Văn Học & Nghệ Thuật

Lê Diễn Ðức - Bùi Ngọc Tấn và Nguyễn Quang Lập

Đại đa số các tờ báo trong nước khi đưa tin về sự ra đi của ông chỉ nói đến một số tác phẩm của ông viết trong thời gian 1954-1968. Cũng có nhắc tới “Rừng xưa xanh lá” (2003), “Biển và Chim Bói Cá”(2008)

Vào sáng ngày 18 tháng 12 năm 2014, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã qua đời tại nhà riêng ở Hải Phòng, thọ 81 tuổi. 

Đại đa số các tờ báo trong nước khi đưa tin về sự ra đi của ông chỉ nói đến một số tác phẩm của ông viết trong thời gian 1954-1968. Cũng có nhắc tới “Rừng xưa xanh lá” (2003), “Biển và Chim Bói Cá”(2008), Giải thưởng Henri Queffenlec tại Festival Livre et Mer năm 2012 do Pháp tổ chức. Nhưng người ta đã cố ý lờ đi giai đoạn 1968-1973, khoảng thời gian ông bị đày ải, mà từ đó đã ra đời tập tiểu thuyết nổi tiếng “Chuyện kể năm 2000.”

Trong năm 2008 Nhà xuất bản Thanh Niên chưa kịp phát hành “Chuyện Kể Năm 2000” thì tác phẩm bị “cấm, thu hồi và tiêu hủy.” 

Tuy nhiên cuốn sách sau đó được xuất bản tại Mỹ và cả phiên bản của nhà xuất bản Thanh Niên vẫn đến với đông đảo người đọc trong nước. 

“Chuyện kể năm 2000” là tiểu thuyết tự truyện, mô tả lại cuộc sống trong tù của nhà văn Nguyễn Văn Tuấn, một nhân vật hóa thân của chính tác giả “gần như không thêm bớt,” “tố cáo một chế độ nghiệt ngã, vô nhân đạo, kìm kẹp, bần cùng hóa con người,” một chế độ cực đoan, bảo thủ và hãnh tiến một cách ngu tối. Xung quanh nhân vật này là không gian rộng lớn của nhà tù- trại cải tạo với những con người khác, “những người cam chịu lịch sử,” “cố gắng tồn tại giữa những bánh xe của lịch sử,” “những người chịu sự khinh bỉ của xã hội”... 

Khi gặp nhà văn Bùi Ngọc Tấn, nhìn khuôn mặt khắc khổ của ông, ta có cảm tưởng những vết hằn của oan nghiệt và khổ ải trong những ngày tháng ở tù vẫn còn đọng lại. Năm năm trời bị đọa đày về tội “tuyên truyền phản cách mạng” mà không hề có tòa án xét xử. 
Bùi Ngọc Tấn đã trải nghiệm gần như “cạn một kiếp tôi để rồi viết về chính nó,” “không thể để những năm tháng ấy rơi vào quên lãng”! Bất công đè nặng lên thân phận bé nhỏ của hàng triệu con người, nhưng đã không đè bẹp được suy nghĩ của họ. Ông đã thốt lên:

“Chẳng lẽ mình không có quyền suy nghĩ, không có quyền nói lên, không có quyền tỏ thái độ? Chẳng lẽ mình không còn có quyền yêu nước? Chẳng lẽ lòng yêu nước cũng bị độc quyền? Không! Có thể độc quyền xuất khẩu, độc quyền nhập khẩu, độc quyền sản xuất muối, nhưng không thể độc quyền yêu nước!” (Chuyện kể năm 2000, tập 1, tr. 191)

Ông nói về “Chuyện kể năm 2000,” viết nó khi đã ra tù trong bối cảnh của “nhà tù lớn”:

“Điều lớn nhất tôi nhận được từ cuốn sách ấy là gì? Phải chăng là một niềm tin vững chắc để dấn bước vào những vùng u tối nhất của đời sống, rằng nếu hấp lực của việc viết có đẩy mình tới đâu, thì vẫn có cách đi xuyên qua nghịch cảnh mà không đánh mất phẩm giá. Dẫu có phải đối diện  và trở thành nạn nhân của sự u tối và tàn bạo đến thế nào, thì nhất quyết không để sự ngu dốt vô minh nuốt chửng để trở nên cay nghiệt, hằn thù.” [1]

Nhà thơ Hoàng Hưng trong bài “Chuyện kể năm 2000 mãi mãi ra đi” đã viết:

“Tôi tâm đắc với Bùi Ngọc Tấn về ý nghĩa của việc viết: Viết là “cuộc chiến đấu vô vọng” để “giữ sự trong sáng trong đôi mắt nhìn đời của các con tôi.” 

“Vì thế, chúng ta phải viết. Vì những người đọc như thế. Vì chính chúng ta. Có những kẻ không muốn ta viết, ta phải viết. Họ sợ ta viết, ta phải viết. Họ cấm ta viết, ta phải viết. Họ truy lùng, tiêu hủy những trang viết của ta, ta phải viết. Họ ngăn cản những trang viết của ta đến người đọc, ta phải viết. Ta phải viết ‘khi cuộc sống chúng ta bị nén xuống sát gần cái chết’....” [2]

Bùi Ngọc Tấn đã lĩnh hội và ý thức được điều ấy, vượt lên tuổi già và bệnh tật:

“Có lẽ lại phải viết thôi. Viết về tuổi trẻ bị đánh mất. Viết về tuổi già xót xa tuổi trẻ. Về nỗi xót thương nhau trong những trái tim mệt mỏi, những mái đầu tóc bạc đang tính đếm những ngày còn lại....” [1] 

Sống với nhà văn Bùi Ngọc Tấn dưới cùng một vòm trời của “nhà tù lớn,” một người khác cách ông gần một thế hệ, cũng đã viết với những suy nghĩ tương tự. Đó là nhà văn Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập).

Từ lâu Bọ Lập đã nổi tiếng với nhiều tác phẩm, đặc biệt trong lãnh vực biên kịch điện ảnh-sân khấu. Nhưng khi bắt đầu tiếp cận với Internet, khoảng từ năm 2005, lập Blog “Quê Choa,” thu hút hơn 100 triệu lượt bạn đọc truy cập, thông qua thông tin đa chiều, ông đã nhận thấy những gam màu tối của bức tranh xã hội và hiện tình bi kịch của đất nước. 

“Bọ Lập không có khả năng và trình độ để khai dân trí, chấn dân khí nhưng lại có khả năng dùng Blog Quê Choa làm con thuyền chuyên chở SỰ THẬT đến với dân. Làm anh nhà văn luôn mồm nói về nhân nghĩa, về cái tâm, về sống vì dân viết vì dân vân vân và vân vân... vô lẽ lại đắp tai cài trốc trước lời kêu gọi khẩn thiết của tiền nhân? Thế thì hèn quá! Thế thì thà vứt bút đi về nhà ôm đít vợ còn hơn suốt ngày ngửa mặt ngóng chờ giải thưởng nọ danh hiệu kia, không thèm biết đến dân tình khốn nạn thế nào, đất nước điêu đứng ra sao. Sống thế khác gì an phận làm con chó giữ nhà cho chủ, mong chờ chủ xón ra giải thưởng nọ danh hiệu kia để vui sướng vẫy đuôi liếm láp?” ông Lập viết.

Tuy không tham gia hội đoàn hay nhóm tranh đấu dân chủ nào, nhưng tư tưởng muốn “chuyển tải sự thật” của ông trong một xã hội mà dối trá ngự trị đã là sự lựa chọn can đảm.

Adam Michnik, một nhà tranh đấu dân chủ nổi tiếng của Ba Lan trong chế độ Cộng Sản, người được tờ “Financial Times” bầu chọn là một trong 50 nhà báo có ảnh hưởng nhất thế giới, viết:

“Trí thức phải là tiếng nói của xã hội bị bịt miệng. Đối với người trí thức thì chính trị là lựa chọn mang tính đạo đức. Người trí thức bước vào chính trị là để lấy sự thật chống lại dối trá của bộ máy, lấy sức mạnh của niềm tin chống lại thói vô nguyên tắc của bộ máy.”

Ông Lập không làm chính trị, nhưng sự lựa chọn chính trị của ông là đạo đức - ông thực hiện sứ mệnh của một người trí thức.

Nhà báo Huy Đức cũng viết:

“Nguyễn Quang Lập không phải là một nhà bất đồng chính kiến. Anh không có ý định làm chính trị hay làm cách mạng. Không phải vì anh sợ hãi, anh không làm, đơn giản vì anh chỉ là một nhà văn.

Nguyễn Quang Lập chưa bao giờ có ý định làm một anh hùng. Dù những gì ông cống hiến ở Quê Choa là một sự hy sinh quả cảm.”

Việt Nam có hơn 31,3 triệu người sử dụng Internet, chiếm gần 36% dân số (tính đến 11, 2012) và tổng số thuê bao băng rộng hiện nay đạt gần năm triệu, tổng số thuê bao 3G đạt hơn 3,3 triệu... Bộ Thông Tin - Truyền Thông Cho rằng, “Việt Nam là quốc gia hết sức thân thiện với Internet.”

“Thân thiện” với Internet là vì trên thực tế, “chính quyền muốn phát triển Internet để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh qua mạng ... vốn là chất xúc tác cho đầu tư nước ngoài,” theo Forbes. Không hạn chế Internet nhưng nhà cầm quyền lại bắt giữ các Bloggers. [3]

Trả giá cho việc “chuyển tải sự thật,” những bài viết mang tính phản biện ôn hòa, phê phán xây dựng, nhiều bài lấy từ báo chí trong nước và quốc tế, Bọ Lập bị cáo buộc “tuyên truyền chống phá Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

Tôi không tin rằng việc bắt Bọ Lập có liên quan đến đấu đá nội bộ hay Hội Nghị Trung Ương Đảng. Sau khi Blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Blogger Người Lót Gạch Hồng Lê Thọ bị bắt, Blog Quê Choa có lẽ là điểm hẹn hiếm hoi cuối cùng của bạn đọc và có tầm ảnh hưởng lớn lên tâm lý của xã hội. Nếu không ngăn chặn sớm, Blog này sẽ đi xa hơn, có thể trở thành một trang phản kháng rất bất lợi cho chế độ. 

Việc bắt Nguyễn Quang Lập nằm trong chính sách của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2013.

Bắt Bọ Lập đồng nghĩa với sự thừa nhận thất bại của nhà cầm quyền, thất bại của bộ máy tuyên truyền khổng lồ, giả dối trước những blog lề dân  không nằm trong kiểm soát của chế độ. Thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Đỗ Quý Doãn đã thú nhận:

 “Tại sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ, ngành. Có tới 17,000 nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân.” (Lao Động ngày 10 tháng 1, 2013).

Bởi vì nhà cầm quyền sợ sự thật nên cấm đoán, bắt bớ các bloggers. Dối trá là bản chất, là phương tiện sống còn của chế độ, cho nên họ luôn coi thông tin là mặt trận, nơi họ phải sử dụng các điều luật phi lý 258, 88, 79 để chống đỡ. 

Bùi Ngọc Tấn và Nguyễn Quang Lập, một người từ giã kiếp nhân sinh trầm luân và đau khổ, một người khác đang đối diện với những tháng ngày tù tội bất công. Mặc dù khác biệt về tuổi tác, kinh nghiệm và phương pháp tiếp cận với nhiều vấn đề, nhưng nhân cách và những đóng góp của họ cho xã hội giống nhau. 

Chính vì thế, mặc dù ông Lập đang ngồi tù, trên băng rôn của một vòng hoa tang đưa tiễn nhà văn Bùi Ngọc Tuấn tôi thấy dòng chữ “Nguyễn Quang Lập kính viếng”! Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và những đồng nghiệp đã rất hiểu ông!

Ghi chú:
[1]: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2012/04/120409_buingoctan2
[2]: http://www.ijavn.org/2014/12/chuyen-ke-nam-2000-mai-mai-ra-i.html
[3]: http://www.forbes.com/sites/ralphjennings/2014/12/16/vietnam-to-target-more-dissident-bloggers-but-avoid-blocking-Internet/2/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lê Diễn Ðức - Bùi Ngọc Tấn và Nguyễn Quang Lập

Đại đa số các tờ báo trong nước khi đưa tin về sự ra đi của ông chỉ nói đến một số tác phẩm của ông viết trong thời gian 1954-1968. Cũng có nhắc tới “Rừng xưa xanh lá” (2003), “Biển và Chim Bói Cá”(2008)

Vào sáng ngày 18 tháng 12 năm 2014, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã qua đời tại nhà riêng ở Hải Phòng, thọ 81 tuổi. 

Đại đa số các tờ báo trong nước khi đưa tin về sự ra đi của ông chỉ nói đến một số tác phẩm của ông viết trong thời gian 1954-1968. Cũng có nhắc tới “Rừng xưa xanh lá” (2003), “Biển và Chim Bói Cá”(2008), Giải thưởng Henri Queffenlec tại Festival Livre et Mer năm 2012 do Pháp tổ chức. Nhưng người ta đã cố ý lờ đi giai đoạn 1968-1973, khoảng thời gian ông bị đày ải, mà từ đó đã ra đời tập tiểu thuyết nổi tiếng “Chuyện kể năm 2000.”

Trong năm 2008 Nhà xuất bản Thanh Niên chưa kịp phát hành “Chuyện Kể Năm 2000” thì tác phẩm bị “cấm, thu hồi và tiêu hủy.” 

Tuy nhiên cuốn sách sau đó được xuất bản tại Mỹ và cả phiên bản của nhà xuất bản Thanh Niên vẫn đến với đông đảo người đọc trong nước. 

“Chuyện kể năm 2000” là tiểu thuyết tự truyện, mô tả lại cuộc sống trong tù của nhà văn Nguyễn Văn Tuấn, một nhân vật hóa thân của chính tác giả “gần như không thêm bớt,” “tố cáo một chế độ nghiệt ngã, vô nhân đạo, kìm kẹp, bần cùng hóa con người,” một chế độ cực đoan, bảo thủ và hãnh tiến một cách ngu tối. Xung quanh nhân vật này là không gian rộng lớn của nhà tù- trại cải tạo với những con người khác, “những người cam chịu lịch sử,” “cố gắng tồn tại giữa những bánh xe của lịch sử,” “những người chịu sự khinh bỉ của xã hội”... 

Khi gặp nhà văn Bùi Ngọc Tấn, nhìn khuôn mặt khắc khổ của ông, ta có cảm tưởng những vết hằn của oan nghiệt và khổ ải trong những ngày tháng ở tù vẫn còn đọng lại. Năm năm trời bị đọa đày về tội “tuyên truyền phản cách mạng” mà không hề có tòa án xét xử. 
Bùi Ngọc Tấn đã trải nghiệm gần như “cạn một kiếp tôi để rồi viết về chính nó,” “không thể để những năm tháng ấy rơi vào quên lãng”! Bất công đè nặng lên thân phận bé nhỏ của hàng triệu con người, nhưng đã không đè bẹp được suy nghĩ của họ. Ông đã thốt lên:

“Chẳng lẽ mình không có quyền suy nghĩ, không có quyền nói lên, không có quyền tỏ thái độ? Chẳng lẽ mình không còn có quyền yêu nước? Chẳng lẽ lòng yêu nước cũng bị độc quyền? Không! Có thể độc quyền xuất khẩu, độc quyền nhập khẩu, độc quyền sản xuất muối, nhưng không thể độc quyền yêu nước!” (Chuyện kể năm 2000, tập 1, tr. 191)

Ông nói về “Chuyện kể năm 2000,” viết nó khi đã ra tù trong bối cảnh của “nhà tù lớn”:

“Điều lớn nhất tôi nhận được từ cuốn sách ấy là gì? Phải chăng là một niềm tin vững chắc để dấn bước vào những vùng u tối nhất của đời sống, rằng nếu hấp lực của việc viết có đẩy mình tới đâu, thì vẫn có cách đi xuyên qua nghịch cảnh mà không đánh mất phẩm giá. Dẫu có phải đối diện  và trở thành nạn nhân của sự u tối và tàn bạo đến thế nào, thì nhất quyết không để sự ngu dốt vô minh nuốt chửng để trở nên cay nghiệt, hằn thù.” [1]

Nhà thơ Hoàng Hưng trong bài “Chuyện kể năm 2000 mãi mãi ra đi” đã viết:

“Tôi tâm đắc với Bùi Ngọc Tấn về ý nghĩa của việc viết: Viết là “cuộc chiến đấu vô vọng” để “giữ sự trong sáng trong đôi mắt nhìn đời của các con tôi.” 

“Vì thế, chúng ta phải viết. Vì những người đọc như thế. Vì chính chúng ta. Có những kẻ không muốn ta viết, ta phải viết. Họ sợ ta viết, ta phải viết. Họ cấm ta viết, ta phải viết. Họ truy lùng, tiêu hủy những trang viết của ta, ta phải viết. Họ ngăn cản những trang viết của ta đến người đọc, ta phải viết. Ta phải viết ‘khi cuộc sống chúng ta bị nén xuống sát gần cái chết’....” [2]

Bùi Ngọc Tấn đã lĩnh hội và ý thức được điều ấy, vượt lên tuổi già và bệnh tật:

“Có lẽ lại phải viết thôi. Viết về tuổi trẻ bị đánh mất. Viết về tuổi già xót xa tuổi trẻ. Về nỗi xót thương nhau trong những trái tim mệt mỏi, những mái đầu tóc bạc đang tính đếm những ngày còn lại....” [1] 

Sống với nhà văn Bùi Ngọc Tấn dưới cùng một vòm trời của “nhà tù lớn,” một người khác cách ông gần một thế hệ, cũng đã viết với những suy nghĩ tương tự. Đó là nhà văn Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập).

Từ lâu Bọ Lập đã nổi tiếng với nhiều tác phẩm, đặc biệt trong lãnh vực biên kịch điện ảnh-sân khấu. Nhưng khi bắt đầu tiếp cận với Internet, khoảng từ năm 2005, lập Blog “Quê Choa,” thu hút hơn 100 triệu lượt bạn đọc truy cập, thông qua thông tin đa chiều, ông đã nhận thấy những gam màu tối của bức tranh xã hội và hiện tình bi kịch của đất nước. 

“Bọ Lập không có khả năng và trình độ để khai dân trí, chấn dân khí nhưng lại có khả năng dùng Blog Quê Choa làm con thuyền chuyên chở SỰ THẬT đến với dân. Làm anh nhà văn luôn mồm nói về nhân nghĩa, về cái tâm, về sống vì dân viết vì dân vân vân và vân vân... vô lẽ lại đắp tai cài trốc trước lời kêu gọi khẩn thiết của tiền nhân? Thế thì hèn quá! Thế thì thà vứt bút đi về nhà ôm đít vợ còn hơn suốt ngày ngửa mặt ngóng chờ giải thưởng nọ danh hiệu kia, không thèm biết đến dân tình khốn nạn thế nào, đất nước điêu đứng ra sao. Sống thế khác gì an phận làm con chó giữ nhà cho chủ, mong chờ chủ xón ra giải thưởng nọ danh hiệu kia để vui sướng vẫy đuôi liếm láp?” ông Lập viết.

Tuy không tham gia hội đoàn hay nhóm tranh đấu dân chủ nào, nhưng tư tưởng muốn “chuyển tải sự thật” của ông trong một xã hội mà dối trá ngự trị đã là sự lựa chọn can đảm.

Adam Michnik, một nhà tranh đấu dân chủ nổi tiếng của Ba Lan trong chế độ Cộng Sản, người được tờ “Financial Times” bầu chọn là một trong 50 nhà báo có ảnh hưởng nhất thế giới, viết:

“Trí thức phải là tiếng nói của xã hội bị bịt miệng. Đối với người trí thức thì chính trị là lựa chọn mang tính đạo đức. Người trí thức bước vào chính trị là để lấy sự thật chống lại dối trá của bộ máy, lấy sức mạnh của niềm tin chống lại thói vô nguyên tắc của bộ máy.”

Ông Lập không làm chính trị, nhưng sự lựa chọn chính trị của ông là đạo đức - ông thực hiện sứ mệnh của một người trí thức.

Nhà báo Huy Đức cũng viết:

“Nguyễn Quang Lập không phải là một nhà bất đồng chính kiến. Anh không có ý định làm chính trị hay làm cách mạng. Không phải vì anh sợ hãi, anh không làm, đơn giản vì anh chỉ là một nhà văn.

Nguyễn Quang Lập chưa bao giờ có ý định làm một anh hùng. Dù những gì ông cống hiến ở Quê Choa là một sự hy sinh quả cảm.”

Việt Nam có hơn 31,3 triệu người sử dụng Internet, chiếm gần 36% dân số (tính đến 11, 2012) và tổng số thuê bao băng rộng hiện nay đạt gần năm triệu, tổng số thuê bao 3G đạt hơn 3,3 triệu... Bộ Thông Tin - Truyền Thông Cho rằng, “Việt Nam là quốc gia hết sức thân thiện với Internet.”

“Thân thiện” với Internet là vì trên thực tế, “chính quyền muốn phát triển Internet để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh qua mạng ... vốn là chất xúc tác cho đầu tư nước ngoài,” theo Forbes. Không hạn chế Internet nhưng nhà cầm quyền lại bắt giữ các Bloggers. [3]

Trả giá cho việc “chuyển tải sự thật,” những bài viết mang tính phản biện ôn hòa, phê phán xây dựng, nhiều bài lấy từ báo chí trong nước và quốc tế, Bọ Lập bị cáo buộc “tuyên truyền chống phá Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

Tôi không tin rằng việc bắt Bọ Lập có liên quan đến đấu đá nội bộ hay Hội Nghị Trung Ương Đảng. Sau khi Blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Blogger Người Lót Gạch Hồng Lê Thọ bị bắt, Blog Quê Choa có lẽ là điểm hẹn hiếm hoi cuối cùng của bạn đọc và có tầm ảnh hưởng lớn lên tâm lý của xã hội. Nếu không ngăn chặn sớm, Blog này sẽ đi xa hơn, có thể trở thành một trang phản kháng rất bất lợi cho chế độ. 

Việc bắt Nguyễn Quang Lập nằm trong chính sách của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2013.

Bắt Bọ Lập đồng nghĩa với sự thừa nhận thất bại của nhà cầm quyền, thất bại của bộ máy tuyên truyền khổng lồ, giả dối trước những blog lề dân  không nằm trong kiểm soát của chế độ. Thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Đỗ Quý Doãn đã thú nhận:

 “Tại sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ, ngành. Có tới 17,000 nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân.” (Lao Động ngày 10 tháng 1, 2013).

Bởi vì nhà cầm quyền sợ sự thật nên cấm đoán, bắt bớ các bloggers. Dối trá là bản chất, là phương tiện sống còn của chế độ, cho nên họ luôn coi thông tin là mặt trận, nơi họ phải sử dụng các điều luật phi lý 258, 88, 79 để chống đỡ. 

Bùi Ngọc Tấn và Nguyễn Quang Lập, một người từ giã kiếp nhân sinh trầm luân và đau khổ, một người khác đang đối diện với những tháng ngày tù tội bất công. Mặc dù khác biệt về tuổi tác, kinh nghiệm và phương pháp tiếp cận với nhiều vấn đề, nhưng nhân cách và những đóng góp của họ cho xã hội giống nhau. 

Chính vì thế, mặc dù ông Lập đang ngồi tù, trên băng rôn của một vòng hoa tang đưa tiễn nhà văn Bùi Ngọc Tuấn tôi thấy dòng chữ “Nguyễn Quang Lập kính viếng”! Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và những đồng nghiệp đã rất hiểu ông!

Ghi chú:
[1]: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2012/04/120409_buingoctan2
[2]: http://www.ijavn.org/2014/12/chuyen-ke-nam-2000-mai-mai-ra-i.html
[3]: http://www.forbes.com/sites/ralphjennings/2014/12/16/vietnam-to-target-more-dissident-bloggers-but-avoid-blocking-Internet/2/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm