Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (7) – Đức Cơ. “Đường đi chưa dứt”
chuyện kể của
Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực
7)- Đức Cơ. “Đường đi chưa dứt”
“…Trời thấp thật buồn,
Anh khách lạ. Đi lên đi xuống…”
“Còn chút gì để nhớ”
Hướng Đông Đông Bắc Đức Cơ là Pleiku, khoảng cách chừng 60 cây số, tính theo đường chim bay. Hướng Bắc Đức Cơ khoảng 30 cây số là Trại Lực Lượng Đặc Biệt Plei-Djereng.
Toán 3 Thám Sát của tôi nhận nhiệm vụ xâm nhập hoạt động trong vùng dọc theo biên giới Miên Việt này. Đây là khu vực Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II quan tâm, và có nhu cầu nắm vững tình hình địch trong vùng lãnh thổ của Quân Đoàn.
Sau các trận đánh năm Mậu Thân, quân Cọng sản bị thương vong quá lớn, gần 60 ngàn, gồm binh lính, cán bộ. Bây giờ, mùa Hè năm 1969, quân Cọng sản đang bổ sung, tái trang bị, chuẩn bị cho một chiến dịch mới, có thể là Thu Đông 1969 – 1970.
Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta cùng Toán B.52 cố vấn Lực Lượng Đặc Biệt và Phi Đội 281 Trực Thăng Hoa Kỳ, được đưa tới Pleiku. Bộ Chỉ Huy đóng bên ngoài khu vực phi trường Pleiku, trên một bãi đổ Trực Thăng, cách Biển Hồ về hướng Bắc 9 cây số.
Bây giờ không có thì giờ để đi thăm cái thành phố nhỏ, dù chỉ “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Trung Tá Phan Văn Huấn, Chỉ Huy Trưởng, cùng các Trưởng Ban 2, Ban 3 đã đi bay tìm hiểu thực địa. Ngày hôm sau, các Toán Trưởng Delta được gọi lên Trung Tâm Hành Quân, để nghe thuyết trình về tình hình địch, bạn và nhận lãnh sứ mệnh, tức là nhận vùng trách nhiệm của mình.
Khu vực Toán 3 nằm sát cạnh biên giới, có thể “vượt biên” nếu cần, dù bất hợp pháp vì vi phạm lãnh thổ nước bạn. Việc ấy không cần quan tâm. Chính Phủ Miên dung dưỡng Việt cọng, để địch dùng lãnh thổ Miên xâm nhập Miền Nam Việt Nam thì sao?
Cũng như thông lệ, sau khi nhận lệnh và phóng đồ Hành Quân xong, tôi lên trực thăng đi quan sát vùng hoạt động. Vùng nầy, việc đổ quân không khó, không phải vì thiên nhiên mà nhờ nhân tạo. Rất nhiều hố bom B-52, bom Napan và rãi rác các vùng cây trơ trụi vì thuốc khai quang, nên việc chọn bãi xâm nhập và triệt xuất chẳng mấy khó khăn…
Buổi chiều, cả Toán 3 lên Trung Tâm Hành Quân trình bày kế hoạch, nhận thêm các chỉ thị, hiệu lệnh và đặc lệnh truyền tin. Đặc lệnh thay đổi mỗi ngày nhằm bảo mật và dự phòng các trở ngại, bất trắc, nếu có v.v…
Trời tuy đã về chiều, nhưng ánh tà dương vẫn còn tỏ sáng, chiếc trực thăng UH-1B chở Toán hạ thấp trên mép bãi hố bom B.52 giữa rừng già. Nhanh như những con sóc, từ hai bên cửa, hai ông bạn Mỹ và bốn chúng tôi nhảy xuống lẩn khuất vào rừng. Máy bay lên cao, không một dấu vết còn lại, địch không thể ngờ.
Nhìn trên bản đồ, từ bãi đổ quân đến biên giới Việt Miên khoảng 2 cây số. Toán đi về hướng Tây. Núi rừng cao nguyên giống nhau, khe suối sâu, sườn núi dựng đứng. Toán cứ phải len lỏi giữa cây rừng mà đi. Đêm đó, Toán dừng chân nghỉ đêm trong một hốc núi đá, bên phần đất Nước ta.
Tờ mờ sáng, Toán thức dậy sớm, tiếp tục di chuyển về hướng Tây. Chưa được bao lâu là vào lãnh thổ Ông Hoàng Xứ Chùa Tháp.
Đi thêm một quãng, lội qua con suối cạn, Toán dừng lại lót dạ, hai bạn đồng minh trèo vượt qua mấy rừng cây, dốc núi coi bộ đã thấm mệt, ngồi bệt xuống đám lá khô, tựa lưng vào các gốc cây, mở bình đông uống nước ừng ực, mặt mũi dầm dề mồ hôi.
Đã hai ngày trôi qua, Toán đi dọc theo biên giới về hướng Bắc 360 độ, đúng theo lộ trình qui định suốt cả ngày, vượt qua hơn 2 cây số đường rừng, không phát hiện được gì. Trời càng về chiều, trong rừng càng tối om, Toán tìm chỗ kín đáo, đóng quân, một đêm nữa lại trôi đi…
Qua ngày mai, theo lệnh truyền đạt của Bộ Chỉ Huy Hành Quân, Toán đi về hướng Đông, trở lại phần đất của nước ta. Vùng trên này, núi cao, rừng rậm hơn, lại gặp phải cơn mưa dông đổ xuống dài giờ, nên đường dốc, ướt, đã khó trèo lại càng khó hơn, thêm phần bị đám vắt tung hoành, cứ đeo bám lên tay, đầu, cổ, phải lấy thuốc bôi để trừ khử bọn chúng, nên quãng đường đi cũng chỉ mới vượt qua biên giới chừng trên một cây số thì trời đã tối, Toán rẽ vào một đám rừng âm u, bố trí dừng quân qua đêm.
Sáng kế tiếp, trên lãnh thổ nước ta. Toán vẫn di chuyển theo hướng Đông. Chừng hai giờ sau, vừa đổ xuống một trũng rừng, lội qua một con suối, nước chảy róc rách, Toán đi xuôi theo dòng nước khoảng 200 mét, thì trông thấy một căn cứ địch, nằm gọn lỏn trong một rừng cây cao, cũng không cách xa bờ suối.
Căn cứ là mấy ngôi nhà dài, bọn Việt cọng thường gọi là “lán trại”. Nhà lợp lá, dưới những tàng cây lớn và cao, máy bay trinh sát khó phát hiện. Tiến đến gần hơn, quan sát kỹ địch tình như thế nào?
Té ra, căn cứ đã bị bỏ hoang!
Tại sao địch bỏ hoang?
Tôi tự hỏi.
Bị ta phát hiện hay nhu cầu không còn nữa. Tết Mậu Thân, chết biết bao nhiêu mạng, lán trại cho ai ở nữa? Nhìn qua phía trái, tôi chợt thấy có mấy ngôi mộ, chôn cất sơ sài trên con đường từ căn cứ đi xuống hướng suối.
Chuyện mồ mả trong rừng không lạ gì với tôi. Nhưng mấy trận đụng độ gần đây, bắt một số tù binh địch, chúng tôi thấy lính tráng Cọng sản còn con nít quá, nghĩa là chúng chưa tới 18 tuổi. Tuổi chúng 15, 16 là nhiều. Nghe lời khai của chúng tôi thấy tội nghiệp hơn là tức giận.
Hao hụt quá lớn ở chiến trường Miền Nam, Cọng sản phải tăng quân nhưng hạ tuổi. Trước Mậu Thân, thanh niên miền Bắc đủ 18 tuổi mới bị bắt thi hành cái gọi là “nghĩa vụ quân sự”. Gọi là nghĩa vụ nhưng lại bắt buộc thi hành. Sau Tết Mậu Thân, để đủ quân số chi viện cho Miền Nam, “đảng và nhà nước” Cọng sản Hà Nội phải “vay tuổi thanh niên”. Vay 2 tuổi, (tức 16 tuổi là đủ để thi hành “nghĩa vụ”), có nơi vay 3 tuổi (tức là mới 15 tuổi).
Đã vay thì phải trả. Đảng và Nhà Nước vay thì bao giờ trả? Hay vay mà không trả! Trả bằng gì? Chữ nghĩa Cọng sản hay thật. Nói càng hay thì lường gạt càng dễ.
Trên đường rút lui xa căn cứ, tôi cứ vẩn vơ suy nghĩ về mấy tên lính con nít cọng sản xâm nhập nầy. Biết đâu những ngôi mộ kia là nơi bỏ xác của những thằng lính con nít ấy.
“Mẹ già lên núi, tìm xương con mình!” Đúng là Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn chẳng biết gì cả, ngồi ở thành phố mà nói mò. Đây là Vùng Tam Biên, Mẹ già lên tới Pleiku, Kontum thì Mẹ không còn hơi mà đi nữa, làm sao tới được chỗ hùm beo nầy. Con của Mẹ chết ở đó thì nằm lại đó, nơi khỉ ho cò gáy này muôn đời đó Mẹ ơi!!!
Toán vẫn hướng Đông thẳng tiến! Chưa tới một cây số, lại gặp đường mòn, không phải một đường mòn từ Đông sang Tây mà còn có một con đường mòn khác, bắt đầu từ con đường mòn nầy đi lên hướng Bắc, hướng Trại Lực Lượng Đặc Biệt Plei-Djereng.
Tới quá trưa, đang mò ra quan sát đường mòn, thì súng nổ. Địch bên kia đường trông thấy chúng tôi nên chúng nổ súng. May mắn không ai bị thương tích gì, Toán nhanh chóng rút vào sâu trong rừng ẩn núp nghe ngóng. Một lúc lâu, không thấy động tỉnh gì, Toán đi chếch lên hướng Bắc một khoảng xa, xong lần ra lại con đường mòn thì rõ mồn một, các dấu vết xe hơi, dấu chân người di chuyển còn hằn rõ nét trên mặt đường. Toán cấp báo về Trung Tâm Hành Quân và nhận được lệnh tiếp tục theo dõi.
Đêm ấy lại ngủ trong rừng già.
Con đường mòn chạy từ Nam lên Bắc, Toán lần theo hướng Bắc mà đi. Mới vừa cho Toán dừng lại, mở tấm bản đồ để xác định tọa độ điểm đứng, thì bất thần tao ngộ chiến một lần nữa. Địch từ trên dốc cao đang đi xuống, không ngờ lại đi ngay vào chỗ Toán dừng quân. Không chần chờ, hai ông Mỹ theo phản ứng tự nhiên hô to:
“Beaucoup vi-xi” và bắn xối xả, một hai tên địch ngã xuống, đám còn lại tản ra núp vào các gốc cây, gò mối, chống trả lại.
Quân số địch phỏng chừng một Trung Đội. Phía chúng tôi có sáu người, Hạ Sĩ Bông Toán viên vừa bị trúng thương ở cổ tay, nhưng vẫn còn chiến đấu được.
Địch không ngưng tiếng súng, vừa bắn, vừa hô bằng giọng Bắc kỳ: “Hàng sống, chống chết. Hàng sống chống chết”. Tôi nghĩ thầm: “Đ. mẹ! chống chết, hàng cũng chết”.
Trước tình thế này, Toán theo ám lệnh của tôi, tuần tự tháo lui, leo lên một đồi thấp kế cận bố trí ẩn núp, án binh bất động, đồng thời cùng hai bạn Mỹ, liên lạc về BCH/ Hành Quân để báo cáo sự tình và xin không yểm.
Trên bầu trời, không bao lâu sau đó, đã thấy hai trực thăng UH.1B vần vũ. Trung Tâm Hành Quân nắm rõ được tình hình. Qua máy truyền tin, Trung Tá Phan Văn Huấn, lệnh cho Toán chiếu kính và pano để xác định vị trí, rồi hướng dẫn Toán phải nhanh chóng triệt thối về hướng Đông Đông Bắc, khoảng 200 mét, ở đó có một bãi tranh, nằm yên đó, chờ để triệt xuất.
Toán đi được một chặng đường thì thấy hai chiếc Trực Thăng Gunship bay đến, đảo vòng vòng rồi thay nhau xả súng liên tục, dữ dội từng tràng đạn đại liên xuống vị trí Toán chạm địch vừa qua.
Gunship vừa đi thì một phi tuần Skyraider lại xà xuống oanh kích, từng khối lửa bùng lên, sáng rực cả trời chiều. Chắc hẳn là chẳng còn một mống vẹm nào có thể sống sót được.
Chiếc Trực Thăng UH.1B tròng trành đôi ba lần, rồi đáp xuống bãi tranh. Toán ùa ra, lao nhanh lên phi cơ. Chiếc trực thăng cất cánh bay vút lên trời cao, xa dần, xa dần hướng mặt trời lặn, còn le lói vài tia sáng yếu ớt, đang từ từ mờ nhạt trong buổi chiều tà.
Trên đường về, đúng là vui như Tết. Hai lần “tao ngộ” mà chúng tôi vẫn bình an!
Cảm ơn Trời Phật!
vantuyen.netBiên Hùng chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (7) – Đức Cơ. “Đường đi chưa dứt”
chuyện kể của
Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực
7)- Đức Cơ. “Đường đi chưa dứt”
“…Trời thấp thật buồn,
Anh khách lạ. Đi lên đi xuống…”
“Còn chút gì để nhớ”
Hướng Đông Đông Bắc Đức Cơ là Pleiku, khoảng cách chừng 60 cây số, tính theo đường chim bay. Hướng Bắc Đức Cơ khoảng 30 cây số là Trại Lực Lượng Đặc Biệt Plei-Djereng.
Toán 3 Thám Sát của tôi nhận nhiệm vụ xâm nhập hoạt động trong vùng dọc theo biên giới Miên Việt này. Đây là khu vực Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II quan tâm, và có nhu cầu nắm vững tình hình địch trong vùng lãnh thổ của Quân Đoàn.
Sau các trận đánh năm Mậu Thân, quân Cọng sản bị thương vong quá lớn, gần 60 ngàn, gồm binh lính, cán bộ. Bây giờ, mùa Hè năm 1969, quân Cọng sản đang bổ sung, tái trang bị, chuẩn bị cho một chiến dịch mới, có thể là Thu Đông 1969 – 1970.
Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta cùng Toán B.52 cố vấn Lực Lượng Đặc Biệt và Phi Đội 281 Trực Thăng Hoa Kỳ, được đưa tới Pleiku. Bộ Chỉ Huy đóng bên ngoài khu vực phi trường Pleiku, trên một bãi đổ Trực Thăng, cách Biển Hồ về hướng Bắc 9 cây số.
Bây giờ không có thì giờ để đi thăm cái thành phố nhỏ, dù chỉ “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Trung Tá Phan Văn Huấn, Chỉ Huy Trưởng, cùng các Trưởng Ban 2, Ban 3 đã đi bay tìm hiểu thực địa. Ngày hôm sau, các Toán Trưởng Delta được gọi lên Trung Tâm Hành Quân, để nghe thuyết trình về tình hình địch, bạn và nhận lãnh sứ mệnh, tức là nhận vùng trách nhiệm của mình.
Khu vực Toán 3 nằm sát cạnh biên giới, có thể “vượt biên” nếu cần, dù bất hợp pháp vì vi phạm lãnh thổ nước bạn. Việc ấy không cần quan tâm. Chính Phủ Miên dung dưỡng Việt cọng, để địch dùng lãnh thổ Miên xâm nhập Miền Nam Việt Nam thì sao?
Cũng như thông lệ, sau khi nhận lệnh và phóng đồ Hành Quân xong, tôi lên trực thăng đi quan sát vùng hoạt động. Vùng nầy, việc đổ quân không khó, không phải vì thiên nhiên mà nhờ nhân tạo. Rất nhiều hố bom B-52, bom Napan và rãi rác các vùng cây trơ trụi vì thuốc khai quang, nên việc chọn bãi xâm nhập và triệt xuất chẳng mấy khó khăn…
Buổi chiều, cả Toán 3 lên Trung Tâm Hành Quân trình bày kế hoạch, nhận thêm các chỉ thị, hiệu lệnh và đặc lệnh truyền tin. Đặc lệnh thay đổi mỗi ngày nhằm bảo mật và dự phòng các trở ngại, bất trắc, nếu có v.v…
Trời tuy đã về chiều, nhưng ánh tà dương vẫn còn tỏ sáng, chiếc trực thăng UH-1B chở Toán hạ thấp trên mép bãi hố bom B.52 giữa rừng già. Nhanh như những con sóc, từ hai bên cửa, hai ông bạn Mỹ và bốn chúng tôi nhảy xuống lẩn khuất vào rừng. Máy bay lên cao, không một dấu vết còn lại, địch không thể ngờ.
Nhìn trên bản đồ, từ bãi đổ quân đến biên giới Việt Miên khoảng 2 cây số. Toán đi về hướng Tây. Núi rừng cao nguyên giống nhau, khe suối sâu, sườn núi dựng đứng. Toán cứ phải len lỏi giữa cây rừng mà đi. Đêm đó, Toán dừng chân nghỉ đêm trong một hốc núi đá, bên phần đất Nước ta.
Tờ mờ sáng, Toán thức dậy sớm, tiếp tục di chuyển về hướng Tây. Chưa được bao lâu là vào lãnh thổ Ông Hoàng Xứ Chùa Tháp.
Đi thêm một quãng, lội qua con suối cạn, Toán dừng lại lót dạ, hai bạn đồng minh trèo vượt qua mấy rừng cây, dốc núi coi bộ đã thấm mệt, ngồi bệt xuống đám lá khô, tựa lưng vào các gốc cây, mở bình đông uống nước ừng ực, mặt mũi dầm dề mồ hôi.
Đã hai ngày trôi qua, Toán đi dọc theo biên giới về hướng Bắc 360 độ, đúng theo lộ trình qui định suốt cả ngày, vượt qua hơn 2 cây số đường rừng, không phát hiện được gì. Trời càng về chiều, trong rừng càng tối om, Toán tìm chỗ kín đáo, đóng quân, một đêm nữa lại trôi đi…
Qua ngày mai, theo lệnh truyền đạt của Bộ Chỉ Huy Hành Quân, Toán đi về hướng Đông, trở lại phần đất của nước ta. Vùng trên này, núi cao, rừng rậm hơn, lại gặp phải cơn mưa dông đổ xuống dài giờ, nên đường dốc, ướt, đã khó trèo lại càng khó hơn, thêm phần bị đám vắt tung hoành, cứ đeo bám lên tay, đầu, cổ, phải lấy thuốc bôi để trừ khử bọn chúng, nên quãng đường đi cũng chỉ mới vượt qua biên giới chừng trên một cây số thì trời đã tối, Toán rẽ vào một đám rừng âm u, bố trí dừng quân qua đêm.
Sáng kế tiếp, trên lãnh thổ nước ta. Toán vẫn di chuyển theo hướng Đông. Chừng hai giờ sau, vừa đổ xuống một trũng rừng, lội qua một con suối, nước chảy róc rách, Toán đi xuôi theo dòng nước khoảng 200 mét, thì trông thấy một căn cứ địch, nằm gọn lỏn trong một rừng cây cao, cũng không cách xa bờ suối.
Căn cứ là mấy ngôi nhà dài, bọn Việt cọng thường gọi là “lán trại”. Nhà lợp lá, dưới những tàng cây lớn và cao, máy bay trinh sát khó phát hiện. Tiến đến gần hơn, quan sát kỹ địch tình như thế nào?
Té ra, căn cứ đã bị bỏ hoang!
Tại sao địch bỏ hoang?
Tôi tự hỏi.
Bị ta phát hiện hay nhu cầu không còn nữa. Tết Mậu Thân, chết biết bao nhiêu mạng, lán trại cho ai ở nữa? Nhìn qua phía trái, tôi chợt thấy có mấy ngôi mộ, chôn cất sơ sài trên con đường từ căn cứ đi xuống hướng suối.
Chuyện mồ mả trong rừng không lạ gì với tôi. Nhưng mấy trận đụng độ gần đây, bắt một số tù binh địch, chúng tôi thấy lính tráng Cọng sản còn con nít quá, nghĩa là chúng chưa tới 18 tuổi. Tuổi chúng 15, 16 là nhiều. Nghe lời khai của chúng tôi thấy tội nghiệp hơn là tức giận.
Hao hụt quá lớn ở chiến trường Miền Nam, Cọng sản phải tăng quân nhưng hạ tuổi. Trước Mậu Thân, thanh niên miền Bắc đủ 18 tuổi mới bị bắt thi hành cái gọi là “nghĩa vụ quân sự”. Gọi là nghĩa vụ nhưng lại bắt buộc thi hành. Sau Tết Mậu Thân, để đủ quân số chi viện cho Miền Nam, “đảng và nhà nước” Cọng sản Hà Nội phải “vay tuổi thanh niên”. Vay 2 tuổi, (tức 16 tuổi là đủ để thi hành “nghĩa vụ”), có nơi vay 3 tuổi (tức là mới 15 tuổi).
Đã vay thì phải trả. Đảng và Nhà Nước vay thì bao giờ trả? Hay vay mà không trả! Trả bằng gì? Chữ nghĩa Cọng sản hay thật. Nói càng hay thì lường gạt càng dễ.
Trên đường rút lui xa căn cứ, tôi cứ vẩn vơ suy nghĩ về mấy tên lính con nít cọng sản xâm nhập nầy. Biết đâu những ngôi mộ kia là nơi bỏ xác của những thằng lính con nít ấy.
“Mẹ già lên núi, tìm xương con mình!” Đúng là Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn chẳng biết gì cả, ngồi ở thành phố mà nói mò. Đây là Vùng Tam Biên, Mẹ già lên tới Pleiku, Kontum thì Mẹ không còn hơi mà đi nữa, làm sao tới được chỗ hùm beo nầy. Con của Mẹ chết ở đó thì nằm lại đó, nơi khỉ ho cò gáy này muôn đời đó Mẹ ơi!!!
Toán vẫn hướng Đông thẳng tiến! Chưa tới một cây số, lại gặp đường mòn, không phải một đường mòn từ Đông sang Tây mà còn có một con đường mòn khác, bắt đầu từ con đường mòn nầy đi lên hướng Bắc, hướng Trại Lực Lượng Đặc Biệt Plei-Djereng.
Tới quá trưa, đang mò ra quan sát đường mòn, thì súng nổ. Địch bên kia đường trông thấy chúng tôi nên chúng nổ súng. May mắn không ai bị thương tích gì, Toán nhanh chóng rút vào sâu trong rừng ẩn núp nghe ngóng. Một lúc lâu, không thấy động tỉnh gì, Toán đi chếch lên hướng Bắc một khoảng xa, xong lần ra lại con đường mòn thì rõ mồn một, các dấu vết xe hơi, dấu chân người di chuyển còn hằn rõ nét trên mặt đường. Toán cấp báo về Trung Tâm Hành Quân và nhận được lệnh tiếp tục theo dõi.
Đêm ấy lại ngủ trong rừng già.
Con đường mòn chạy từ Nam lên Bắc, Toán lần theo hướng Bắc mà đi. Mới vừa cho Toán dừng lại, mở tấm bản đồ để xác định tọa độ điểm đứng, thì bất thần tao ngộ chiến một lần nữa. Địch từ trên dốc cao đang đi xuống, không ngờ lại đi ngay vào chỗ Toán dừng quân. Không chần chờ, hai ông Mỹ theo phản ứng tự nhiên hô to:
“Beaucoup vi-xi” và bắn xối xả, một hai tên địch ngã xuống, đám còn lại tản ra núp vào các gốc cây, gò mối, chống trả lại.
Quân số địch phỏng chừng một Trung Đội. Phía chúng tôi có sáu người, Hạ Sĩ Bông Toán viên vừa bị trúng thương ở cổ tay, nhưng vẫn còn chiến đấu được.
Địch không ngưng tiếng súng, vừa bắn, vừa hô bằng giọng Bắc kỳ: “Hàng sống, chống chết. Hàng sống chống chết”. Tôi nghĩ thầm: “Đ. mẹ! chống chết, hàng cũng chết”.
Trước tình thế này, Toán theo ám lệnh của tôi, tuần tự tháo lui, leo lên một đồi thấp kế cận bố trí ẩn núp, án binh bất động, đồng thời cùng hai bạn Mỹ, liên lạc về BCH/ Hành Quân để báo cáo sự tình và xin không yểm.
Trên bầu trời, không bao lâu sau đó, đã thấy hai trực thăng UH.1B vần vũ. Trung Tâm Hành Quân nắm rõ được tình hình. Qua máy truyền tin, Trung Tá Phan Văn Huấn, lệnh cho Toán chiếu kính và pano để xác định vị trí, rồi hướng dẫn Toán phải nhanh chóng triệt thối về hướng Đông Đông Bắc, khoảng 200 mét, ở đó có một bãi tranh, nằm yên đó, chờ để triệt xuất.
Toán đi được một chặng đường thì thấy hai chiếc Trực Thăng Gunship bay đến, đảo vòng vòng rồi thay nhau xả súng liên tục, dữ dội từng tràng đạn đại liên xuống vị trí Toán chạm địch vừa qua.
Gunship vừa đi thì một phi tuần Skyraider lại xà xuống oanh kích, từng khối lửa bùng lên, sáng rực cả trời chiều. Chắc hẳn là chẳng còn một mống vẹm nào có thể sống sót được.
Chiếc Trực Thăng UH.1B tròng trành đôi ba lần, rồi đáp xuống bãi tranh. Toán ùa ra, lao nhanh lên phi cơ. Chiếc trực thăng cất cánh bay vút lên trời cao, xa dần, xa dần hướng mặt trời lặn, còn le lói vài tia sáng yếu ớt, đang từ từ mờ nhạt trong buổi chiều tà.
Trên đường về, đúng là vui như Tết. Hai lần “tao ngộ” mà chúng tôi vẫn bình an!
Cảm ơn Trời Phật!
vantuyen.netBiên Hùng chuyển