ba tháng sau tôi theo học khóa Nhảy Dù ở Trung Tâm Huấn Luyện Động Ba Thìn của Binh Chủng tại Cam Ranh. Mãn Khóa trở về đơn vị, thì nhận lệnh ba lô, áo giáp, súng đạn đầy đủ cấp số, chuẩn bị lên đường quân hành xa.
Đây là lần thứ tư, sau các cuộc hành quân truy lùng địch ở mật khu Đồng Bò, Tô Hạp, Plei Djereng, mà tôi đã và sẽ trực tiếp tham dự.
“Thao trường đổ mồ hôi, Chiến trường bớt đổ máu”.
Tôi khởi sự đi vào trận chiến. Sinh Tồn chuyển