Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (12) – Bến Thế – Bình Dương

Hiệp định Paris có hiệu lực lúc 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, chưa đầy nửa năm Việt cọng vi phạm rất nhiều nơi, ở tất cả 4 Vùng Chiến Thuật.

chuyện kể của

Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực

12)- Bến Thế – Bình Dương

“Ngưng bắn da beo”

Hiệp định Paris có hiệu lực lúc 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, chưa đầy nửa năm Việt cọng vi phạm rất nhiều nơi, ở tất cả 4 Vùng Chiến Thuật.

Đây là cuộc ngưng bắn lạ kỳ. Ai ở đâu ở đó, không có ranh giới vạch ra bên nầy bên kia để rút quân lui, thành ra khu vực chiếm lĩnh mỗi bên loang lổ như hình da beo. Người ta gọi “ngưng bắn da beo” là vậy.

Kiểu ngưng bắn như thế nầy chỉ làm lợi cho phe nào muốn vi phạm. Phía ta, thì tôn trọng Hiệp Định đình chiến tuyệt đối, chỉ muốn ở yên cho xong. Đem quân đánh lấn vùng địch đang tạm chiếm, rất nhiều khi không được khen mà lại còn bị “lãnh củ”, bị phạt oan uổng, bị phê phán là lòng nhiệt tình đối với Đất Nước, thể hiện không đúng lúc, không đúng chỗ.

Việt cọng thì khác. Ngay từ đầu, chúng đã có chủ trương vi phạm hiệp định, mục đích là giành dân lấn đất, gây khó khăn cho Chính Phủ và Quân Đội VNCH. Trong cái khó khăn đó, có đơn vị tôi gánh chịu.

Vào ngày 01 tháng 8 năm 1970. Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt giải tán. Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù sát nhập lại trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, Chỉ Huy Trưởng là Trung Tá Phan Văn Huấn.

Trải qua nhiều đại đội, tham dự nhiều mặt trận như: Khe Sanh, Ashau, An Lão, Dakto, Bình Long, trong chức vụ Đại Đội Phó. Cho mãi đến tháng 6 năm 1972, tôi mới được bổ nhiệm là Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 Biệt Cách Nhảy Dù thay thế Đại Úy Đào Minh Hùng.

Kể từ đó, Đại Đội quân hành trên vạn nẽo đường Đất Nước, trước hiểm họa khủng bố, lấn chiếm, xâm lăng của bọn giặc cọng và Mặt trận Giải phóng Miền Nam, một công cụ của bọn chúng.

Mùa Xuân năm 1973, khoảng tháng hai, Đại Đội vừa hành quân truy lùng địch, trong vùng phía Bắc quận Tân Uyên, thuộc Chiến khu D trở về, đang trong thời gian nghỉ dưỡng quân, huấn luyện, đồng thời ứng chiến ở Căn Cứ Hành Quân, đóng tại Trung Tâm Huấn Luyện Quân Khuyển của Quân Đội Hoa Kỳ bỏ lại ở Suối Máu, sát cạnh Phi Trường Biên Hòa về hướng Tây Bắc, thì được lệnh của Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn chỉ thị hai Đại Đội 4 và Đại Đội 1 sẵn sàng tham chiến.

Ở Xã Bến Thế, thuộc quận Tân An, tỉnh Bình Dương, Việt cọng đưa quân chiếm cứ và đóng chốt tại các vùng ngoại vi của xã đã một tháng nay.

Bình Dương nằm sát nách Saigon, khoảng 32 cây số, là nơi từ trước đến giờ địch thường tập trung quân ở các vùng Bến Cát, Rạch Bắp, hay trong rừng Cù Mi, để pháo kích, tấn công, uy hiếp Tỉnh nầy và các Quận, Xã ngoại ô Tây Bắc Saigon.

Cùng với ý đồ giành dân lấn đất theo đúng chủ trương của chúng, chúng ngoan cố tấn công, bám trụ xã Bến Thế nầy. Một Tiểu Đoàn Bộ Binh của Sư Đoàn 5, cố đánh bật chúng ra mà không được. Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III phải điều động Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân thay thế, cũng không cải thiện được tình hình. Bây giờ tới phiên hai Đại Đội Biệt Cách Nhảy Dù chúng tôi.

Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III trình với Bộ Tổng Tham Mưu, yêu cầu đích danh Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù hành quân giải tỏa vùng nầy. Vậy là hai Đại Đội 1 của Đại Úy Nguyễn Ích Đoan và 4 của tôi nhận lệnh lên đường.

Đoàn xe GMC chở hai Đại Đội rời Căn cứ Hành Quân ở Suối Máu, hướng về thị xã Bình Dương, xe chạy vượt quá thị xã trên Quốc Lộ 13 chừng 2 cây số, rẽ vào trái, đi ngang qua xã Tương Bình Hiệp, tiếp tục khoảng 2 cây số nữa là cuối đường lộ đất thì đến Chợ Nhỏ, xã Bến Thế.

Đại Đội 4 Biệt Cách Dù tiến quân vào xã Bến Thế, Bình Dương

Đại Đội 4 Biệt Cách Dù tiến quân vào
xã Bến Thế, Bình Dương

Chợ Nhỏ nằm chắn ngang ngay ngã ba đường. Giữa ngã ba đường có một quán bán hủ tiếu bình dân của Ông Chín Hương, đâu sau lưng quán hủ tiếu là “quán cà-phê vợt” của Chị Ba.

Chợ Nhỏ nằm dưới cái lõm đáy của ngã ba con lộ. Đã gọi là Chợ Nhỏ thì không lớn bao giờ, chợ của Xã. Chợ chỉ nhóm họp từ sáng sớm tới 10 giờ trưa. Tại xã Bến Thế có vào khoảng 9, 10 lò đường thủ công, nên mặt hàng buôn bán, trao đổi chính là đường thẻ, đường cát vàng, ngoài ra là những nhu yếu phẩm và đồ gia dụng.

Từ Chợ Nhỏ, Bến Thế về hướng Tây-Bắc trên 10 cây số là Rạch Bắp, Bến Cát. Đi tuốt lên nữa là Dầu Tiếng, những địa danh, nơi chốn mà Việt cọng thường hoạt động và giao tranh dữ dội với Quân Đội Việt Nam Cọng Hòa.

Bàn giao tuyến phòng thủ từ một Tiểu Đoàn Bộ Binh của Sư Đoàn 5, đang trấn giữ mặt Bắc Chợ Nhỏ. Một sĩ quan nói với tôi: “Mục tiêu này khó nuốt lắm đa, Đại Úy! Bọn chúng cứ ẩn núp trong vườn, ngoài ngõ, chả biết nhiều hay ít, mà hễ tụi này tiến lên là nó bắn rát quá, nên cứ án binh tại chỗ.”

Tôi không có ý kiến vì chưa nắm vững tình hình, không nói hay được.

Dàn trải đại đội thành hàng ngang, kéo dài trên con đường đất nhỏ từ Chợ vào sâu bên trong các lò đường gần giáp mé con rạch về hướng Tây. Vừa đồng loạt vượt tuyến phòng thủ, băng qua các thửa ruộng khô, tiến lên hướng Bắc chừng 100 mét, thì bị bọn chúng quấy rối liền, chúng bắn chóc chóc bằng AK.47, CKC từ khắp các phía.  Hạ Sĩ Chánh khinh binh, bị trúng đạn ở bả vai, không nặng lắm, nhưng phải tải thương. Tôi ra lệnh án binh, đào hầm, phòng thủ tại chỗ.

Để nắm rõ địa thế trong hai khu vực trách nhiệm, sáng hôm sau tôi và Đại Úy Đoan xin trực thăng, bay một vòng quan sát.

Trở về, Đại Úy Đoan và tôi cùng có chung nhận xét: Địa thế trống trải, cây cối vườn tược lưa thưa, nhà dân cách nhau khá xa. Tấn công trực diện vào ban ngày hành dễ lộ, địch có thể phục kích, bắn sẻ. Cách tốt nhứt là áp dụng sở trường đánh đêm. Nói xong hai tiếng đánh đêm, tôi và Đại Úy Đoan nhìn nhau cùng cười, đắc ý.

Trình kế hoạch và xin chỉ thị, được Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn chấp thuận. Vậy là, ngay trong đêm nay, không chần chờ, hai Đại Đội hai cánh quân, phía bên Tây, phía bên Đông sẽ xuất phát.

Chờ đêm xuống, tôi đưa bốn Toán Khinh Binh Tiền Sát đi trước, lần từng bước, từng gốc cây, khu vườn, từng nhà, tiến dần lên hướng Bắc, hướng đi lên Bến Cát, Rạch Bắp.

Các Trung Đội tiếp bước đằng sau, khoảng cách luôn luôn là 100 mét, không gần quá, dễ bị động, không xa quá, không phản ứng kịp.

Cứ thế, hai Đại Đội hai mặt, tiến gần suốt đêm, trên cả cây số mà không thấy động tĩnh gì, không thấy địch đâu cả. Tôi suy đoán, có thể ban đêm chúng nó tập trung lại, ban ngày mới bung ra lập chốt.

Gần sáng, Đại Đội đi qua một bờ đất, sát một thửa ruộng khô, rộng chừng một mẫu, có hai dãy tre cao bao kín hai bên. Tre trồng theo từng hàng dài, loại tre thân nhỏ, không phải để làm nhà mà làm cán cuốc, xẻng, cán dao hay gậy gộc, gần giống như tre tầm vông. Tôi cho lệnh các Trung Đội, tản vào hai bên các dãy tre, bố trí nghỉ ngơi, sau một đêm thức ròng từ khi trời mới tối đến giờ.

Nhưng, thật bất ngờ, Trung Sĩ Kờ Phong, Tiểu Đội Trưởng của Trung Đội 2, trong lúc đào hố phòng thủ phía bên trong hai dãy tre, thì bỗng bị tuột chân vào một cái miệng hố, trên mặt phủ đầy rơm rạ.

Kinh nghiệm của một người sắc tộc miền thượng du, và là một Chiến Sĩ Biệt Cách Dù lão luyện, Trung sĩ Kờ Phong biết ngay đó là một cái cửa hầm. Kờ Phong la lớn: “Hầm Việt cọng, hầm Việt cọng”. Cùng lúc Kờ Phong trườn ra khỏi hố, chạy tháo lui về phía đồng đội.

Các Trung Đội vẫn giữ nguyên vị trí, khu vực đã phòng thủ, riêng Trung Đội 2 được tôi điều động tiến gần tới mục tiêu. Thiếu Úy Lại Đình Hợi, Trung Đội Trưởng quạt một tràng đạn XM.16 vào miệng hầm rồi quát to: “Có đứa nào bên dưới, lên ngay không thì chết!” Xong, anh ném một quả lựu đạn M.26, tiếp theo là mấy trái lựu đạn khói xuống hầm.

Khoảng chừng năm mười phút sau, từ dưới hầm có tiếng dội lên:

“Tôi hàng! Tôi xin hàng” Vậy là có 6 tên Việt cọng lần lượt trèo lên, trong đám khói màu trắng, đỏ đan quyện vào nhau và lan tỏa dần vào ánh sương mai. Cả 6 tên bị trói lại và hỏi cung ngay tại chỗ.

Căn hầm nằm gọn trong hai hàng tre, dài 20 mét, rộng 4 mét. Lục soát, phát hiện 4 xác chết vì lựu đạn, cạnh đó có kê bốn dãy giường tre, và hai dãy kệ lót bằng phên nứa, chứa đựng một số ít thuốc men và các y cụ. Đây là một Trạm Xá của bọn chúng.

Bằng với sự từng trải chiến trường. Tôi ra lệnh cho Trung Úy Mã Thế Kiệt, Đại Đội Phó cho các Trung Đội bung ra, lục soát dọc theo bên trong hai dãy bụi tre.

Quả nhiên, chúng tôi phát hiện thêm hai hầm khác kế cận, tiêu diệt thêm 4 tên và bắt sống 5 tên, tịch thu một số vũ khí, đạn dược bao gồm: AK.47, CKC, Trung Liên nồi, và vài ba bao gạo, thực phẩm.

     Riêng về Biệt Đội 1 do Đại Úy Nguyễn Ích Đoan chỉ huy, trong phạm vi trách nhiệm, tổ chức phục kích, hạ sát 5 tên giặc cọng giao liên, có lẽ đang trên đường trở lại căn cứ của chúng về hướng Bắc.

Cuộc hành quân nầy không chỉ có hai Đại Đội 4 và 1 đảm nhận, mà còn được thêm một lực lượng nhỏ hợp tác. Đó là Trung Đội Nghĩa Quân do Xã Mộc chỉ huy. Xã Mộc là Xã Trưởng xã Bến Thế, một chiến sĩ sát cọng dữ dội, rất can đảm và hết lòng với Xã Ấp và Đồng Bào.

Phối hợp với Trung Đội Nghĩa Quân gồm hầu hết là dân địa phương, chúng tôi có nhiều điều lợi: Họ rành rẽ địa thế, đường đi nước bước, nắm vững rành rọt nhà nào theo Việt cọng, nhà nào không. Trong số họ, cũng có một vài “Hồi chánh viên”. Họ rất thông thuộc lối đánh và thói quen của địch, nên đã góp nhiều ý kiến hữu dụng đưa đến thành công này.

Sau khi chiến lợi phẩm tịch thu, được chuyển lên mặt đất, trong đó có hai ba thùng thuốc men đủ loại, tôi không khỏi suy nghĩ. Số thuốc nầy phần lớn sản xuất tại Saigon, một vài thứ là thuốc nhập cảng, không thể giao liên mua mà có nhiều được. Giao liên chỉ mua được số lượng lẻ tẻ, ít ỏi, mua nhiều sẽ bị lộ.

Vậy thì thuốc ở đâu mà địch dự trữ ở đây. Ai bán cho địch. Ai đâm sau lưng chúng tôi? Tôi không tàn nhẫn đến mức độ muốn cho bọn địch bị bệnh hay bị thương mà không có thuốc, tôi chỉ nghĩ đến những ai đang sống yên ổn ở Saigon, ở các Thành Phố lớn, vì ham lợi mà bỏ quên những người lính đang xông pha trận chiến hằng ngày hằng đêm như chúng tôi mà thôi.

Coi như chỉ trong vòng hai ngày, hai đêm, hai Đại Đội 814 và 811 diệt sạch gọn đám giặc cọng thổ phỉ đã gây bất an cho xã Bến Thế từ bấy lâu nay. Trên đường rút về Chợ Nhỏ, đồng bào đổ ra đứng hai bên đường hoan hô và tặng nhiều thứ quà bánh, trái cây. Ở đây, không có “cô Học Sinh” thướt tha áo dài trắng, choàng vòng hoa lên cổ, mà chỉ có những “cô Thôn Nữ” áo bà ba vui mừng, vừa đưa tay vẫy chào chúng tôi, vừa cúi đầu mắc cỡ. Tình Quân Dân như người ta thường nói, thể hiện trong dân chúng và chúng tôi một cách rõ ràng. Hòa bình rồi, đồng bào muốn yên ổn làm ăn, không còn muốn súng đạn. Sau những ngày cọng quân lấn đất  giành dân, chúng tôi đã đem lại sự an bình cho mọi người.

Sáng hôm sau, trong khuôn viên của Trụ Sở xã Bến Thế, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn III, Quân Khu III, với sự tháp tùng của Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn, đáp Trực Thăng xuống để ban thưởng Huy Chương cho các chiến sĩ Biệt Cách Dù cùng Xã Trưởng Mộc và Trung Đội Nghĩa Quân. Tôi đứng thế nghiêm, chào tay, Trung Tướng Tư Lệnh bước tới gần, gắn lên ngực áo tôi tấm huy chương Anh Dũng Bội Tinh với Nôi Sao Vàng, Trung Tá Vũ Xuân Thông đứng phía sau bên trái nói: – “Thưa Trung Tướng, Đại Úy Lê Đắc Lực mới trình diện Trung Tướng tuần rồi”.

&

“Quậy cũng dữ”

Nguyên nhân và lý do gì mà tôi phải trình diện Trung Tướng Tư Lệnh trong tuần rồi.

Đây là một câu chuyện vui, khó quên trong đời binh nghiệp của tôi. Đó không phải là sự bốc đồng hay là nạn kiêu binh, mà chỉ là một hành động phản kháng trực diện chính đáng trước sự hống hách, lạm quyền quá đáng của các lực lượng thi hành kỷ luật Quân Đội.

Sau khi hành quân từ Chiến Khu D trở về, trong thời gian nghỉ dưỡng quân tại Căn cứ Hành Quân Suối Máu. Trong một một buổi chiều tối, tôi lái xe Jeep chở Biệt Đội Phó Mã Thế Kiệt, vài Sĩ Quan Trung Đội Trưởng và một số Binh Sĩ thuộc hạ, ra Quán Hương Giang ở thành phố Biên Hòa kiếm cái gì nhậu chơi.

Trước Rạp Ciné Biên Hùng, có một con đường dẫn ra ngã ba đường Dốc Sỏi, bên kia đường, ở góc trái là “quán nhậu Hương Giang”.

Chúng tôi vào khoảng 10 người, đang quây quần chung quanh một chiếc bàn tròn lớn, nằm bên ngoài hàng hiên của quán. Rượu ngâm bao tử nhím, đổ vào một chiếc nón sắt, thế rồi cứ thay phiên nhau bưng lên mà uống, mồi thì đã có thịt heo rừng xào lăn, vừa ăn vừa nhậu, vừa trò chuyện, cười đùa râm ran, vui vẻ.

Về khuya, quán vắng, chỉ còn lại bàn nhậu chúng tôi vẫn tiếp tục “chiến đấu”, trên bàn, rượu thì còn mà mồi đã hết. Có ai đó đó tự dưng đề nghị tôi: “Đại Úy, trổ tài thiện xạ cao bồi Tếc xác đi, Đại Úy”.

Hồi ấy, tôi thường mang ở hông phải một khẩu P. 38 ngắn nòng, bên trái một cây dao găm Thái Lan, lưỡi dài gần ba tấc, cán ngà, chạm trổ đầu con báo khá đẹp. Với súng P.38, tôi bắn trúng mục tiêu, không thua tài tử “John Way”, như anh em trong Biệt Đội thường nói đùa.

Hứng chí, tôi gọi chị Hằng, chủ nhân Quán Hương Giang người Xứ Huế cùng quê với tôi, đề nghị:

- “Chị ngó lên Thực Đơn treo trên đó, tôi sẽ bắn, trúng vào món nào, chị cho bưng ra món đó nghe hỉ.”

Chị chủ Quán cười khẽ, gật gật đầu nói: “Đại Úy cứ trổ tài đi, hễ trúng món nào là sẽ dọn ra ngay cho Đại Úy mà”.

Vậy là tôi rút súng ra, đưa lên cao, hướng về “Bảng Thực Đơn” treo trên tường cuối góc phòng, nổ một phát, đạn ghim trúng vào ở dưới hàng chữ: “Gỏi tôm ngó sen chua ngọt”.

Mấy Sĩ Quan và Binh sĩ người vỗ tay, người vỗ bàn hoan hô ầm ĩ, rồi tất cả cùng nâng nón sắt rượu đứng lên hô to:

“Dô, Dô, Dô, Dô …”

Không ngờ, lúc ấy một xe Jeep Quân Cảnh tuần tra đi ngang, nghe súng nổ, họ dừng xe lại, đi vào quán, đến gần bàn  nhậu  chúng  tôi,  hỏi  giọng có vẻ trịch thượng:

- “Ai vừa mới nổ súng ở đây? Người nào bắn đứng lên!”

Tôi vẫn ngồi yên tại chỗ, trả lời:

- “Tôi”.

Một Quân Cảnh khác quay nhìn tôi, nói:

-“Cho tôi xem giấy tờ”.

Tôi không trả lời. Anh ta yêu cầu lần thứ hai. Tôi vẫn im lặng. Mấy Binh Sĩ có vẻ hơi khó chịu nên xẵng giọng:

            -“Chúng tôi đang nhậu với mấy Ông Thầy. Các ông đi chỗ khác chơi”.

Thay vì thông cảm, Toán Quân Cảnh ra xe, báo cáo về Quân Trấn. Và chỉ khoảng 15 phút sau một xe Dogde chở một Toán phối hợp tuần tra Biệt Động Quân tới. Họ đứng án ngữ trước đường.

Thấy mất vui, cụt hứng, chúng tôi cầm súng đứng dậy, đi thẳng ra xe, cùng leo hết lên, nổ máy chạy thẳng xuống bờ sông, vòng ngược lên Khu Phố Chợ, đến một quán Cà Phê thì dừng lại, vào quán, kêu cà phê uống. Hai xe Quân Cảnh và Toán Biệt Động Quân tuần tra phối hợp vẫn bám riết sau lưng. Họ cũng dừng lại, vây hai đầu ngõ đường. Trung Sĩ Khưu Công Qúi tức mình nói:

-“Đám này bố láo, đã bỏ đi rồi mà vẫn còn đuổi theo. Để em lo tụi nó cho.”

Nói xong, Trung Sĩ Qúi ra xe, lấy quả mìn Claymore gắn vào ngực, tay cầm con cóc mìn, bước từng bước đi tới trước, xe Jeep chất đầy chúng tôi theo sau. Toán Quân Cảnh đang bao vây trước mặt, thấy thế vội dãn ra hai bên lề đường, Trung sĩ Qúi nhảy vội lên xe, tôi nhấn ga chạy thẳng một lèo để về lại Căn Cứ Suối Máu.

Xe đang chạy ngon trớn, vừa qua khỏi Bệnh Viện Tâm Thần, xã Tân Tiến, bỗng dưng vỏ xe đằng sau bên phải bị bể. Tôi tấp xe ngừng lại trên một vạt cỏ, ở bên trái con đường, mấy đồng đội của tôi, tất cả “xỉn” ngay tại chỗ, không còn biết trời trăng gì nữa.

Xe Tuần tra chở toàn bộ chúng tôi về Đồn Quân Cảnh. Họ mang nhốt các anh em Binh Sĩ, còn các Sĩ Quan được đưa vào nằm bên trong phòng trực. Riêng tôi, làm như có vẻ tỉnh táo, tự mình đi vào phòng Trung Úy Minh, Trưởng Đồn Quân Cảnh, cất giọng xẵng xái hỏi: “Trưởng Đồn đâu? Trưởng Đồn đâu?”

Xong nhìn sang trái, thấy có cái giường trải nệm trắng tinh, đặt đằng sau chiếc bàn làm việc, tôi nằm ngay xuống, nôn tháo ra giường, rồi ngủ thiếp đi, mãi tới lúc Thiếu Tá Biệt Cách Dù Phạm Châu Tài, đến đánh thức để đưa tôi và các Sĩ Quan về lại Căn cứ Hành Quân.

Sáng hôm sau, thức dậy, tôi không nhớ gì về câu chuyện xảy ra tối hôm qua cả, cứ tưởng là vừa trải qua một cơn mộng mị, thế thôi.

Thượng Sĩ Nguyễn Duy Hùng, Thường Vụ bước vào, báo cho tôi biết Đại Tá Chỉ Huy Trưởng vừa gọi máy kêu Đại Úy lên trình diện. Nhìn xuống người mình, thấy hơi “ẹ” cho tôi, quần áo xốc xếch, lôi thôi, dơ dáy… Tôi tỉnh hẳn, vội tắm rửa qua loa, thay bộ hoa bèo thẳng nếp để đi trình diện “Xếp”.

Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn gặp tôi, nghiêm mặt nói:

- “Tối qua quậy dữ! Gây náo động cả Quân Trấn. Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn kêu dẫn chú qua trình diện”.

Đứng chờ ngoài phòng Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn III cũng khá lâu. Tôi được Thiếu Tá Sĩ Quan tùy viên mở cửa gọi tôi vào.

Trung Tướng đang ngồi đằng sau cái bàn rộng, bóng loáng, có để một lá cờ Tướng, nền màu đỏ, viền ren màu vàng và thêu nổi ba ngôi sao cũng màu vàng, một bảng tên khắc Trung Tướng Nguyễn Văn Minh bằng sơn mài, sáng và đẹp.

Tôi bước đến trước mặt bàn, đứng nghiêm, chào tay, nói lớn:

-“Đại Úy Lê Đắc Lực, số quân 65.205…, trình diện Trung Tướng, chờ lệnh”.

Ông Tướng quay ghế, nhìn thẳng mặt tôi, dõng dạc:

- “Kiêu binh! Đại Úy làm náo loạn cả thành phố Biên Hòa  tối hôm qua, có biết không?”

Tôi khẽ cúi thấp đầu như là chấp nhận, nhưng vẫn trong tư thế nghiêm, không nhúc nhích, trong lòng lo lắng, nắm chắc 10 ngày trong cấm là chí ít, một dòng mồ hôi từ trên vai chảy dài xuống sau thắt lưng.

Bỗng, tiếng chuông điện thoại trong phòng Trung Tướng reo lên, Ông Tướng vừa nhắc điện thoại lên vừa nói: “Đại Úy trở về lại đơn vị đi, tôi sẽ có biện pháp cho Đại Úy sau”.

Nhưng rồi, không có gì hết. Mấy ngày sau, Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn ra lệnh cho tôi chuẩn bị Đại Đội, ngày mai lên đường, giải tỏa áp lực địch tại xã Bến Thế, quận Tân An, tỉnh Bình Dương. Tôi tự hỏi, có phải đây là lệnh phạt, đẩy đi hành quân, lập công chuộc tội, cho cái tội “quậy”, hay lại “gặp nhau” để tuyên dương công trạng trước Quân Đoàn bằng tấm huy chương “Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Vàng?”

&

Những ngày Đại Đội ở lại gìn giữ an ninh, từ các khu vực xã Bến Thế, đến xã Tương Bình Hiệp. Thỉnh thoảng, tôi thường cùng Xã Mộc uống cà phê, ăn sáng với nhau tại Quán Chị Ba.

Cứ hai ba Tuần Lễ, Xã Mộc lại mời Đại Úy Đoan, tôi và một số Sĩ Quan, Binh Sĩ, nhậu một chầu hết sẩy với các đặc sản đồng quê cùng rượu mía.

Về sau này, trong những lúc nghỉ dưỡng quân, rảnh rỗi, tôi từ Hậu cứ Liên Đoàn, lái xe lên Bến Thế thăm và ăn nhậu chơi với Xã Mộc. Xã Mộc có dịp cũng chạy xe Honda về Biên Hòa, hay Hậu cứ đi nhậu với chúng tôi, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” mà.

Sau khi Đất Nước lọt vào tay giặc cọng. Đi “tù cải tạo” trở về, nhớ Xã Mộc, tôi lên Bến Thế tìm thăm, nhưng anh không còn nữa.

Tìm hiểu được biết, Việt cọng và bọn du kích địa phương bắt Xã Mộc, đem ra xử trước cái gọi là “tòa án nhân dân”, xong tuyên án tử hình, đem Xã Mộc ra chôn sống giữa Chợ, chỉ chừa cái đầu, rồi cho xe máy cày chạy qua, cán đứt đầu Xã Mộc.

Một số dân lành nơi đây thương kính Xã Mộc, lợi dụng đêm tối, đến đào xác mang đi  chôn cất ở một nơi nào đó, không ai biết được.

Với tôi, Xã Mộc vẫn mãi mãi tồn tại trong ký ức.

***

Diệt xong giặc thù

Diệt xong giặc thù

vantuyen.net

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (12) – Bến Thế – Bình Dương

Hiệp định Paris có hiệu lực lúc 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, chưa đầy nửa năm Việt cọng vi phạm rất nhiều nơi, ở tất cả 4 Vùng Chiến Thuật.

chuyện kể của

Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực

12)- Bến Thế – Bình Dương

“Ngưng bắn da beo”

Hiệp định Paris có hiệu lực lúc 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, chưa đầy nửa năm Việt cọng vi phạm rất nhiều nơi, ở tất cả 4 Vùng Chiến Thuật.

Đây là cuộc ngưng bắn lạ kỳ. Ai ở đâu ở đó, không có ranh giới vạch ra bên nầy bên kia để rút quân lui, thành ra khu vực chiếm lĩnh mỗi bên loang lổ như hình da beo. Người ta gọi “ngưng bắn da beo” là vậy.

Kiểu ngưng bắn như thế nầy chỉ làm lợi cho phe nào muốn vi phạm. Phía ta, thì tôn trọng Hiệp Định đình chiến tuyệt đối, chỉ muốn ở yên cho xong. Đem quân đánh lấn vùng địch đang tạm chiếm, rất nhiều khi không được khen mà lại còn bị “lãnh củ”, bị phạt oan uổng, bị phê phán là lòng nhiệt tình đối với Đất Nước, thể hiện không đúng lúc, không đúng chỗ.

Việt cọng thì khác. Ngay từ đầu, chúng đã có chủ trương vi phạm hiệp định, mục đích là giành dân lấn đất, gây khó khăn cho Chính Phủ và Quân Đội VNCH. Trong cái khó khăn đó, có đơn vị tôi gánh chịu.

Vào ngày 01 tháng 8 năm 1970. Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt giải tán. Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù sát nhập lại trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, Chỉ Huy Trưởng là Trung Tá Phan Văn Huấn.

Trải qua nhiều đại đội, tham dự nhiều mặt trận như: Khe Sanh, Ashau, An Lão, Dakto, Bình Long, trong chức vụ Đại Đội Phó. Cho mãi đến tháng 6 năm 1972, tôi mới được bổ nhiệm là Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 Biệt Cách Nhảy Dù thay thế Đại Úy Đào Minh Hùng.

Kể từ đó, Đại Đội quân hành trên vạn nẽo đường Đất Nước, trước hiểm họa khủng bố, lấn chiếm, xâm lăng của bọn giặc cọng và Mặt trận Giải phóng Miền Nam, một công cụ của bọn chúng.

Mùa Xuân năm 1973, khoảng tháng hai, Đại Đội vừa hành quân truy lùng địch, trong vùng phía Bắc quận Tân Uyên, thuộc Chiến khu D trở về, đang trong thời gian nghỉ dưỡng quân, huấn luyện, đồng thời ứng chiến ở Căn Cứ Hành Quân, đóng tại Trung Tâm Huấn Luyện Quân Khuyển của Quân Đội Hoa Kỳ bỏ lại ở Suối Máu, sát cạnh Phi Trường Biên Hòa về hướng Tây Bắc, thì được lệnh của Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn chỉ thị hai Đại Đội 4 và Đại Đội 1 sẵn sàng tham chiến.

Ở Xã Bến Thế, thuộc quận Tân An, tỉnh Bình Dương, Việt cọng đưa quân chiếm cứ và đóng chốt tại các vùng ngoại vi của xã đã một tháng nay.

Bình Dương nằm sát nách Saigon, khoảng 32 cây số, là nơi từ trước đến giờ địch thường tập trung quân ở các vùng Bến Cát, Rạch Bắp, hay trong rừng Cù Mi, để pháo kích, tấn công, uy hiếp Tỉnh nầy và các Quận, Xã ngoại ô Tây Bắc Saigon.

Cùng với ý đồ giành dân lấn đất theo đúng chủ trương của chúng, chúng ngoan cố tấn công, bám trụ xã Bến Thế nầy. Một Tiểu Đoàn Bộ Binh của Sư Đoàn 5, cố đánh bật chúng ra mà không được. Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III phải điều động Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân thay thế, cũng không cải thiện được tình hình. Bây giờ tới phiên hai Đại Đội Biệt Cách Nhảy Dù chúng tôi.

Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III trình với Bộ Tổng Tham Mưu, yêu cầu đích danh Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù hành quân giải tỏa vùng nầy. Vậy là hai Đại Đội 1 của Đại Úy Nguyễn Ích Đoan và 4 của tôi nhận lệnh lên đường.

Đoàn xe GMC chở hai Đại Đội rời Căn cứ Hành Quân ở Suối Máu, hướng về thị xã Bình Dương, xe chạy vượt quá thị xã trên Quốc Lộ 13 chừng 2 cây số, rẽ vào trái, đi ngang qua xã Tương Bình Hiệp, tiếp tục khoảng 2 cây số nữa là cuối đường lộ đất thì đến Chợ Nhỏ, xã Bến Thế.

Đại Đội 4 Biệt Cách Dù tiến quân vào xã Bến Thế, Bình Dương

Đại Đội 4 Biệt Cách Dù tiến quân vào
xã Bến Thế, Bình Dương

Chợ Nhỏ nằm chắn ngang ngay ngã ba đường. Giữa ngã ba đường có một quán bán hủ tiếu bình dân của Ông Chín Hương, đâu sau lưng quán hủ tiếu là “quán cà-phê vợt” của Chị Ba.

Chợ Nhỏ nằm dưới cái lõm đáy của ngã ba con lộ. Đã gọi là Chợ Nhỏ thì không lớn bao giờ, chợ của Xã. Chợ chỉ nhóm họp từ sáng sớm tới 10 giờ trưa. Tại xã Bến Thế có vào khoảng 9, 10 lò đường thủ công, nên mặt hàng buôn bán, trao đổi chính là đường thẻ, đường cát vàng, ngoài ra là những nhu yếu phẩm và đồ gia dụng.

Từ Chợ Nhỏ, Bến Thế về hướng Tây-Bắc trên 10 cây số là Rạch Bắp, Bến Cát. Đi tuốt lên nữa là Dầu Tiếng, những địa danh, nơi chốn mà Việt cọng thường hoạt động và giao tranh dữ dội với Quân Đội Việt Nam Cọng Hòa.

Bàn giao tuyến phòng thủ từ một Tiểu Đoàn Bộ Binh của Sư Đoàn 5, đang trấn giữ mặt Bắc Chợ Nhỏ. Một sĩ quan nói với tôi: “Mục tiêu này khó nuốt lắm đa, Đại Úy! Bọn chúng cứ ẩn núp trong vườn, ngoài ngõ, chả biết nhiều hay ít, mà hễ tụi này tiến lên là nó bắn rát quá, nên cứ án binh tại chỗ.”

Tôi không có ý kiến vì chưa nắm vững tình hình, không nói hay được.

Dàn trải đại đội thành hàng ngang, kéo dài trên con đường đất nhỏ từ Chợ vào sâu bên trong các lò đường gần giáp mé con rạch về hướng Tây. Vừa đồng loạt vượt tuyến phòng thủ, băng qua các thửa ruộng khô, tiến lên hướng Bắc chừng 100 mét, thì bị bọn chúng quấy rối liền, chúng bắn chóc chóc bằng AK.47, CKC từ khắp các phía.  Hạ Sĩ Chánh khinh binh, bị trúng đạn ở bả vai, không nặng lắm, nhưng phải tải thương. Tôi ra lệnh án binh, đào hầm, phòng thủ tại chỗ.

Để nắm rõ địa thế trong hai khu vực trách nhiệm, sáng hôm sau tôi và Đại Úy Đoan xin trực thăng, bay một vòng quan sát.

Trở về, Đại Úy Đoan và tôi cùng có chung nhận xét: Địa thế trống trải, cây cối vườn tược lưa thưa, nhà dân cách nhau khá xa. Tấn công trực diện vào ban ngày hành dễ lộ, địch có thể phục kích, bắn sẻ. Cách tốt nhứt là áp dụng sở trường đánh đêm. Nói xong hai tiếng đánh đêm, tôi và Đại Úy Đoan nhìn nhau cùng cười, đắc ý.

Trình kế hoạch và xin chỉ thị, được Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn chấp thuận. Vậy là, ngay trong đêm nay, không chần chờ, hai Đại Đội hai cánh quân, phía bên Tây, phía bên Đông sẽ xuất phát.

Chờ đêm xuống, tôi đưa bốn Toán Khinh Binh Tiền Sát đi trước, lần từng bước, từng gốc cây, khu vườn, từng nhà, tiến dần lên hướng Bắc, hướng đi lên Bến Cát, Rạch Bắp.

Các Trung Đội tiếp bước đằng sau, khoảng cách luôn luôn là 100 mét, không gần quá, dễ bị động, không xa quá, không phản ứng kịp.

Cứ thế, hai Đại Đội hai mặt, tiến gần suốt đêm, trên cả cây số mà không thấy động tĩnh gì, không thấy địch đâu cả. Tôi suy đoán, có thể ban đêm chúng nó tập trung lại, ban ngày mới bung ra lập chốt.

Gần sáng, Đại Đội đi qua một bờ đất, sát một thửa ruộng khô, rộng chừng một mẫu, có hai dãy tre cao bao kín hai bên. Tre trồng theo từng hàng dài, loại tre thân nhỏ, không phải để làm nhà mà làm cán cuốc, xẻng, cán dao hay gậy gộc, gần giống như tre tầm vông. Tôi cho lệnh các Trung Đội, tản vào hai bên các dãy tre, bố trí nghỉ ngơi, sau một đêm thức ròng từ khi trời mới tối đến giờ.

Nhưng, thật bất ngờ, Trung Sĩ Kờ Phong, Tiểu Đội Trưởng của Trung Đội 2, trong lúc đào hố phòng thủ phía bên trong hai dãy tre, thì bỗng bị tuột chân vào một cái miệng hố, trên mặt phủ đầy rơm rạ.

Kinh nghiệm của một người sắc tộc miền thượng du, và là một Chiến Sĩ Biệt Cách Dù lão luyện, Trung sĩ Kờ Phong biết ngay đó là một cái cửa hầm. Kờ Phong la lớn: “Hầm Việt cọng, hầm Việt cọng”. Cùng lúc Kờ Phong trườn ra khỏi hố, chạy tháo lui về phía đồng đội.

Các Trung Đội vẫn giữ nguyên vị trí, khu vực đã phòng thủ, riêng Trung Đội 2 được tôi điều động tiến gần tới mục tiêu. Thiếu Úy Lại Đình Hợi, Trung Đội Trưởng quạt một tràng đạn XM.16 vào miệng hầm rồi quát to: “Có đứa nào bên dưới, lên ngay không thì chết!” Xong, anh ném một quả lựu đạn M.26, tiếp theo là mấy trái lựu đạn khói xuống hầm.

Khoảng chừng năm mười phút sau, từ dưới hầm có tiếng dội lên:

“Tôi hàng! Tôi xin hàng” Vậy là có 6 tên Việt cọng lần lượt trèo lên, trong đám khói màu trắng, đỏ đan quyện vào nhau và lan tỏa dần vào ánh sương mai. Cả 6 tên bị trói lại và hỏi cung ngay tại chỗ.

Căn hầm nằm gọn trong hai hàng tre, dài 20 mét, rộng 4 mét. Lục soát, phát hiện 4 xác chết vì lựu đạn, cạnh đó có kê bốn dãy giường tre, và hai dãy kệ lót bằng phên nứa, chứa đựng một số ít thuốc men và các y cụ. Đây là một Trạm Xá của bọn chúng.

Bằng với sự từng trải chiến trường. Tôi ra lệnh cho Trung Úy Mã Thế Kiệt, Đại Đội Phó cho các Trung Đội bung ra, lục soát dọc theo bên trong hai dãy bụi tre.

Quả nhiên, chúng tôi phát hiện thêm hai hầm khác kế cận, tiêu diệt thêm 4 tên và bắt sống 5 tên, tịch thu một số vũ khí, đạn dược bao gồm: AK.47, CKC, Trung Liên nồi, và vài ba bao gạo, thực phẩm.

     Riêng về Biệt Đội 1 do Đại Úy Nguyễn Ích Đoan chỉ huy, trong phạm vi trách nhiệm, tổ chức phục kích, hạ sát 5 tên giặc cọng giao liên, có lẽ đang trên đường trở lại căn cứ của chúng về hướng Bắc.

Cuộc hành quân nầy không chỉ có hai Đại Đội 4 và 1 đảm nhận, mà còn được thêm một lực lượng nhỏ hợp tác. Đó là Trung Đội Nghĩa Quân do Xã Mộc chỉ huy. Xã Mộc là Xã Trưởng xã Bến Thế, một chiến sĩ sát cọng dữ dội, rất can đảm và hết lòng với Xã Ấp và Đồng Bào.

Phối hợp với Trung Đội Nghĩa Quân gồm hầu hết là dân địa phương, chúng tôi có nhiều điều lợi: Họ rành rẽ địa thế, đường đi nước bước, nắm vững rành rọt nhà nào theo Việt cọng, nhà nào không. Trong số họ, cũng có một vài “Hồi chánh viên”. Họ rất thông thuộc lối đánh và thói quen của địch, nên đã góp nhiều ý kiến hữu dụng đưa đến thành công này.

Sau khi chiến lợi phẩm tịch thu, được chuyển lên mặt đất, trong đó có hai ba thùng thuốc men đủ loại, tôi không khỏi suy nghĩ. Số thuốc nầy phần lớn sản xuất tại Saigon, một vài thứ là thuốc nhập cảng, không thể giao liên mua mà có nhiều được. Giao liên chỉ mua được số lượng lẻ tẻ, ít ỏi, mua nhiều sẽ bị lộ.

Vậy thì thuốc ở đâu mà địch dự trữ ở đây. Ai bán cho địch. Ai đâm sau lưng chúng tôi? Tôi không tàn nhẫn đến mức độ muốn cho bọn địch bị bệnh hay bị thương mà không có thuốc, tôi chỉ nghĩ đến những ai đang sống yên ổn ở Saigon, ở các Thành Phố lớn, vì ham lợi mà bỏ quên những người lính đang xông pha trận chiến hằng ngày hằng đêm như chúng tôi mà thôi.

Coi như chỉ trong vòng hai ngày, hai đêm, hai Đại Đội 814 và 811 diệt sạch gọn đám giặc cọng thổ phỉ đã gây bất an cho xã Bến Thế từ bấy lâu nay. Trên đường rút về Chợ Nhỏ, đồng bào đổ ra đứng hai bên đường hoan hô và tặng nhiều thứ quà bánh, trái cây. Ở đây, không có “cô Học Sinh” thướt tha áo dài trắng, choàng vòng hoa lên cổ, mà chỉ có những “cô Thôn Nữ” áo bà ba vui mừng, vừa đưa tay vẫy chào chúng tôi, vừa cúi đầu mắc cỡ. Tình Quân Dân như người ta thường nói, thể hiện trong dân chúng và chúng tôi một cách rõ ràng. Hòa bình rồi, đồng bào muốn yên ổn làm ăn, không còn muốn súng đạn. Sau những ngày cọng quân lấn đất  giành dân, chúng tôi đã đem lại sự an bình cho mọi người.

Sáng hôm sau, trong khuôn viên của Trụ Sở xã Bến Thế, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn III, Quân Khu III, với sự tháp tùng của Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn, đáp Trực Thăng xuống để ban thưởng Huy Chương cho các chiến sĩ Biệt Cách Dù cùng Xã Trưởng Mộc và Trung Đội Nghĩa Quân. Tôi đứng thế nghiêm, chào tay, Trung Tướng Tư Lệnh bước tới gần, gắn lên ngực áo tôi tấm huy chương Anh Dũng Bội Tinh với Nôi Sao Vàng, Trung Tá Vũ Xuân Thông đứng phía sau bên trái nói: – “Thưa Trung Tướng, Đại Úy Lê Đắc Lực mới trình diện Trung Tướng tuần rồi”.

&

“Quậy cũng dữ”

Nguyên nhân và lý do gì mà tôi phải trình diện Trung Tướng Tư Lệnh trong tuần rồi.

Đây là một câu chuyện vui, khó quên trong đời binh nghiệp của tôi. Đó không phải là sự bốc đồng hay là nạn kiêu binh, mà chỉ là một hành động phản kháng trực diện chính đáng trước sự hống hách, lạm quyền quá đáng của các lực lượng thi hành kỷ luật Quân Đội.

Sau khi hành quân từ Chiến Khu D trở về, trong thời gian nghỉ dưỡng quân tại Căn cứ Hành Quân Suối Máu. Trong một một buổi chiều tối, tôi lái xe Jeep chở Biệt Đội Phó Mã Thế Kiệt, vài Sĩ Quan Trung Đội Trưởng và một số Binh Sĩ thuộc hạ, ra Quán Hương Giang ở thành phố Biên Hòa kiếm cái gì nhậu chơi.

Trước Rạp Ciné Biên Hùng, có một con đường dẫn ra ngã ba đường Dốc Sỏi, bên kia đường, ở góc trái là “quán nhậu Hương Giang”.

Chúng tôi vào khoảng 10 người, đang quây quần chung quanh một chiếc bàn tròn lớn, nằm bên ngoài hàng hiên của quán. Rượu ngâm bao tử nhím, đổ vào một chiếc nón sắt, thế rồi cứ thay phiên nhau bưng lên mà uống, mồi thì đã có thịt heo rừng xào lăn, vừa ăn vừa nhậu, vừa trò chuyện, cười đùa râm ran, vui vẻ.

Về khuya, quán vắng, chỉ còn lại bàn nhậu chúng tôi vẫn tiếp tục “chiến đấu”, trên bàn, rượu thì còn mà mồi đã hết. Có ai đó đó tự dưng đề nghị tôi: “Đại Úy, trổ tài thiện xạ cao bồi Tếc xác đi, Đại Úy”.

Hồi ấy, tôi thường mang ở hông phải một khẩu P. 38 ngắn nòng, bên trái một cây dao găm Thái Lan, lưỡi dài gần ba tấc, cán ngà, chạm trổ đầu con báo khá đẹp. Với súng P.38, tôi bắn trúng mục tiêu, không thua tài tử “John Way”, như anh em trong Biệt Đội thường nói đùa.

Hứng chí, tôi gọi chị Hằng, chủ nhân Quán Hương Giang người Xứ Huế cùng quê với tôi, đề nghị:

- “Chị ngó lên Thực Đơn treo trên đó, tôi sẽ bắn, trúng vào món nào, chị cho bưng ra món đó nghe hỉ.”

Chị chủ Quán cười khẽ, gật gật đầu nói: “Đại Úy cứ trổ tài đi, hễ trúng món nào là sẽ dọn ra ngay cho Đại Úy mà”.

Vậy là tôi rút súng ra, đưa lên cao, hướng về “Bảng Thực Đơn” treo trên tường cuối góc phòng, nổ một phát, đạn ghim trúng vào ở dưới hàng chữ: “Gỏi tôm ngó sen chua ngọt”.

Mấy Sĩ Quan và Binh sĩ người vỗ tay, người vỗ bàn hoan hô ầm ĩ, rồi tất cả cùng nâng nón sắt rượu đứng lên hô to:

“Dô, Dô, Dô, Dô …”

Không ngờ, lúc ấy một xe Jeep Quân Cảnh tuần tra đi ngang, nghe súng nổ, họ dừng xe lại, đi vào quán, đến gần bàn  nhậu  chúng  tôi,  hỏi  giọng có vẻ trịch thượng:

- “Ai vừa mới nổ súng ở đây? Người nào bắn đứng lên!”

Tôi vẫn ngồi yên tại chỗ, trả lời:

- “Tôi”.

Một Quân Cảnh khác quay nhìn tôi, nói:

-“Cho tôi xem giấy tờ”.

Tôi không trả lời. Anh ta yêu cầu lần thứ hai. Tôi vẫn im lặng. Mấy Binh Sĩ có vẻ hơi khó chịu nên xẵng giọng:

            -“Chúng tôi đang nhậu với mấy Ông Thầy. Các ông đi chỗ khác chơi”.

Thay vì thông cảm, Toán Quân Cảnh ra xe, báo cáo về Quân Trấn. Và chỉ khoảng 15 phút sau một xe Dogde chở một Toán phối hợp tuần tra Biệt Động Quân tới. Họ đứng án ngữ trước đường.

Thấy mất vui, cụt hứng, chúng tôi cầm súng đứng dậy, đi thẳng ra xe, cùng leo hết lên, nổ máy chạy thẳng xuống bờ sông, vòng ngược lên Khu Phố Chợ, đến một quán Cà Phê thì dừng lại, vào quán, kêu cà phê uống. Hai xe Quân Cảnh và Toán Biệt Động Quân tuần tra phối hợp vẫn bám riết sau lưng. Họ cũng dừng lại, vây hai đầu ngõ đường. Trung Sĩ Khưu Công Qúi tức mình nói:

-“Đám này bố láo, đã bỏ đi rồi mà vẫn còn đuổi theo. Để em lo tụi nó cho.”

Nói xong, Trung Sĩ Qúi ra xe, lấy quả mìn Claymore gắn vào ngực, tay cầm con cóc mìn, bước từng bước đi tới trước, xe Jeep chất đầy chúng tôi theo sau. Toán Quân Cảnh đang bao vây trước mặt, thấy thế vội dãn ra hai bên lề đường, Trung sĩ Qúi nhảy vội lên xe, tôi nhấn ga chạy thẳng một lèo để về lại Căn Cứ Suối Máu.

Xe đang chạy ngon trớn, vừa qua khỏi Bệnh Viện Tâm Thần, xã Tân Tiến, bỗng dưng vỏ xe đằng sau bên phải bị bể. Tôi tấp xe ngừng lại trên một vạt cỏ, ở bên trái con đường, mấy đồng đội của tôi, tất cả “xỉn” ngay tại chỗ, không còn biết trời trăng gì nữa.

Xe Tuần tra chở toàn bộ chúng tôi về Đồn Quân Cảnh. Họ mang nhốt các anh em Binh Sĩ, còn các Sĩ Quan được đưa vào nằm bên trong phòng trực. Riêng tôi, làm như có vẻ tỉnh táo, tự mình đi vào phòng Trung Úy Minh, Trưởng Đồn Quân Cảnh, cất giọng xẵng xái hỏi: “Trưởng Đồn đâu? Trưởng Đồn đâu?”

Xong nhìn sang trái, thấy có cái giường trải nệm trắng tinh, đặt đằng sau chiếc bàn làm việc, tôi nằm ngay xuống, nôn tháo ra giường, rồi ngủ thiếp đi, mãi tới lúc Thiếu Tá Biệt Cách Dù Phạm Châu Tài, đến đánh thức để đưa tôi và các Sĩ Quan về lại Căn cứ Hành Quân.

Sáng hôm sau, thức dậy, tôi không nhớ gì về câu chuyện xảy ra tối hôm qua cả, cứ tưởng là vừa trải qua một cơn mộng mị, thế thôi.

Thượng Sĩ Nguyễn Duy Hùng, Thường Vụ bước vào, báo cho tôi biết Đại Tá Chỉ Huy Trưởng vừa gọi máy kêu Đại Úy lên trình diện. Nhìn xuống người mình, thấy hơi “ẹ” cho tôi, quần áo xốc xếch, lôi thôi, dơ dáy… Tôi tỉnh hẳn, vội tắm rửa qua loa, thay bộ hoa bèo thẳng nếp để đi trình diện “Xếp”.

Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn gặp tôi, nghiêm mặt nói:

- “Tối qua quậy dữ! Gây náo động cả Quân Trấn. Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn kêu dẫn chú qua trình diện”.

Đứng chờ ngoài phòng Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn III cũng khá lâu. Tôi được Thiếu Tá Sĩ Quan tùy viên mở cửa gọi tôi vào.

Trung Tướng đang ngồi đằng sau cái bàn rộng, bóng loáng, có để một lá cờ Tướng, nền màu đỏ, viền ren màu vàng và thêu nổi ba ngôi sao cũng màu vàng, một bảng tên khắc Trung Tướng Nguyễn Văn Minh bằng sơn mài, sáng và đẹp.

Tôi bước đến trước mặt bàn, đứng nghiêm, chào tay, nói lớn:

-“Đại Úy Lê Đắc Lực, số quân 65.205…, trình diện Trung Tướng, chờ lệnh”.

Ông Tướng quay ghế, nhìn thẳng mặt tôi, dõng dạc:

- “Kiêu binh! Đại Úy làm náo loạn cả thành phố Biên Hòa  tối hôm qua, có biết không?”

Tôi khẽ cúi thấp đầu như là chấp nhận, nhưng vẫn trong tư thế nghiêm, không nhúc nhích, trong lòng lo lắng, nắm chắc 10 ngày trong cấm là chí ít, một dòng mồ hôi từ trên vai chảy dài xuống sau thắt lưng.

Bỗng, tiếng chuông điện thoại trong phòng Trung Tướng reo lên, Ông Tướng vừa nhắc điện thoại lên vừa nói: “Đại Úy trở về lại đơn vị đi, tôi sẽ có biện pháp cho Đại Úy sau”.

Nhưng rồi, không có gì hết. Mấy ngày sau, Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn ra lệnh cho tôi chuẩn bị Đại Đội, ngày mai lên đường, giải tỏa áp lực địch tại xã Bến Thế, quận Tân An, tỉnh Bình Dương. Tôi tự hỏi, có phải đây là lệnh phạt, đẩy đi hành quân, lập công chuộc tội, cho cái tội “quậy”, hay lại “gặp nhau” để tuyên dương công trạng trước Quân Đoàn bằng tấm huy chương “Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Vàng?”

&

Những ngày Đại Đội ở lại gìn giữ an ninh, từ các khu vực xã Bến Thế, đến xã Tương Bình Hiệp. Thỉnh thoảng, tôi thường cùng Xã Mộc uống cà phê, ăn sáng với nhau tại Quán Chị Ba.

Cứ hai ba Tuần Lễ, Xã Mộc lại mời Đại Úy Đoan, tôi và một số Sĩ Quan, Binh Sĩ, nhậu một chầu hết sẩy với các đặc sản đồng quê cùng rượu mía.

Về sau này, trong những lúc nghỉ dưỡng quân, rảnh rỗi, tôi từ Hậu cứ Liên Đoàn, lái xe lên Bến Thế thăm và ăn nhậu chơi với Xã Mộc. Xã Mộc có dịp cũng chạy xe Honda về Biên Hòa, hay Hậu cứ đi nhậu với chúng tôi, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” mà.

Sau khi Đất Nước lọt vào tay giặc cọng. Đi “tù cải tạo” trở về, nhớ Xã Mộc, tôi lên Bến Thế tìm thăm, nhưng anh không còn nữa.

Tìm hiểu được biết, Việt cọng và bọn du kích địa phương bắt Xã Mộc, đem ra xử trước cái gọi là “tòa án nhân dân”, xong tuyên án tử hình, đem Xã Mộc ra chôn sống giữa Chợ, chỉ chừa cái đầu, rồi cho xe máy cày chạy qua, cán đứt đầu Xã Mộc.

Một số dân lành nơi đây thương kính Xã Mộc, lợi dụng đêm tối, đến đào xác mang đi  chôn cất ở một nơi nào đó, không ai biết được.

Với tôi, Xã Mộc vẫn mãi mãi tồn tại trong ký ức.

***

Diệt xong giặc thù

Diệt xong giặc thù

vantuyen.net

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm